Bài soạn môn Tập làm văn lớp 4 – Học kì 2 - Giáo viên Dương Tấn Bá

Bài soạn môn Tập làm văn lớp 4 – Học kì 2 - Giáo viên  Dương Tấn Bá

TUẦN 19

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI

TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

 I.MỤC TIÊU :

- Nắm vững hai cách mở bài ( trực tiếp , gián tiếp ) trong bài văn miêu tả đồ vật ( BT1)

- Viết được đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2)

-Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.

II. CHUẨN BỊ :

-Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách mở bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 40 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Tập làm văn lớp 4 – Học kì 2 - Giáo viên Dương Tấn Bá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
 I.MỤC TIÊU : 
- Nắm vững hai cách mở bài ( trực tiếp , gián tiếp ) trong bài văn miêu tả đồ vật ( BT1)
- Viết được đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2)
-Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. CHUẨN BỊ : 
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách mở bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở tiết trước về 2 cách mở bài.
-GV nhận xét.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay Cô và các em sẽ luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
 b. Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm để so sánh và tìm điểm giống nhau và những điểm khác nhau của các đoạn mở bài.
-Gọi HS trình bày.
+Điểm giống nhau:
-Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
+Điểm khác nhau:
-Đoạn a, b (mở bài trực tiếp) giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
-Đoạn c (mở bài gián tiếp) nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
+Chú ý : các em phải thực hiện 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) và cái bàn có thể là bàn ở trường hoặc ở nhà em.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Yêu cầu HS trình bày bài làm của mình.
+Mở bài trực tiếp : Chiếc bàn học sinh này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần 2 năm nay.
+Mở bài gián tiếp : Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi.
-GV nhận xét – ghi điểm những bài tốt.
-Bình chọn mở bài hay nhất.
4. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học đánh giá những HS thực hiện tốt trong tiết học .
- Về nhà xem lại bài đã học . 
-Dặn HS về nhà thực hiện tả chiếc cặp của em và chuẩn bị bài sau.
Hát - ổn định lớp vào tiết học .
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Mở bài trực tiếp : Giới thiệu ngay đồ vật định tả.
-Mở bài gián tiếp : Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
+ 02 Học sinh nhắc lại tựa bài .
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
+Điểm giống nhau:
-Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
+Điểm khác nhau:
-Đoạn a, b (mở bài trực tiếp) giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
-Đoạn c (mở bài gián tiếp) nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
-HS thực hiện đọc.
-Yêu cầu chúng ta viết phần mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
-HS thực hiện.
+Mở bài trực tiếp : Chiếc bàn học sinh này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần 2 năm nay.
+Mở bài gián tiếp : Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi.
-HS lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
==============T]T===============
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
 I.MỤC TIÊU : 
- Nắm vững hai cách kết bài ( mở rộng , không mở rộng ) trong bài văn miêu tả đồ vật . ( BT1)
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật ( BT2)
-Thực hành viết đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. CHUẨN BỊ : 
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách kết bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS đọc phần bài làm ở nhà : mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
-GV nhận xét.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay Cô và các em sẽ luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
 b. Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS nêu lại kiến thức về 2 cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
