Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 18 năm 2011

Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 18 năm 2011

Tiết 86. ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (Tr.88)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Nắm được quy trình giải toán có lời văn ( Dạng toán đơn về cộng trừ.) Biết cách trình bày bài toán giải.

 2. Kĩ năng: Giải được các bài toán đơn về cộng, trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.

 3. Thái độ : Tự giác, tích cực học tập.

II. Đồ dùng dạy- học :

 1.GV: Bảng phụ kẻ bài tập 5.

 2.HS: Bảng con.

III.Các hoạt động dạy- học :

1. Tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Tháng 12 có bao nhiêu ngày?

+ Có mấy ngày chủ nhật, là những ngày nào?

 

doc 25 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 18 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai, ngày 26 tháng 12 năm 2011
Toán:
Tiết 86. ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (Tr.88)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm được quy trình giải toán có lời văn ( Dạng toán đơn về cộng trừ.) Biết cách trình bày bài toán giải.
 2. Kĩ năng: Giải được các bài toán đơn về cộng, trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị. 
 3. Thái độ : Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
 1.GV: Bảng phụ kẻ bài tập 5.
 2.HS: Bảng con. 
III.Các hoạt động dạy- học :
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Tháng 12 có bao nhiêu ngày?
+ Có mấy ngày chủ nhật, là những ngày nào?
3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài
 3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Bài toán:
- 2 em đọc bài toán và nêu tóm tắt.
- Yêu cầu lớp làm nháp, 1 em lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
 Tóm tắt.
 Buổi sáng : 48 l ? l dầu.
 Buổi chiều : 37 l
Bài 2: Bài toán : 
- Yêu cầu HS đọc đề toán và nêu tóm tắt, GV ghi bảng .
- Tổ chức cho HS thực hiện vào vở .
- Quan sát chung, giúp đỡ HS còn lúng túng. 
32 kg
Tóm tắt:
 Bình: | | |
6kg
? kg
 An : | | 
- Nhận xét, chữa bài chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
- Tổ chức cho HS thực hiện tương tự bài tập 2
- Cho HS làm vào vở
 Tóm tắt:
? bông
 Liên: | | |
16bông
 Lan : | | 
24bông
Bài 4: Số ?(Dành cho HS khá giỏi)
- Tổ chức cho HS tự thực hiện vào SGK.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- 2 em nêu bài toán
- 1 Hs lên bảng làm
Bài giải:
Cả hai buổi bán được số lít dầu là :
48 + 37 = 85 ( l )
 Đáp số : 85 l dầu.
- 2 em đọc bài toán và nêu tóm tắt.
- Nêu dạng toán và nêu cách giải.
- Giải vào vở, 1 em lên chữa.
Bài giải:
An cân nặng là :
32 - 6 = 26 ( kg )
 Đáp số : 26 kg.
- Đọc bài toán và nêu tóm tắt.
- Nêu dạng toán và nêu cách giải.
- Giải vào vở
- Làm vào vở, 1 em lên bảng làm
Bài giải:
Liên hái được số bông hoa là :
24 + 16 = 40 ( bông )
 Đáp số : 40 bông hoa.
- Làm bài vào sách. 
- 1 HS khá giỏi làm bảng phụ, lớp nhận xét.
4. Củng cố : Hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn HS về xem lại bài.
=================
Tập đọc:
Tiết: 52 + 53. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Kiểm tra đọc, hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài.
 2. Kĩ năng: Đọc rõ ràng trôi chảy các bài tập đọc đã học ở học kì I (Phát âm rõ ràng, ngừng nghỉ sau các dấu câu , giữa các cụm từ ( tốc độ 40 tiếng / phút) trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc, ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
	- Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (BT2), biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3)
 3. Thái độ: Tự tin khi đọc bài và trả lời câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy- học :
GV: Phiếu ghi tên bài tập đọc.
HS : SGK.
III.Các hoạt động dạy- học :
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: “Gà “tỉ tê” với gà.”
