Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 33 - Trường học An Lập

Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 33 - Trường học An Lập

Tiết 65: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI ( tiếp theo)

 I. Mục tiêu:

 - Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật ( nhà vua, cậu bé)

 - Hiểu nội dung: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, tthoát khỏi nguy cơ tàn lụi. ( trả lời được các câu hỏi SGK)

 - Giáo dục HS sống vui vẻ, yêu đời.

 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.

 II. Đồ dùng dạy - học

 - GV: Bảng phụ nghi đoạn văn cần luyện đọc, tranh minh hoạ

 - HS: SGK Tiếng Việt

 III. Các hoạt đọng dạy - học

 1. Giới thiệu bài

 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:

 a. Luyện đọc:

 - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài; đoạc 2, 3 lượt

 - GV hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện, lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai ( lom khoam, dải rút, dễ lây, tàn lụi,.); giải nghĩa từ khó trong bài ( tóc để trái đào, vườn ngự uyển)

 - HS luyện đọc theo cặp; gọi một, hai em đọc cả bài. Rút ra cách đọc.

 - Giáo viên đọc lại bài văn.

 

doc 18 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 33 - Trường học An Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Thứ hai, ngày 16 tháng 4 năm 2012
Sáng tập đọc 
Tiết 65: Vương quốc vắng nụ cười ( tiếp theo)
 I. Mục tiêu:
 - Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật ( nhà vua, cậu bé) 
 - Hiểu nội dung: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, tthoát khỏi nguy cơ tàn lụi. ( trả lời được các câu hỏi SGK)
 - Giáo dục HS sống vui vẻ, yêu đời.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.
 II. Đồ dùng dạy - học
 - GV: Bảng phụ nghi đoạn văn cần luyện đọc, tranh minh hoạ
 - HS: SGK Tiếng Việt
 III. Các hoạt đọng dạy - học
 1. Giới thiệu bài
 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a. Luyện đọc:
 - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài; đoạc 2, 3 lượt
 - GV hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện, lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai ( lom khoam, dải rút, dễ lây, tàn lụi,..); giải nghĩa từ khó trong bài ( tóc để trái đào, vườn ngự uyển)
 - HS luyện đọc theo cặp; gọi một, hai em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. 
 - Giáo viên đọc lại bài văn. 
 b. Tìm hiểu bài: GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, GV nhận xét chốt lại ý đúng.
 + Cậu bé phát hiện ta những chuyện cười ở đâu? (ở xung quanh cậu: ở nhà vua – quên lau miệng bên mép vẫn dính một hạt cơm; ở quan coi vườn ngự uyển – trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở, ở chính mình – bị quan ngự uyển đuổi , cuống cuồng quá nên đớt giải rút)
 + Vì sao những chuyện ấy lại buồn cười? (vì những chuyện cười đầy bất ngờ và trái với tự nhiên: trong buổi thiết triều nghiêm trang nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính hạt cơm, quan coi vườn ngự Uyển lại dấu quả táo đang cắn dở )
 + Bí mật của tiếng cười là gì? (Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những mâu thuẫn, bất ngờ trái ngược với cái nhìn vui vẻ lạc quan.)
 + Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ? (Tiếng cười như có phép màu làm cho mọi gương mặt đều rạng ngời, tươI tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.)
 - Học sinh rút ra đại ý của bài. GV nhận xét và ghi bảng như mục I.
 c. Luyện đọc diễn cảm 
 - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn “Tiếng cười dễ lây ... thoát khỏi nguy cơ tàn lụi”
 - HS luyện đọc theo nhóm. HS thi đọc diễn cảm
 - GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất.
 - GV mời tốp 5 HS đọc diễn cảm toàn bộ truyện ( phần1, 2) theo các vai: người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua, cậu bé.
 3. Củng cố dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn về nhà luyện đọc nhiều.
Toán
Tiết 161: ôn tập về các phép tính với phân số( tiếp theo)
 I- Mục tiêu: 
 - Thực hiện được nhân, chia phân số.
 - Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
 - Yêu thích môn học 
 - Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
 II- Đồ dùng dạy- học