-Yêu cầu HS đọc nội dung đoạn văn.
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 
-Gọi HS trình bày.
+Câu a : Đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài.
 Má bảo : “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền”. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
+Câu b : Xác định kiểu kết bài.
 Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
-GV nhận xét sửa sai.
-GV nhắc lại hai cách kết bài trong bài văn kể chuyện.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Yêu cầu HS trình bày bài làm của mình.
-GV nhận xét – ghi điểm những bài tốt.
-Bình chọn mở bài hay nhất.
4. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học đánh giá những HS thực hiện tốt trong tiết học .
- Về nhà xem lại bài đã học . 
-Dặn HS về nhà thực hiện tả chiếc cặp của em và chuẩn bị bài sau : thực hiện tả chiếc cặp của em và chuẩn bị bài sau.
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- 02 học sinh lên bảng KT theo yêu cầu GV .
- Học sinh khác nhận xét sửa chữa .
- 02 học sinh nêu lại tựa bài .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-1 HS đọc thành tiếng
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
 +Câu a : Đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài.
 Má bảo : “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền”. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
+Câu b : Xác định kiểu kết bài.
 Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
-HS thực hiện đọc.
-Yêu cầu chúng ta chọn một trong các đề trên và viết phần kết bài mở rộng. 
-HS thực hiện.
- Học sinh đọc yêu cầu .
-HS lắng nghe.
- Học sinh thực hiện làm bài .
-HS lắng nghe về nhà thực hiện.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
TUẦN 20
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
( Kiểm tra viết).
I.MỤC TIÊU: 
- Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu dề bài , có đủ ba phần ( mở bài , thân bài , kết bài ) diễn đạt thành câu rõ ý 
II. CHUẨN BỊ : 
-Tranh minh họa một số đồ vật trong sgk và giấy bút kiểm tra.
-Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ ghi dàn ý của bài văn tả đồ vật. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh khái quát lại đề bài và dàn ý miêu tả đồ vật .
3. Bài mới :
*Giới thiệu bài: 
Các em đã học về văn miêu tả đồ vật. Các em cũng đã thực hành viết từng phần về bài văn miêu tả đồ vật. Trong tiết học hôm nay, Cô và các em sẽ thực hành viết bài văn hoàn chỉnh miêu tả đồ vật. Các em sẽ chọn một trong 4 đề bài đã gợi ý và viết theo đề bài đã chọn.
Ghi tựa bài.
*Hướng dẫn làm bài.
-GV ghi đề bài lên bảng.
-Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
-Gọi HS đọc dàn ý của bài văn tả đồ vật ( GV ghi trên bảng phụ).
Dàn ý của bài văn tả đồ vật.
1.Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả.
2.Thân bài:
-Tả bao quát toàn bộ vật: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo.
-Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
3.Kết luận :
- Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả.
-Cho HS quan sát tranh.
+ Lưu ý : cho phép HS tham khảo những bài văn mình đã viết trước đó ,giúp các em có những bài viết tốt hơn ; nhắc học sinh lập dàn ý trước khi viết , nên nháp trước và xem lại một lượt trước khi viết vào bài kiểm tra .
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Theo dõi HS làm bài.
-Thu bài.
4. Củng cố - dặn dò : 
-Nhận xét tiết kiểm tra.
-Về nhà đọc trước nội dung tiết TLV Luyện tập giới thiệu địa phương, quan sát những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường nơi mình sinh sống để giới thiệu được những đổi mới đó.
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- 02 học sinh lên bảng KT theo yêu cầu GV .
- Học sinh khác nhận xét sửa chữa .
- 02 học sinh nêu lại tựa bài .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
-Nhiều HS nhắc lại.
-Nhiều HS nhắc lại.
- 2 HS đọc thành tiếng - cả lớp đọc thầm.
- Hsi quan sát bảng lớp về đề bài và dàn ý tả đồ vật :
1.Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả.
2.Thân bài:
-Tả bao quát toàn bộ vật: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo.
-Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