3. Bài mới:
 	3.1. Giới thiệu bài: 
 	3.2.. Nội dung:
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc thành tiếng:
- Nêu hình thức kiểm tra : 6 em lên bốc thăm bài nào thì đọc bài đó, trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi học sinh đọc bài. 
- Ghi điểm
+ Em nào đọc chưa đạt chuẩn , giờ sau kiểm tra lại. 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật trong đoạn văn.
- Ô cửa, máy bay, nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
- Quan sát chung giúp đỡ HS còn lúng túng.
Bài 2: Viết bản tự thuật.
- Yêu cầu HS nêu cách viết và viết bài vào vở.
- Gọi 1 số HS đọc bài
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- Từng em bốc thăm đọc bài.
+ HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/phút)
- Đọc yêu cầu và đọc đoạn văn.
- Dùng bút gạch chân từ chỉ sự vật và nêu miệng.
- Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu
- Nêu cách viết.
- Viết vào vở.
- 1 số em đọc bài.
* Kết quả :
- Họ và tên : - Quê quán :
- Nam, nữ : - Nơi ở hiện nay :
- Ngày sinh : - Học sinh lớp :
- Nơi sinh : - Trường :
4. Củng cố:- Hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn HS về đọc lại các bài. 
=================
Chiều
Đạo đức: 
Tiết 18. ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm được các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học từ bài 6 đến bài 8. 
 2. Kĩ năng : Thực hành được kĩ năng qua các bài học để học tập tốt hơn. 
 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện tốt các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học để được thầy yêu bạn mến.
II. Đồ dùng : GV + HS : SGK , vở bài tập đạo đức.
III.Các hoạt động dạy- học :
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:+ Em đã làm gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng?
3. Bài mới:
 3. 1. Giới thiệu bài
 3.2. Hướng dẫn ôn tập:
* Bài 6 : Quan tâm giúp đỡ bạn.
+ Em đã làm gì để thể hiện hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn ? 
- Chốt lại ND bài : Quan tâm giúp đỡ bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình.
 * Bài 7 : Giữ gìn trường sạch đẹp
+ Em đã làm gì để giữ trường, lớp sạch đẹp?
- Hướng dẫn học sinh xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ học.
- Kiểm tra.
* Bài 8 : Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
+ Em đã làm gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ?
* Chốt lại kiến thức qua bài học.
4. Củng cố :
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học 
5. Dặn dò:
- Dặn HS thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức đã học.
- Nối tiếp nhau kể. 
- Cho bạn mượn bút, trực nhật giúp bạn, xách cặp hộ, thăm hỏi
- Trực nhật lớp, không vứt rác bừa bãi, xếp gọn gàng chỗ học.
- Thực hành xếp gọn gàng chỗ học ở lớp.
- Kể nối tiếp.
+ Không vứt rác bừa bãi, không đổ nước thải ra đường không nô đùa, xô đẩy, xếp hàng khi cần
- Nhắc lại các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.
 - Lắng nghe.
- Thực hành ở mọi nơi, mọi lúc.
=================
Ôn Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Kiểm tra đọc, hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài.
 2. Kĩ năng: Đọc rõ ràng trôi chảy các bài tập đọc đã học ở học kì I (Phát âm rõ ràng, ngừng nghỉ sau các dấu câu , giữa các cụm từ ( tốc độ 40 tiếng / phút) trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc, ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
	- Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu, biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học.
 3. Thái độ: Tự tin khi đọc bài và trả lời câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy- học : SGK.
III.Các hoạt động dạy- học :
	1. Giới thiệu bài: 
 	2. Nội dung:
Hoạt động 1:Ôn các bai tập đọc đã học:
