Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Giai đoạn 2000 đến 2010

Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Giai đoạn 2000 đến 2010

PHẦN THỨ NHẤT

Quá trình thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu PCGDTH ĐĐT

1.1 Thuận lợi:

 Các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương đã xác định đúng đắn về mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo. Luôn quan tâm chỉ đạo Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, HĐND, UBND các cấp được cụ thể hoá thành chỉ tiêu phấn đấu trong từng năm nhằm củng cố thành quả đạt được về công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi.

 Xã Hưng Long có diện tích tự nhiên là 1082ha, dân số 4986 khẩu được chia thành 7 khu hành chính. Tổng sản lượng lương thực đạt 1596 tấn, bình quân lương thực350kg/ người/ năm.

 Ban chỉ đạo phổ cập cấp xã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể xã hội cùng tham gia làm công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi.

 Năm 2002 xã Hưng Long đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi tạo cơ sở vững chắc, làm tiền đề tốt để thực hiện có hiệu quả phổ cập GDTH đúng độ tuổi hàng năm.

 

doc 7 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1025Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Giai đoạn 2000 đến 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Uỷ ban nhân dân xã hưng long
Ban chỉ đạo phổ cập
Báo cáo
Tổng kết 10 năm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
(Từ năm 2000 đến năm 2010)
 Hưng Long, tháng 8 năm 2010
Uỷ ban nhân dân xã Hưng Long Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Ban chỉ đạo phổ cập Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 *********************
Hưng Long, 05 tháng 8 năm 2010
Báo cáo
Tổng kết 10 năm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
Giai đoạn 2000 đến 2010
Phần thứ nhất
Quá trình thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu PCGDT’H ĐĐT
1.1 Thuận lợi:
 Các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương đã xác định đúng đắn về mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo. Luôn quan tâm chỉ đạo Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, HĐND, UBND các cấp được cụ thể hoá thành chỉ tiêu phấn đấu trong từng năm nhằm củng cố thành quả đạt được về công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi.
 Xã Hưng Long có diện tích tự nhiên là 1082ha, dân số 4986 khẩu được chia thành 7 khu hành chính. Tổng sản lượng lương thực đạt 1596 tấn, bình quân lương thực350kg/ người/ năm.
 Ban chỉ đạo phổ cập cấp xã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể xã hội cùng tham gia làm công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi.
 Năm 2002 xã Hưng Long đạt chuẩn phổ cập GDT’H đúng độ tuổi tạo cơ sở vững chắc, làm tiền đề tốt để thực hiện có hiệu quả phổ cập GDT’H đúng độ tuổi hàng năm.
 Hệ thống trường học từ bậc học Mầm non đến phổ thông ổn định hỗ trợ tốt cho công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi.
 Chất lượng giáo dục trong những năm vừa qua không ngừng được nâng lên, số lượng và chất lượng học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh năm sau tăng cao hơn năm trước.
 Nhân dân xã Hưng Long có truyền thống hiếu học lại được các tổ chức quần chúng vận động tốt nên đã tích cực tham gia hưởng ứng phong trào phổ cập giáo dục.
 Công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi đã từng bước được xã hội hoá từ cấp uỷ, Chính quyền đến các tổ chức chính trị, xã hội đến các trưởng khu hành chính tham gia tích cực đồng bộ để làm tốt công tác huy động trẻ em đến trường đúng độ tuổi quy định.
 Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo nên nhiều chuyển biến trong hoạt động Dạy – Học, tạo tâm lý học sinh yêu trường, yêu lớp, thích đi học, không có tình trạng học sinh bỏ học.
1.2 Khó khăn:
 Hưng Long là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Lập, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 31,8% (Theo chuẩn mới), học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 70%, còn một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về công tác xã hội hoá giáo dục, còn tư tưởng ỷ nại bao cấp, chưa quan tâm đến các điều kiện học tập của con em đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục.
 Đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, sức đóng góp để phát triển sự nghiệp giáo dục còn hạn chế, việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp.
2. Quá trình thực hiện.
2.1 Công tác chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng, HĐND, UBND.
 Các ngành, các cấp đã có kế hoạch và chương trình hành động cu thể nhằm triển khai Nghị quyết TW2 của Đảng, Nghị quyết 40 của Quốc hội, Chỉ thị 14 của của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về công tác phổ cập.
