Bài soạn môn học lớp 4 - Tuần thứ 20

Bài soạn môn học lớp 4 - Tuần thứ 20

Tập Đọc

BỐN ANH TÀI (tt)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.

- Hiểu nội dung truyện : Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

- TL các câu hỏi trong SGK.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài TĐ SGK/13.

 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

docx 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học lớp 4 - Tuần thứ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / /
Tiết:
Tập Đọc 
BỐN ANH TÀI (tt)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung truyện : Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- TL các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài TĐ SGK/13.
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ
- Gọi 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
- Phần đầu câu chuyện Bốn anh tài cho em biết điều gì ?
- Phần đầu câu chuyện Bốn anh tài kể về tài năng của từng nhân vật và ý chí quyết tâm lên đường trừ diệt yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây.
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? Em thử đoán xem phần tiếp theo của truyện kể về chuyện gì ?
- Bức tranh vẽ cảnh Nắm Tay Đóng Cọc đang đóng cọc, Cẩu Khây đang nhổ cây quất vào mặt yêu tinh, Lấy Tai Tát Nước đang tát nước, Móng Tay Đục Máng đang khoét cây. Phần tiếp theo của câu chuyện kể về cuộc giao chiến giữa bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc:- GV đọc mẫu
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp (3 lượt).
- HS đọc bài theo trình tự 
HS1 : Bốn anh em ... bắt yêu tinh đấy.
HS2 : Cẩu Khây hé cửa ... đông vui.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- 2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
.
- HS khá- giỏi đọc toàn bai và đọc phần chú giải.
b) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ ntn ?
- Đọc thầm đoạn 1, trao đổi theo cặp và trả lời : Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Bốn anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ.
GV HD HS tìm ý Đ1
+ Em hãy nêu ý chính của đoạn 1.
+ Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi ở của yêu tinh và được bà cụ giúp đỡ.
- GV ghi ý chính đoạn 1 lên bảng.
- 2 em nhắc lại.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và thuật lại cuộc chiến của bốn anh em Cẩu Khây.
- HS thảo luận nhóm, trao đổi và thuật lại cuộc chiến cho nhau nghe.
Câu 3
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
+ Vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường.
+ Vì anh em Cẩu Khây biết đoàn kết, đồng tâm hợp lực.
+ Nếu để một mình thì ai trong số bốn anh em sẽ thắng được yêu tinh ?
+ Không ai thắng được yêu tinh.
+ Đoạn 2 của truyện cho ta biết điều gì ?
+ Đoạn 2 cho thấy anh em Cẩu Khây đã chiến thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh và đặc biệt là biết đoàn kết hiệp lực trong chiến đấu.
- GV giảng : Anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường đánh yêu tinh bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hợp lực nên đã thắng được yêu tinh, buộc nó phải quy hàng, cứu giúp bà con dân bản.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- 1 em đọc lại, lớp đọc thầm.
- Hỏi : Câu chuyện ca ngợi điều gì ?
- Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của bốn anh em Cẩu Khây.
+ Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ là gì ?
+ Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ đó là chuyện về loài người.
- Ghi ý chính của bài.
- 2 HS nhắc lại ý chính.
c) Đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Lớp theo dõi phát hiện ra giọng đọc hay.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc diễn cảm.
- HS phát biểu và thống nhất giọng đọc.
- GV đọc mẫu, sau đó tổ chức cho HS tự đọc diễn cảm cá nhân.
- Theo dõi GV đọc, sau đó tự luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn HS thích.
- 5-7 HS thi đọc diễn cảm, lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
Bài sau : Trống đồng Đông Sơn.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / /
Tiết:
 Luyện từ và câu
 LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ? Tìm được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn ( BT1). Xác định đúng CN, VN trong câu kể Ai làm gì ?( BT2)
	- Viết được đoạn văn trong đó có sử dụng kiểu câu Ai làm gì ?(BT3)
 - HS khá giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu có 2,3 câu kể đã học BT3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng : Đặt 2 câu có từ chứa tiếng “tài” có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường” hoặc “tiền của”
- Gọi 3 HS đứng tại chỗ nêu và giải thích một câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
- HS thực hiện yêu cầu
* Nhận xét chung và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : Trong các tiết học trước các em đã nắm được CN, VN, ý nghĩa của Cn trong câu kể Ai làm gì ? Đây là một kiểu câu được sử dụng nhiều trong nói và viết. Tiết học hôm nay, giúp các em luyện tập để nắm chắc cấu tạo và cách sử dụng kiểu câu này.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn của bài.