3.Kết luận :
- Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả.
- VD : một số đề bài .
Đề bài 1 : Hãy tả một đồ vật em yêu thích nhất ở trường . Chú ý mở bài theo cách gián tiếp .
Đề bài 2 : Hãy tả một đồ vật gần gũi nhất với em ở nhà .chú ý kết bài theo kiểu mở rộng .
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh Nộp bài chấm 
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
==============T]T===============
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG.
I.MỤC TIÊU: 
- Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu ( BT1) .
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở HS đang sống 
 ( BT2) .
- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. CHUẨN BỊ : 
-Tranh minh họa một số nét đổi mới của địa phương em.
-Bảng phụ ( hoặc giấy khổ to) viết dàn ý qua bài giới thiệu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh nêu lại 
Hãy tả một đồ vật em yêu thích nhất ở trường . Chú ý mở bài theo cách gián tiếp .
Đề bài 2 : Hãy tả một đồ vật gần gũi nhất với em ở nhà .chú ý kết bài theo kiểu mở rộng .
2.Bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
Đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới. Quê hương hoặc nơi mỗi em sinh sống chắc hẳn sẽ có rất nhiều đổi thay. Trong tiết học hôm nay, Cô và mỗi em hãy giới thiệu cho cả lớp cùng nghe về nét đổi mới của quê mình hoặc của nơi mình đang sinh sống.
Ghi tựa bài.
*Luyện tập.
*Bài tập 1.
-Gọi HS đọc Yêu cầu của bài tập 1.
- Học sinh làm bài cá nhân , đọc thầm bài Nét mới ở Vĩnh Sơn , suy nghĩ , trả lời các câu hỏi :
-GV giao việc.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét và chốt lại ý đúng.
a)Bài viết giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đây là xã khó khăn nhất huyện, đời nghèo đeo đẳng quanh năm.
b)Những nét đổi mới ở Vĩnh Sơn.
-Người dân Vĩnh Sơn đã biết trồng lúa nước 2 vụ một năm. Năng suất cao, không thiếu lương ăn, còn có lương thực để ch ...  bài : + Giới thiệu bao quát cây cối .
-Thân bài : + Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
-Kết bài : + Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
.1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh trong các tiết trước trước khi vào tiết KT viết .
3.. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu bài học 
Tiết học hôm nay Cô sẽ cùng các em viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối .
 b.Hướng dẫn gợi ý đề bài : 
 + Bốn đề KT ở tiết TLV ( Trang 92 ) là những đề bài gợi ý .( Đó là những đề bài mở ). Cũng có thể dựa theo các đề bài gợi ý cho HS làm . 
+ Khi Ra đề cần chú ý những điểm sau :
- Nên ra ít nhất 3 đề để HS chọn lựa 1 đề tả cây gần gũi , mình ưa thích .
- Ra đề gắn với kiến thức TLV ( Cách mở , kết bài ) chú ý mở bài theo gián tiếp , hoặc mở rộng .
-Gọi HS nhắc lại dàn ý của bài văn miêu tả 
-HS đọc thầm bài 4 đề bài – chọn 1 trong 4 đề mà mình thích 
-Gọi HS đọc yêu cầu đề bài -lớp theo dõi
+ Đề 1 : Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em ( mở bài theo cách gián tiếp ) 
+Đề 2 : Hãy tả một cái cây mà do chính tay em vun trồng . ( kết bài theo kiểu mở rộng )
+ Đề 3 : Hãy tả loài hoa mà em thích nhất . ( mở bài theo cách gián tiếp )
+ Đề 4 : Hãy tả một luống rau hoặc vườn rau . ( kết bài theo kiểu mở rộng )
- GV nhắc nhở HS nên lập dàn ý trước khi viết hoặc tham khảo bài viết trước và làm vào giấy kiểm tra . 
GV thu chấm nhận xét 
- Học sinh đọc bài làm của mình – nhận xét
4. Củng cố - dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
Nhận xét chung về bài làm của HS 
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn của mình và chuẩn bị bài sau.
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- Cả lớp thực hiện KT theo yêu cầu GV .
- Học sinh khác nhận xét 
- 02 học sinh nêu lại tựa bài .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
-1HS đọc thành tiếng 
- HS lớp theo dõi .
+ 2 học sinh trình bày dàn ý 
-HS dọc thầm đề bài 
+HS Suy nghĩ và làm bài vào vở kiểm tra hoặc giấy kiểm tra .
- Học sinh lắng nghe và làm bài cá nhân .
- Học sinh nộp bài chấm nhanh .
1-2 HS đọc bài làm của mình – nhận xét 
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
