Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 12 năm 2011

Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 12 năm 2011

Đạo đức

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ

I. Mục tiêu:

- Biết được : con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành , nuôi dạy mình.

- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.

II. Tài liệu và phương tiện.

 - Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng.

- Bài hát : Cho con- nhạc và lời Phạm Trọng Cầu.

III. Các hoạt động dạy học.

* Khởi động: Hát tập thể bài hát- Cho con.

- Từ bài hát Gv giới thiệu bài.

1.Hoạt động 1: Hs biết cách ứng xử, nhận xét về cách ứng xử của bà đối với cháu và cháu đối với bà.

+ Cách tiến hành:

 

doc 25 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn học lớp 4 - Tuần 12 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2011
Đạo đức
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
I. Mục tiêu:
- Biết được : con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành , nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
II. Tài liệu và phương tiện.
 - Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng.
- Bài hát : Cho con- nhạc và lời Phạm Trọng Cầu.
III. Các hoạt động dạy học.
* Khởi động: Hát tập thể bài hát- Cho con.
- Từ bài hát Gv giới thiệu bài.
1.Hoạt động 1: Hs biết cách ứng xử, nhận xét về cách ứng xử của bà đối với cháu và cháu đối với bà.
+ Cách tiến hành:
? Đóng tiểu phẩm : Phần thưởng.
- 3 hs ( bà, Hưng, dẫn truyện )
? Trao đổi với học sinh vừa đóng vai tiểu phẩm:
Cả lớp.
- Vai Hưng: Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh em vừa được thưởng?
- Vai bà của Hưng: " Bà " cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình ?
+ Kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà.Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
2. Hoạt động 2: Hs nhận biết được các cách ứng xử là đúng hay sai và giải thích được tại sao.
	+ Cách tiến hành:
- Vì em yêu bà, em muốn bà vui.
- Rất vui, xúc động trước tấm lòng hiếu thảo của cháu.
- Lớp thảo luận, trao đổi, nhận xét về cách ứng xử.
	 ? Đọc yêu cầu bài tập?
Hs đọc tiếp nối.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi N4
HS TLNhóm 2.
Trình bày:
+ Kết luận: 
-Việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ (câu : b,đ)
- Việc làm chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ ( câu: a, c) 
3.Hoạt động3:Hs xác định được nội dung các bức tranh, đặt tên cho các bức tranh và nhận xét được việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
	+ Cách tiến hành:
Đại diện các nhóm trình bày.
 Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
	Đọc yêu cầu:
2 Hs đọc 
Gv chia nhóm, tổ chức cho hs thảo luận:
Hs thảo luận nhóm 4, theo yêu cầu .
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung trao đổi.
- Gv kết luận chung:
* Phần ghi nhớ :
* Hoạt động tiếp nối:
 - Chuẩn bị bài tập 5,6 Sgk ( 20 ).
3,4 hs đọc.
 Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : ý chí - nghị lực
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs một số vốn từ về ý chí, nghị lực.
- HS phân biệt được ý nghĩa của từ.
II. Các hoạt động dạy học
1.HĐ1: Củng cố và mở rộng vốn từ ý chí, nghị lực.
Bài 1: Viết các từ ngữ sau vào chố trống cho phù hợp.
a, Chí có nghĩa bền bỉ theo đuổi mục đích tốt đẹp.
b, Từ chí ở mức độ cao nhất.
2. HĐ 2: HS tìm hiểu nghĩa các câu ca dao và tục ngữ . Đặt câu có các thành ngữ đó.
Bài 2: Những câu tục ngữ nào nói về ý chí nghị lực.
- Cho HS HĐ N2
Bài 3: Đặt câu có các thành ngữ vừa tìm được. 
*Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- 1 em nêu yêu cầu
- Lớp làm vở – 3 em làm bảng nhóm.
a, chí hướng, ý chí, quyết chí, chí thú.
b, chí công, chí tình, chí thân, chí tử.
- 1 em nêu yêu cầu
- Lớp thảo luận N2
- Các nhóm báo cáo kết quả.
a, Một câu nhịn, chín câu lanh.
b, Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
c, Của rề rề không bằng nghề trong tay.
d, Nước lã mà vã lên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
e, Có vất vả mới thanh nhàn
 Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
g, Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
 Sóng cả mặc sóng chèo cho có chừng.
- HS đặt câu vào vở
- Nhiều em trình bày bài làm của mình.
Thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2011
Lịch sử
Chùa thời Lý
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này hs biết :
- Đến thời Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất.
- Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
- Chùa là công trình kiến trúc đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà.( TBDH )
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. HĐ1: Khởi động
?Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
? Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
2 hs trả lời
Gv cùng lớp nx, ghi điểm.
- Giới thiệu bài 
2.Hoạt động 2: Đạo phật phát triển thịnh đạt nhất.
* Cách tiến hành:
Đọc sgk " Đạo phật... rất thịnh đạt "
- Cả lớp đọc thầm
? Đạo phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào?(ả)
- Đạo phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, ...
? Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật ?(*)
* Kết luận: - Đạo Phật có nguồn gốc từ ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương bắc đô hộ. Giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
3. Hoạt động 3 : Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý.
* Cách tiến hành:
- Vì giáo lý của đạo phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.
- Gv chia nhóm, tổ chức cho hs thảo luận:
- Hs đọc sgk thảo luận nhóm 4 :
? Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất phất triển?
* Kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là quốc giáo ( là tôn giáo của quốc gia ).
4.Hoạt động 4 : Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
* Cách tiến hành:
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông...
- Chùa mọc lên khắp nơi, ...
? Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta như thế nào?
- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi,...
- Gv chia nhóm để hs trưng bày sản phẩm
- Mỗi tổ là 1 nhóm, trưng bày và chuẩn bị nội dung thuyết minh cho sản phẩm.
? Mô tả cảnh chùa Một Cột, Chùa Keo ( tranh, sgk )
- Em có nhận xét gì về ngôi chùa này?
- Gv giới thiệu về kiến trúc của các ngôi chùa đó.
- Đại diện các nhóm
- Có kiến trúc độc đáo.
Gv cùng lớp, nx, khen nhóm nêu tốt.
* Kết luận :- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
 - Chùa là nơi tổ chức lễ bái của các đạo Phật
 - Chùa còn là trung tâm văn hoá của các làng xã.
*Củng cố, dặn dò:
- Đọc mục ghi nhớ.
- chuẩn bị bài cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ hai ( 1075- 1077 )
 Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2011
Thể dục
GVbộ môn dạy
Tập làm văn
Ôn: Kết bài trong bài văn kể chuyện
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho hs về mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện.
- HS viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
II. Các hoạt động dạy học
1. HĐ 1: Củng cố cho hs về mở bài, kết bài.
- Có mấy kiểu mở bài? Đó là những kiểu nào?
- Có mấy kiểu kết bài? Đó là những kiểu nào?
2.HĐ2: Thực hành viết.
Dựa vào bài Hai bàn tay. Hãy viết mở bài gián tiếp bằng lời của người dẫn chuyện hoặc lời của bác Lê.
- Dựa vào bài một người chính trực hãy viết kết bài mở rộng.
- Cho hs trình bày.
Đánh giá nhận xét.
Bình chọn những bạn có mở bài , kết bài đúng và hay.
*Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Có 2 kiểu mở bài 
+, mở bài trực tiếp nói ngay vào câu chuyện.
+, mở bài gián tiếp: nói chuyện khác rồi dẫn vào câu chuyện.
- Có 2 kiểu kết bài
+, Kết bài không mở rrộng: chỉ nói kết cục câu chuyện , không bình luận gì thêm.
+, Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
- HS viết vở.
Sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng vĩ đại. Sự nghiệo ấy bắt đầu từ suy nghĩ giản dị nhưng tràn đầy nhiệt huyết cứu dân , cứu nước từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện như sau:
- Với hai bàn tay cần cù lao động , một người yêu nước và dũng cảm vẫn có thể ra đi tìm đường cứu nước. Tôi rất thấm thía điều đó mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa Bác Hồ và tôi năem 1911, ở Sài Gòn. Câu chuyện như sau:
* Câu chuyện giúp em hiểu thế nào là một người chính trực. Đó là những con người không ham giàu sang, không sợ quyền lực, không vì ơn riêng, chỉ làm theo lẽ phải, biết đặt việc chung và quyền lợi của đất nước lên trên hết.