- 2 em đọc.
- Yêu cầu HS tìm các câu kể.
- 2 HS lên bảng viết các câu kể Ai làm gì ?
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng.
+ Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
+ Một số chiến sĩ thả câu.
+ Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.
+ Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
* Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp dùng bút chì gạch vào SGK.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài.
+ Tàu chúng tôi// buông neo trong vùng biển Trường Sa
+ Một số chiến sĩ// thả câu.
+ Một số khác// quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.
+ Cá heo// gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 em đọc.
- GV hướng dẫn : Đề bài yêu cầu các em viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật của tổ em. Em cần viết ngay vào phần thân bài, kể công việc cụ thể của từng người, không viết cả bài. Khi kể các em chú ý tránh lặp từ bằng cách thêm một số từ nối, một số nhận xét. Trong đoạn phải có một số câu kể Ai làm gì ?
- Hỏi : Công việc trực nhật của lớp các em thường làm những việc gì ?
- Lắng nghe.
- Chúng em thường : lau bảng, quét lớp, kê bàn ghế, lau cửa sổ, đổ rác ...
- Phát giẩy và bút dạ. Yêu cầu HS viết bài vào giấy dán lên bảng.
- HS thực hành viết đoạn văn.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, kết luận những đoạn văn hay, đúng yêu cầu, sau đó cho điểm những HS viết tốt.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại đoạn văn (nếu chưa đạt) 
Bài sau : Mở rộng vốn từ : Sức khỏe.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / /
Tiết:
Chính tả
CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Nghe viết chính xác, đẹp bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt , uôt/uôc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết : mỏ thiếc, thiết tha, tiếc của, tiết học, cá diếc, dáo diết ...
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Nhận xét về chữ viết của HS.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết đoạn văn Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp và làm bài tập chính tả.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn viết chính tả 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK.
- 1 em đọc.
- Hỏi : 
+ Trước đây bánh xe đạp được làm bằng gì ?
+ Sự kiện nào làm Đân-lớp nảy sinh ý nghĩ làm lốp xe đạp ?
+ Phát minh của Đân - lớp được đăng kí chính thức vào năm nào ?
+ Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn ?
... bằng gỗ, nẹp sắc.
+ Một hôm ông suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước. Sau đó ông nghĩ cách cuộn ống cao su cho vừa bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắc.
... năm 1880.
+ Đoạn văn nói về Đân - lớp, người đã phát minh ta chiếc lốp xe đạp bằng cao su.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ ngữ : Đân - lớp, XIX, suýt ngã, cuộn, căng, săm ...
c) Viết chính tả
d) Soát lỗi và chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
b) Tiến hành .GV cho HS đọc yêu cầu bài và thảo luận nhóm đôi.
- Lời giải 
+ Cày sâu cuốc bẫm
+ Mang dây buộc mình
+ Thuốc hay tay đảm
+ Chuột gặm chân mèo
* Bài 3
a) Gọi HS khá giỏi làm thêm.
- 2 em đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm bảng, 
- Gọi HS nhận xét, chữa bài bạn trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài
đãng trí - chẳng thấy - xuất trình.
- Chuyện đáng cười ở điểm nào ?
- Chuyện đáng cười ở chỗ nhà bác học đãng trí tới mức phải đi tìm vé đến toát mồ hôi nhưng không phải để trình cho người soát vé mà để nhớ xem mình định xuống ga nào.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết sai 3 lỗi trở lên về viết lại bài.
Bài sau : Chuyện cổ tích về loài người.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / /
Tiết:
Tập đọc
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung cảm hứng tự hào, ca ngợi..
- Hiểu nội dung bài : Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
- TLCH SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài TĐ SGK/17.
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ
- Gọi HS đọc bài Bốn anh tài (tt) và trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : Nước Việt Nam ta tự hào có một nền văn hóa từ lâu đời. Trống đồng Đông Sơn là một bằng chứng đó. Năm 1924, một cư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã (Thanh Hóa) mấy thứ đồ cổ bằng đồng trồi lên trên đất bãi. Ngay sau đó, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và sưu tầm được thêm hàng trăm cổ vật đủ loại. Các cổ vật này thể hiện  ... Y VÀ HỌC
1/ Khởi động: Hát
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/Bài mới:
THẦY
TRÒ
Giới thiệu bài, ghi tựa.
* GV chép đề bài:
 Em hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích nhất.
*Hướng dẫn, gợi ý:
-Cho hs nêu một số dồ dùng học tập, chon dồ dung em yêu thích nhất.
-Hs nêu lại bố cục bài văn tả đồ vật .
-GV yêu cầu hs cho biết nội dung của từng phần.
