Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 6

Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 6

Tập đọc : (T.11) NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY- CA

I-Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Giao tiếp : ứng xử lịc sự trong giao tiếp.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Xác định giá trị.

III-Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài học trong SGK.

IV- Các hoạt động dạy học:

 

doc 21 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 24 / 9 / 2012
Tập đọc : (T.11) NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY- CA 
I-Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Giao tiếp : ứng xử lịc sự trong giao tiếp.
- Thể hiện sự cảm thông.
- Xác định giá trị.
III-Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài học trong SGK.
IV- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Bài cũ: Gà Trống và Cáo
2-Bài mới:
HĐ1/
a-Luyện đọc: 
- Gv chia đoạn như SGV
- GV giải nghĩa từ khó hiểu.
b- Tìm hiểu bài:
- An-đrây- ca đã làm gì trên đường mua thuốc cho ông? 
- Chuyện gì xảy ra khi An-đrây- ca mang thuốc về nhà? 
- An-đrây- ca tự dằn vặt mình như thế nào? . 
- Câu chuyện cho thấy An-đrây- ca là một cậu bé như thế nào? 
- Nêu nội dung chính của bài
HĐ2/Luyện đọc diễn cảm 
 Thi đọc toàn bài theo cách phân vai
3- Củng cố - Dặn dò: 
 - Nếu đặt tên cho truyện em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì ? 
- Nhận xét tiết học
- Xem bài Chị em tôi
- HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi
- 1 hs đọc toàn bài.
- HS tìm từ khó đọc, từ khó hiểu.
- HS luyện đọc đoạn nối tiếp
- HS đọc theo nhóm, đọc cá nhân
- An- đrây- ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch.về nhà.
- An- đrây- ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời. 
- An- đrây- ca òa khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng mua thuốc về chậm mà ông chết.
+ An - đrây – ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi, bảo An – đrây – ca không có lỗi, nhưng An – đrây – ca tự dằn vặt mình.
-An- đrây- ca rất yêu thương ông, không 
 tha thứ cho mình. 
- HS nêu
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
- Chú bé An- đrây-ca.
- Tự trách mình. 
 Thứ hai ngày 24 / 9 / 2012
Toán : (T.26) LUYỆN TẬP 
I- Mục tiêu : Giúp HS : 
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ của bài 3.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài cũ: Biểu đồ(tt)
2- Bài mới: 
HĐ1/ Luyện tập
Bài 1/33
H/ Cả 4 tuần cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa?
H/ Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa?
Bài 2/33
- Tháng 7 có bao nhiêu ngày mưa?
- Tháng 8 có bao nhiêu ngày mưa?
- Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 bao nhiêu ngày?
- Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa?
- Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn số ngày mưa trung bình của ba tháng mấy ngày?
Bài 3/34 (HSG)
HĐ2/Củng cố - Dặn dò:
 Nhận xét tiết học 
 Hoàn thành vở bài tập ở nhà
 Xem trước bài Luyện tập chung 
- HS lên bảng thực hiện bài 2b/ 32
- HS nhìn vào biểu đồ nêu được số mét vải đã bán trong tuần.
a- Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b- Tháng 9 có 3 ngày mưa.
 Số ngày mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 
 15 – 3 = 12 ( ngày )
c- Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là:
 ( 18 + 15 +3 ) : 3 = 12 ( ngày ) 
 18 – 12 = 6 ( ngày ) 
- HS dựa vào số liệu đã cho để vẽ tiếp vào biểu đồ.
 Thứ ba ngày 25 / 9 / 2012
Chính tả : (T.6) NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ 
I- Mục tiêu:
- Nghe - Viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Làm đúng bài tập 2 (CT chung), BTCT phương ngữ (3) a/b, hoặc bài tập do GV soạn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập. 
- Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Bài cũ:
2- Bài mới:
a- Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
- GV đọc 1 lượt bài chính tả Người viết truyện thật thà.
+ Nhà văn Ban- dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
- GV hướng dẫn cách trình bày bài.
- GV đọc chính tả cho HS viết.
- GV cho HS chấm chéo bài.
b) Luyện tập:
Bài 2/56 Tập phát hiện và chữa lỗi chính tả.
Bài 3/56 Tìm các từ láy có chứa âm s hoặc x
3-Củng cố dặn dò:
- Chữa lỗi phổ biến.
- Về nhà viết lại những chữ viết sai.
- HS làm bài tập 2a/47
- Học sinh đọc bài
- Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
- Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
- Học sinh tìm từ khó Ban- dắc, truyện dài,
- HS viết b/c từ khó.