 - GV: Bảng học nhóm BT2, bút dạ; HS: Vở ô li, nháp, bút
 III- Các hoạt động dạy- học
 1, Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC giờ học
 2, Hướng dẫn HS ôn tập:
 *Bài 1: Tính
 - HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu
 - HS làm bài rồi trình bày bài, nhác lại cách thực hiện, giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng:
 a); . ; ; ; b) ; . ; ; ; c) ; . ; ; 
 *Bài 2: Tìm x
 - HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở.
 - HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, số bị chia và số chia.
 - HS trình bày bài làm, nhận xét. GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng.
 a) x = b) : x = c) x : = 22
 x = : x = : x = 22 
 x = x = x = 14
 *Bài 4: 
 - HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu, GV hướng dẫn HS phân tích tìm hiểu bài toán
 - HS làm vở, giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh:
Bài giải
a, Chu vi của tờ giấy hình vuông là: 4 = (m)
 Diện tích của từ giấy hình vuông là: = ( m2)
 Đáp số: m, m2.
 3. Củng cố - Dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm phần bài tập còn lại
đạo đức
Tiết 33: Dành cho địa phương 
 Làm vệ sinh môi trường
 I. Mục tiêu: 
 - HS thực hành làm vệ sinh môi trường
 - Các em tham gia làm vệ sinh trong trường, đường làng, vệ sinh trong đền Vua Bà.
 - Rèn tác phong lao động cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học 
 - GV và HS: Các dụng cụ vệ sinh.
 III. Các hoạt động dạy học.
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số biển báo giao thông mà em đã được học?
- Giới thiệu bài.
 HĐ2: Tìm hiểu vì sao tham gia làm vệ sinh môi trường
- GV hỏi HS lí do em tham gia làm vệ sinh môi trường là gì?
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV. GV nhận xét và kết luận.
*Kết luận: Muốn cho môi trường của chúng ta luôn sạch đẹp thì mọi người dân không phân biệt già trẻ lớn bé đều phẩi có ý thức giữ vệ sinh môi trường chung và đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ đường làng ngõ xóm...
 HĐ3: HS thực hành làm vệ sinh môi trường.
 - GV tập hợp lớp dưới sân trường và phân công nhiệm vụ cho từng tổ.
 + Tổ 1 làm vệ sinh từ cổng trường ra đến đường rẽ vào trường.
 + Tổ 2 làm vệ sinh từ cổng trường vào đến đường rẽ vào chùa.
 + Tổ 3 quét dọn vệ sinh trong chùa
- Các tổ nhận nhiệm vụ phân công và thực hiện dọn vệ sinh.
- GV quan sát lớp và cùng tham gia làm vệ sinh
 HĐ4: Đánh giá kết quả
- GV cùng lớp trưởng kiểm tra lại toàn bộ phần việc của các tổ.
- GV nhận xét buổi làm vệ sinh của từng tổ
- GV nhận xét đánh giá chung, tuyên dương những tổ và cá nhân có ý thức tốt
- HS thu dọn dụng cụ lao động và làm vệ sinh cá nhân.
 HĐ nối tiếp
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tuyên truyền và thực hiện tốt việc làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
- Chuẩn bị tốt cho tiết học sau.
Thứ ba, ngày 17 tháng 4 năm 2012
Sáng Toán
Tiết 162: ôn tập về các phép tính với phân số ( tiếp theo)
 I, Mục tiêu:
 - Tính giá trị của biểu thức với các phân số.
 - Giải được bài toán có lời văn với các phân số.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS. 
 II, Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ BT 1; HS: Vở ô li, nháp, SGK toán
 III, Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
 2. Hướng dẫn HS ôn tập.
 *Bài 1: Tính 
 - HS nêu yêu cầu bài.
 + Muốn nhân một tổng với một số ta có thể làm theo những cách nào ? Khi muốn chia một hiệu cho một số thì ta có thể làm như thế nào ? GV yêu cầu HS áp dụng các tính chất trên để làm bài. HS lên bảng làm bài cá nhân ra nháp, 2 HS làm vào bảng phụ. 
 - HS trình bày bài, nhận xét. GV chốt lại kết quả đúng:
 a, ( + ) = = = ; c, ( - ) : = : = = 
 *Bài 2: Tính
- GV viết lên bảng phần b sau đó yêu cầu HS nêu cách làm của mình.
 - GV yêu cầu HS nhận xét các cách mà bạn đưa ra cách nào là thuận tiện nhất.
 - HS làm bài vào vở, đổi vở nhận xét, GV chốt lại kết quả đúng:
 b, : = : = = 2
 *Bài 3: 
 - GV gọi một HS đọc bài toán. GV hướng dẫn HS giải:
 + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 
 + Để biết số vải còn lại may được bao nhiêu cái túi chúng ta phải tính được gì?
 - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá.
Bài giải
Đã may đo hết số mét vải là: 20 = 16 ( m)
