Bài soạn Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 32 năm 2011

Bài soạn Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 32 năm 2011

 Đạo đức: Dành cho địa phương.

 I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:

- Biết các tệ nạn xã hội sẽ làm cho cuộc sống kém văn minh và lịch sự .

 -Có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn khi có người dụ dỗ . Nhắc nhớ bạn bè tránh xa các tệ nạn xã hội

 II.Đồ dùng dạy học:SGK Đạo đức 4.Tranh ảnh cố động phòng chống các tệ nạn xã hội .

 -Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.

III/Hoạt động trên lớp :

 

doc 47 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 32 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 32 
 Ngày soạn: 10 / 4 /2011
 Ngày giảng: thứ 2 ngày 18 tháng 4 năm 2011.
 Đạo đức: Dành cho địa phương. 
 I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết các tệ nạn xã hội sẽ làm cho cuộc sống kém văn minh và lịch sự . 
 -Có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn khi có người dụ dỗ . Nhắc nhớ bạn bè tránh xa các tệ nạn xã hội 
 II.Đồ dùng dạy học:SGK Đạo đức 4.Tranh ảnh cố động phòng chống các tệ nạn xã hội . 
 -Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III/Hoạt động trên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1,KTBC: Gọi 2 Hs trả lời câu hỏi . 
 - Tại sao phải bảo vệ mơi trường ? 
 2.Bài mới: 
- Giới thiệu giải thích cho học sinh hiểu thế nào là các tệ nạn xã hội .
- Nêu tác hại của một số tệ nạn xã hội mà em biết ?
 +/Hoạt động 1 Xử lí tình huống . 
- Nêu các tình huống :
- Trên đường đi học về em gặp một đám thanh niên tụ tập uống rượu say xỉn rồi chửi bới , đánh nhau em sẽ xử lí như thế nào ? 
- Có một anh thanh niên hút thuốc đến này em hút thử một lần trước việc làm đó em sẽ xử lí ra sao ?
- Trên đường đi chơi em bất ngờ phát hiện ra một nhóm người đang bàn bạc để trộm cắp tài sản người khác . Trước hành vi đó em giải quyết như thế nào ? 
- Yêu cầu các đại diện lên nêu cách xử lí tình huống trước lớp 
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung .
* Giáo viên kết luận theo sách giáo viên .
 +/Hoạt động 2
 -Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động về phòng chống các tệ nạn xã hội .
- Nhận xét đánh giá , tuyên dương nhóm thắng cuộc 
3 Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học 
- 2 Hs trả lời .
- Lắng nghe để hiểu về các tệ nạn xã hội .
- Hút ma túy gây cho người ngiện mất tính người , kinh tế cạn kiệt ...
- Lớp chia ra các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí đối với từng tình huống do giáo viên đưa ra .
-Lần lượt các nhóm cử các đại diện của mình lên trình bày cách giải quyết tình huống trước lớp .
-Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm có cách xử lí tốt nhất .
- Các nhóm tổ chức thi vẽ tranh cổ động có chủ đề nói về phòng chống các tệ nạn xã hội 
-Cử đại diện lên trưng bày sản phẩm và thuyết trình tranh vẽ trước lớp 
-Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
Toán: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên .
I/ Mục tiêu :Giúp HS ôn tập về : 
 -Thực hiện phép nhân , phép chia các số tự nhiên ( bao gồm cả tính nhẩm ) , tính chất , mỗi quan hệ giữa phép nhân và phép chia ,...
 - Giải các bài toán liên quan đến phép nhân và phép chia . 
II/ Chuẩn bị : Bộ đồ dùng dạy học toán 4 .
 III/ Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách làm BT5 về nhà .
- Nhận xét ghi điểm học sinh . 
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài: Gv giới thiệu ghi đề.
b) Thực hành :
*Bài 1 :Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực vào vở .
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện .
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn .
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 2 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV hỏi HS : 
- Cách tìm số thừa số chưa biết và tìm số bị chia chưa biết .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện .
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 3 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và viết chữ hoặc số thích hợp vào vở .
