Bài viết “mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

Bài viết “mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

Thầy tôi.

 Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là cha mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, ngoài bố mẹ, anh chị em và người thân đã cho tôi sự sống sinh thành, thì hình ảnh người thầy giáo sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này. Đó là thầy Trung, người cha thứ hai mà tôi muốn nói đến.

 

doc 4 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài viết “mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH
CĐTRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH.
 **********************
BÀI VIẾT
“MỖI THẦY CÔ GIÁO LÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC ,
TỰ HỌC VÀ SÁNG TẠO”
 '&?
 ***********
 GV : NGÔ THỊ XUÂN SANH
 Tổ : Bốn
 Năm học: 2010 - 2011
 ****************
Thầy tôi.
 ********** 
 Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là cha mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, ngoài bố mẹ, anh chị em và người thân đã cho tôi sự sống sinh thành, thì hình ảnh người thầy giáo sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này. Đó là thầy Trung, người cha thứ hai mà tôi muốn nói đến.
 Mồ côi cha mẹ từ thuở còn trong nôi, thời gian dần trôi qua, thầy lớn lên trong vòng tay yêu thương của anh chị em . Đến năm 1989, thầy thi đỗ tú tài, cũng là lúc chấm dứt con đường học vấn. Vì hoàn cảnh gia đình thầy đành gác lại bao nhiêu ước mơ và hy vọng đang chờ đợi phía trước. Thế rồi đến tuổi thanh xuân, thầy lập gia đình vào năm 1992.
 Ngày qua ngày vất vả với công việc đồng áng, tưởng chừng như công danh sự nghiệp của thầy khuất dần theo năm tháng. Nhưng không, thầy không chịu làm nô lệ với hoàn cảnh. Được sự động viên của người thân và bạn bè, thầy vượt lên chính mình. Thầy quyết định dự thi khoa Tiểu học trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Thế là tương lai chớm mĩm cười với thầy.
Cuối mùa thu năm 1997, nhận được tin báo trúng tuyển , thầy vội gác mọi công việc gia đình cho người vợ hiền , khăn gói lên đường tiếp tục công danh trong lúc gia đình thầy lúc bấy giờ rất khó khăn, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền người vợ kiếm được hàng ngày. Tưởng đâu làm nghề giáo viên sẽ có tiền để nuôi sống gia đình, đỡ vợ vất vã. Nào ngờ, lương ba đồng ba cọc không đủ tiền thuốc cho mỗi cơn sốt rét hành hạ mọng gì gửi vợ làm quà. Cuộc sống thực tại bấy giờ là thế, nhưng với thầy luôn nung nấu trong lòng nhựa sống cho thế hệ tương lai!Sau ba năm miệt mài kinh sử trên giảng đường Đại học. Ngày chia tay với trường Đại học Sư phạm cũng là lúc thầy nhận công tác nơi vùng cao .Thầy không may mắn như những người đàn ông khác. Có lẽ chưa bao giờ thầy được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Ba mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người thầy đã phải gác lại cuộc sống riêng tư của mình để đi theo con đường” Gieo chữ vùng cao “sống chung với bao nhiêu cảnh nhọc nhằn để đưa con chữ đến với con em đồng bào giữa núi rừng heo hút.Và thế là công việc gia đình để lại cho người vợ hiền gánh vác . Thầy lại tiếp tục hành trang cho sự nghiệp “ Gieo chữ- Trồng người. Cuộc sống lúc bấy giờ vô cùng khó khăn, ở dưới xuôi còn chưa có điện sáng huống gì vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh. Đường xa và lắm dốc, đèo cao và lắm sông, nhiều suối, thế mà thầy không quản khó khăn. Ngày nào có học sinh đến lớp là ngày ấy được thầy cho “con chữ” làm người. Nơi công tác là vùng xa xuôi hẻo lánh , thuộc xã đặc biệt khó khăn .Nơi mà lần đầu tiên trong sự nghiệp “trồng người” của