Báo cáo Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh môn Khoa học - Lớp 4

Báo cáo Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh môn Khoa học - Lớp 4

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

 Như chúng ta đã biết đổi mới PPDH ở Tiểu học đang trở thành một phong trào rộng lớn, góp phần đặc biệt quan trọng vào việc hinhhf thành những cơ sở ban đầu về nhân cách của lớp người lao động mới, chủ động và sáng tao, có nhu cầu và phương pháp tự học để thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày, hàng giờ theo yêu cầ của xã hội. Thế giới đã chuyển sang thời kì kinh tế tri thức cho nên đầu tư vào chất xám là cách đầu tư có lợi nhất, hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.

 Đối với môn khoa học, trong những năm qua việc giảng dạy theo hướng đổi mới của giáo viên vẫn còn lúng túng, chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do vậy mà sự hiểu biết về khoa học của học sinh còn rất hạn chế. Đặc biệt việc vận dụng khoa học ngày càng được xã hội coi trọng.

 Ở những lớp 1, 2, 3 các em đã được học môn TN và XH nhưng chỉ với những kiến thức sơ giản ban đầu về: con người và sức khoẻ, một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Có ý thức thực hiện các quy tác giữu vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Lên đến lớp 4, lần đầu tiên các em được học môn khoa học. Đây là một trong những môn học hết sức quan trọng đối với các em để giúp các em có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về: sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người . Cách phong tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản, gần gũi với đời sông và sản xuất.

 