- GV gọi HS lên bảng tính .
+ Hỏi HS về các tính chất vừa tìm được .
* Bài 4 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi HS lên bảng tính kết quả .
+ Nhận xét ghi điểm HS .
* Bài 5 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi HS lên bảng giải bài .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
3) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1HS lên bảng thực hiện .
 Đáp số : 2766 quyển vở .
+ Nhận xét bài bạn .
+ Lắng nghe .
 - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
+ HS nhắc lại cách đặt tính .
- HS ở lớp làm vào vở .
- 2 HS làm trên bảng :
a) 2057 3167 
 x 13 x 125
 6171 15835
 2057 6334
 26741 3167
 405875
b) 7368 24 285120 216
 168 307 691 1320
 0 432
 00
- Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
+ HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết trong biểu thức .
- HS ở lớp làm vào vở .
- 2HS lên bảng thực hiện .
a) 40 x X = 1400 b , x : 13=205
 X = 1400 : 40 x = 205 x 13
 X = 35 x = 2665
+ Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS thực hiện vào vở .
- 1HS lên bảng thực hiện .
-Hs tiếp nối nhau nêu .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Lắng nghe .
 - 2 HS lên bảng tính .
13 500 = 135 x 100 26 x 11 > 280 
1600 : 10 8762 x 0 
320 : ( 16 x 2 ) = 320 : 16 : 2 
15 x 8 x 37 = 37 x 15 x 8 
+ Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm vào vở .
- 1HS lên bảng thực hiện .
Số lít xăng cần để ô tô đi hết quảng đường dài 180 km là : 
 180 : 12 = 15 ( lít)
Số tiền cần để mua xăng là :
 7500 x 15 = 112 500 ( đồng ) 
 Đáp số : 112 500 đồng .
+ Nhận xét bài bạn .
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười .
I.Mục tiêu: 
-Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn kinh khủng , , ngựa hí , lạo xạo ,hồi hộp , thất vọng , , ỉu xìu sườn sượt , ảo não .Đọc trôi chảy được toàn bài , 
2Đọc - hiểu:
- Hiểu nội dung bài: Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt , buồn chán .
Hiểu nghĩa các từ ngữ : nguy cơ , thân hành , du học ...
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .Tranh ảnh minh hoạ 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài " Con chuồn chuồn nước " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Gv giới thiệu chủ đề rồi giới thiệu bài .
 * Luyện đọc: Gv yêu cầu Hs đọc to .
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3đoạn của bài 
(3 lượt HS đọc).
-Lần 1: GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng 
- Lần 2: Giải nghĩa từ .
 - Lần 3 : đọc trơn 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
 - Gọi HS đọc lại cả bài .
- Gv đọc mẫu .
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 câu chuyện trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn ?
+ Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ? 
- Nội dung đoạn 1 nói lên điều gì ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ?
- Kết quả của việc đi du học ra sao ?
+Đoạn 2 cho em biết điều gì?
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 3 , lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Điều gì bất ngờ xảy ra ở đoạn cuối này ?
- Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?
* ĐỌC DIỄN CẢM:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc mỗi em đọc 1 đoạn của bài. 
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
 Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu , tâu lạy :.....
- Dẫn nó vào ! - Đức vua phấn khởi ra lệnh .
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cả câu truyện .
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài học sau .
-2 em lên bảng đọc và trả lời nội dung bài .
+ Quan sát tranh chủ điểm 
-Lớp lắng nghe . 
- 1 Hs đọc bài .
-3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
- Đoạn 1 : Từ đầu ... đến chuyên cười cợt .
- Đoạn 2 : Tiếp theo ... đến thần đã cố gắng hết sức nhưng không vào .
- Đoạn 3 : Tiếp theo cho đến hết .
- Luyện đọc theo cặp .
- 1HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm 