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật trong đoạn văn.
- Ô cửa, máy bay, nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
- Quan sát chung giúp đỡ HS còn lúng túng.
Bài 2: Viết bản tự thuật.
- Yêu cầu HS nêu cách viết và viết bài vào vở.
- Gọi 1 số HS đọc bài
- Lớp nhận xét.
- HS tự đoc các bai tập đọc theo nhóm đôi
- Đọc yêu cầu và đọc đoạn văn.
- Dùng bút gạch chân từ chỉ sự vật và nêu miệng.
- Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu
- Nêu cách viết.
- Viết vào vở.
- 1 số em đọc bài.
3. Củng cố:- Hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
4. Dặn dò: Dặn HS về đọc lại các bài. 
=================
Ôn Toán:
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm được quy trình giải toán có lời văn ( Dạng toán đơn về cộng trừ.) Biết cách trình bày bài toán giải.
 2. Kĩ năng: Giải được các bài toán đơn về cộng, trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị. 
 3. Thái độ : Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
 1.GV: Bảng phụ kẻ bài tập 4.
 2.HS: VBT. 
III.Các hoạt động dạy- học :
	1 Giới thiệu bài
 	2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Bài toán:( Tr.92)
- 2 em đọc bài toán và nêu tóm tắt.
- Yêu cầu lớp làm nháp, 1 em lên bảng làm.
- Lớp nhận xét. 
Bài 2: Bài toán : 
- Yêu cầu HS đọc đề toán và nêu tóm tắt, GV ghi bảng .
- Tổ chức cho HS thực hiện vào vở bài tập.
- Quan sát chung, giúp đỡ HS còn lúng túng. 
- Nhận xét, chữa bài chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
- Tổ chức cho HS thực hiện như bài tập 2
Bài 4: Số ?(Dành cho HS khá giỏi)
- Tổ chức cho HS tự thực hiện vào SGK.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- 2 em nêu bài toán
- 1 Hs lên bảng làm
- 2 em đọc bài toán và nêu tóm tắt.
- Nêu dạng toán và nêu cách giải.
- Giải vào vở, 1 em lên chữa.
Bài giải:
An cân nặng là :
30 - 4 = 26 ( kg )
 Đáp số : 26 kg.
- Đọc bài toán và nêu tóm tắt.
- Nêu dạng toán và nêu cách giải.
- Giải vào vở
- Làm bài vào sách. 
- 1 HS khá giỏi làm bảng phụ, lớp nhận xét.
3. Củng cố : Hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
4. Dặn dò: Dặn HS về xem lại bài.
=================***&***=================
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
Tập đọc:
Tiết 36.ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Kiểm tra đọc và trả lời câu hỏi, biết tự giới thiệu, biết cách dùng dấu chấm.(Mức độ về kĩ năng đọc như tiết 1)
 2. Kĩ năng:- Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác (BT2). Bước đầu biết dùng dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu và viết lại cho đúng chính tả (BT3)
 3. Thái độ:- Tự tin khi đọc bài và trả lời câu hỏi và giới thiệu bản thân.
I.Đồ dùng dạy- học :
GV: Phiếu ghi tên bài tập đọc. Bảng phụ chép bài tập 2.
HS : SGK.
III.Các hoạt động dạy- học :
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bản tự thuật.
3. Dạy bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: 
 3.2.Các hoạt động dạy:
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc: 6 em.
- Gọi học sinh đọc bài. 
 - Ghi điểm
+ Em nào đọc chưa đạt chuẩn, giờ sau kiểm tra lại. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tự giới thiệu
- Tổ chức cho HS nêu yêu cầu và đọc các tình huống.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện theo yêu cầu.
- GV cùng lớp nhận xét.
Bài 2: Dùng dấu chấm ngắt đoạn văn sau thành các câu: 
- Tổ chức cho HS đọc đoạn văn và làm bài vào vở, 1em làm trên bảng phụ.
+ Đoạn văn có mấy câu ? 
+ Đầu câu viết thế nào ? 
- GV cùng HS nhận xét bài trên bảng phụ.
- Lần lượt bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi về ND bài đọc.
- Nêu yêu cầu.
- Đọc các tình huống
- Thảo luận nhóm đôi.
+ Tự giới thiệu về mình trong tình huống 1 và 2.
- Đọc yêu cầu
- 2 em đọc đoạn văn
- Làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng phụ.
Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng ai cũng nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa chăm học, học giỏi cho bố vui lòng.
- 5 câu 
- Viết hoa
- 2 em đọc đoạn văn có dấu chấm.
- Trả lời.
4. Củng cố Hệ thống bài. Nhận xét giờ học 
5. Dặn dò: Dặn HS về đọc lại các bài tập đọc.
=================
Toán: 
Tiết 87. LUYỆN TẬP CHUNG (Tr.88)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Biết cách cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20, biết làm tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, biết tìm số hạng, số bị trừ, biết giải toán có lời văn về ít hơn một số đơn vị.
 2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để là ... , cụ lúng túng không biết làm thế nào.
+ Tranh 2 : Một bạn học sinh đi tới thấy bà cụ , bạn hỏi chuyện.
+ Tranh 3 : Cậu nắm tay bà và đưa bà qua đường.
- Tên truyện: Qua đường, Cậu bé ngoan giúp đỡ người già.
- Đọc yêu cầu 
- Nêu cách viết tin nhắn.
- Viết vào vở, 1 số em đọc bài.
- Lớp nhận xét.
VD : 10 giờ ngày 29 tháng 12.
 Diệu ơi !
 Mình đến nhưng cả nhà bạn đi vắng. Mời bạn đúng 8 giờ tối thứ bảy đến dự Tết Trung thu ở trường. Đừng quên nhé! 
 Ngọc 
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn HS về ôn bài ở nhà.
=================
Kể chuyện: 
Tiết 18.ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 7 )
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Ôn luyện cách nói đồng ý, không đồng ý. Biết cách tổ chức câu thành bài.
 2. Kĩ năng: Đọc thuộc các bài thuộc lòng đã học, nói lời đồng ý, không đồng ý ở các tình huống cụ thể, tổ chức được các câu thành bài.
 3. Thái độ: Giữ phép lịch sự khi giao tiếp. 
II. Đồ dùng dạy- học :
 1. GV: Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng ; bảng lớp viết bài 2..
 2. HS: SGK.
III.Các hoạt động dạy- học :
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài viết bưu thiếp.
3. Bài mới
	3.1. Giới thiệu bài
	3.2. Nội dung:
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc thuộc lòng. Những em còn lại.
- Gọi học sinh đọc bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 : Nói lời đồng ý và không đồng ý.
- Hướng dẫn:
+ Nói lời đồng ý sẵn sàng, vui vẻ.
+ Nói lời từ chối sao cho không mất lòng.
- Tổ chức cho HS thực hiện theo cặp.
- Nhận xét câu của HS, tuyên dương HS đặt câu đúng.
Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về một bạn trong lớp.
- Chỉnh sửa về ý, cách dùng từ, đặt câu.
- Tuyên dương những em viết đoạn văn hay.
- Lần lượt bốc thăm và đọc.
- Nêu yêu cầu.
- Nói lời từ chối, đồng ý theo cặp .
- 3 , 4 cặp trình bày.
a, Vâng ạ ! Cháu làm ngay đây.
b, Chị ơi, em không thể giúp chị được. Em vẫn chưa làm xong bài tập.
c, Bạn thông cảm nhé mình không thể hộ bạn làm bài được.
d, Rất tiếc, cái gọt bút chì của mình bị rơi từ hôm qua.
- Đọc yêu cầu.
- Viết bài vào vở.
- 1 số em đọc bài.
- Lớp nhận xét.
VD : Bạn Thùy Dung là tổ trưởng tổ em. Bạn rất xinh xắn lại học giỏi, hay giúp đỡ mọi người. Em rất thân với bạn. Ngày nào chúng em cũng cùng nhau đến trường. Bố mẹ rất hài lòng khi em có một người bạn như Thùy Dung.
4. Củng cố : Gọi học sinh nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò: Dặn HS về ôn lại các bài tập đọc, học thuộc lòng, giờ sau kiểm tra định kì.
=================
Thủ công:
 Tiết 18. GẤP, CẮT, DÁN, BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
 2. Kĩ năng: Gấp, cắt, được biển báo giao thông cấm đỗ xe. 
 3. Thái độ: Có ý thức chấp hành Luật giao thông.
II. Đồ dùng dạy- học :
 1. GV: Mẫu biển báo giao thông, quy trình gấp, cắt, dán, giấy, kéo, hồ dán.
 2. HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy- học :
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: 
 3.2. Hướng dẫn thực hành.
* Treo tranh quy trình lên bảng
+ Bước 1 : Gấp , cắt biển báo.
+ Bước 2 : Dán.