 Còn lại số mét vải là: 20 – 16 = 4 ( m )
 Số cái túi may được là: 4 : = 6 ( cái túi)
 Đáp số: 6 cái túi
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà làm bài tập trong vở BT toán.	
Khoa 
Tiết 65: quan hệ thức ăn trong tự nhiên
 I. Mục tiêu 
 - Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
 - HS kể ra được mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.
 - Có ý thức học tập tốt môn học.
 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Hình trang 130,131 SGKGiấy A0; HS: SGK Khoa học, bút vẽ
 III. Các Hoạt động dạy - học 
 * Giới thiệu bài
 1.Hoạt động 1: Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.
 * Mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên thông qua quá trình trao đổi chất của thực vật.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 130 SGK
 + Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình.
 + Tiếp theo, GV yêu cầu HS nói về: ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ.
 - GV giảng cho HS hiểu, GV có thể gợi ý: Để thể hiện mối quan hệ về thức ăn, người ta sử dụng các mũi tên. Trong hình 1 trang 130: Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các-bô-níc được cây ngô hấp thụ qua lá.
 + Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
 Bước 2: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
 + “Thức ăn” của cây ngô là gì? Từ những “thức ăn” đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây.
 * GV kết luận: Thực vật trực tiếp hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.
 2.Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
 *Mục tiêu:Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc cả lớp
 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật thông qua một số câu hỏi: Thức ăn của châu chấu là gì? (Lá ngô)
 + Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì? (Cây ngô là thức ăn của châu chấu)
 + Thức ăn của ếch là gì? (Châu chấu)
 + Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì? (Châu chấu là thức ăn của ếch).
 Bước 2: Làm việc theo nhóm 
 - GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
 - HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ.
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
 Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bầy trước lớp.
 * GV kết luận : Cây ngô 	 châu chấu 	ếch
 3. Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau
Chiều Tiếng việt (LT)
Luyện viết bài 23+2 4
 I, Mục tiêu:
 - HS viết đúng mẫu bài 23 và 24.
 - HS viết đẹp hai bài luyện viết.
 - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, ý thức học tốt môn học.
 - Rèn t thế ngồi viết cho HS.
 II, Đồ dùng dạy học:
 - GV: Mẫu chữ viết
 - HS: Vở Thực hành luyện viết tập 2, bút
 III, Các hoạt động dạy - học:
 * GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
 * Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện viết
 - GV đọc bài viết
Góc sân và khoảng trời
 Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
 Thấy trời xanh bếc mênh mông
 Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy...
 - HS đọc thầm lại bài viết
 - GV hỏi về nội dung bài viết.
 - GV nhắc HS chú ý các từ ngữ dễ viết ...  PS.
 - Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
 II- Đồ dùng dạy- học
 - GV: Bảng phu BT 3; HS: Vở ôn toán, nháp
 III- Các hoạt động dạy- học
 HĐ1: Thực hành
 *Bài 1(BT3/ 167). Rút gọn phân số:
 - HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài cá nhân, vài HS làm bảng. Một số HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. 
 *Bài 2( BT4/ 167): Quy đồng mẫu số các phân số:
 - 3HS làm bảng, lớp làm vở. Củng cố cách quy đồng MS các PS.
 a) và 
 Ta có:; 
b) và 
 Ta có: ; giữ nguyên phân số 
 c) và ; 
 Ta có: ; ; 
 *Bài 3( BT 4/ 168)
 - HS đọc yêu cầu bài làm, nhận xét và nêu cách làm.
 - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở. GV chấm và chữa bài.
 Bài giải
 a) Diện tích xây bể nước chiếm là:
1 – () = (diện tích vườn hoa).
 b) Diện tích vườn hoa là: 20 15 = 300 (m2)
 Diện tích bể nước là: 300 = 15 (m2).
 Đáp số: a) diện tích vườn hoa
	 b) 15 m2.
HĐ2: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau. 
kể chuyện
Tiết 33: kể chuyện đã nghe, đã đọc 
 I, Mục tiêu:
 - Dự vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người; yêu cuộc sống. 