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . 
- Tiếp nối phát biểu : 
- Mặt trời không muốn dậy , chim không muốn hót , hoa trong vườn chưa nở đã tàn , gương mặt mọi người rầu rĩ ...
- Vì cư dân ở đó không ai biết cười .
- cuộc sống buồn rầu ở vương quốc nọ do thiếu nụ cười .
+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . 
* Vua cử một vị đại thần đi du học nước ngoài , chuyên về môn cười cợt .
- Sau một năm , viên đại thần trở về , xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào . ...
- Sự thất vọng buồn chán của nhà vua và các đại thần khi viên đại thần đi du học thất bại .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm - Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường .
- Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào .
+ Điều bất ngờ đã đến với vương quốc vắng nụ cười .
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn .
-3-4 Hs luyện đọc .
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
-2HS thi đọc cả bài .
- HS cả lớp .
 Ngày soạn : 11 / 4 /2011
 Ngày giảng: thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
Toán: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên .
I/ Mục tiêu :Giúp HS ôn tập về : 
+ Tiếp tục ôn tập về các phép tính của số tự nhiên ,...
 - Hs làm đúng nhanh , thành thạo các bài tập .
 - Gd Hs vận dụng tính toán vào thực tế .
II/ Chuẩn bị : Bộ đồ dùng dạy học toán 4 .
 III/ Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách làm BT5 về nhà .
- Nhận xét ghi điểm học sinh . 
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài: Gv giới thiệu ghi đề
b) Thực hành :
*Bài 1 :Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV yêu cầu HS nhắc lại về cách tính về biểu thức có chưùa hai chữ . 
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực vào vở .
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện .
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn .
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 2 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV hỏi HS : Cách tìm thực hiện các phép tính trong biểu thức .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện .
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 3 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và tìm cách tính nhanh nhất để làm vào vở .
- GV gọi HS lên bảng tính .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 4 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV nhắc HS cách tính số trung bình cộng các số .
- Yêu cầu HS ø thực hiện tính vào vở 
- GV gọi HS lên bảng tính kết quả .
+ Nhận xét ghi điểm HS .
* Bài 5 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS thực hiện tính vào vở 
- GV gọi HS lên bảng giải bài .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
3) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1HS lên bảng thực hiện .
 Đáp số : 112 500 đồng .
+ Nhận xét bài bạn .
+ Lắng nghe .
 - 1 HS đọc thành ti ...  ?
- Vào giai đoạn nào thì cây lúa cần nhiều nước ?
- Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng , cây lúa lại cần nhiều nước ?
- Em còn biết những loại cây nào mà ở giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ?
+ GV kết luận : 
 - Cùng một loại cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau . Ngoài ra khi thơì tiết thay đổi , nhu cầu về nước của cây cũng thay đổi . Vào những ngày nắng nóng , lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn . Biết được những nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lí cho từng loại cây vào thời kì phát triển của cây mới có thể đạt năng suát cao .
* Hoạt động 3: 
 TRÒ CHƠI VỀ NHÀ . 
- Tổ chức cho HS chơi theo 3 nhóm , mỗi nhóm cử 5 HS tham gia trò chơi .
- GV phát cho HS cầm tấm bảng đã ghi sẵn : bèo , xương rồng , rau rệu , ráy , rau cỏ bợ , rau mướng , dừa , cỏ , bỏng nước , thuốc bỏng , dương xỉ , hành , rau rút , đước , chàm , và 3 HS cầm các thẻ ghi : ưa nước , ưa khô hạn , ưa ẩm .
- Khi GV hô : " Về nhà ! về nhà ! " tất cả HS mới được lật thẻ lại xem tên minh là loại gì để chạy về đứng sau bạn cầm thẻ ghi nơi mình ưa sống .