- Chia lớp thành các nhóm 4 và giao nhiệm vụ: Hoàn chỉnh sản phẩm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của các nhóm.
+ Nội dung :
+ Hình thức :
- Tuyên dương nhóm có sản phẩm đúng, đẹp.
mừng.
- Quan sát nêu qui trình gấp cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Lớp nhận xét.
- Thực hành theo nhóm 4: các nhóm làm hoàn chỉnh biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Đại diện nhóm dán sản phẩm của mình lên bảng lớp
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thu dọn lớp học.
4. Củng cố :- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài.
	- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
	- Dặn HS về thực hành ở nhà. 
- Chuẩn bị giấy A4 để làm thiếp chúc 
==================
Chiều
Ôn Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Ôn luyện cách nói đồng ý, không đồng ý. Biết cách tổ chức câu thành bài văn ngắn.
 2. Kĩ năng: Đọc thuộc các bài thuộc lòng đã học, nói lời đồng ý, không đồng ý ở các tình huống cụ thể, tổ chức được các câu thành bài.
 3. Thái độ: Giữ phép lịch sự khi giao tiếp. 
II. Đồ dùng dạy- học : HS: SGK.VBT
III.Các hoạt động dạy- học :
	1. Giới thiệu bài
	2. Nội dung:
Hoạt động 1: Ôn các bài đọc thuộc lòng. 
- Gọi học sinh đọc bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 : Nói lời đồng ý và không đồng ý.
- Hướng dẫn:
+ Nói lời đồng ý sẵn sàng, vui vẻ.
+ Nói lời từ chối sao cho không mất lòng.
- Tổ chức cho HS thực hiện theo cặp.
- Nhận xét câu của HS, tuyên dương HS đặt câu đúng.
Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về một người thân trong nhà.
- Chỉnh sửa về ý, cách dùng từ, đặt câu.
- Tuyên dương những em viết đoạn văn hay.
- Nêu yêu cầu.
- Nói lời từ chối, đồng ý theo cặp .
- 3 , 4 cặp trình bày.
- Đọc yêu cầu.
- Viết bài vào vở.
- 1 số em đọc bài.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố : Gọi học sinh nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò: Dặn HS về ôn lại các bài tập đọc, học thuộc lòng, giờ sau kiểm tra định kì.
=================
Âm nhạc
TẬP BIÊU DIỄN 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Giúp HS ôn để nhớ lại các bài hát đã được học trong HKI và biểu diễn.
- Hát đều giọng, đúng nhịp.
 2. Kĩ năng:
- Biểu diễn và hát kết hợp vỗ tay theo bài hát, biết vận động phụ họa theo bài hát.
 3. Thái độ: Giúp HS tích cực trong các hoạt động của tiết học.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh minh họa cho các bài hát SGK.
Học sinh: Tập bài hát, vở.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
* Ôn tập 6 bài hát đã học:
- Sử dụng tranh minh họa cho một trong số 6 bài hát hoặc đàn giai điệu 1 trong số 6 bài hát đã học (HS xem, nghe) và yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát đã học để nhớ lại tên 6 bài hát đã học trong kìI. (Nêu được tên tác giả càng tốt).
* Biểu diễn
- Mời từng nhóm, cá nhân lên hát kết hợp vỗ tay đệm theo và vận động phụ họa hoặc các trò chơi theo từng bài hát. Bắt giọng cho HS biểu diễn.
- Động viên HS mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn.
- Quan sát, lắng nghe và trả lời đúng tên các bài hát khi xem tranh hoặc nghe giai điệu các bài hát đã học.
+ Thật là hay (Hoàng Lân).
+ Xòe hoa ( Dân ca Thái).
+ Mua vui ( Lưu Hữu Phước).
+ Chúc mừng sinh nhật ( Nhạc Anh).
+ Cộc cách tùng cheng (Phan Trần Bảng).
+ Chiến sĩ tí hon (Nhạc: Đinh Nhu, lời: Việt Anh).
- Từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét đánh giá lẫn nhau.
4. Củng cố:
- Biểu dương, khen ngợi những em tích cực hoạt động trong giờ học, nhắc nhở những em chưa tích cực cần cố gắng.
- Cho học sinh nêu những hình ảnh quen thuộc trong bài hát.
- Đệm đàn cho học sinh trình bày lại 1 trong số 6 bài hát đã ôn, kết hợp vận động theo nhạc.
5. Dặn dò: Nhắc học sinh về nhà ôn tập thuộc các bài hát kết hợp vỗ tay đệm, vận động phụ hoạ.