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - GV:Bảng lớp viết sẵn đề bài, tranh minh hoạ SGK. 
 - HS: SGK TV tập 2
 III. các hoạt động dạy học 
 A, Kiểm tra bài cũ: 
 - HS lên kể lại câu chuyện Khát vọng sống và nêu ý nghĩa của chuyện
 - GV và cả lớp nhận xét.
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
 2. Nội dung bài
 a.Tìm hiểu đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã nghe đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
 - Gọi HS đọc đề bài 
 - Phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
 - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý SGK.
 - GV gợi ý HS kể chuyện .
 - GV yêu cầu: Em hãy gới thiệu về câu chuyện hay nhân vật mình định kể cho các bạn cùng biết.
 b.Kể trong nhóm 
 - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
 - GV theo dõi chung.
 c.Kể trước lớp 
 - Tổ chức cho HS thi kể.
 - Khuyến khích HS hỏi bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa hành động của nhân vật, ý nghĩa truyện.
 - Gọi HS nhận xét bạn kể. 
 - GV nhận xét cho điểm HS kể tốt.
 3. Củng cố dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét giờ học.
 - Dặn học sinh chuẩn bị bài học sau.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 33: liên hoan cháu ngoan bác hồ
 I.Mục tiêu
 - Động viên, khuyến khích, ghi nhận thành tích của các cháu ngoan Bác Hồ.
 - Tạo điều kiện cho các cháu ngoan bác Hồ có thể chia sọc hỏi các kinh nghiệm học tập, rèn luyện.
 II. Quy mô hoạt động
 Tổ chức theo quy mô trường.
 III. Tài liệu và phương tiện:
 - GV: Sân khấu, phông, màn, cờ, hoa, khăn trải bàn, phần thưởng cho các cháu ngoan Bác Hồ.
 - HS: Bản báo cáo thành tích của một số cháu ngoan Bác Hồ; một số tiết mục văn nghệ
 IV.Các bước tiến hành
 1) Bước 1: Chuẩn bị
 - Nhà trường phổ biến kế hoạch tổ chức hoạt động tới học sinh các lớp
 - Mỗi lớp bình chọn 3-5 HS xuất sắc nhất đi dự liên hoan cháu ngoan Bác Hồ.
 - HS chuẩn bị viết báo cáo chia sẻ kinh nghiệm học tập, rèn luyện và chuẩn bị các tiết mục để tham gia trong Liên hoan.
 2) Bước 2: Tiến hành hoạt động
 - Sân trường trang trí đẹp với nhiều cờ, hoa và phông lớn mang dòng chữ “ Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ”
 - Văn nghệ chào mừng
 - Mở MC lên tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
 - GV tổng phụ trách lên đọc danh sách các cháu ngoan Bác Hồ của trường năm học này. Đọc đến tên em nào, em đó bước lên sân khấu.
 - Mời các vị đại biểu lên trao giấy chứng nhận và phần thưởng cho các cháu ngoan Bác Hồ.
 - Đại diện cháu ngoan Bác Hồ phát biểu cảm tưởng và chia sẻ với các bạn bè về kinh nghiệm học tập, rèn luyện của bản thân.
 - Phát biẻu của đại diện PHHS và nhà trường.
 - Chương trình liên hoan văn nghệ.
 3) Tổng kết
 - GV tập hợp học sinh và đưa các em về.
 - Dặn dò nhắc nhở học sinh đẻ chuẩn bị cho buổi học sau.
Thứ năm, ngày 19 tháng 4 năm 2012.
Sáng: Toán
Tiết 164: ôn tập về đại lượng
 I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố các đơn vị đo khối lợng và bảng các đơn vị đo khối lợng.
 - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lợng và giải các bài toán có liên quan.
 - Rèn thế tác phong học tập cho HS.
 II- Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng học nhóm.
- HS: Vở nháp, bút.
 III- Các hoạt động dạy- học
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại các đơn vị đo khối lợng theo thứ từ nhỏ dần và ngược lại.
 HĐ2: Thực hành
 *Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 - HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm cá nhân. HS trình bày bài nối tiếp, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố mqh của các đơn vị đo khối lợng.
1yến = 10 kg
1tạ = 100kg
1tấn = 1000kg
1tạ = 10 yến
1tấn = 10 tạ
1tấn = 100 yến.
 *Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 - HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm cặp vào nháp, đại diện 3 dãy làm vào phiếu học tập. HS trình bày bài, giải thích vì sao, HS nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
 a) 10yến = 100kg
 50kg = 5yến
 yến = 5kg
 1yến 8kg = 18kg
b) 5tạ = 50yến
 30yến = 3tạ
 1500kg = 15tạ
 7tạ 20kg = 720kg
c) 32tấn = 320tạ
 230tạ = 23tấn
 4000kg = 4tấn
 3tấn 25kg = 3025kg
 *Bài 4: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm vở.
