Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng Tiếng việt 4 - Tập hai

Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng Tiếng việt 4 - Tập hai

1. Đọc thành tiếng từng đoạn văn nói về từng nhân vật dưới đây (chú ý nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé – có thể gạch dưới các từ ngữ cần nhấn giọng) :

a) Cẩu Khây

Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám ; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.

b) Nắm Tay Đóng Cọc

Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 17/01/2022 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng Tiếng việt 4 - Tập hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bộ giáo dục và đào tạo
Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (seqap)
Bài tập củng cố KIếN THứC Và Kĩ NĂNG
Tiếng việt 4
Tập hai
(Tài liệu thử nghiệm dạy học buổi thứ 2)
Hà nội – 2011 
Chịu trách nhiệm nội dung :
Giám đốc Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học
Trần Đình Thuận
Biên soạn :
Trần Mạnh Hưởng (Chủ biên)
Nguyễn thị lan anh – Xuân thị nguyệt hà
nguyễn thị hạnh – Đặng thị lanh – nguyễn trí
Biên tập :
Nguyễn thị ngọc bảo
Thiết kế sách và trình bày bìa :
Nguyễn hồng phong
đinh thuỳ linh
Chuyên gia đọc góp ý, thẩm định :
...........................................
Tuần 19
Tiết 1 
Luyện đọc
Bốn anh tài
1. Đọc thành tiếng từng đoạn văn nói về từng nhân vật dưới đây (chú ý nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé – có thể gạch dưới các từ ngữ cần nhấn giọng) :
a) Cẩu Khây
Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám ; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.
b) Nắm Tay Đóng Cọc
Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.
c) Lấy Tai Tát Nước
Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường.
d) Móng Tay Đục Máng
Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.
2. Bài văn cần đọc với giọng như thế nào cho hợp lí ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời do em chọn :
a – Giọng kể chuyện khá nhanh.
b – Giọng kể chuyện hơi chậm.
c – Giọng kể chuyện thong thả. 
3. Vì sao Cẩu Khây và các bạn rất hăng hái đi diệt trừ yêu tinh ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất :
a – Vì được dân bản yêu quý, muốn làm việc nghĩa cho dân bản.
b – Vì thương dân bản, muốn bảo vệ cuộc sống của mọi người.
c – Vì muốn thể hiện tài năng, sức khoẻ của mình trước yêu tinh.
Tiết 2 
Luyện viết
1. Đọc các đoạn mở bài (a, b, c) trong bài tập 1, SGK Tiếng Việt 4, tập hai (trang 10), sau đó trả lời câu hỏi :
a) Các đoạn mở bài (a, b, c) đều có mục đích giới thiệu đồ vật gì cần tả ? ....................................................................................................................................................................................................................................
b) Trong số các đoạn a, b, c, đoạn nào giới thiệu ngay đồ vật định tả ? Đó là cách mở bài nào ?
....................................................................................................................................................................................................................................
c) Đoạn nào nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả ? Đó là cách mở bài nào ?
.................................................................................................................................................................................................................................... 
2. Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em (hoặc cái trống trường em) theo cách mở bài trực tiếp.
* Gợi ý : Có thể giới thiệu vị trí hoặc hoàn cảnh sử dụng, hoặc đặc điểm nổi bật nhất... của chiếc bàn (VD : Chiếc bàn học của em đặt sát cạnh tủ quần áo.).
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
3. Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em (hoặc cái trống trường em) theo cách mở bài gián tiếp.
* Gợi ý : Có thể nêu hoàn cảnh có chiếc bàn hoặc kể lại kỉ niệm liên quan đến chiếc bàn rồi giới thiệu chiếc bàn định tả (VD : Từ lâu em ước mơ có một bàn học riêng, không phải ngồi học ở chiếc bàn chung của cả gia đình. Đầu học kì này, bố đã mua cho em một chiếc bàn học mới và kê ở góc buồng.).
