Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 29 năm 2012

Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 29 năm 2012

Tập đọc: ĐƯỜNG ĐI SA PA Tuần 29

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm ; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yâu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời được các câu hỏi thuộc lòng 2 đoạn cuối của bài).

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 15 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 29 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
 Tập đọc: ĐƯỜNG ĐI SA PA Tuần 29
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm ; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yâu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời được các câu hỏi thuộc lòng 2 đoạn cuối của bài).
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gọi HS đọc bài Con Sẻ trả lời câu hỏi SGK
2. Bài mới:
a/ Luyện đọc
 - GV giúp HS xác định từng đoạn văn & nội dung của mỗi đoạn.
 - Giúp HS hiểu từ ngữ trong bài, chú ý đọc nghỉ hơi đúng chỗ các câu dài.
 - Gv đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
 + Mỗi đoạn văn trong bài là 1 bức tranh đep về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy?
 + Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?
 + Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ Món quà kì diệu của thiên nhiên”
+ Bài văn thể hiện tình cảm của Sa Pa với tác giả như thế nào?
c/ Luyện đọc diễn cảm:
 - GV HD học luyện đọc & đọc diễn cảm 1 đoạn “Xe chúng tôi  lướt thướt liễu rủ”
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Xem bài Trăng ơitừ đâu đến?
 - 3 HS trả bài
- HS xác định từng đoạn của bài 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- HS đọc từ ngữ
- Luyện đọc theo cặp
- 1 HS luyện đọc cả bài
- HS đọc từng đoạn và miêu tả
+ những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa, cảnh phố huyện rất vui mắt rực rỡ màu sắc,
+ HS thảo luận nhóm đôi trình bày
 + Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi màu trong 1 ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
 + Tác giả ngưỡng mộ, háo hức .. Ca ngơi Sa Pa quả là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
- HS luyện đọc lại và đọc diễn cảm
- HS nhẩm thuộc lòng 2 đoạn cuối của bài
 Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG Tuần 29
I. Mục tiêu:
 - Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
 - Giải được bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó”
II. Đồ dùng học tập: Phiếu học tập, bảng phụ
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS giải bài tập 3 (VBT) ở tiết trước 
2.Bài mới: HD HS luyện tập
Bài 1/149( a,b ): Cho HS làm bảng con
Bài 3/149HS đọc đề và phân tích đề
- Gọi 1 HS lên bảng - lớp làm VBT
Bài 4/149 Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài
- Cho HS làm bài theo nhóm
Bài 5/149 Cho HS khá, giỏi làm 
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Xem trước bài Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó
- HS trả bài
- 4 HS-làm bảng- lớp làm bảng con
- Đọc và phân tích đề
+ Bài toán thuộc dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó 
* Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ 2 nên số thứ nhất bằng 1/7 số thứ 2
- 1 HS lên bảng - lớp làm VBT
 Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là
1 = 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất là: 1080 : 8 = 135
 Số thứ hai là: 1080 – 135 = 945
HS làm bài vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 Bài giải : 
Tổng số phần bằng nhau là
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng HCN là:
125 : 5 x 2 = 50 (m)
Chiều dài HCN là
125 – 50 = 75 (m)
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Toán: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I.Mục tiêu: 
 - Biết cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó”
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ , phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS giải bài tập 2 VBT
2.Bài mới: 
a/Bài toán 1(SGK) : 
- GV HD HS phân tích đề
- GV HD HS vẽ sơ đồ như SGK
- Gợi ý để HS tìm 
+ Hiệu số phần bằng nhau
+ Tìm giá trị của 1 phần
+ Tìm số bé
+ Tìm số lớn
*GV HD HS có thể giải gộp như SGK
b/Bài toán 2: Tiến hành như bài toán 1
3.Thực hành:
Bài 1/150 
- Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài
- GV HD HS vẽ sơ đồ rồi giải
- Cho HS làm bài vào VBT
 Bài 2, 3/150 ( Cho học sinh khá, giỏi làm)
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Xem trước bài Luyện tập
HS trả bài
 - HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài
- HS vẽ sơ đồ như SGK
 - HS giải bảng - lớp giải vở nháp 
 Giải:
 Hiệu số phần bằng nhau:
 5- 3 = 2 ( phần)
 Giá trị của 1 phần: 24 : 2 = 12
Số bé là: 12 x 3 = 36
Số lớn là: 12 x 5 = 60
- HS vẽ sơ đồ rồi giải như SGK
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài
- 1 HS lên bảng - lớp làm VBT
giải
 Hiệu số bằng nhau là 
 5 – 2 = 3 (phần)
Số thứ nhất là: 123 : 3 x 2 = 82 
 Số thứ hai là 82 + 123 = 205 
Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ : DU LỊCH – THÁM HIỂM Tuần 29
I.Mục tiêu: 
 - Hiểu các từ du lịch, thám hiển (BT1, BT2) ; bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3 ; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
2. Bài mới:
Bài 1/105: 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi - trình bày
- Gv nhận xét chốt lại ý đúng
Bài 2/105 
- GV nhận xét chốt lại lời giải
Bài 3/105 
 - Cho HS thảo luận theo nhóm trình bày
 - GV chốt ý : Đi một ngày đàng học một sang khôn nghĩa là : Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sé khôn ngoan, trưởng thành hơn. / Chịu khó đi đây đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết.