Bài giải
Đổi 1kg 700g = 1700g
Cả bó rau và con cá cân nặng là:
 1700 + 300 = 2000 (g) = 2 (kg)
Đáp số: 2kg.
 HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: 
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau. 
Luyện từ và câu 
Tiết 66: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
 I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được trạng ngữ trong câu ( BT1, mục III);
 - Bước đầu biết dùng trạng ngữ trong câu ( BT 2, BT3)
 - Giáo dục HS ham thích học tập.
 - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ, phiếu khổ to
 - HS: Vở bài tập tiếng việt, bút.
 III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào? Đặt câu có trạng ngữ?
 B. Dạy học bài mới
 1. Giới thiệu bài
 2. Luyện tập
 *Bài 1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
 - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1. 
 - HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, 1 HS làm trên phiếu to. HS trình bày bài, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
 a) Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
 b) Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
 c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
 *Bài 2: 
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài suy nghĩ, trả lời, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 - Lời giải: Để lấy nước tưới ruộng cho đồng,...
 Vì danh dự của lớp,..
 Để thân thẻ khoẻ mạnh,...
 *Bài 3: Cho học trao đổi theo cặp rồi trình bày bài, giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng:
 a) Để mài răng cho mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
 b) Chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất để kiếm thức ăn.
 3. Củng cố dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học.
 - Dặn SH chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Tiết 33: Khai thác khoáng sản và hải sản
ở vùng biển Việt Nam
 I- Mục tiêu: 
 - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo( hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển,... ): Khai thác khoáng sản ( dầu khí, cát trắng, muối). Đánh bắt và nuôi trồng hảI sản. Phát triển du lịch.
 - Chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
 II- Đồ dùng dạy- học
 - GV: BĐ Khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp Việt Nam; Tranh ảnh về khai thác dầu khí; khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
 - HS: SGK Lịch sử và Địa lí
 III- Các hoạt động dạy- học
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - Biển nước ta có những tài nguyên nào? Chúng ta đã khai thác và sử dụng như thế nào?
 1- Khai thác khoáng sản
 HĐ2: Làm việc theo từng cặp
 Bước 1: HS dựa vào SGK, tranh, ảnh, vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi:
 + Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì?
 + Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển? ở đâu? Dùng để làm gì?
 + Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
 Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp và chỉ bản đồ treo tường các nơi đang khai thác khoáng sản (dầu khí, cát trắng) ở biển Việt Nam.
 GV: Hiện nay dầu khí của nước ta đang khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
 2- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
 HĐ3: Làm việc theo nhóm.
 Bước 1: HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản?
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
+ Trả lời các câu hỏi của mục 2 trong SGK.
+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
+ Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
 Bước 2: HS các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản.
 - GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta.
 - GV cho HS kể về những loại hải sản (cá, tôm, cua...) mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn. Gv kết hợp cho HS quan sát hình ảnh minh hoạ, nói tác dụng.
 - GV nêu nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển: đánh bắt cá bằng mìn, điện; vứt rác thải xuống biển; làm tràn dầu khi vận chuyển trên biển....
 HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài: GV gợi ý HS rút ra bài học cuối bài- HS đọc.
- GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập.
 ......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33(2).doc