doc 5 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 2942Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh môn Khoa học - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Liên Châu
Báo Cáo chuyên đề đổi mới ppdh phát huy tính tích cực của học sinh môn khoa học- lớp 4
Phần i : Đặt vấn đề
 Như chúng ta đã biết đổi mới ppdh ở Tiểu học đang trở thành một phong trào rộng lớn, góp phần đặc biệt quan trọng vào việc hinhhf thành những cơ sở ban đầu về nhân cách của lớp người lao động mới, chủ động và sáng tao, có nhu cầu và phương pháp tự học để thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày, hàng giờ theo yêu cầ của xã hội. Thế giới đã chuyển sang thời kì kinh tế tri thức cho nên đầu tư vào chất xám là cách đầu tư có lợi nhất, hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.
 Đối với môn khoa học, trong những năm qua việc giảng dạy theo hướng đổi mới của giáo viên vẫn còn lúng túng, chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do vậy mà sự hiểu biết về khoa học của học sinh còn rất hạn chế. Đặc biệt việc vận dụng khoa học ngày càng được xã hội coi trọng.
 ở những lớp 1, 2, 3 các em đã được học môn TN và XH nhưng chỉ với những kiến thức sơ giản ban đầu về: con người và sức khoẻ, một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Có ý thức thực hiện các quy tác giữu vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Lên đến lớp 4, lần đầu tiên các em được học môn khoa học. Đây là một trong những môn học hết sức quan trọng đối với các em để giúp các em có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về: sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người . Cách phong tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản, gần gũi với đời sông và sản xuất. 
 Đối với chương không khí, tất cả những kiến thức rất bình thường gần gũi với đời sống hàng ngày của các em nhưng các em vô tình không để ý đến nhưng thực chất nó rất quan trọng với đời sống sinh hoạt hàng ngày mà chúng ta cần quan tâm. Để giúp các em hiểu sâu, nắm chắc và biết vận dụng nó vào trong cuộc sống thì qua bài học: “Không khí cần cho sự sống” các em sẽ thấy được không những rất quan trọng với con người mà còn quan trọng với đời sông của động vật và thực vật. Từ đó các em biết phân tích, so sánh rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. Đồng thời biết bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường.
Bởi vậy tôi chọn lý do viết đề tài này và qua tiết dạy sẽ giúp cho các em tiếp cận với những điều thực tế, rất gần gũi với đời sống hàng ngày của các em. Giúp các em biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp, biết diễn đạt những hiểu biết về lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,
 Vì vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải đổi mới phương pháp dạy học môn khoa học như thế nào? để học sinh hiểu sâu, nắm chắc được kiến thức khoa học đơn giản một cách chắc chắn, giúp các em có nền tảng vững chắc, tiếp tục học nâng cao hơn ở các lớp tiếp theo.
Phần II : Giải quyết vấn đề
1. Những yêu cầu chung
 Dạy môn khoa học ở cấp Tiểu học phải theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, cơ bản, thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của học sinh. Tuy nhiên dù ở cấp Tiểu học vẫn phải đảm bảo những yêu cầu chung về phương pháp, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, đối tượng học. Đó là sự chính xác, khoa học, tích cực, tính vừa sức và áp dụng vào thực tiễn. Nhóm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác của học sinh.
2. Phương pháp dạy học khoa học 
 Do sự nhận thức của học sinh Tiểu học chưa đạt đến trình độ khái quát cao cho việc trình bày của giáo viên phải dễ hiểu, ngắn gọn, nhẹ nhàng tránh ôm đồm kiến thức.
Do vâ ỵ chúng ta phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học như: thuyết trình, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi, đóng vai, dộng não, quan sát, thực hành và có nhiều hình thức để dạy học như: hoạt động cá nhân, nhóm đôi, mhóm 3, nhóm 4, cả lớp Tuỳ từng bài học, từng đối tượng học sinh mà người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức cho phù hợp.
Người giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp thao tác một cách linh hoạt theo từng loại bài để đem lại hiệu quả bài học cao.
3. Đặc trưng môn khoa học và phương pháp dạy học khoa học
 Dạ môn khoa học lớp 4 là hình thành cho học sinh những kiến thức kỹ năng, thái độ và hành vi cơ bản về các chủ điểm như: Con người và sức khoẻ, vật chất và năng lượng, thực vật và động vật. 
Việc hình thành các kiến thức khoa học cho học sinh đặc biệt coi trọng trong việc tổ chức các họt động của học sinh tạo điều kiện để học sinh chủ động. Chú ý hình thành kĩ năng tự học của học sinh. Phát huy quan hệ hợp tác của học sinhkhi học. Vì vậy việc sử dụng các phương tiện trực quan như: nghe, vật thật, tranh ảnh, thí nghiệm, và qua việc học sinh được hình thành kết hợp với việc giảng dạy của giáo viên thể hiện được quan điểm tích hợp trong mỗi bài học không chỉ về nôi dung mà cả về phương pháp. Coi trọng cả phần cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ, hành vi ứng xử đúng cho học sinh thông qua những bài học.
Việc phối hợp nhiều PPDH làm cho các hoạt động học tập của học sinh được đa dạng phương pháp, lôi cuốn mọi học sinh cùng tích cực tham gia.
Giáo viên tạo điều kiện để phát huy mối quan hệ hợp tác giữa học sinh với học sinh qua việc tổ chức cho các em làm việc theo nhóm. Tổ chức nhiều hoạt động đa dạng kết hợp với những câu hỏi suy luận, vận dụng là cách tốt nhất để học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy, tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức và hình thành kĩ năng tự học cho học sinh.
 Tóm lại: Để đổi mới PPDH phát huy tnhs tích cực của học sinh thì giáo viên không chỉ là người tổ chức mà còn là người hướng dẫn quá trình học tập của học sinh, huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài, khuyến khích học sinh nêu câu hỏi, ý kiến cá nhân, nêu thắc mắc về vấn đề đang học, khuyến khích học sinh nhận xét, bổ sung trả lời câu hỏi của bạn. Học sinh là người tiếp nhận thông tin một cách chủ động tự tổ chức, tự điều khiển quá trình học tập, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ của mình để tìm ra các biểu tượng khoa học.
Vận dụng dạy bài khoa học
Không khí cần cho sự sống
I/ Mục tiêu:
 - hiểu được: Người, động vât, thực vât đều cần không khí để sống.
 - Hiểu được vai trò của khí ô - xi với quá trình hô hấp.
 - nêu được những ví dụ để chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
 - Nêu được những ứng dụng vai trò của khí ô - xi vào đời sống.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - HS và GV chuẩn bị cây, con vật nuôi.
 - GV sưu tầm hình ảnh về người bệnh đang thở bình ô- xi và bể cá đang được bơm không khí.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới: GTB
Hoạt động 1: vai trò của không khí đối với con người.
a. GV yêu cầu học sinh để tay trước mũi thở ra và hít vào em có nhận xét gì? 
 - HS làm theo yêu cầu của GV sau đó nêu nhận xet.
b. GV yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn bịt mũi nau lại và người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại.
 - HS tiến hành cặp đôi, sau đó nêu nhận xét.
c. Qua thí nghiệm trên em thấy không khí có vai trò gì đối với con người? 
* GV kết luận:
Hoạt động 2: Vai trò của không khí đối với thực vật, động vật.
 - GV yêu cầu các nhóm nêu kết quả thí nghiệm đã làm ở nhà.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả đã chuẩn bị theo yêu cầu của tiết trước.
 - Qua thí nghiệm trên em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, đông vật?
* GV kết luận :
Hoạt động 3: ứng dụng vai trò của khí ô - xi trong đời sống.
a. GV yêu cầu HS quan sát hình 5 và hình 6 trong SGK
- HS quan sát theo cặp, sau đó nhận xét.
b. GV chia nhóm 4 HS và yêu cầu:
 - HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi.
 - Sau đó đại diện nhóm trình bày.
 * GV kết luận :
Hoạt động kết thúc: HS đọc mục “ Bạn cần biết ”
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Phần III. Kết thúc vấn đề
 Dạy và học là một hoạt động vô cùng quan trọng của mỗi nhà trường. Sản phẩm của mỗi nhà trường thu được chính là kết quả học tập của học sinh. Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh ở môn khoa học cũng như môn khác giúp các em tích cực, sôi nổi hơn, các em nắm được bài học một cách lôgíc và biết vận dụng vào thực tế để tránh sự gò bó, áp đặt, các em được thực hành làm thí nghiệm nhiều để nắm bài sâu hơn, giờ học nhẹ nhàng, thoải mái, học sinh hiểu kỹ bài thì đòi hỏi người thầy phải tổ chức tốt công tác dạy của mình.
Trên đây là toàn bộ báo cáo của chúng tôi về việc đổi mới PPDH môn khoa học lớp 4. Rất mong được sự góp ý chân thanh của ban lãnh đạo và các đồng chí GV trong cụm để báo cáo của chúng tôi được đầy đủ hơn.
 Xin trân thành cảm ơn ! 
T. M NHà Trưòng
Liên Châu, ngày tháng năm 2010
Người viết báo cáo
Trịnh Thị Minh Huệ

Tài liệu đính kèm:

  • docBC Chuyen de khoa hoc 4.doc