- Nhiều em trình bày bài viết của mình.
Toán
 Luyện tập
I, Mục tiêu:
- Củng cố cho hs nhân một số với một tổng và một số với một hiệu.
- Vận dụng làm tính giải toán có lời văn thành thạo.
II. Các hoạt động dạy học.
1. HĐ1: Củng cố dạng toán nhân một số với một tổng.Nhân một số với một hiệu
Bài 1: Tính nhanh
- Củng cố cách tính.
Bài 2: Tính nhanh
- Củng cố dạng toán.
Bài 3: Viết số tích hợp vào chỗ trống
2. HĐ2: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn thành thạo.
Bài 4: Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 59 cm và chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi của miếng bìa đó. 
- Củng cố cách tính chu vi HCN.
*Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- 1 em nêu yêu cầu
- Lớp làm nháp – 3 em lên bảng 
78 x 14 + 78 x 86 = 78 x ( 14 + 86 )
 = 78 x 100 = 7800
* 5 x 25 + 5 x 35 + 40 x 5 
 = 5 x ( 25 + 35 + 40 ) = 5 x 100 = 500
- 1 em nêu yêu cầu
- Lớp làm nháp – 3 em làm bảng nhóm
98 x 112 – 12 x 98 = 98 x( 112 – 12 ) 
 = 98 x 100 = 9800
* 123 x 154 – 24 x 123 -123 x30 
= 123 x ( 154 – 24 – 30 ) = 123 x 100 
 = 12 300.
- 1 em nêu yeu cầu
-Lớp làm nháp -2 em làm bảng nhóm.
48 x 6 + 48 x 4 = 480 ; a > 2 ; b > 3; 
 c > 4.
- 2 em đọc bài toán – Lớp thảo luận N2 phân tích đề bài.
- Lớp làm vở - 1 em làm bảng nhóm.
Bài giải
Chiều dài miếng bìa hình chữ nhật là:
59 x 2 = 118 ( cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
(59 + 118) x 2 = 354 ( cm)
Đáp số: 354 cm.
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2011
Mĩ thuật
Vẽ tranh - đề tài sinh hoạt
I. Mục tiêu: 
	- Hs biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em ( đi học, làm việc nhà giúp gia đình,...)
	- Hs biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt.
	- Hs có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình.
II. Chuẩn bị:
	- Một số tranh ảnh của hoạ sĩ về đề tài sinh hoạt.
	- Một số tranh ảnh của hs về đề tài sinh hoạt gia đình.
	- Tranh ( TBDH )
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Gv treo tranh đã chuẩn bị, kết hợp tranh sgk/ 30.
Cả lớp quan sát.
- Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm.
- Thảo luận nhóm 4.
? Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
? Em thích bức tranh nào? Vì sao? 
? Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà, ở trường?
- Hs lần lượt các nhóm trả lời, nx bổ sung.
- Gv chốt ý, đưa thêm một số nội dung đề tài vẽ tranh: Đi học, giờ học ở lớp, vui chơi ở sân trường, giúp đỡ gia đình, đá bóng, nhảy dây, múa hát, cắm trại,..., đi tham quan, du lịch,...
2.Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Gv yêu cầu hs chọn đề tài để vẽ tranh
- Hs tạ chọn
- Gv gợi ý cách vẽ tranh ( treo tranh TBDH ):
Hs quan sát
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh ph ... ẩn bị của HS.
- HS để vật liệu lên mặt bàn.
- Cho HS thực hành.
- GV quan sát hớng dẫn, uốn nắn thao tác chưa đúng và chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.
- Nhắc nhở HS các mũi khâu sao cho chỉ không bị phồng hoặc kéo chặt tay quá làm bị dúm.
- HS thực hành trên vải.
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
2. HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá
- GV nhận xét đánh giá
- HS trưng bày theo nhóm.
- HS tự đánh giá sản phẩm thực hành
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
__________________________________________
Tiết 2 : 
Tiết 5 : Lịch sử
Chùa thời Lý
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này hs biết :
	- Đến thời Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất.
	- Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
	- Chùa là công trình kiến trúc đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà.( TBDH )
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
?Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
? Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
2 hs trả lời
Gv cùng lớp nx, ghi điểm.
B, Giới thiệu bài 
1. Hoạt động 1: Đạo phật phát triển thịnh đạt nhất.
* Mục tiêu : Nguồn gốc của đạo Phật, giáo lý của đạo phật phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
* Cách tiến hành:
Đọc sgk " Đạo phật... rất thịnh đạt "
- Cả lớp đọc thầm
? Đạo phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào?(ả)