..........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................... 
..........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................... 
..........................................................................................................................................
Tuần 20
Tiết 1 
Luyện đọc
Chuyện cổ tích về loài người
1. Luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ sau (chú ý ngắt nhịp hợp lí và nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả trong các dòng thơ in đứng) :
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc.
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ.
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất.
2. ý nghĩa của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là gì ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng : 
a – Mọi vật trên trái đất này được sinh ra chỉ vì trẻ em yêu quý cho nên hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
b – Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em cho nên hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
c – Mọi vật trên trái đất được sinh ra đều dành cho trẻ em cho nên hãy để cho trẻ em hưởng mọi điều tốt đẹp nhất.
Bốn anh tài (Tiếp theo)
1. Gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng và xác định giọng đọc hợp lí, sau đó luyện đọc diễn cảm đoạn văn thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh tài chống lại yêu tinh :
Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt. Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.
2. Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất : 
a – Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ phi thường, dũng cảm, mưu trí và quyết tâm cao trong chiến đấu. 
b – Vì anh em Cẩu Khây đều có sức khoẻ, tài năng phi thường, dũng cảm và mưu trí cao trong chiến đấu. 
c – Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ, tài năng phi thường, dũng cảm và đồng tâm hiệp lực chiến đấu. 
Tiết 2 
Luyện viết
1. Đọc bài Cái nón (SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 11), điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các nhận xét dưới đây.
a) Bài văn có .... đoạn. Đoạn thứ .... là đoạn kết bài (từ .................. đến ...................................).
b) Đoạn kết bài có .... câu : Câu 1 ghi lại lời dặn của má về .............................................; câu 2 và 3 ghi lại hành động gìn giữ cẩn thận chiếc nón chứng tỏ nhân vật tôi đã làm theo ............................ Đó là cách kết bài ..........................................
2. Hãy viết kết bài mở rộng (MR) cho bài văn làm theo một trong 3 đề sau :
a) Tả cái thước kẻ của em. (Gợi ý kết bài MR : Nêu rõ tác dụng của thước kẻ đối với người học sinh, hoặc nêu ý thức giữ gìn cẩn thận để thước kẻ dùng được lâu bền...)
b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em. (Gợi ý kết bài MR : Nêu suy nghĩ của em về tình cảm gắn bó với cái bàn, cảm xúc thiếu vắng khi xa nó ; hoặc nghĩ đến năm sau học lớp 5, phải xa cái bàn cũ chứa nhiều kỉ niệm gắn bó với em...)
c) Tả cái trống trường em. (Gợi ý kết bài MR : Nêu cảm tưởng của em khi nghe tiếng trống ngày khai trường, lúc vào lớp, tan trường, ngày lễ,... hoặc nêu mơ ước, niềm vui của em và các bạn được gợi ra từ tiếng trống trường giục giã đi tới tương lai...)
(Kết bài MR) – Đề .... : ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 21
Tiết 1 
Luyện đọc
Trống đồng Đông Sơn
1. Gạch dưới các từ ngữ cần nhấn giọng, sau đó luyện đọc diễn cảm đoạn văn sau (có thể xác định chỗ ngắt hơi cần lưu ý, nếu cần) :
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,... Đó là con người thuần hậu, hiền hoà, mang tính nhân bản sâu sắc.
2. Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :
a – Vì trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa.
b – Vì trống đồng Đông Sơn là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một nền văn hoá lâu đời, bền vững.
c – Vì cả  ... ...............
..................................................................................................................
b) Để ... , chúng em tích cực tập thể dục hằng ngày.