- HS viết bài
- Học sinh sửa lỗi
- HS tự chữa lỗi trong sổ tay chính tả của mình.
- Các em tìm được các từ láy có chứa âm s hoặc x.
+ s: san sát, sẵn sàng, sần sùi,
+ x: xa xa, xối xả,
 Thứ ba ngày 25 / 9 / 2012
Toán : (T.27) LUYỆN TẬP CHUNG 
I- Mục tiêu :
- Giúp HS ôn tập, củng cố về: 
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên ; nêu được giá trị của chữ số trong một số. 
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào. 
II- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1/Bài cũ: Luyện tập
2/Bài mới:
HĐ1/Luyện tập
Bài 1/35
- GV có thể hỏi thêm số liền trước , số liền sau,
Bài 3a ,b,c/35
Yêu cầu HS đọc được thông tin trên biểu đồ.
 Bài 4a,b/36
- Yêu cầu HS xác định năm thuộc thế kỉ nào
HĐ2/ Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Hoàn thành vở bài tập làm bài tập ở nhà bài 2 ; 3d;4c; 5/36
- Xem bài Luyện tập chung (tt)
- HS lên bảng làm bài tập 3/34SGK
- HS đọc đề, nêu yêu cầu bài
- Các em biết viết số liền trước, liền sau của số đã cho, và nêu được giá trị của chữ số trong một số.
a) Số liền sau của số 2 835 917 là: 2 835 918 vì 
2 853 918 = 2 835 917 + 1
- Tương tự HS làm miệng câu b,c
 - HS biết dựa vào biểu đồ đã cho sẵn để viết tiếp vào chỗ chấm.
a. Khối lớp ba có ba lớp. Đó là các lớp 3a, 3b, 3c. 
b.Lớp 3a có 18 HS giỏi toán. 
 Lớp 3b có 27 HS giỏi toán. 
 Lớp 3c có 21 HS giỏi toán. 
c- Trong khối lớp ba: Lớp 3b có nhiều HS giỏi toán nhất, lớp 3a có ít HS giỏi toán nhất.
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ XX.
b) Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI 
 Thứ ba ngày 25 / 9 / 2012
Luyện từ và câu : (T.11) DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG 
I- Mục tiêu :
1- Hiểu được khái niệm của danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ).
2- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1,mục III) ; nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2).
II- Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1 ( phần nhận xét ) 
III- Các hoạt động dạy học : 
 Hoạt động GV 
 Hoạt động HS 
 1/Bài cũ:
- Danh từ là gì? Cho ví dụ. 
- Đăt một câu với 1 DT chỉ khái niệm?
2/ Bài mới:
HĐ1/Nhận xét
- Tìm các từ có nghĩa như sau:
a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b.Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
c.Người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d.Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
- So sánh nghĩa của các từ sông và Cửu Long.
- So sánh nghĩa của các từ vua và Lê Lợi.
-GV chốt ý về danh từ chung và danh từ riêng.
HĐ2/luyện tập
Bài 1/58
Bài 2/58
3/ Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Xem bài MRVT: Trung thực- Tự trọng
- 2 HS lên làm bài
 a- sông 
 b- Cửu Long 
 c- vua 
 d - Lê Lợi 
- Sông: tên chung chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn; Cửu Long: tên riêng của một dòng sông.
- Vua: tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến; Lê Lợi: tên riêng của một vị vua. 
- HS đọc ghi nhớ 
- HS đọc đề, nêu yêu cầu đề.
- HS tìm được danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn.
* Danh từ chung: núi, dòng, sông, dãy, mặt,
* Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn,
- HS viết được họ, tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ có trong lớp, và cho biết họ và tên các bạn trong lớp danh từ riêng hay danh từ chung. 
 Thứ ba ngày 25 / 9 / 2012 
Luyện toán : ÔN TẬP CHUNG TRONG TUẦN
I/Mục tiêu :
Củng cố kĩ năng tìm số trung bình cộng
Rèn cho các em kĩ năng tính cẩn thận, đúng, chính xác.
II/Hướng dẫn làm bài :
1.Tìm số trung bình cộng của các số sau
 a) 76 và 16 b) 45 và 35 c) 21 ; 30 và 45
2.Số trung bình cộng của 2 số là 46. Biết một trong hai số đó là 60. Tìm số kia.
3.Lớp 4A có 35 học sinh, 4B có 33 học sinh, 4C có 36 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
 Thứ ba ngày 25 / 9 / 2012 
Khoa học : (T.11) MỘT SÓ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I . Mục tiêu:
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn : Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp.