- Đạo phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, ...
? Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật ?(*)
* Kết luận: - Đạo Phật có nguồn gốc từ ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương bắc đô hộ. Giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
2. Hoạt động 2 : Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý.
* Cách tiến hành:
- Vì giáo lý của đạo phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.
- Gv chia nhóm, tổ chức cho hs thảo luận:
- Hs đọc sgk thảo luận nhóm 4 :
? Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất phất triển?
* Kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là quốc giáo ( là tôn giáo của quốc gia ).
3. Hoạt động 3 : Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
* Cách tiến hành:
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông...
- Chùa mọc lên khắp nơi, ...
? Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta như thế nào?
- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi,...
- Gv chia nhóm để hs trưng bày sản phẩm
- Mỗi tổ là 1 nhóm, trưng bày và chuẩn bị nội dung thuyết minh cho sản phẩm.
? Mô tả cảnh chùa Một Cột, Chùa Keo ( tranh, sgk )
- Em có nhận xét gì về ngôi chùa này?
- Gv giới thiệu về kiến trúc của các ngôi chùa đó.
- Đại diện các nhóm
- Có kiến trúc độc đáo.
Gv cùng lớp, nx, khen nhóm nêu tốt.
* Kết luận :- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
 - Chùa là nơi tổ chức lễ bái của các đạo Phật
 - Chùa còn là trung tâm văn hoá của các làng xã.
4. Củng cố, dặn dò:
- Đọc mục ghi nhớ.
- chuẩn bị bài cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ hai ( 1075- 1077 ).
_________________________________________
Tiết 1: Thể dục
Động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
I. Mục tiêu:
	- Ôn 6 động tác bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác và chủ động tập đúng kĩ thuật.
 	- Học động tác nhảy.Yêu cầu nhớ tên và tập đúng động tác.
	- Trò chơi: Mèo đuổi chuột. Yêu cầu tham gia chơi đúng luật.
II. Địa điểm - Phương tiện.
	- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
	- Phương tiện: 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp - Tổ chức
1. Phần mở đầu
6- 10 p
- ĐHTT:
- Lớp trưởng tập trung, báo cáo sĩ số.
 + + + + +
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
G + + + + +
 + + + + +
- Khởi động: Xoay các khớp.
- Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ.
2.Phần cơ bản:
18 -22 p
 + + + + +
- Ôn bài thể dục phát triển chung:
12- 14 p
 + + + + +
2 L x 8 N
 + + + + + 
 G +
- Gv điều khiển.
- Chia nhóm tập ,tổ trưởng điều khiển, thi đua giữa các tổ.
- Học động tác nhảy:
3 L x 8 N
- Gv nêu tên, tập chậm cho hs tập theo.
- Cả lớp tập, gv điều khiển.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
5 -6 p
- Gv nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Cả lớp chơi, gv quan sát.
3. Phần kết thúc:
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân.
- Tập động tác thả lỏng.
4 -6 p
- ĐHKT:
- Gv cùng hs hệ thống bài, nx đánh giá kết quả giờ học.Vn luyện tập.
Tiết 2
Tiết 4 : ______________________________________________
Tiết 5: Âm nhạc
 Học hát : Bài cò lả
I. Mục tiêu:
- Hs cảm nhận được tính chất âm nhạc tươi vui, trong sáng, mượt mà của bài Cò lả, dân ca đồng bằng Bắc Bộ và tinh thần lao động lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca.
- Hs hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ có luyến trong bài hát.
Giáo dục hs yêu quý dân ca và trân trọng người lao động.
II. Chuẩn bị:
Nhạc cụ quen dùng, thanh phách.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Phần mở đầu.
*Kiểm tra bài cũ:
- Biểu diễn bài khăn quàng thắm mãi vai em?
- 2 Hs biểu diễn.
* Giới thiệu bài mới: 
2. Phần hoạt động.
a. Nội dung 1: Dạy hát bài Cò lả.
* HĐ1: Dạy hát:
- Gv hát 1 lần:
- Lớp nghe.
- Yêu cầu hs đọc lời ca theo tiết tấu.
- Hs đọc.
- Gv dạy từng câu hát:
- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv
* HĐ2: Luyện tập.- Gv đệm đàn;
- Hs hát theo dãy, cá nhân.
b. Nội dung 2: Nghe nhạc bài trống cơm.
- Gv mở băng đĩa
- Hs nghe.
3. Phần kết thúc.
- Hát bài Cò lả.
Lớp hát, cá nhân hát.
- Kể tên 1 số bài dân ca.
- Hs kể
______________________________________________________-
Tiết 5: Mĩ thuật