==============T]T===============
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
 I.MỤC TIÊU : 
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý , bố cục rõ , dùng từ , đặt câu và viết đúng chính tả ,) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV .
II. CHUẨN BỊ : 
-Bút – giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả , dùng từ , đặt câu , ý 
-Cầøn chữa chung trước lớp 
-Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi ( chính tả , dùng từ , câu )trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi ( phiếu phát cho từng HS) .
- Mẫu :
Lỗi chính tả Lỗi dùng từ
Lỗi Sửa Lỗi
Lỗi Sửa Lỗi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Ổn định lớp : 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu bài học , Tiết trước cả lớp đã thực hiện việc viết bài TLV miêu tả cây cối , hôm nay Cô sẽ trả bài và các em cần lưu ý những lỗi sai qua nhận xét của cô đã ghi trong bài đã sửa chữa hoàn chỉnh cho bài văn lần sau .
 + Giáo viên ghi tựa bài lên bảng .
 b.Hướng dẫn nhân xét về kết quả bài làm 
 -GV viết đề bài lên bảng 
-Gọi HS nhắc lại 
Nêu nhận xét 
-GV nêu một số ưu điểm bài viết cuả Hs 
 Xác định đúng đề bài ( tả cây cối), kiểu bài ( miêu tả) ; bố cục; ý, diễn ý, sự sáng tạo ; chính tả hình thức trình bày bài văn, 
-GV nêu những HS viết đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động, có sự liên kết giữa các phần mở bài, kết bài hay 
+Những thiếu sót hạn chế. Nêu một vài VD cụ thể, nhưng tránh nêu tên HS .
+ Thông báo điểm số cụ thể 
- Giáo viên trả bài cho Học sinh .
1/HD HS chữa bài 
-HD HS chữa lỗi :
GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc. Giao việc cho các em :
+ Đọc lời nhận xét của GV. Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài.
 + Viết những lỗi vào phiếu học tập trong bài làm theo từng loại ( lỗi chinh tả, từ, câu, diễn đạt, ý và sửa lỗi )
 + Đổi bài làm, đổi phiếu bạn bên cạnh để soát lỗi,. Soát lại những việc sửa lỗi.
- GV theo dõi kiểm tra hs làm việc 
2/ HD chữa lỗi chung :
+ GV dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
+ Một số HS lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp. HS trao đổi bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu ( nếu sai).HS chép bài vào vở .
3/ HD HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay .
-GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay (hoặc ngoài lớp sưu tầm được )
-HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. Rút kinh nghiệm cho mình. Mỗi HS chọn một đoạn trong bài làm của mình, viết lại theo cách hay hơn .
3 . Củng cố dăn dò :
-Nhận xét tiết học.
Nhận xét chung về bài làm của HS 
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn của mình và chuẩn bị bài sau.
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học 
- 02 học sinh nêu lại tựa bài .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
-HS đọc lại đề bài 
- HS lớp theo dõi lắng nghe 
HS lắng nghe nhận xét , sửa chữa của giáo viên .
- Học sinh nhận bài kiểm tra xem lại những thiếu sót hạn chế mà giáo viên vừa nêu .
+ Đọc lời nhận xét của GV. Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài.
+ Viết những lỗi vào phiếu học tập trong bài làm theo từng loại ( lỗi chinh tả, từ, câu, diễn đạt, ý và sửa lỗi )
 + Đổi bài làm, đổi phiếu bạn bên cạnh để soát lỗi,. Soát lại những việc sửa lỗi.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- HS theo dõi , lắng nghe , ghi chép vào vở nháp .
-HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. Rút kinh nghiệm cho mình
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
.
==============T]T===============
TUẦN 28
ÔN TẬP ( Tiết 4)
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm được một số từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất , Vẻ đẹp muôn màu , Những người quả cảm (BT ,BT2); Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý . (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Phiếu kẻ sẵn bảng để HS làm BT1,2 – viết rõ nội dung các ý để HS dễ dàng điền nội dung 
-Bảng lớp ghi sẵn nội dung BT3a,b,c theo hàng ngang .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp : 
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài 