Gv nhận xét và ghi lại dàn ý chung bài văn tả đồ vật:
1-Mở bài:Giới thiệu đồ vật được tả
2-Thân bài:
a)Tả bao quát : (tả bên ngoài)
 -Hình dáng
 -Kích thước
 -Màu sắc
 -Chất liệu, cấu tạo
b)Tả từng bộ phận (tả chi tiết)
3-Kết luận:
Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả(tình cảm, giữ gìn đồ vật)
*Học sinh làm bài:
-GV nhắc nhỡ hs trước khi làm bài.
-Hs làm vào giấy kiểm tra.
*Gv thu bài, nhận xét.
-Hs nộp bài, gv nhận xét.
-2 HS nhắc lại.
-Hs đọc to đề bài
- Vài hs phát biểu cá nhân
-2 Hs nhắc lại
-Vài hs nhắc lại
-Hs làm bài
4/Củng cố – Dặn dò: 
 -Gọi hs dọc lại dàn ý chung bài văn tả đồ vật
 -Nhận xét chung tiết học 
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / /
Tiết:
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : SỨC KHỎE
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm Sức khỏe
	- Biết một số từ ngữ nói về sức khỏe của con người và một số môn thể thao(BT1/BT2)
	- Nắm được một số thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến sức khỏe.( BT3 và 4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Yêu cầu 3 HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật của tổ em và chỉ rõ các câu kể Ai làm gì ? có trong đoạn văn.
- HS thực hiện yêu cầu
- Nhận xét chung và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : Bác Hồ đã từng nói “Sức khỏe là vốn quý”. Có sức khỏe con người mới có thể lao động, học tập, làm việc để tạo ra của cải vật chất. Tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được mở rộng và hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm sức khỏe.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 2 em đọc.
- Chia nhóm 4, phát giấy và bút dạ. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- HS cùng trao đổi, tìm từ và viết vào giấy.
- Yêu cầu đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được.
- HS dán phiếu, đọc các từ tìm được.
- Gọi các nhóm khác bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa tìm được.
- Bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ tìm được trên bảng.
- HS đọc và viết vào vở.
* Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 em đọc.
- Dán 4 tờ giấy lên bảng. Yêu cầu các nhóm thi tiếp sức viết tên các môn thể thao lên bảng.
- Các HS cùng đội nối tiếp nhau lên bảng viết.
- Gọi đại diện của từng nhóm đọc các môn thể thao mà nhóm mình tìm được.
- Đại diện 4 nhóm đọc các môn thể thao nhóm mình viết được.
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm tìm được đúng và nhiều từ.
- HS viết bài vào vở : bóng đá, bóng chuyền, bóng chày, bóng bầu dục, cầu lông, ten-nis, khúc côn cầu, chạy, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, bắn súng, bơi, đấu vật, đấu kiếm, đấm bốc, cử tạ, xà đơn, xà kép, nhảy ngựa, trượt tuyết, leo núi, đua mô-tô, cờ vua, cờ tướng, lướt ván, đua xe đạp, võ Wushu, võ Teakwondo, võ karate ...
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 em đọc.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để hoàn chỉnh các thành ngữ.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để hoàn chỉnh các thành ngữ.
- Gọi HS đọc các câu thành ngữ hoàn chỉnh. GV ghi nhanh lên bảng.
- Tiếp nối nhau đọc.
a) Khỏe như - voi, - trâu, - hùm
b) Nhanh như - cắt, - gió, - chớp, - sóc, - điện
- Em hiểu câu “khỏe như voi, nhanh như cắt” như thế nào ?
- Khỏe như voi : rất khỏe mạnh, sung sức, ví như là sức voi.
- Nhanh như cắt : rất nhanh, chỉ một thoáng, một khoảnh khắc, ví như con chim cắt.
- Yêu cầu HS đặt câu với 1 câu thành ngữ mà em thích.
- HS đặt câu.
* Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 em đọc.
- Hỏi :
+ Khi nào thì người “không ăn không ngủ được” ?
+ “Không ăn không ngủ được” thì khổ như thế nào ?
+ “Tiên” sống như thế nào ?
+ Người “ăn được ngủ được” là người như thế nào ?
+ “Ăn được ngủ được là tiên” nghĩa là gì ?
+ Câu tục ngữ này nói lên điều gì ?
- Trao đổi, tiếp nối nhau trả lời.
* Kết luận : Tiên là nhân vật trong truyện cổ tích sống rất sung sướng, thư thái trên thượng giới giữa nơi phong cảnh đẹp, tượng trưng cho sự sung sướng. Ăn được ngủ được là chúng ta có một sức khỏe tốt. Khi có sức khỏe tốt thì sống sung sướng chẳng kém gì tiên, vì chúng ta có thể làm ra mọi của cải vật chất.
- Lắng nghe.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
Bài sau : Câu kể Ai thế nào ?
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / /
Tiết:
Tập làm văn 
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫuBT1.
	- Biết cách quan sát và trình bày được những đổi mới nới HS đang sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- HS sưu tầm tranh, ảnh về một số hoạt động trong quá trình xây dựng, đổi mới của địa phương mình.