 GV bộ môn dạy
 ________________________________________
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 12
I. yêu cầu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 12.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trờng, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Chữ viết có tiến bộ:
- Vệ sinh lớp học + Thân thể sạch sẽ.
Kn tính toán có nhiều tiến bộ.Hương, Nga....
Khen: Phương Linh, Thuỳ Linh......
Tồn tại:
	- 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
	- Lười học bài và làm bài: Long, Chung...
Đi học quên đồ dùng.
2. Phương hướng tuần 13:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 12.
- Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
- Tiếp tục học tốt giành bông hoa 9, 10 tặng các thầy cô nhân ngày 20 / 11.
____________________________________________________________
Tiết 5: Mĩ thuật
Bài 12: Vẽ tranh - đề tài sinh hoạt
I. Mục tiêu: 
	- Hs biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em ( đi học, làm việc nhà giúp gia đình,...)
	- Hs biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt.
	- Hs có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình.
II. Chuẩn bị:
	- Một số tranh ảnh của hoạ sĩ về đề tài sinh hoạt.
	- Một số tranh ảnh của hs về đề tài sinh hoạt gia đình.
	- Tranh ( TBDH )
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Cho hs quan sát tranh và giới thiệu phù hợp với tranh.
2. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Gv treo tranh đã chuẩn bị, kết hợp tranh sgk/ 30.
Cả lớp quan sát.
- Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm.
- Thảo luận nhóm 4.
? Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
? Em thích bức tranh nào? Vì sao? 
? Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà, ở trường?
- Hs lần lượt các nhóm trả lời, nx bổ sung.
- Gv chốt ý, đưa thêm một số nội dung đề tài vẽ tranh: Đi học, giờ học ở lớp, vui chơi ở sân trường, giúp đỡ gia đình, đá bóng, nhảy dây, múa hát, cắm trại,..., đi tham quan, du lịch,...
2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Gv yêu cầu hs chọn đề tài để vẽ tranh
- Hs tạ chọn
- Gv gợi ý cách vẽ tranh ( treo tranh TBDH ):
Hs quan sát
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động.
+ Vẽ màu tươi sáng, có đậm, nhạt. 
3. Hoạt động 3 : Thực hành:
Hs thực hành vẽ
Gv quan sát, giúp đỡ hs còn lúng túng.
4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Hs treo tranh theo nhóm đề tài.
- Gv đưa tiêu chí nhận xét:
 + Sắp xếp hình ảnh.
 + Hình ảnh thể hiện được các dáng hoạt động.
 + Màu sắc tươi vui.
Hs xếp loại tranh theo ý thích,tranh nào đẹp, tranh nào chưa đẹp , tại sao?
- Gv cùng lớp nx, khen hs vẽ tốt.
5. Dặn dò:
	- Sưu tầm bài trang trí đường diềm của các bạn lớp trước.
Tiết 5: Kĩ thuật
Tiết 13: Lợi ích của việc trồng rau hoa
I. Mục tiêu: 
	- Hs biết ích lợi của việc trồng rau, hoa.
	- Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Sưu tầm tranh ảnh một số loại cây rau, hoa.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra sự chuẩn bị sưu tầm tranh của hs.
B, Giới thiệu bài: Nêu Mục tiêu bài học.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
a. ích lợi của rau:
- Tổ chức hs qs tranh và trả lời.
- Hs quan sát tranh sgk , và tranh sưu tầm.
? Nêu ích lợi của việc trồng rau?
 - Làm thức ăn: cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người làm thức ăn cho vật nuôi.
? Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào?
- Hs nêu.
? Rau còn được sử dụng để làm gì?
- Bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm...
b. ích lợi của hoa: ( Làm tương tự)
- Hs quan sát hình 2.
- Gv yc hs liên hệ ở địa phương mình về trồng và sử dụng rau, hoa.
2. Hoạt động 2: Điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
- Tổ chức hs thảo luận nhóm 2.
- Hs thảo luận nhóm , trả lời:
? Nêu điều kiện khí hậu của nước ta có ảnh hưởng đến rau, hoa?
- Điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm.
- Liên hệ ở địa phương em?
- Hs liên hệ...
3. Nhận xét, dặn dò:
	- NX tiết học.
	- Chuẩn bị cho tiết sau: hạt giống, một số phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập, đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nớc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12(3).doc