- GV cùng HS tổng krrts điểm trò chơi và công bố nhóm thắng cuộc .
- Nhận xét tuyên dương nhóm có điểm cao . 
3.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC :
- Gọi 2 HS đọc lại mục bạn cần biết trang 117, SGK. 
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị cho bài sau . 
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
- Các nhóm trưng bày các loại cây đã sưu tầm được .
- Hoạt động theo nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
- Cùng nhau phân loại cây trong tranh ( ảnh ) và dựa vào những hiểu biết của mình để tìm thêm các loại cây khác .
- 2 nhóm HS dán phiếu lên bảng giới thiệu với cả lớp loài cây mà nhóm mình sưu tầm được . Các nhóm khác bổ sung .
- Nhóm cây sống dưới nước : bèo , rong , rêu , tảo , khoai nước , đước , chàm , cây bụt mọc , vẹt , sú , rau muống , rau rút ,...
- Nhóm cây sống ở nơi khô hạn : xương rồng , thầu dầu , dứa , hành tỏi , thuốc bỏng , lúa nương , thông , phi lao .
- Nhóm cây sống nơi ấm ướt : khoai môn , rau rệu , rau má , thài lài , bóng nước , ráy , rau cỏ bợ cói , lá lốt , rêu , dương xí ,...
- Nhóm cây vừa sống trên cạn và vừa sống dưới nước : rau muống , dừa , cây lưỡi mác , cỏ ,...
- Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau , cây có chịu được khô hạn , có cây lại ưa ẩm ướt có cây lại vùa sống ở nước lại vừa sống được ở cạn .
+ Lắng nghe .
+ HS quan sát thảo luận trả lời câu hỏi :
-Hình 2 : Ruộng lúa vừa mới cấy trên các thửa ruộng của bà con nông dân đang làm cỏ cho lúa . Bề mặt ruộng lúa chứa rất nhiều nước . 
- Hình 3 . - Lúa đã chín vàng , bà con nông dân đang gặt lúa . Bề mặt ruộng lúa khô .
 + Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới cấy đến lúc uốn câu vào hạt .
- Giai đoạn mới cấy cần nhiều nước để sống và phát triển , giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt .
- Cây ngô : lúc ngô nảy mầm đến lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến lúc bắt đầu vào hạt thì không cần nước .
-Cây rau cải : rau xà lách , xu hào cần phải có nước thường xuyên .
- Các loại cây ăn quả lúc còn non để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần tưới nước thường xuyên nhưng đến khi quả chín cây cần ít nước hơn .
- Cây mía từ khi trồng ngọn cũng cần tưới nước thường xuyên , đến khi mía bắt đầu có đốt và lên luống thì không cần tưới nước nữa .
+ Khi thời tiết thay đổi , nhất là khi trời nắng , nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng cần phải tưới nhiều nước cho cây .
+ Lắng nghe .
+ Thực hiện chia nhóm5 HS .
+ Thực hiện theo yêu cầu .
-HS cả lớp .
 Kĩ thuật :
 LẮP CON QUAY GIÓ (3 tiết )
I/ Mục tiêu:
 -HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió.
 -Lắp được từng bộ phận và lắp ráp con quay gió đúng kỹ thuật, đúng quy định.
 -Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của con quay gió.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu con quay gió đã lắp sẵn. 
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 2+3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Lắp con quay gió. 
 b)HS thực hành:
 * Hoạt động 3: HS thực hành lắp con quay gió . 
 a/ HS chọn chi tiết
 -GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để lắp con quay gió .
 b/ Lắp từng bộ phận: 
 -Trước khi HS thực hành, GV yêu cầu 1 em đọc lại ghi nhớ và nhắc nhở các em phải quan sát kỹ hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp.
 -Trong quá trình lắp từng bộ phận, GV nhắc nhở HS cần lưu ý các điểm sau :
 +Lắp các thanh thẳng làm giá đỡ phải đúng vị trí lỗ của tấm lớn.
 +Lắp bánh đai vào trục.
 +Bánh đai phải được lắp đúng loại trục.
 +Các trục bánh đai phải đúng vị trí giá đỡ.
 +Trước khi lắp trục phải lắp đai truyền. 
 -GV quan sát theo dõi, các nhóm để uốn nắn và chỉnh sửa.
 c/ Lắp ráp con quay gió 
 -GV cho HS quan sát H.5 SGK để lắp những bộ phận còn lại .
 -GV nhắc HS khi lắp các bộ phận phải lưu ý:
 +Chỉnh các bành đai giữa các trục cho thẳng hàng.
 +Khi lắp cánh quạt phải đúng và đủ các chi tiết.
 -Lắp xong phải kiểm tra sự hoạt động của con quay gió.