=================
Tự học: 
ÔN TẬP LÀM VĂN
=================***&***=================
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011
Toán: 
Tiết 90. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
(Thi theo đề của PGD)
Tập làm văn:
Tiết 18. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU + LUYỆN TỪ VÀ CÂU
( Thi theo đề của PGD)
=================
Tự nhiên và xã hội:
Tiết 18. THỰC HÀNH GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là trường , lớp sạch đẹp.
 2. Kĩ năng: Biết giữ gìn trường lớp sạch sẽ : quét lớp, quét sân trường, lau bàn ghế.
 3. Thái độ: Tham gia vào những hoạt động giữ trường lớp sạch, đẹp.
 II. Đồ dùng dạy- học: HS : Dụng cụ lao động : Chổi, xô, khẩu trang.
III.Các hoạt động dạy- học :
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên những trò chơi gây nguy hiểm ở trường ?
3. Bài mới:
 	3.1. Giới thiệu bài.
 	3.2. Các hoạt động. 
Hoạt động 1: Quan sát tranh SGK
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Các bạn trong tranh đang làm gì ? 
+ Các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì ?
+ Việc làm đó có tác dụng như thế nào ? 
* Kết luận: Để trường, lớp sạch, đẹp mỗi học sinh cần luôn luôn có ý thức giữ gìn: không vứt rác, vẽ bậy lên tường, đại, tiểu tiện đúng nơi quy định, tích cực tham gia vào các hoạt động vệ sinh trường lớp.
 Hoạt động 2: Thực hành vệ sinh trường lớp. 
- Phân việc cho các tổ vệ sinh các khu vực khác nhau.
- Kiểm tra kết quả thực hành của học sinh và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- Một số cặp trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe + ghi nhớ.
- Vệ sinh theo tổ khu vực được phân công.
- Lắng nghe.
4. Củng cố : Hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn HS thực hiện theo nội dung bài học.
=================
ThÓ dôc:
TiÕt 36. SƠ KẾT häc k× I
I. Môc tiªu:
- HÖ thèng nh÷ng néi dung chÝnh ®· häc trong häc kú I
- Yªu cÇu häc sinh biÕt ®· häc ®­îc nh÷ng g×, ®iÓm nµo cÇn ph¸t huy hoÆc kh¾c phôc trong häc kú 2.
II. ĐÞa ®iÓm - ph­¬ng tiÖn:
- §Þa ®iÓm: Trªn s©n tr­êng, vÖ sinh an toµn n¬i tËp.
- Ph­¬ng tiÖn: ChuÈn bÞ cho trß ch¬i vßng trßn.
III. Néi dung - ph­¬ng ph¸p:
1. PhÇn më ®Çu:
a. NhËn líp:
- Líp tr­ëng tËp trung b¸o c¸o, sÜ sè.
§HTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
- §i ®Òu (trªn ®Þa h×nh tù nhiªn) trß ch¬i "DiÖt c¸c con vËt cã h¹i"
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
b. Khëi ®éng: 
- Gi¸o viªn nhËn líp phæ biÕn néi dung tiÕt häc.
2. PhÇn c¬ b¶n:
- S¬ kÕt häc kú I
- Trß ch¬i: BÞt m¾t b¾t dª
- H­íng dÉn l¹i c¸ch ch¬i
+ Cho HS ch¬i thö
+ Sau cho ch¬i thËt
(Cã ph¹t theo luËt)
3. PhÇn kÕt thóc:
- Cói ng­êi th¶ láng
- Nh¶y th¶ láng
- §øng t¹i chç vç tay vµ h¸t.
- Trß ch¬i håi tÜnh
=================
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN 18
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm được ưu, nhược điểm trong tuần qua, biết phương hướng hoạt động trong tuần 19.
II. Nhận xét 
 1.Hạnh kiểm:
- Đa số các em ngoan, đoàn kết.
2. Học tập : 
 - Đi học đều đúng giờ, nhiều em có tiến bộ trong học tập : Oanh, Khải
 - Tuyên dương: Em Thành, Oanh, L ương, có ý thức học bài.
 - Nhắc nhở : Sơn ,Ry, Bàn Hồng Tú, Lục Thùy Linh,Quyết,Hồng,còn nhận thức chậm ở môn toán,tiếng việt.
* KÕt qu¶ xÕp lo¹i trong tuÇn:
 - Häc tËp: XÕp lo¹i tèt 
 - NÒ nÕp: XÕp lo¹i tèt
 - C¸c ho¹t ®éng §éi: Tèt
3. Thể dục, vệ sinh:
 - Vệ sinh sạch sẽ , tham gia thể dục đều.
 4. Phương hướng tuần 19: 
 - Duy trì nề nếp, đã thực hiện được.
- Khắc phục những tồn tại còn vi phạm.
 - Cần thường xuyên luyện đọc , luyện viết nhiều hơn . 
 - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. 
=================***&***=================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 18 _Oanh.doc