Bài 4/105 
- Tổ chức HS làm bài dưới hình thức trò chơi “Đố bạn”
 - GV hướng dẫn học sinh cách chơi
 - GV nhận xét ghi điểm
3. Củng cố Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Xem bài Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm đôi – trình bày
- Ý b là ý đúng
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài 
- HS trả lời miệng
- Ý đúng là ý c
- HS đọc đề bài 
- HS làm bài theo nhóm lớn- đại diện các nhóm trình bày 
- HS tham gia trò chơi – 2 đội mỗi đội 4 bạn
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012
Tập đọc: TRĂNG ƠI .. TỪ ĐÂU ĐẾN? Tuần 29
I.Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu mến, tình cảm của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 3,4 khổ thơ trong bài)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Đường lên Sa Pa 
2.Bài mới: 
a/ Luyện đọc 
- GV giảng từ khó hiểu.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiếu bài 
 + Trong 2 khổ thơ đầu trăng được so sánh với cái gì?
+ Vì sao tác giã nghĩ trăng trừ cánh đồng xa, từ biển xanh?
+ Trong mỗi khổ thơ tiếp theo vầng trăng được gắn với 1 đối tượng cụ thể. Đó là những gì? Những ai?
- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
c/ Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
- HD HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 2,3 của bài thơ và nhẩm HTL bài thơ
3. Củng cố Dặn dò:
- Nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học
- Xem bài Hơn một nghìn ngaỳ vòng quanh Trái Đất
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- HS đọc từ ngữ
- Luyện đọc theo cặp
- 1 HS luyện đọc cả bài
+ Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá.
+ Vì trăng hồng như quả chín treo lơ lửng trước nhà ; trăng từ biển xanh đến vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
+ sân chơi, quả cầu, chú Cuội, đường hành quân,.
+ Tác giả yêu trăng, yêu mến , tự hào về quê hương đất nước, cho rằngđất nước
- HS luyện đọc diễn cảm ,thi đọc diễn cảm 
- Nhẩm HTL bài thơ – thi học thuộc lòng bài thơ
 Thứ tư ngày28 tháng 3 năm 2012
Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 - Giải được bài toán về Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Bài cũ:
Nêu các bước giải toán về Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Làm bài 2,3/69VBT
2. Bài mới:
a/ Luyện tập
 Bài 1/151
- Yc HS đọc đề bài và tự làm bài
Bài 2/151
Yc HS đọc đề bài và tự làm bài
3. Củng cố Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Xem bài Luyện tập (tt)
- 2HS thực hiện 
HS xác định dạng toán 
HS làm bài vào VBT
 Hiệu số phân bằng nhau là
3 – 1 = 2 (phần)
 Số bé là: 85 : 5 x 3 = 51
 Số lớn là: 85 + 51 = 136
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
giải
Hiệu số bằng nhau là 
5 – 3 = 2 (phần)
Số bóng đèn màu là:
 250 : 2 x 5 = 625 (bóng)
Số bóng đèn trắng là:
 625 – 250 = 375 ( bóng )
 Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012
Tập làm văn: ÔN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI Tuần 29
I.Mục tiêu:
- Viết được bài văn miêu tả cây cối đủ ba phần. Diễn đạt thành câu, rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy.
 II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ và 1 số tranh ảnh về các loại cây thông thường.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: 
2. Bài mới: HD HS luyện tập
Đề bài : Tả một cây bóng mát.
-Cho hs nhắc lại dàn ý của một bài văn miêu tả cây cối.
- Đọc đề bài và phân tích đề 
- Cho hs nêu ý chính của từng bộ phận.