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Tiết 2 
Luyện viết
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới :
Ngồi thu mình ở góc bếp, cổ mèo rụt lại, cằm ghếch lên hai chân trước, hai tai dựng đứng, bộ ria hơi động đậy. Chú chuột nhắt tinh ranh thập thò ở gầm chạn rồi mon men đến chân chạn để leo lên. Mèo cứ ung dung ngồi yên theo dõi. Bỗng, bằng động tác lao mình điệu nghệ, chỉ trong tích tắc, mèo đã tóm gọn chú chuột trong đôi chân đầy vuốt sắc. Chuột nhắt chỉ kịp kêu lên mấy tiếng "chít... chít,..." rồi lịm hẳn.
a) Gạch dưới từ ngữ tả hoạt động, trạng thái của mèo khi rình bắt chuột.
b) Chép lại câu văn có trạng ngữ chỉ phương tiện trong đoạn văn trên và gạch dưới trạng ngữ đó.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Viết đoạn văn (khoảng 6 câu) tả hoạt động của con vật mà em quan sát được (VD : ngựa đang ăn cỏ hoặc phi nhanh ; đôi trâu/gà/dế đang chọi nhau ; trâu/bò đang cày ruộng ; mèo đang leo cây hoặc đùa nghịch, săn bắt chuột ; lợn đang ăn cám,...) trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ đã học (nhớ gạch dưới trạng ngữ đã dùng). 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 35 - ễn tập
Tiết 1 
Luyện đọc
Ăn mầm đá 
1. Luyện đọc diễn cảm đoạn văn sau với giọng kể vui, hóm hỉnh, phân biệt rõ lời dẫn chuyện và lời nhân vật (chú ý nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện thái độ ngạc nhiên, vui vẻ của chúa Trịnh, thái độ lễ phép, nhẹ nhàng nhưng hàm ý răn bảo của Trạng Quỳnh) : 
Thấy chiếc lọ đề hai chữ “đại phong”, chúa lấy làm lạ, bèn hỏi :
– Mắm “đại phong” là mắm gì mà ngon thế ? 
– Bẩm, là tương ạ !
– Vậy ngươi đề hai chữ “đại phong” là nghĩa làm sao ?
– Bẩm, “đại phong” là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ.
Chúa bật cười :
– Lâu nay ta không ăn, quên cả vị. Sao tương ngon thế ?
– Bẩm chúa, lúc đói ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.
2. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện lời nhận xét về nội dung câu chuyện Ăn “mầm đá”:
Câu chuyện ca ngợi Trạng Quỳnh ........................, vừa biết làm cho chúa ............................, vừa khéo răn chúa : No thì ............................................
Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon (Bài luyện tập)
Đọc thầm bài Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 166 – 167), dựa vào nội dung bài đọc, hãy lần lượt chọn từng câu trả lời đúng (mục B trang 167) và điền ý trả lời vào chỗ trống :
(1) Nhân vật chính trong đoạn trích tên là ..............................................
(2) Trong đoạn trích này có những nước tí hon : .....................................
(3) Nước định đem quân xâm lược nước láng giềng là ..............................
(4) Trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp” vì ..................................
(5) Gu-li-vơ khuyên vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút vì ......................................................................
..................................................................................................................
(6) Nghĩa của chữ hoà trong hoà ước giống nghĩa của chữ hoà trong ..................................
(7) Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu ............................
(8) Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, bộ phận chủ ngữ là ........................................................................................................
.
Tiết 2 
Luyện viết
1. Quan sát con hổ trong chương trình Thế giới động vật của Đài truyền hình Việt Nam, một bạn đã ghi chép được nhiều chi tiết sinh động từ khi hổ săn mồi, ăn thịt con mồi đến khi ăn xong và nghỉ ngơi. Em hãy điền các từ ngữ thích hợp vào những chỗ trống dưới đây để làm rõ ba hoạt động chủ yếu của con hổ.
– Hổ ........................................ : lững thững đi trên đồng cỏ, dáng oai vệ ; phát hiện con hươu non từ xa, đi rón rén, rạp mình sát đất, nấp trong bãi cỏ ; rượt đuổi con mồi, phóng như bay, bốn chân lướt nhẹ nhàng, mềm mại, lao về phía trước như viên đạn bắn ra khỏi nòng súng,...