 Hệ thống văn bản chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng, HĐND, UBND cấp huyện, về công tác phổ cập giáo dục như sau:
- Quyết định số 1040/QĐ-UBND huyện Yên Lập ngày 30 tháng 10 năm 2006 “V/v thành lập đoàn kiểm tra công nhận PCGDT’H ĐĐT và phổ cập THCS năm 2006”
- Quyết định số 1154/QĐ-UBND huyện Yên Lập ngày 08 tháng 12 năm 2006 “V/v công nhận đạt chuẩn phố cập giáo dục THCS và PCGDT’H ĐĐT năm 2006”
- Quyết định số 538/QĐ-UBND huyện Yên Lập “V/v thành lập ban chỉ đạo PCGDTHCS và PCGDT’H ĐĐT năm 2007”
- Quyết định số 1865/QĐ-UBND huyện Yên Lập ngày 25 tháng 12 năm 2007 “V/v công nhận chuẩn phổ cập GDT’H ĐĐT năm 2007”
- Công văn số 304/CV- PGD&ĐT ngày 03 tháng 11 năm 2008 “V/v triển khai phần mềm phổ cập”
- Quyết định số1447/QĐ-UBND huyện Yên Lập ngày 27 tháng 11 năm 2009 “V/v thành lập đoàn kiểm tra công tác PCGDT’H ĐĐT và PCTHC năm 2009”
 Hàng năm, ban chỉ đạo phổ cập cấp xã ra quyết định thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập.
 Ban chỉ đạo phổ cập phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo, các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể, các ban ngành trên địa bàn xã thường xuyên kết phối hợp làm công tác phổ cập giáp dục.
2.2 Hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo:
 Phòng GD&ĐT đã tiến hành giao chỉ tiêu số lượng, chất lượng, tạo điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất cho các trường đáp ứng yêu cầu công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi theo từng năm.
 Chỉ đạo có hiệu quả “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” yêu cầu các trường đóng trên địa bàn huyện triển khai tuyên truyền mạnh mẽ trong nhân dân vì vậy “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” đã trở thành ngày hội của các gia đình học sinh và toàn xã hội. Hoạt động này đã trở thành nền nếp tốt từ nhiều năm nay.
 Điều chỉnh biên chế năm học theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, giao quyền chủ động cho các trường về việc thực hiện biên chế năm học và nội dung chương trình giáo dục cho phù hợp với đặc điểm tình hình từng đơn vị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường.
 Xác định mục tiêu chính để làm tốt nhiệm vụ phổ cập GDT’H đúng độ tuổi là nâng cao chất lượng dạy học, giảm thiểu tỷ lệ học sinh lưu ban xuống dưới 1%, đồng thời chỉ đạo thực hiện có hiệu quả mô hình lớp học 2 buổi/ ngày.
2.3 Công tác xã hội hoá giáo dục:
 Công tác xã hội hoá giáo dục đã và đang có những khởi sắc tốt. Đại đa số người dân nhận thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm học tập của con em, chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học ở lứa tuổi tiểu học từ trước năm 2000.
 Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp Uỷ, Chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo phổ cập cấp xã chỉ đạo tốt các tổ chức chính trị, xã hội phối - kết hợp chặt chẽ cùng thực hiện nhiệm vụ phổ cập GDT’H đúng độ tuổi trên địa bàn xã.
2.4 Kinh phí thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục.
- Kinh phí xây dựng trường lớp hàng năm gần 3,6 tỉ (Từ năm 2000 đến nay).
- Kinh phí chi cho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn, in ấn tài liệu, hồ sơ phổ cập, chi cho người làm công tác phổ cập: 15 triệu đồng. Bình quân 1,5 triệu đồng/ năm.
3. Kết quả thực hiện công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi:
3.1 Phát triển mạng lưới trường lớp
Năm học
Số lớp
Số HS
Kinh phí đầu tư về về CSVC (Triệu đồng)
Số bộ TB đồng bộ
Xây dựng các phòng chức năng (m2)
HT
VP
HĐGV
TV
TB
GDNT
TTĐ
Y tế
20002001
21
494
50
0
15
54
54
30
0
0
0
0
20012002
19
434
30
3
15
54
54
30
0
0
0
0
20022003
17
379
800
6
15
54
54
30
0
0
0
0
20032004
16
346
500
9
15
54
54
54
54
0
0
0
20042005
14
326
750
12
15
54
54
54
54
0
30
15
20052006
14
290
10
14
15
54
54
54
54
0
30
15
20062007
15
275
15
14
15
54
54
54
54
30
30
15
20072008
15
299
150
14
15
54
54
54
54
30
30
15
20082009
15
296
500
14
15
54
54
54
54
30
30
15
20092010
15
301
250
14
30
54
54
54
54
30
30
15
20102011
15
324
14
30
54
54
54
54
30
30
15
Cộng
3590
3.2 Đội ngũ giáo viên
Năm học
TS
GV
Trình độ đào tạo
Tỷ lệ GV/lớp
Cơ cấu giáo viên
GV chuyên trách PC
Chuẩn
Trên chuẩn
Dưới chuẩn
GVVH
ÂN
MT
TD
TChọn
2000-2001
27
7
18
2
1,15
25
1
1
0
0
0
2001-2002
24
7
15
2
1,15
22
1
1
0
0
0
2002-2003
24
7
15
2
1,2
22
1
1
0
0
0
2003-2004
27
7
19
1
1,4
25
1
1
0
0
0
2004-2005
24
7
16
1
1,4
22
1
1
0
0
0
2005-2006
24
6
17
1
1,5
22
1
1
0
0
0
2006-2007
24
6
17
1
1,6
21
2
1
0
0
0
2007-2008
27
6
20
1
1,6
24
2
1
0
0
0
2008-2009
26
6
19
1
1,6
22
2
1
1
2
0
2009-2010
25
5
19
1
1,6
21
1
1
1
1
0
2010-2011
25
5
20
0
1,6
22
1
1
1
0
 3.3 Tổ chức duy trì sĩ số, biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập 