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. 
II. Đồ dùng dạy học: Hình 24, 25 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
- Nêu ích lợi của việc ăn rau ,quả?
- Nêu biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
B. Bài mới: 
HĐ1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn
HĐ2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
- GV giảng; Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng , đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vây, chúng dễ bị hư hỏng, ôi thiu.
- Vậy muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm thế nào?
GV cho h/s làm bài tập
- Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có đ/k hoạt động ?
Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm?
a/ Phơi khô, b/ Ướp muối ngâm nước muối
c/ Ướp lạnh, d/ Đóng hộp, e/ Cô đặc với đường 
HĐ3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thứuc ăn ở nhà.
GV phát phiếu học tập cho cá nhân
GV: những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định . Vì vậy: khi mua nhũng thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ bạn sử dụng đươc in trên vỏ hộp hoặc bao gói
C. Củng cố - Dặn dò:
Bài sau : Phòng một số bạnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Hoạt động của Trò
- 2 h/s trả lời
- H/S quan sát các H/ 24, 25 SGK và TLCH, Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
Gọi một số nhóm trình bày.
- Làm cho thức ăn khô để các vi sinh vật không phát triển được.
- H/S làm bài tập
- Làm cho vi sinh vật không có đ/k hoạt động: a, b, c, e
-Ngan không cho vi sinh vật xâm nhập vào thựuc phẩm: d
- H/S làm việc với phiếu bài tập 
Tên thức ăn
Cách bảo quản
1
2
3.
- Một số h/s trình bày
- H/S đọc mục cần biết.
 Thứ ba ngày 25 / 9 / 2012 
Tập Làm văn : (T.11)	 TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ 
I/ Mục tiêu : 
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết đề bài tập làm văn.
Lỗi về bố cục/
Sửa lỗi
Lỗi về ý/
Sửa lỗi
Lỗi về cách dùng từ/
Sửa lỗi
Lỗi đặt ... êng 
2) Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
*Hướng dẫn HS làm bài tập
a/ HĐ1:Bài tập 1 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề 
- Gọi 1 HS lên bảng làm 
- GV nhận xét , sửa bài 
b/ HĐ2: Bài tập2 
- Cho HS suy nghĩ, có thể dùng sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để hiểu đúng nghĩa của từ 
- GV dùng thước nối đúng nghĩa của từ ở bảng phụ 
c/ HĐ3: Bài tập 3 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Cho HS dùng sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để hiểu thêm nghĩa của các từ 
- Gọi 1 HS lên bảng làm 
- GV nhận xét chốt ý đúng SGV/146
d/ HĐ4: Bài tập 4(HSG)
- GV cho HS chơi trò chơi đặt câu tiếp sức mỗi tổ 5 em đặt 5 câu 
- GV nhận xét
3/ Củng cố dặn dò: 
- Bài sau : Cách viết tên người , tên địa lí Việt Nam
-1 HS viết 5 DTchung là tên gọi các đồ dùng 
-1 HS viết 5 danh từ riêng là tên riêng của người , của sự vật xung quanh 
- Lớp đọc thầm đoạn văn chọn từ thích hợp điền vào ô trống và làm vào vở bài tập
( Điền từ : tự tin , tự ti , tự trọng , tự kiêu , tự hào , tự ái ) 
- HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét bổ sung
- Dòng 1: trung thành; Dòng 2: trung kiên
- Dòng 3: trung nghĩa; Dòng 4: trung hậu
- Dòng 5: trung thực
- Lớp làm bài vào vở 
a/ trung thu, trung bình, trung tâm.
b/ trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung kiên, trung hậu.
- Lớp nhận xét , sửa bài
 -1 HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS tham gia trò chơi
- Lớp nhận xét
 Thứ năm ngày 27 / 9 / 2012 
Khoa học : (T.12) PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I . Mục tiêu : 
+ Nêu cách phòng tránh một số do ăn thiếu chất dinh dưỡng
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng
+ Đưa trẻ em đi khám chữa trị kịp thời.
II. Đồ dùng dạy học : Hình 24, 25 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
A.Kiểm tra:
-Muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm thế nào?
- B. Bài mới: 
HĐ1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- Mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương , suy dinh dưỡng và bệnh bươú cổ.
- Nguyên nhân dẫn đến các bệnh đó?
* Kết luận: Trẻ em nếu không ăn đủ lượng và đủ chất ,đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu bị thiếu vi ta min D sã bị còi xương.
- Nếu thiếu i-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh dễ bị bướu cổ.