– Hổ ......................................... : tha mồi về gốc cây, cắn xé con mồi thành từng mảng để các chú hổ con lăn xả vào ăn một cách ngon lành ; mấy chú hổ con háu ăn, mép dính đầy máu, thỉnh thoảng lại gầm gừ như muốn đánh nhau,... 
– Hổ ......................................... : nằm kềnh ra bãi cỏ, mặc cho các con đùa nghịch, trèo cả lên người, gặm cả vào tai,... ; liếm bộ lông vằn vện, liếm cả đầu, mình của mấy chú hổ con ; chân thỉnh thoảng duỗi dài, tỏ vẻ sảng khoái, dễ chịu,...
2. Đọc phần thân bài và kết bài cho bài văn miêu tả con chó và thực hiện các yêu cầu ở dưới : 
Tô-ni lớn nhanh như thổi. Giờ đây, nó đã là một chú chó trưởng thành với hình dáng cân đối và đẹp đẽ. Toàn thân nó phủ một lớp lông dày màu vàng nâu, điểm những khoang đen, trắng. Đôi tai nhọn luôn dỏng lên nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt to, sáng. Hai lỗ mũi đen ướt, đánh hơi rất thính. Cái lưỡi màu hồng thè dài và hàm răng trắng bóng với bốn cái răng nanh hơi cong và nhọn.
Tô-ni có dáng như chó săn. Cái ức nở đầy đặn, bụng thon, bốn chân cao, gân guốc và vững chãi. Cái đuôi xù cuốn tròn thành hình chữ O trên lưng. Nó đi đứng nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng sáng, Tô-ni nô giỡn trên sân với chú mèo tam thể. Chúng đuổi nhau, vờn nhau không biết chán. Thấm mệt, Tô-ni trèo lên thềm, nằm sấp, gác mõm lên hai chân trước, lim dim ngủ. Nhưng chớ lầm là nó ngủ say. Tuy lơ mơ thế nhưng hai cái tai úp xuống không bỏ qua một tiếng động nào. Chỉ cần có tiếng bước chân nhè nhẹ ngoài rào là nó đứng phắt dậy, linh hoạt hẳn lên. Nếu là người lạ, nó lập tức cất tiếng sủa vang. Còn người quen đi đâu về là nó chạy xồ ra, vẫy đuôi mừng tíu tít. Ngày nào em đi học về, Tô-ni cũng ra tận cổng đón. Nó chồm hai chân trước, ôm chầm lấy em và quấn quýt không rời. 
Đêm đến, khi mọi người đã đi ngủ, một mình Tô-ni vẫn thức trông nhà. Có nó, cả nhà yên tâm ngủ ngon sau một ngày làm việc mệt nhọc. 
	 (Thực hành Tập làm văn 4, NXB Giáo dục)
* Yêu cầu :
(1) Gạch dưới những từ ngữ tả đặc điểm nổi bật về hình dáng, thói quen sinh hoạt và hoạt động chính của con chó Tô-ni trong đoạn văn trên.
(2) Viết thêm đoạn mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp) để hoàn chỉnh bài văn tả con chó Tô-ni.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................
3. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) miêu tả một vài nét ngộ nghĩnh của con vật mà em yêu thích.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Mục lục
Tuần
Tiết
Nội dung
Trang
19
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
3
4
20
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
6
8
21
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
10
11
22
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
14
16
23
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
19
20
24
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
23
24
25
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
26
28
26
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
30
32
27
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
34
35
28. Ôn tập
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
38
38
29
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
42
43
30
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
45
47
31
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
49
50
32
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
52
54
33
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
55
57
34
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
58
60
35. Ôn tập
1
2
- Luyện đọc
- Luyện viết
61
62
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_cung_co_kien_thuc_va_ki_nang_tieng_viet_4_tap_hai.doc