Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 29

Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 29

tập đọc

đường đi sa pa

i. mục đích, yêu cầu

- hs biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- hiểu nd, ý nghĩa: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của sa pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

- học sinh yếu cần đạt: tập đọc trơn đoạn 1.

- gd hs yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ cảnh đẹp của địa phương.

ii. chuẩn bị

- tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

- bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn hs luyện đọc

iii. các hoạt động dạy học

1. ổ định tổ chức

2. kiểm tra bài cũ.

 

doc 32 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Ngày soạn: 26/3/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Âm nhạc (Giáo viên chuyên)
__________________________________________________________________
Tiết 2: Tập đọc
Đường đi Sa Pa
I. Mục đích, yêu cầu
- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
- Học sinh yếu cần đạt: Tập đọc trơn đoạn 1.
- GD HS yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ cảnh đẹp của địa phương.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học
1. ổ định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
a) Giới thiệu chủ điểm : Khám phá Thế giới và giới thiệu bài.
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn: Đ1: Đầu ... liễu rủ.
 Đ2: Tiếp ...sương núi tím nhạt.
 Đ3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 lần
- 3 Hs đọc / 1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp sửa phát âm.
- 3 Hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 3: Kết hợp giải nghĩa.
- 3 HS khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Đọc cả bài:
- 1 Hs đọc.
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu toàn bài. *Tìm hiểu bài.
- Hs đọc câu hỏi 1.
- Đọc thầm đoạn 1: trả lời:
- Nói điều các em hình dung khi đọc đoạn 1?
- Du khách đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xoá tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm...
- ý đoạn 1?
- ý 1: Phong cảnh đường đi SaPa.
- Đọc thầm đoạn 2 nói điều em hình dung được về 1 thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa?
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
- ý đoạn 2?
- ý 2: Phong cảnh một thị trấn trên đường đi SaPa.
- Đọc lướt đoạn còn lại và miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp Sa Pa?
- Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu....
- ý đoạn 3?
- ý 3: Cảnh đẹp Sa Pa.
- Nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế bằng lời của tác giả?
- Nhiều hs tiếp nối nhau trả lời: 
VD: + Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
+ Những bông hoa chuối rực lên như ...
+ Nắng phố huyện vàng hoe.
+ Sương núi tím nhạt....
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà tặng diệu kì của thiên nhiên"?
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
- Tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với SaPa ntn?
- Ca ngợi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước.
- Nêu ý chính bài?
- Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo cuả Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
 * Đọc diễn cảm và HTL.
- Đọc nối tiếp cả bài:
- 3 HS đọc.
- Tìm cách đọc bài:
- Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá, âm âm, rực lên, lướt thướt, vàng hoe, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng kì diệu...
- Luyện đọc diễm cảm Đ1:
- Luyện đọc theo cặp.
- Gv đọc mẫu.
- Hs nêu cách đọc đoạn và luyện đọc.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm thi đọc.
- Gv cùng hs nx, bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt, ghi điểm.
- Học thuộc lòng từ : Hôm sau ... đi hết"
- Nhẩm học thuộc lòng.
- Thi HTL:
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm hs đọc tốt.
4. Củng cố, dặn dò.
- Sa Pa là nơi có phong cảnh như thế nào?
- ở địa phương em có cảnh đẹp gì? Em cần làm gì để bảo vệ cảnh đẹp đó?
- GV Nx tiết học
- Dặn HS vn đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3 : 	 Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- HS viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho HS 
- Học sinh yếu cần đạt: làm được bài tập 1.
II. Chuẩn bị
- SGK, VBT
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp 
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Viết tỉ số của a và b , biết a = 3 b = 7
 a = 2 b = 8 a = 6 b = 9
- GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
a) Gới thiệu bài
b) Nội dung