- Cho hs làm bài vào vở
- GV chấm một vài bài
-Nhận xét, sửa chữa 
.
3. Củng cố Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Xem bài Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
HS đọc đề 
Vài HS nêu dàn ý 
HS nêu những ý chính cần tả : Thân cây, cành , tán lá, hoa ,trái, chim chóc, nắng, gió,
HS làm bài vào vở
Vài em đọc bài làm của mình trước lớp.
 Thứ năm ngày29 tháng 3 năm 2012
Toán: LUYỆN TẬP Tuần 29
I. Mục tiêu:
 - Giải đượcbài bài toán Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
 - Biết nêu bài toán: Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó theo sơ đồ cho trước.
II. Các đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: 
2. Bài mới:
a/ Luyện tập:
Bài 1/ 151
*Lưu ý: Các bài toán dạng tìm 2 số khi biết hiều tỉ, nếu tỉ số có dạng 1/n (1>0) nhắc HS tìm SB trước vì SB chính là gt của 1 phần bằng nhau
Bài 3/151
Bài 4/151
3. Củng cố Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Xem bài Luyện tập
- HS vẽ sơ đồ rồi giải
Hiệu số phần bằng nhau:
 3- 1= 2 (phần)
Số bé là: 30: 2 = 15
Số lớn là: 15+ 30 = 45
 Đáp số: SL: 45; SB: 15
Hoạt động nhóm.
HS làm VBT, 1 HS lên bảng.
 Hiệu số phần bằng nhau là:
 4-1 =3 (phần).
 Số gạo nếp là: 540 : 3 = 180 (kg)
 Số gạo tẻ là: 180 + 540 = 720 (kg)
 Đáp số: Gạo tẻ: 720 (kg)
 Gạo nếp: 180(kg).
HS nêu đề bài và giải vào vở
 Hiệu số phần bằng nhau:
 6-1 = 5 (phần).
 Số cây cam là: 170: 5 = 34 (cây)
 Số cây dừa là : 34+ 170 = 204 (cây)
 Đáp số: Cây dừa: 204 (cây)
 Cây cam: 34 (cây).
Thứ năm ngày31 tháng3 năm 2011
Luyện từ và câu: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ T29
I. Mục tiêu:
 - Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND ghi nhớ).
 - Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1,2,mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống cho trước (BT4).
GDKNS : Giao tiếp: Ứng xử, thể hiện sự cảm thông.Thương lượng- Đặt mục tiêu
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Bài cũ:
Thế nào là du lịch, thám hiểm? Đặt câu với từ du lịch, thám hiểm.
2-Bài mới:
a/Nhận xét
- Tìm những câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẫu chuyện trên.
- Nhận xét về cách yêu cầu đề nghị của Hùng và Hoa.
- Thế nào là lịch sự khi yêu cầu đề nghị?
b. Ghi nhớ
c. Luyện tập
Bài 1: 
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2: Tổ chức tương tự bài 1
Bài 3:
Bài 4:Cho HS làm vào PBT
3 . Nhận xét tiết học
Vì sao phải giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi?
- 2 HS trả bài.
- HS đọc mẩu chuyện và trả lời câu hỏi.
- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học.
+ Vậy, cho mượn bơm, tôi bơm lấy vậy.
+ Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé.
Hùng yêu cầu bất lịch sự với bác Hai.
Hoa yêu cầu lịch sự
- Lời yêu cầu đề nghị phù hợp với quan hệ giữa người nói với người nghe,có cách xưng hô phù hợp
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- HS đọc đề bài, 2-3 học sinh đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, lựa chọn cách nói lịch sự ( cách b và c).
- HS thảo luận và nêu miệng cách b, c, d là cách nói lịch sự.
- HS nêu miệng
+ Lan ơi, cho tớ về về với! lời nói lịch sự
+ Cho đi nhờ một cái! Câu bất lịch sự
- Các câu còn lại tổ chức cho học sinh so sánh tương tự.
- HS viết các câu khiến vào PBT
- HS nối tiếp nhau đặt câu khiến đã đặt.
 Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
Tập làm văn: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT Tuần 29
 I. Mục tiêu
 - Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật.
 - Biết vân dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà ( mục III).
II. Đồ dùng dạy học
 - HS chuẩn bị tranh minh họa về một con vật mà mình yêu thích.
 - Giấy khổ to và bút dạ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: 
 - Gọi 3 HS đọc tin và tóm tắt tin các em đã đọc trên báo Nhi đồng hoặc Thiếu niên tiền phong.
