Bài tham luận Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi - Trường Tiểu học Vĩnh Hùng

Bài tham luận Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi - Trường Tiểu học Vĩnh Hùng

BÀI THAM LUẬN

MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

 Đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Hùng

 */ Sơ lược về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa của đơn vị:

Chất lượng giáo dục luôn là vấn đề quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là cán bộ giáo viên trong ngành Giáo dục. Chất lượng đại trà nânglên từng bước tạo tiền đề để nâng cao chất lượng mũi nhọn nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, trường Tiểu học Vĩnh Hùng đã chú trọng đến lĩnh vực này và trong những năm gần đây, đơn vị đã có sự chuyển mình rõ rệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và gặt hái được những thành tích đáng mừng. Năm học 2008- 2009, học sinh của trường dự giao lưu học sinh giỏi cấp Huyện đã có một em đạt giải nhất và là một trong sáu em học sinh giỏi của huyện dự giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh, là một trong hai em đạt giải cấp tỉnh năm học đó. Năm học 2009- 2010, nhà trường đã có nhiều giải giao lưu học sinh giỏi cấp Huyện trong đó có một giải nhất, hai giải nhì và cũng có một trong sáu em của huyện được dự giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt giải.

 */ Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi dưỡng HSG:

 Với nhiều nỗ lực, thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi của đơn vị được nâng dần lên trong các năm, song nhà trường và bản thân giáo viên bồi dưỡng cũng gặp không ít khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này.

 - Thứ nhất: Về thời gian, Chương trình học hiện hành đã chiếm nhiều quỹ thời gian học sinh học trên lớp. Đặc biệt đối với lớp học 2 buổi/ngày thực ra học sinh chỉ được học tăng thêm 6 tiết cả toán và tiếng việt. Trong khi đó, muốn bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cần giúp các em cọ sát với nhiều dạng bài ở mức độ nâng cao và được luyện tập nhiều nên giáo viên gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian bồi dưỡng.

 - Thứ hai: Các tài liệu tham khảo, nâng cao hiện nay rất nhiều nguồn với lượng bài tập ở các dạng quá nhiều dẫn đến lúng túng trong việc lựa chon nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với quỹ thời gian bồi dưỡng cho phép.

 - Thứ ba: Đề thi học sinh giỏi còn nhiều bài khó và xa với chương trình học của học sinh.

 