HĐ2: Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ, các em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
- Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng?
HĐ3: Chơi trò chơi: “ Thi kể tên một số bệnh” 
GV chia lớp làm 2 đội 
VD: Nếu đội 1 nói: “ Thiếu chất đạm ”thì đội 2 trả lời nhanh : “ Sẽ bị suy dinh dưỡng”..
C. Củng cố - Dặn dò:
Bài sau : Phòng bệnh béo phì
Hoạt động của Trò
- 2 h/s trả lời
- Thảo luận nhóm 
- H/S quan sát các H/ 1,2/26 SGK và TLCH, 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi- ta- min A.
- Bệnh phù do thiếu vi-ta- min B.
- Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi ta- min C
- Nếu trẻ bị các bệnh do thiếu chất d/d thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện và cần ăn đủ lượng đủ chất.
- Kết thúc trò chơi – GV tuyên dương
 Thứ năm ngày 27 / 9 / 2012 
Địa lí : (T.6) TÂY NGUYÊN
I.Mục tiêu : 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình khí hậu của Tây Nguyên
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau nhưu: Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm viên, Di Linh 
+ Khí hậu có 2 mùa rõ rệt : Mùa khô và mùa mưa.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam, Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh 
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Hành chínhViệt Nam
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
A Kiểm tra: - Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
- Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
- Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì?
B. Bài mới:
1. Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng 
HĐ1: Làm việc cả lớp :
- GV chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- HĐ2: Thảo luận nhóm: ( 4 nhám )
- GV phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh và tư liệu về một cao nguyên
N1: Về cao nguyên Kon Tum
N2: về cao nguyên Đăk Lăk
N3: Về cao nguyên Di Linh.
N4: Về cao nguyên Lâm Viên
2. Tây Nguyên hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô
HĐ3: Làm việcúâ nhân.
-Ở Buôn Ma thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào?
- Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên 
* Kết luận: SGK
C. Củng cố -Dặn dò: 
- Một số dân tộc ở Tây Nguyên 
Hoạt động của Trò
- 3 h/s trả lời
- H/S chỉ trên lược đồ H1 và đọc tên các cao nguyên ( theo thứ tự từ Bắc xuống Nam )
- H/S dựa vào bảng số liệu ở mục I. SGKxếp các cao nguyên từ thấp đến cao.
- Các nhóm thảo luận và trình bày 
- CN Kon Tum là cao nguyên rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, có chỗ giống như đồng bằng, 
- CN Đăk Lăk là cao nguyên thấp nhất trong các cao nguyên ở Tây Nguyên , bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ. đây là nơi đát đai phì nhiêu nhất , đông dân nhất ở Tây Nguyên 
- Cao nguyên Di Linh gồm những đồi lượn sóng theo những dòng sông . Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳngđược phủ một lớp đất đỏ Ba Zan dày . 
- CN Lâm Viên có địa hình phức tạp , nhiều núi cao, thung lũng sâu , sông suối có nhiều thác ghềnh. Cao nguyên có khí hậu mát quanh năm 
- H/S đọc nội dung SGK/81
- H/S đọc nội dung bài
 Thứ sáu ngày 28 / 9 / 2012 
Tập làm văn : (T.12) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN 
I.Mục tiêu : 
- Dựa vào 6 tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1). 
- Biết phát triển ý dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2). 
II.Đồ dùng dạy học : 
- Tranh phóng to SGK/64.
- Bảng phụ điền nội dung trả lời câu hỏi ở bài tập 2. 
III.Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu- Ghi đề
*GV hướng dẫn HS làm bài tập
a/ HĐ1: Bài 1 
- Đề bài y/c gì ?
- GV giới thiệu 6 tranh
- Truyện có mấy nhân vật ?
- Nội dung truyện nói về điều gì ? 
- Yêu cầu HS đọc lời gợi ý trong mỗi bức tranh. 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa kể lại cốt truyện “ Ba lưỡi rìu”.
- Nhận xét, tuyên dương. 
b/HĐ2:Bài 2 
*Phát triển ‎ý nêu dưới mỗi tranh thành đoạn văn kể chuyện
*GV hướng dẫn mẫu tranh 1 
- Các nhân vật làm gì ?
- Các nhân vật nói gì ?
- Ngoại hình nhân vật 
- Lưỡi rìu sắt
- HS kể 5 tranh còn lại theo nhóm. 
 HSG: HSG tập xây dựng đoạn văn. 
3/ Củng cố, dặn dò : 
Bài sau: Xây dựng đoạn văn kể chuyện. 