Tiết ôn tập hôm nay Cô sẽ giúp các em hệ thống hóa các từ ngữ đã học, luyện tập sử dụng các từ ngữ đó qua bài ôn tập tiết 4 .
Từ đầu HKII các em đã học những chủ điểm nào :
+ Bài tập 1-2 : ghi lại các từ ngữ, thành ngữ tục ngữ đã học trong tiết MRVT thuộc + 3 chủ điểm : Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm 
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS lập bảng tổng kết vốn từ, vốn thành ngữ, vốn tục ngữ thuộc 1 chủ điểm, phát phiếu và kẻ bảng cho các nhóm làm bài 
Lời giải : 
Người ta là hoa đất
Từ ngữ : tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài đức, tài năng, tài ba .
- Những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh 
Vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, cường tráng, dẻo dai ,
- Những hoạt động có lợi cho sức khỏe : Tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, ăn uống điều đọ, nghỉ ngơi, nghỉ mát, du lịch, giả trí ,
Vẻ đẹp muôn màu
-đẹp, đẹp đẽ, đậm đà, xinh, xinh đẹp, rực rỡ, lộng lẫy,
- thùy mị, dịu dàng, nết na, đằm thắm, đôn hậu, chân thực, chân tình, lịch sự, tế nhị, khảng khái, khí khái ,
-Tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, kì vĩ hùng vĩ, hoành tráng.
-Xinh xắn, xinh đẹp xinh tươi, đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha ,
Tuyệt vòi, tuyệt diệu , tuyệt trần, mê hồn, mê li, không tả xiết, không tưởng tượng đựơc, như tiên,
Những người quả cảm
-Gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, táo bạo, quả cảm ; nhát, nhút nhát, nhát gan, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược ,..
-Tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm xông lên, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật,
Bài tập 3 : ( chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống )
-Gọi HS tiếp nối đọc yêu cầu BT3 
-HD HS thử lần lượt điền vào chỗ trống các từ cho sẵn sao cho phù hợp. HS làm vào vở 
-GV treo bảng phụ viết sẵn ND BT – mời HS lên làm, mỗi em làm 1 ý . 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
4. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học đánh giá những HS thực hiện tốt trong tiết học .
- Về nhà làm hoàn chỉnh đoạn văn. 
-HS về nhà làm BT3 chuẩn bị bài sau .
Hát - ổn định lớp , để vào tiết học . 
- 02 học sinh nêu lại tựa bài .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
- Học sinh trả lời : 
+ 3 chủ điểm : Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm 
-1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng – lớp đọc thầm 
- HS mỗi nhóm mở SGK, tìm lời giải các BT trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vào các cột tương ứng.
Đại diện nhóm dán kết quả làm lên bảng – trình bày kết quả – lớp nhận xét chấm điểm 
 Thành ngữ – tục ngữ
 * Người ta là hoa đất .
 * Nước lã mà vã nên hồ 
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan .
 * Chuông có đánh mới kêu . 
 Đèn có khèu mới tỏ .
 * Khỏe như voi ( như voi, như trâu, như hùm, như beo)
 * Nhanh như cắt ( như gió, chớp, điện, sóc )
* Ăn được ngủ được là tiên , 
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo .
 * Mặt tươi như hoa .
 * Đẹp người đẹp nết 
 * Chữ như gà bới 
 *Tốt gỗ hơn tốt nước sơn .
 *Người thanh tiếng nói cũng thanh.
 Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu 
 * Cái nết đánh chết cái đẹp .
 * Trông mặt mà bắt bình dong .
 Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon .
 * Vào sinh ra tử .
 * Gan vàng dạ sắt .
-1 HS đọc yêu cầu BT 3.
- 1 HS đọc thành tiếng – lớp đọc thầm 
- HS làm vào vở – Báo cáo kết quả 
 Lời giải :
a/ Một người tài đức vẹn toàn .
 nét chạm trổ tài hoa .
 phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ .
b/ Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt .
Những kỉ niệm đẹp đẽ .
c/ Một dũng sĩ diệt xe tăng .
Có dũng khí đấu tranh .
Dũng cảm nhận khuyết điểm .
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
=========ùù========
TẬP LÀM VĂN 
KIỂM TRA (Tiết 8)
-Kiểm tra chính tả, tập làm văn.
 -GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của BGH và tổ chuyên môn 
nhà trường
=========ùù========

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV lop 4 tuan 2929 CKTKN.doc