Bài 1. Viết tỉ số của a và b
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào vở:
- Gv nx chốt bài đúng.
- Cả lớp làm, một số hs lên bảng làm bài, lớp nx chữa bài.
- Chú ý : tỉ số cũng có thể rút gọn như phân số.
a. b. 
Bài 3.
HS đọc bài toán
2 HS đọc bài toán
Tổ chức hs trao đổi tìm các bước giải bài toán: Xác định tỉ số; vẽ sơ đồ; tìm tổng số phần bằng nhau; tìm mỗi số. 
Làm bài vào nháp:
Lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài bạn.
- Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài. 
 Bài giải
Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai.
Ta có sơ đồ:
Số thứ nhất:	
Số thứ hai :	
Tổng số phần bằng nhau là:
 1 + 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất là:
 1080 : 8 = 135
Số thứ hai là:
 1080 - 135 = 945
Đáp số : Số thứ nhất: 135
 Số thứ hai : 945.
Bài 4. 
-Lớp làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng chữa .
HS đọc bài toán
Tổ chức hs trao đổi tìm các bước giải bài toán: Xác định tỉ số; vẽ sơ đồ; tìm tổng số phần bằng nhau; tìm mỗi số. 
Làm bài vào nháp:
Ta có sơ đồ:
Chiều rộng:
Chiều dài :	
- Gv thu chấm một số bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
 Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
 125 : 5 x 2 = 50(m).
Chiều dài hình chữ nhật là:
 125 - 50 = 75 (m)
 Đáp số: Chiều rộng : 50m
 Chiều dài: 75 m
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại nội dung bài
- GVNX tiết học, BTVN bài 5/149.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Địa lí
Thành phố Huế
I. Mục tiêu
- HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Hs thu hút được nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ( lược đồ)
- Tự hào về thành phố Huế ( được công nhận là Di sản văn hoá thế giới từ năm 1993)
II.Chuẩn bị	
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh, ảnh về Huế.
- Dự kiến HĐ: cá nhân, nhóm, cả lớp
III. Các hoạt động daỵ học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Giải thích vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung?
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung
Hoạt động 1: Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ.
- Tổ chức cho hs xác định vị trí TP Huế trên bản đồ:
- Hs xác định .
- Một số hs lên chỉ trên bản đồ:
- Lớp qs, nx, bổ sung.
- Thành phố Huế nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn.
- Có các dòng sông nào chảy qua Huế?
- Sông Hương ( Hương Giang).
- Nêu tên các công trình kiến trúc cổ kính của thành phố Huế?
Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén,..
- Vì sao các công trình đó gọi là các công trình cổ?
- là những công trình do con người xây dựng lên từ rất lâu đời.
- Các công trình này có từ bao giờ vào đời vua nào?
khoảng hơn 300 năm về trước, vào thời vua nhà Nguyễn.
	* Kết luận:. Thành phố Huế nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn. ở Huế có nhiều chùa...là những công trình do con người xây dựng lên từ rất lâu đời. khoảng hơn 300 năm về trước, vào thời vua nhà Nguyễn.
. Hoạt động 2: Huế – thành phố du lịch.
- Tổ chức hs quan sát hình sgk, đọc sgk trả lời:
- Nếu xuôi thuyền theo dòng sông Hương chúng ta thăm quan địa điểm dụ lịch nào?
Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén, Cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba., khu lưu niệm Bác Hồ. Và còn nhiều khu nhà vườn xum xuê,
- Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm:
- Giới thiệu về một vẻ đẹp của một địa danh mà em chọn.
- Trình bày:
- Nhiều hs giới thiệu.
- Gv nx chung, khen hs có nhiều hiểu biết và sưu tầm tranh ảnh đẹp về Huế.
- ở Huế còn có nhiều món ăn đặc sản gì?
- bánh Huế, thức ăn chay, món ăn cung đình Huế,
- Ngoài ra ở Huế còn có những đặc sản gì nổi bật?
- Điệu hát cung đình Huế được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới, Huế còn nhiều làng nghề thủ công, đúc đồng, thêu kim hoàn.
	* Kết luận: 
- ở Huế có bánh Huế, thức ăn chay, món ăn cung đình Huế,
 Điệu hát cung đình Huế được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của Thế Giới, Huế còn nhiều làng nghề thủ công, đúc đồng, thêu kim hoàn.
 - 2,3 Hs đọc ghi nhớ bài.
4. Củng cố, dặn dò.
- HS nêu lại nội dung bài
- Nx tiết học, Vn học thuộc bài, chuẩn bị bài sau.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 5: Chào cờ
______________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 27/3/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Đạo đức
Tôn trọng Luật Giao thông (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS nêu được một số quy định khi tham gia giao thông.
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày
II.Chuẩn bị	
- Các loại biển báo giao thông.
- SGK, VBT
- Dự kiến HĐ: nhóm, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài c ... 
2,3 HS đọc bài toán, nêu dạng của bài toán
- Hs trao đổi cả lớp nêu cách giải bài toán.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là
- Tổ chức hs giải nhanh bài toán vào nháp.
 3 + 5 = 8(phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là
 840 : 8 x 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là
 840 – 315 = 525 (m)
 Đáp số: Đoạn đường đầu: 315 m
 Đoạn đường sau: 525 m
- Gv nx, chốt bài làm đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại cách giải bài toán khi biết hiệu(tổng) và tỉ số của chúng
- GV Nx tiết học, 
- Vn trình bày bài 4 vào vở, làm bài tập trong VBT
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 2: Tập làm văn
 Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục đích, yêu cầu
- HS nhận biết được 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà.
- Học sinh yếu cần đạt: Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật (gồm 3 phần)
- HS yêu quý con vật trong nhà
II.Chuẩn bị	
- Tranh, ảnh một số vật nuôi trong nhà: chó, mèo, gà, vịt, chim, trâu, bò,...
- SGK, VBT
- Dự kiến HĐ: cá nhân, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc các tin em đã đọc trên báo Nhi đồng hoặc TNTP ?
- 2,3 Hs đọc, lớp nx, trao đổi, bổ sung. 
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Phần nhận xét.
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc đoạn văn:
- 1 Hs đọc to, lớp đọc thầm.
Bài 2. Phân đoạn bài văn:
- Bài văn chia ra làm mấy đoạn?
- Bài chia 4 đoạn:
Đ1: Từ đầu...tôi đấy.
Đ2: tiếp ...đáng yêu.
Đ3: Tiếp ...một tí.
Đ4: Còn lại.
Bài 3.
- HS nêu y/c của bài
- Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì?
- Hs trao đổi theo cặp trả lời:
+ Mở bài: Đ1: giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
+ Thân bài: Đ2: Tả hình dáng con mèo.
Đ3: Tả hoạt động thói quen của con mèo.
+ Kết bài: Đ4: Nêu cảm nghĩ của em về con mèo.
Bài 4.
- Hs rút ra kết luận.
c. Phần ghi nhớ.
- 3,4 hs đọc.
d. Phần luyện tập.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv cùng hs treo trên bảng lớp tranh ảnh 1 số con vật nuôi đã sưu tầm đến lớp.
- Hs chọn con vật nuôi gây ấn tượng nhất để lập dàn ý.
- Làm bài vào vở, 2,3 Hs làm bài vào khổ giấy rộng.
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Nêu miệng từng phần, lớp nx, bổ sung.
- Một số hs làm bài trên phiếu dán phiếu.
- Gv nx tuyên dương hs có dàn bài tốt.
- VD dàn bài văn tả con mèo.
+ Mở bài: Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh , thời gian,...)
+ Thân bài: 
1. Ngoại hình của con mèo: Bộ lông, cái đầu, cái tai, bốn chân, cái đuôi, đôi mắt, bộ ria.
2. Hoạt động chính cuả con mèo: 
- Hoạt động bắt chuột: động tác rình, vồ,..
- Hoạt động đùa giỡn của con mèo.
+ Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo.
4. Củng cố, dặn dò.
- HS nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
- GV Nx tiết học, VN hoàn chỉnh dàn ý bài văn miêu tả một vật nuôi. 
- Chuẩn bị tiết 59.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 3: Kể chuyện 
Đôi cánh của Ngựa Trắng
I. Mục đích, yêu cầu
- Dựa theo lời kể của GV, tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng rõ ràng, đủ ý.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II.Chuẩn bị 
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Dự kiến HĐ: cá nhân, nhóm, cả lớp
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. KTBC
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung bài.
GV kể chuyện: 2 lần.
- Gv kể lần 1: 
- Học sinh nghe.
- Gv kể lần 2: Vừa kể vừa nhìn vào tranh minh hoạ.
- Học sinh theo dõi.
- HS quan sát tranh 
- Hs nêu nội dung của từng tranh
* Hs kể và trao đổi ý nghĩa chuyện.
- 1,2 Học sinh đọc.
Tranh 1: Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau
Tranh 2: Ngựa Trắng ước ao có một đôi cánh như Đại Bàng núi
Tranh 3: Ngựa Trắng xin phép mẹ được đi xa cùng Đại Bàng
Tranh 4: Sói Xám ngáng đường Ngựa Trắng
Tranh 5: Đại bàng núi từ trên cao lao xuống bổ vào sói cứu Ngựa Trắng
Tranh 6: Đại bàng sải cánh
- Tổ chức kể chuyện theo N 3:
- N3 kể nối tiếp và kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể:
- Cá nhân, nhóm,
Trao đổi nội dung câu chuyện:
Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng Đại Bàng?
Chuyến đi mang lại cho Ngựa Trắng điều gì?
Cả lớp.
- Vì nó ước mơ có được đôi cánh như đại bàng
- Mang lại cho ngựa trắng nhiều hiểu biết, làm cho ngựa mạnh dạn hơn, làm cho bốn vó của ngựa trở thành những cái cánh