2-Bài mới:
a/ Hướng dẫn làm bài tập
 - Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài văn con mèo hung và các yêu cầu.
 - Em đã học những kiểu bài miêu tả nào?
 + Bài văn có mấy đoạn?
 + Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì?
 + Bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì
b/ Luyện tập
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
 - Gọi HS dùng tranh minh họa giới thiệu con vật mình sẽ lập dàn ý tả.
 -Yêu cầu HS lập dàn ý
 + Dàn ý cần cụ thể, chi tiết về hình dáng, hoạt động của con vật
 3. Củng cố - dặn dò : 
 + Bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
Bài sau: Luyện tập quan sát con vật
-3 HS thực hiện yêu cầu
+ Các loại bài văn đã học: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối.
+ Bài văn miêu tả thường có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
HS thảo luận và nêu
Đoạn 1: Giới thiệu con mèo định tả
Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo
Đoạn 3: Tả hoạt động, thói quen của con 
mèo
Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS lập dàn ý theo nhóm và trình bày trước lớp
Thứ năm ngày 29 tháng3 năm 2012
Kể chuyện: ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG Tuần 29
I. Mục tiêu:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn và Kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của con ngựa trắng rõ ràng, đủ ý (BT1).
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện(BT2).
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ ở SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
 - Gọi 1 HS kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm.
2.Bài mới:
HĐ1: GV kể chuyện
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2 kết hợp tranh
HĐ2:HS kể
- Ngựa Con là chú ngựa như thế nào?
- Đại Bàng Núi có gì lạ mà ngựa con ao ước?
- Anh Đại Bàng nói với ngựa con điều gì?
- Chuyện gì xảy ra khi ngựa con đi với anh Đại Bàng Núi?
- Anh Đại Bàng đã làm gì khi ngựa con gặp nạn?
- Ngựa Trắng đã có cánh như thế nào?
HĐ nối tiếp:
- Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng những gì?
Bài sau:Kể chuyện đã nghe đã đọc
-1 HS kể chuyện trước lớp. Cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
-Tranh 1: Mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau.
-Tranh 2: Ngựa Trắng ao ước có cánh để bay được như Đại Bàng Núi. Đại Bàng Núi bảo Ngựa Trắng muốn có cánh thì phải đi tìm, đừng quấn quýt bên mẹ cả ngày.
-Tranh 3: Ngựa Trắng xin phép mẹ đi tìm cánh.
-Tranh 4: Ngựa Trắng gặp Sói Xám và bị Sói Xám dọa ăn thịt.
-Tranh 5: Đại Bàng Núi cứu Ngựa Trắng.
-Tranh 6: Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng
-..quấn quýt bên mẹ
-...đôi cánh
-muốn có cánh thì phải đi tìm.
-..Ngựa Trắng gặp Sói Xám và bị Sói Xám dọa ăn thịt
-..Đại Bàng Núi cứu Ngựa Trắng.
- HS thi kể chuyện trước lớp
Ngựa Trắng biết được thêm nhiều điều và khám phá được sức mạnh của bốn vó khiến nó chạy nhanh chẳng kém gì cánh bay của Đại Bàng.
 Thứ sáu ngày30 tháng 3 n ăm 2012
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG Tuần 29
I/ Mục tiêu	
- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
II/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1-Bài cũ:
2-Bài mới:
a/ Luyện tập
Bài 2/152
- YC HS đọc đề bài và nêu tỉ số của hai số
Bài 3/152
- HS khá, giỏi làm
Bài 4/152
- Nêu cách giải một bài toán tổng tỉ.
3. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Bài sau: Luyện tập chung
- 2HS thực hiện
-HS biết được số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
 Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là 
10 – 1 = 9 (phần)
Số thứ hai là: 738 : 9 = 82
Số thứ nhất là: 82 + 738 = 820 
Đáp số: 82,820
 Tống số túi gạo là
10 + 12 = 22 (túi)
Mỗi túi gạo nặng là
220 : 22 = 10 (kg)
Số gạo nếp nặng là
10 x 10 = 100 (kg)
Số gạo tẻ nặng là
12 x 10 = 120 (kg)
Đáp số: nếp:100kg
 tẻ: 120 kg
- 1HS làm bảng, cả lớp làm VBT
Tổng số phần bằng nhau là
5 + 3 = 8 (phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là
840 : 8 x 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường dài là
840 – 315 = 525 (m)
Đáp số: 315m.525m.