 Thường xuyên kết phối hợp với các đoàn thể xã hội tuyên truyền , vận động, huy động hết số trẻ trong độ tuổi ra lớp, hàng năm tỷ lệ trẻ ra lớp mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đều đạt 100%.
 Tổ chức có hiệu quả ngày hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường” (ngày 5 tháng 9 hàng năm).
 Tuyên truyền giáo dục nhận thức trong cộng đồng dân cư về trách nhiệm và quyền lợi học tập của con em, một số gia đình kinh tế quá khó khăn được chính quyền và các đoàn thể cùng nhà trường hỗ trợ, giúp đỡ về cơ sở vật chất hoặc miễn giảm một số khoản đóng góp để các em có điều kiện được đi học thường xuyên, không có tình trạng nghỉ học dài ngày hoặc bỏ học giữa chừng. Gắn công tác huy động trẻ ra lớp với chỉ tiêu thi đua của nhà trường hàng năm.
 Công tác xây dựng đội ngũ được tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức như bồi dưỡng tại chỗ, học tập trung để đạt chuẩn và nâng chuẩn. Chú trọng bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi các cấp, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán từng khối lớp.
 Thực hiện triển khai Dạy – Học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng quy định. Tổ chức mô hình lớp học 2 buổi/ ngày nhằm năng cao chất lượng giáo dục.
 Chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, hạn chế tối thiểu học sinh lưu ban xuống dưới 1%.
3.4 Kết quả đạt được:
 (Kết quả thống kê từ năm 2000 đến năm 2010 theo 3 tiêu chuẩn có biểu mẫu đính kèm).
4. Bài học kinh nghiệm, kiến nghị và đề xuất:
4.1 Bài học kinh nghiệm 
 Qua thời gian (10 năm) triển khai thực hiện mục tiêu phổ cập GDT’H đúng độ tuổi, trường Tiểu học Hưng Long rút ra bài học kinh nghiệm như sau: 
- Sự quan tâm chỉ đạo của cấp Uỷ, Chính quyền các cấp là yếu tố quyết định thành công của công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi. Nơi nào lãnh đạo Đảng, Chính quyền thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, giám sát thì phong trào phát triển mạnh mẽ, ngược lại, sẽ không gặp ít khó khăn trở ngại.
- Xã hội hoá công tác phổ cập giáo dục là phương án tối ưu để thực hiện thành công công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi.
- Phải tập trung đầu tư chỉ đạo có trọng điểm, với những giải pháp đột phá để đảm bảo phong trào phát triển liên tục, đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.
- Công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi phải đi liền với phổ cập giáo dục THCS. Phổ cập GDT’H đúng độ tuổi là tiền đề vững chắc để thực hiện phổ cập giáo dục THCS.
- Công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi phải được tiến hành thường xuyên và liên tục, vừa duy trì, giữ vũng đồng thời từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí nhằm tạo ra sự phát triển bền vững.
- Phải triển khai thực hiện công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi thật cụ thể đến từng gia đình, từng khu hành chính với các giải pháp phù hợp, khả thi, tránh chung chung xa rời thực tế.
4.2 Kiến nghị, đề xuất: Không
Phần thứ hai
 Phương hướng công tác phổ cập GDT’H đúng dộ tuổi trong thời gian tới
1.Mục tiêu:
- Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao kết quả phổ cập GDT’H đúng độ tuổi.
- Xây dựng trường Tiểu học Hưng Long đạt chuẩn Quốc gia - mức độ II.
- Thực hiện phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi ngành học Mầm non tạo tiền đề vững chắc cho phổ cập GDT’H đúng độ tuổi, đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập GDT’H đúng độ tuổi để đảm bảo tính ổn định, bền vững kết quả phổ cập giáo dục THCS.
2. Chỉ tiêu và kế hoạch thực hiện:
- Duy trì 100% số lớp học 2 buổi/ ngày.
- Dữ vững qui mô lớp học, duy trì sĩ số 100%.
- Giảm tỉ lệ học sinh lưu ban xuống dưới 1%.
- Phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn.
- Nâng cấp, bổ sung CSVC, thiết bị trường học theo qui định trường chuẩn Quốc gia – mức độ II.
3. Các giải pháp thực hiện:
- Tiếp tục thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ GD&ĐT, Tỉnh uỷ, Huyện uỷ về công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi nhằm duy trì và phát triển thành quả đã đạt được, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
- Tích cực tham mưu với cấp Uỷ, Chính quyền địa phương tăng cường kinh phí nâng cấp bổ sung CSVC, thiết bị trường học nhằm thực hiện tốt yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục, tuyên truyền về mô hình lớp học 2 buổi/ ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ, tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao chuẩn đào tạo.
- Làm tốt công tác tổng kết, biểu dương những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ cập GDT’H đúng độ tuổi.
 Nơi nhận HT – Phó ban chỉ đạo
- Phòng GD&ĐT Yên Lập
- Ban chỉ đạo phổ cập cấp xã
- Lưu
 Hà Thị Liên Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docBao cao.doc