doc 3 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tham luận Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi - Trường Tiểu học Vĩnh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM LUẬN
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
 Đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Hùng 
 */ Sơ lược về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa của đơn vị:
Chất lượng giáo dục luôn là vấn đề quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là cán bộ giáo viên trong ngành Giáo dục. Chất lượng đại trà nânglên từng bước tạo tiền đề để nâng cao chất lượng mũi nhọn nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, trường Tiểu học Vĩnh Hùng đã chú trọng đến lĩnh vực này và trong những năm gần đây, đơn vị đã có sự chuyển mình rõ rệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và gặt hái được những thành tích đáng mừng. Năm học 2008- 2009, học sinh của trường dự giao lưu học sinh giỏi cấp Huyện đã có một em đạt giải nhất và là một trong sáu em học sinh giỏi của huyện dự giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh, là một trong hai em đạt giải cấp tỉnh năm học đó. Năm học 2009- 2010, nhà trường đã có nhiều giải giao lưu học sinh giỏi cấp Huyện trong đó có một giải nhất, hai giải nhì và cũng có một trong sáu em của huyện được dự giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt giải.
 */ Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi dưỡng HSG:
 Với nhiều nỗ lực, thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi của đơn vị được nâng dần lên trong các năm, song nhà trường và bản thân giáo viên bồi dưỡng cũng gặp không ít khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này.
 - Thứ nhất: Về thời gian, Chương trình học hiện hành đã chiếm nhiều quỹ thời gian học sinh học trên lớp. Đặc biệt đối với lớp học 2 buổi/ngày thực ra học sinh chỉ được học tăng thêm 6 tiết cả toán và tiếng việt. Trong khi đó, muốn bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cần giúp các em cọ sát với nhiều dạng bài ở mức độ nâng cao và được luyện tập nhiều nên giáo viên gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian bồi dưỡng.
 - Thứ hai: Các tài liệu tham khảo, nâng cao hiện nay rất nhiều nguồn với lượng bài tập ở các dạng quá nhiều dẫn đến lúng túng trong việc lựa chon nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với quỹ thời gian bồi dưỡng cho phép.
 - Thứ ba: Đề thi học sinh giỏi còn nhiều bài khó và xa với chương trình học của học sinh.
 */ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi:
 Là giáo viên cốt cán môn toán, được nhà trường phân công nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn toán lớp 5 nhiều năm nay. Qua kết quả bồi dưỡng tại đơn vị, tôi mạnh dạn trao đổi một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thược hiện có hiệu quả: 
+ Lựa chọn đúng đối tượng học sinh:
 Cần tổ chức thi chọn lọc qua vài vòng loại để lựa chọn chính xác đối tượng học sinh vào bồi dưỡng.
 Giáo viên cần đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, không chỉ qua bài thi mà cả qua việc học tập bồi dưỡng hằng ngày. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng,mà còn tránh bỏ sót học sinh giỏi và không bị quá sức đối với những em không có tố chất.
+ Xây dựng chương trình bồi dưỡng hợp lý:
 Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, Internet,... song chương trình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khoá. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng cao ( tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khoá, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần).
 Cần soạn thảo chương trình đồng tâm theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố.
 Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có một tiết luyện tập để củng cố kiến thức; và cứ sau 5, 6 tiết thì cần có một tiết ôn tập để củng cố khắc sâu. Cần Soạn thảo một tiết học có:
 -Kiến thức cần truyền đạt ( lý thuyết, ví dụ, ...).
 -Bài tập vận dụng.
 -Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp).
 Không nên xây dựng chương trình như sách nâng cao hiện nay vì như thế học sinh khó nắm chắc, dễ nhầm lẫn. Mặt khác trong sách nâng cao có một số bài quá khó đối với học sinh.
 Một số giờ ôn tập, Giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống đựơc mà đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của giáo viên.
 Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc rút, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng.
 Cần lưu ý rằng: Tuỳ thuộc vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà lựa chọn mức độ bài khó và từng dạng luyện tập nhiều hay ít.
+ Lựa chọn cách dạy đạt hiệu quả cao nhất:
 Trước hết cần chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh, không nên máy móc theo các sách giải.
 Cần vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài; phát huy tính tích cực, độc lâp, tự giác của học sinh; tôn trọng và khích lệ những sáng tạo của học sinh. Cần phát huy phương pháp dạy theo đối tượng học sinh để việc bồi dưỡng học sinh được diễn ra ngay cả các tiết của buổi chính khóa. Có như vậy mới khắc phục được khó khăn về thời gian bồi dưỡng.
 Những bài hướng dẫn kiến thức mới, giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tập mang tính chất vui chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giúp các em ghi nhớ được tốt hơn.
 Ví dụ: Ra bài toán vui, bài toán là một bài thơ, bài toán lấy tên học sinh, hay đáp số là ngày tháng có ý nghĩa, đáng ghi nhớ ( như các ngày lễ lớn, ngày thi,...).
 Tuy nhiên, những bài toán như thế, giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ, thử và kiểm tra kết quả nhiều lần.
 Hầu hết các bài toán giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tìm tòi ra cách giải; không nên giải cho học sinh hoàn toàn hoặc để các em bó tay rồi chữa.
 Ngựợc lại, khi chữa bài giáo viên lại phải giải một cách chi tiết ( không nên giải tắt) để gúp học sinh hiểu sâu sắc bài toán, đặc biệt là những bài toán khó những bài học sinh sai sót nhiều. Đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn chỉnh cách trình bày của học sinh một cách kịp thời.
 - Tăng cường thực hiện khâu kiểm tra, đánh giá và cho học sinh làm quen nhiều đề thi theo các đề mà nhà trường ra hàng tháng. Qua các bài kiểm tra đó mà giáo viên nắm được mức độ đạt được của học sinh qua từng giai đoạn.
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện có hiệu quả trong nhiều năm qua.
*/ Những kiến nghị, đề xuất: 
 - Phòng giáo dục hoặc Sở Giáo dục nên có một khung chương trình bồi dưỡng chung phù hợp.
 - Đề thi cần bám sát chương trình hơn, giảm độ khó đối với học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAM LUAN KN BD HSG TOAN.doc