thầy có lẻ chưa mấy suôn sẻ! .Là trường có cả hai dân tộc Kinh và Cor cùng chung học .Sáng đến lớp, tối về trong căn phòng với ánh đèn dầu hiu hắt để soạn giáo án . Bữa ăn hằng ngày là rau rừng với cá khô , có lẻ đó là nguồn thực phẩm dự trữ không thể thiếu Cuộc sống nơi đây đã khó khăn lại càng khó khăn hơn nữa, học sinh thuộc diện nghèo đói, thiếu cái này lại hụt cái kia. Phụ huynh nhọc nhằn với cuộc sống mưu sinh nên chăm lo đến việc học của con còn leo lỏng,“Trăm sự cậy vào thầy”. Khó khăn là như vậy nhưng thầy không quản ngại . Tiếng giảng bài của thầy vẫn ấm vang trên bục giảng hằng ngày. Thương học trò “thiếu cơm- đói chữ”, thầy dã đem hết lòng nhiệt huyết của mình dạy dỗ các em. Ngoài những buổi dạy chính trên lớp, thầy lần mò vào từng bản để vận động các em học phụ đạo. Có nhiều lúc, học sinh vì phải theo bố lên rẫy để đào cũ, hái rau nên buổi học không thành. Thế là thầy có kế hoạch khác, về quê thuyết phục cùng vợ con quyên góp gạo , quần áo , sách vở cũ,của bà con hàng xóm đem tặng các em.Thầy thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để trao đổi việc học tập của con em, thầy còn hướng dẫn họ cách làm ruộng, cấy lúa nước để cải thiện đời sống. Với sự ân cần và lòng nhiệt tình của thầy , học sinh càng yêu mến thầy và thích đi học. Hơn thế nữa, phụ huynh hết mực tin yêu thầy và luôn đôn đốc con mình theo học . Không ngại khó khăn, gian khổ trong sự nghiệp trồng người, sự cống hiến cao cả của thầy đã được bù đắp . Danh hiệu Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền dành cho thầy thật xứng đáng!
 Chuỗi ngày sống cô đơn nơi núi rừng, sau những buổi giảng bài trên lớp học, thầy lại nghĩ về mái ấm gia đình nơi quê hương, người vợ hiền cùng hai con thơ dại đang ngày đêm trông ngóng .Thương vợ vất vả, nhớ con da diết, nhưng đường xá xa xuôi, chiếc xe đạp cũ kĩ không thể vượt đèo, lội suối trong những ngày mưa gió, thầy đành chấp nhận nỗi nhớ nhung.Thời gian lặng lẽ trôi qua thế mà đã mười hai năm rồi, những mầm xanh của thầy cũng đã trưởng thành. Lớp học trò được thầy dìu dắt nay đã “Công thành-danh toại”. Năm tháng lặng lẽ đi qua, tóc xanh thuở nào, giờ đang chuyển màu hoa râm ,độ tuổi “U43”đã cập kề, thế mà thầy vẫn tiếp tục theo học lớp Đại học và sắp mãn khoá.
 Có lần nói chuyện cùng thầy, tôi còn được biết hiện nay thầy có khoảng 10 hecta rừng đã và đang phủ kín đồi trọc . Thì ra , việc làm của thầy không những đem lại nguồn kinh tế lớn cho gia đình mà còn góp phần trong công cuộc “Trồng cây-gây rừng” mà Đảng và nhà nước đã và đang phát động.
 Lần gặp gần đây tôi được biết thầy vẫn còn công tác ở trường xưa .Tôi dò la ý định về xuôi nhưng thầy vẫn kiên trung bám lớp giữ trường , ý tưởng ươm mầm vẫn là niềm khao khát như ngày mới ra trường , thuở còn là thầy giáo trẻ. Ngồi tâm sự cùng thầy mà lòng tôi bị cuốn hút với giọng nói thâm trầm nhưng chứa chang niềm khát vọng! Vâng, thầy khát vọng rất nhiều ở thế hệ mai sau, lớp lớp đàn em cắp sách đến trường. Thầy nguyện vọng cống hiến cho sự nghiệp “Trồng người”mà thầy đang theo đuổi.
 Chia tay thầy, lòng tôi còn luyến tiếc, nhìn dáng hình gầy gầy, đen đen khuất dần vào lớp học mà tôi cứ ngỡ thầy vẫn còn bên cạnh. Dáng dấp của một người thầy chứa đầy nghị lực mà không dễ ai có được . Tôi tự nhủ lòng mình xin nguyện làm cô học trò của thầy .Tôi khẽ gọi thầm : “Cảm ơn thầy -Thầy Trung ơi !”Thầy đã cho tôi tấm gương sáng.Thầy xứng đáng là người thầy giáo nhân dân.Thầy là niềm tin, là điểm tựa cho thế hệ trồng nguời mà tôi đang tiếp bước!
 Tam Trà ngày 14 tháng 11 năm 2010.
 Người viết
 Ngô Thị Xuân Sanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgia an.doc