-1 HS đọc lại nội dung ghi nhớ trong tiết TLV Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (Tuần 5)
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu".
- 6 HS nối tiếp đọc nội dung 6 tranh.
- 2 nhân vật : Bác tiều phu và cụ già chính là tiên ông.
- Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- 6 HS đọc nối tiếp nhau , mỗi HS đọc một bức tranh. 
- 2 HS thi kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu”
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. 
- HS quan sát tranh 1, đọc thầm gợi ý dưới tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 
- Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. 
- Chàng nói : “ Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây ”
- Chàng trai nghèo, ở trần, quấn khăn mỏ rìu
- Lưỡi rìu sắt bóng loáng
- 1 HS giỏi tập xây dựng đoạn văn 
- Mỗi nhóm kể một tranh – Đại diện nhóm trình – Lớp nhận xét. 
 Thứ sáu ngày 28 / 9 / 2012
Toán : (T.30) PHÉP TRỪ 
I- Mục tiêu :
- Biết đặt tính và thực hiện các phép trừ có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. 
II- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Bài cũ:
 Bài 2 (dòng 2 ); 4/39
2/Bài mới:
HĐ1/Củng cố cách thực hiện phép trừ
a-GV nêu phép trừ lên bảng 
 865279 – 450237 = ?
H/ Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào? 
b- 647253 – 285749 = ?
- YC HS so sánh 2 phép trừ
- GV kết luận như SGK 
HĐ2/Thực hành
Bài 1/40 
- Củng cố cách đặt tính trừ và thực hiện tính trừ.
Bài 2/40 (dòng 1)
- Củng cố kĩ năng làm tính trừ.
Bài 3/40
- Giúp Hs tìm độ dài quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh:
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Hoàn thành vở bài tập làm bài tập 4/40 SGK
- Xem bài Luyện tập
2 HS lên thực hiện
- HS đọc phép trừ và nêu cách thực hiện :
+ Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau
+ Trừ theo thứ tự từ phải sang trái
- HS lên bảng thực hiện phép trừ
- HS thực hiện tương tự ở bảng con 
- HS so sánh. 
- HS làm bài vào bảng con.
987864 – 783251 = 204613
969696 – 656565 = 313131
- Các câu còn lại học sinh làm tương tự.
- HS làm bài VT.
48600 – 9455 = 39145
80000 – 48765 = 31235
- HS tính được quãng đường từ xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh.
 1730 - 1315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 (km)
 Thứ sáu ngày 28 / 9 / 2012
Luyện Tiếng Việt : ÔN TẬP LÀM VĂN
I/Mục tiêu :
Rèn cho các em có hiểu biết về đoạn văn kể chuyện.
Vận dụng những hiểu biết đã học có thể tạo dựng một đoạn văn kể chuyện 
II/Hướng dẫn :
1.Cho hs nêu lại một số câu chuyện đã học hoặc em biết.
2.Dấu hiệu nào giúp em nhận biết một đoạn văn.
 - Đầu dòng lùi vào một ô, cuối đoạn có dấu chấm xuống dòng.
3.Cho hs viết lại đoạn 3 vào vở luyện.
* Viết một bức thư gởi cho người thân nói về ước mơ của em.
Giáo án môn : Hoạt động tập thể Lớp : 4C Tuần : 6
Tên bài dạy : Sinh hoạt lớp 	
Người soạn : Lê Thị Lộc Trường TH Hứa tạo
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 28 / 9 /2012
 SINH HOẠT LỚP
I/Nhận xét, đánh giá các hoạt động của tuần 6:
Nề nếp 
Duy trì tốt sĩ số.
Ra vào lớp, tập thể dục tốt.
Vệ sinh khu vực, vệ sinh lớp sạch sẽ.
Đại hội chi đội thực hiện tốt
Học tập 
Học tập : phát biểu xây dựng bài tốt, có soạn bài.
Tồn tại: vẫn còn 1 số em chưa chăm : Dân, Hưởng, Tâm, Hạ, Đức Vũ, Lợi, Như, Dung, Thủy
II/Công tác đến:
Tiếp tục củng cố nề nếp tốt hơn.
Xây dựng nề nếp tự quản.
Theo dõi việc học của hs để trao đổi với phụ huynh.
Cần quan tâm đối tượng hs yếu : Minh Tâm, Hưởng, Dân, Đức Vũ, Lợi, Như, Dung, Thủyđể nâng cao chất lượng.
Thu đứt các khoản thu đầu năm.
Vừa học vừa ôn để chuẩn bị cho thi giữa kì I.
III/ Văn nghệ : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 LOP 4.doc