 Thứ năm ngày 29 tháng3 năm 2012
Chính tả : AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4,? Tuần 29
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
 - Viết đúng tên riêng nước ngoài
 - Làm đúng BT3 ( kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh được bài tập), hoặc bài tập chính tả phương ngữ (2) a /b.
II. Đồ dùng dạy học
 - Giấy khổ to viết sẵn bài tập 3
III.Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- GV đọc HS viết: nắng gắt, trắng muốt, gió thoảng, tản mát.
2.Bài mới:
HĐ1 : HD HS nghe viết
GV đọc bài chính tả
+ Em hãy nêu nội dung của câu chuyện?
- Cho HS luyện viết các tên riêng nước ngoài
GV đọc bài cho HS viết bài vào vở
GV đọc lại HS soát lỗi
Gv chấm bài nhận xét 
HĐ2: Luyện tập
Bài2: Gv nêu yêu cầu của bài tập 
- Cho HS làm VBT
- GV nhận xét chữa bài như SGV/ 186
Bài tập 3: 
GV nêu yêu cầu của bài 
+ Em hãy nêu tính khôi hài của truyện?
3. Nhận xét tiết học:
1 hS viết bảng- lớp viết vào bảng con
- HS đọc lại bài viết
+ Giải thích các chữ số 1,2, 3, 4, . Không phải do người A Rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn người Ấn Độ khi sang Bát-đa ngẫu nhiên truyền bá 1 bản thiên văn có các chữ cổ Ấn Độ 1,3,3,4,
- HS luyện viết bảng con
- HS viết bài vào vở
- HS soát lỗi
- HS làm bài vào VBT
- HS đọc thầm câu chuyện Trí nhớ tốt và làm bài tập.
+ Hè tới lớp chúng ta sẽ đi căm trại.
+ Đức vau hạ lệnh xử trảm kẻ gian ác.
* Nghếch mắt , châu Mĩ, kết thúc , 
 Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
 LUYỆN TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN ĐỌC
Rèn đọc diễn cảm, trôi chảy bài Đường đi Sa Pa Và nắm lại nội dung bài.
Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi
Cho vài nhóm thi đọc.
Nhận xét – Tuyên dương
Cho HS trả lời các câu hỏi ở SGK
Nêu nội dung chính của bài.
Cho HS học thuộc lòng đoạn cuối của bài.
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012
LUYỆN TOÁN : ÔN TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
Củng cố và rèn kĩ năng giải toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 1: Một cửa hàng bán trong hai ngày được 560 m vải.Biết rằng ngày thứ nhất bán được số vải bằng 2/3 số vải của ngày thứ hai.Hỏi mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải ?
Bài 2 : Tổng của hai số là 456, số lớn gấp đôi số bé. Tìm hai số đó.
Cho hs làm bài vào vở luyện
2 HS lên bảng giải
Nhận xét 
Củng cố : Cho hs nhắc lại các bước giải loại toán này.
Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2012
LUYỆN TIẾNG VIỆT : ÔN CHÍNH TẢ
Cho hs viết chính tả một đoạn của bài Đường đi Sa Pa
-Cho hs nêu từ khó viết
-Cho hs viết từ khó vào bảng con
- Đọc cho hs viết đoạn văn vào vở
- Đọc dò soát lại bài 
- Hướng dẫn chấm : HS đổi vở để chấm
- Cho hs làm thêm bài tập chính tả ở SGK
-Nhận xét
 Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
SINH HOẠT : SINH HOẠT LỚP
I-Nhận xét, đánh giá tuần 29:
- Các tổ trưởng nhận xét 
- Lớp phó học tập, lao động , văn thể mĩ nhận xét , đánh giá
- Lớp trưởng đánh giá 
- GV đánh giá chung : Nề nếp học tập tương đối tốt. Kết quả thi gữa kì 2 không có HS yếu nhưng vẫn còn một số em làm bài chậm, bài làm còn sai sót do chủ quan.
- Vệ sinh cá nhân chưa tốt , còn vài em tóc dài , áo quần chưa gọn gàng.
II- Phổ biến công tác tuần đến ( tuần 30 ) :
Tập trung nâng cao chất lượng học tập cũng như nề nếp .
Thường xuyên bồi dưỡng hs giỏi và phụ đạo hs yếu
Tham gia thi Vở sạch chữ đẹp và HS giỏi do nhà trường tổ chức.
Tham gia các hoạt động đội và NGLL
Hoàn thành hồ sơ chi đội
Tổng kết công tác tháng 3
III- Sinh hoạt tập thể : Hát tập thể

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29(2).doc