- Gv cùng học sinh nx, khen và ghi điểm học sinh kể tốt.
- Lớp nx bạn kể theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ.
4.Củng cố, dặn dò	
- Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng? 
( Đi một ngày đàng học một sàng khôn).
Nx tiết học, Vn kể lại chuyện cho người thân nghe
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 4: Khoa học
Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu
- HS biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
- Rèn cho HS kĩ năng quan sát
- HS biết chăm sóc cây
II.Chuẩn bị	
- Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở nơi khô cạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
- Dự kiến HĐ: nhóm, cả lớp, cá nhân
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Để cây sống và phát triển bình thường cần phải có điều kiện nào?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
 2.Nội dung
 * Hoạt động 1: Nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
- Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của hs về việc sưu tầm tranh, ảnh:
- Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Tổ chức hoạt động N4:
- N4 hoạt động.
- Phân lọai cây thành 4 nhóm: Cây sống ở nơi khô hạn, cây sống dưới nước, cây sống ở nơi ẩm ướt, cây sống cả trên cạn và dưới nước:
- Cử thư kí ghi kết quả vào phiếu.
- Trình bày: 
- Đại diện các nhóm trình bày, 2 nhóm dán phiếu. Các nhóm khác nhâận xét, bổ sung.
- Gv nx, khen học sinh tìm các loài cây lạ.
VD: Nhóm cây sống dưới nước: khoai nước, rêu, tảo, vẹt , sú, rau muống, rau rút,...
- Nhóm cây sống nơi khô hạn: xương rồng, thầu dầu, hành, thông, phi lao,...
- Cây sống nới ẩm ướt: khoai môn, rau rệu, rau má, thài lài, ráy, cỏ bợ,...
- Cây sống vừa trên cạn vừa dưới nước: rau muống, dừa, cây lưỡi mác,...
* Kết luận: Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước.
* Hoạt động 2: Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây.
- Tổ chức hs quan sát tranh minh hoạ và trả lời:
- Hs thực hiện:
- Mô tả những gì trong hình vẽ?
- H2: ruộng lúa mới cấy.
- H3: Lúa chín vàng.
- Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
- ...từ lúc lúa bắt đầu cấy ...đến lúa bắt đầu uốn câu vào hạt.
- Tại sao trong giai đoạn trên lúa lại cần nhiều nứơc?
- Giai đoạn lúa mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để vào hạt.
- Em còn biết những loại cây nào ở những thời điểm khác nhau cần những lượng nước nước khác nhau?
- Cây ngô, rau cải, các loại cây ăn quả, mía,...
- Khi thời tiết thay đổi nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào?
- ...nhiệt độ ngoài trời tăng cao cần tưới nhiều nước cho cây.
	* Kết luận; Mỗi một giai đoạn cây cần một số lượng nước nhất định.
- 2, 3 HS đọc mục Bạn cần biết
4. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại nội dung bài học SGK
- GV Nx tiết học,
- HS vn học thuộc baì, Chuẩn bị bài 59: Sưu tầm tranh ảnh cây thật hoặc lá cây bao bì quảng cáo cho các loại phân.
Bổ sung sau tiết dạy:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 5. 
Sinh hoạt lớp:
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh thấy được những mặt đã làm được và chưa làm được trong tuần.
- Đề ra phương hướng trong tuần tới.
II. Nhận xét chung:
- Đại diện các tổ lên nhận xét chéo.
- Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp thông qua báo cáo của các tổ và có giải pháp trong thời gian tới.
III. Giáo viên nhận xét chốt lại.
a. Chuyên cần:
 - Nhìn chung các em đều có ý thức đi học đều, đúng giờ, còn một số bạn nghỉ học không có lí do như bạn Nga, Thông, Sình
 - Cần phải khắc phục ngay tình trạng nghỉ học không có lí do chính đáng.
 b. Học tập:
 - Nhìn chung các em đều có ý thức học bài và làm bài ở nhà, trong lớp chú ý nghe giảng. Song bên cạnh đó vẫn con một số bạn chưa tự giác học tập, còn lười học, trong lớp còn hay mất trật tự như bạn: Phong, Sình, Hiếu.
- Một số bạn đạt điểm cao trong học tập: Hồng, Thanh, Hương, Giao, San.
c. Đạo đức:
- Ngoan ngoãn, lễ phép, không có hiện tượng đánh chửi nhau.
d. Các hoạt động khác
- Tham gia đầy đủ các hoạt động chung của lớp cũng như của nhà trường đề ra.
- Lao động dọn vệ sinh sung quanh lớp học đảm bảo sạch sẽ.
IV. Phương hướng tuần tới.
1. Hoạt động tập thể
- Hát ôn các bài hát đã học, chơi trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
2. Phương hướng tuần tới
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Đi học đúng thời gian quy định, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Học bài ở nhà, rèn chữ viết chuẩn bị cho hội thi cấp huyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 tuan 29.doc