 -GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS, nhóm còn lúng túng.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm thực hành:
 +Con quay gió lắp đúng kĩ thuật và đúng qui trình.
 +Con quay gió lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
 +Hệ thống trục lắp cánh quạt , các bánh đai quay được.
 -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
 -Nhắc HS tháo các chi tiết xếp vào hộp.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Lắp ghép mô hình tự chọn”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS chọn chi tiết.
-1 HS đọc ghi nhớ.
-HS thực hành cá nhân, nhóm.
-HS thực hành lắp ráp.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
-HS thực hiện.
-HS cả lớp.
 Thứ sáu ngày 7 tháng 4 năm 2006
 LỊCH SỬ : 
	 KINH THÀNH HUẾ
I.Mục tiêu :
 -HS biết sơ lược về quá trình xây dựng ; sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và Lăng tẩm ở Huế .
 -Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản văn hóa thế giới .
II.Chuẩn bị :
 -Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện ) .
 -Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế .
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 Cho HS bắt bài hát.
2.KTBC :
 GV gọi HS đọc bài :Nhà Nguyễn thành lập .
 -Trình bày hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn? 
 -Những điều gì cho thấy vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình ?
 GV nhận xét và ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *GV trình bày quá trình ra đời của nhà kinh đô Huế : Thời Trịnh –Nguyễn phân tranh, Phú Xuân đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn . Nguyễn Aùnh là con cháu của chúa Nguyễn ,vì vậy nhà Nguyễn đã chọn Phú Xuân làm kinh đô .
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn:“Nhà Nguyễn...các công trình kiến trúc” và yêu cầu một vài em mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế .
 -GV tổng kết ý kiến của HS.
 *Hoạt động nhóm:
 GV phát cho mỗi nhóm một ảnh (chụp trong những công trình ở kinh thành Huế ) .
 +Nhóm 1 : Aûnh Lăng Tẩm .
 +Nhóm 2 : Aûnh Cửa Ngọ Môn .
 +Nhóm 3 : Aûnh Chùa Thiên Mụ .
 +Nhóm 4 : Aûnh Điện Thái Hòa .
 Sau đó, GV yêu cầu các nhóm nhận xét và thảo luận đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để gới thiệu về những nét đẹp của công trình đó(tham khảo SGK)
 -GV gọi đại diện các nhóm HS trình bày lại kết quả làm việc .
 GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện ,lăng tẩm ở kinh thành Huế.
 -GV kết luận :Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta .Ngày nay thế giới đã công nhận Huế là một Di sản văn hóa thế giới .
 4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc bài học .
 -Kinh đô Huế được xây dựng năm nào ?
 -Hãy mô tả những nét kiến trúc của kinh đô Huế ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 *Để Huế mãi mãi là một di sản văn hóa của thế giới và của dân tộc , chúng ta đã làm hết sức mình để trùng tu , tôn tạo và bảo vệ các công trình kiến trúc ở Huế .Giữ gìn di sản văn hóa Huế là trách nhiệm của mọi người để Huế mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta .
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Tổng kết”.
 -Nhận xét tiết học.
-Cả lớp hát .
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét.
-Cả lớp lắng nghe.
-2 HS đọc .
-Vài HS mô tả .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm thảo luận .
-Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
-Nhóm khác nhận xét.
-3 HS đọc .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp
Sinh hoạt lớp : 	
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
 A/ Mục tiêu :
¡ Đánh giá các hoạt động tuần 29 phổ biến các hoạt động tuần 30.
* Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
B/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 30.
Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
a) Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
2*/ Phổ biến kế hoạch tuần 30.
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập .
- Về lao động .
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 32 LOP 4 CKTKN.doc