	- Bảng phụ viết sẵn dàn ý.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Nhận xét về bài văn miêu tả đồ vật.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : Trong HKI, tuần 16 các em đã được học cách giới thiệu những đặc điểm, phong tục của địa phương qua bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em. Quê hương, đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mỗi địa phương đang đổi mới từng ngày về mọi lĩnh vực : kinh tế, văn hóa ... Trong tiết học hôm nay, các em hãy giới thiệu những nét đổi mới hoặc những ước mơ của em về sự thay đổi của địa phương nơi em ở cho các bạn cùng biết.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 em đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trình bày và sửa chữa cho nhau.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- 6 HS trình bày trước lớp. Lớp theo dõi.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
* Bài 2
a) Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2 em đọc.
- GV hướng dẫn : 
+ Muốn có một bài giới thiệu hay, hấp dẫn, các em phải nhận ra được sự đổi mới của địa phương nơi mình đang sinh sống. Mỗi địa phương đang hòa mình vào sự nghiệp đổi mới của đất nước nên có rất nhiều sự đổi mới. Các em hãy chọn một hoạt động mà em thích nhất hoặc có ấn tượng nhất để giới thiệu, làm nổi bật lên địa phương mình hoặc nếu địa phương nào mà sự đổi mới chưa rõ rệt, các em cũng có thể giới thiệu hiện trạng của địa phương và ước mơ của em về sự đổi mới của địa phương mình.
+ Những đổi mới ở địa phương rất cụ thể. Có thể là : phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, phát hiện chăn nuôi, phát hiện nghề phụ, giữ gìn xóm làng, phố phường sạch sẽ, xây dựng thêm nhiều trường học mới, chống các tệ nạn xã hội ma túy, cờ bạc.
- Lắng nghe.
- Một bài giới thiệu cần có những phần nào?
- Một bài giới thiệu cần có đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Mỗi phần cần đảm bảo những nội dung gì?
- Phần mở bài : giới thiệu về tên địa phương mà mình định giới thiệu.
- Phần thân bài : nêu nét đổi mới của địa phương.
- Phần kết bài : nêu ý nghĩa của việc đổi mới và những cảm nghĩ của bản thân.
- Treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý của một bài giới thiệu và yêu cầu HS đọc.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
b) Tổ chức cho HS giới thiệu trong nhóm.
- HS trao đổi, giới thiệu kết hợp với tranh (ảnh) minh họa.
c) Tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
- 3-5 HS trình bày.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt. Cho điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại bài giới thiệu của mình vào vở.
Bài sau : Trả bài văn miêu tả đồ vật.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / /
Tiết:
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại câu chuyện ( đoạn truyện) đã được nghe, được đọc về người co tài.
Hiểu nội dung câu chuyện( đoạn truyện) đã kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- HS và GV sưu tầm một số truyện viết về những người có tài.
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài và mục gợi ý 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ
- Gọi 1 HS lên bảng yêu cầu tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần.
- 1 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- HS thực hiện yêu cầu.
* Nhận xét HS kể chuyện và cho điểm.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : Mỗi em đã chuẩn bị một câu chuyện mà mình đã được đọc, được nghe có nội dung ca ngợi tài năng, sức khỏe, trí tuệ của con người. Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : được nghe, được đọc, người có tài.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- Hỏi :
+ Những người ntn thì được mọi người công nhận là người có tài ? Cho ví dụ ?
+ Những người có tài năng, sức khỏe, trí tuệ hơn những người bình thường và mang tài năng của mình phục vụ đất nước thì gọi là người có tài.
+ Ví dụ : Lê Quý Đôn, Trương Vĩnh Kí, Cao Bá Quát, Nguyễn Thúy Hiền, Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hoàng Thiên Trang, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Dương Tử Quảng ...
+ Em đọc câu chuyện của mình ở đâu ?
+ Em đọc trong báo, trong truyện kể các danh nhân, các kỉ lục ghi-nét thế giới, tivi ...
- Yêu cầu HS kể về một nhân vật với những tài năng đặc biệt.
- 3-5 HS giới thiệu.
- Yêu cầu HS đọc mục gợi ý 3. GV treo bảng phụ có ghi các tiêu chí đánh giá :
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề (4Đ)
+ Câu chuyện ngoài SGK (1Đ)
+ Cách kể hay, có phối hợp với giọng điệu, cử chỉ (3Đ)
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện (1Đ)
+ Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt câu hỏi cho bạn (1Đ)
b) Kể chuyện trong nhóm
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Nhóm cùng kể chuyện, nhận xét, đánh giá theo tiêu chí đã nêu.
- GV đi giúp đỡ các nhóm.
c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét bạn kể
- Bình chọn : Bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào ? Bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất ?
- Bình chọn.
- Tuyên dương, trao phần thưởng (nếu có).
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại những câu chuyện về các nhân vật mà các em được nghe các bạn kể cho người thân nghe.
Bài sau : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an L4 tuan 20.docx