Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Trâm Vàng

Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Trâm Vàng

Lí do chọn đề tài:

- Xuất phát từ tầm quan trọng của môn học.

- Học sinh còn đọc sai từ, đọc chưa trôi chảy, chưa đúng, chưa hay, ngắt nghỉ tùy tiện,.

- Đa số các em chưa đọc diễn cảm được bài văn, chưa hiểu nghĩa từ, vốn từ chưa phong phú.

- Rèn cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm tốt, hiểu được nội dung tác phẩm nhằm giúp các em nhận thức được cái hay, cái đẹp trong Tiếng Việt.

- Giúp học sinh học tốt và hứng thú trong học tập nhằm đạt được mục tiêu của môn học đề ra.

 

docx 23 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 11804Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Trâm Vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc
 cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng”.
Họ và tên tác giả: Trần Thị Thanh Thúy
Đơn vị: Trường Tiểu học Trâm Vàng - Thanh Phước - Gò Dầu - Tây Ninh.
1/ Lí do chọn đề tài:
- Xuất phát từ tầm quan trọng của môn học.
- Học sinh còn đọc sai từ, đọc chưa trôi chảy, chưa đúng, chưa hay, ngắt nghỉ tùy tiện,...
- Đa số các em chưa đọc diễn cảm được bài văn, chưa hiểu nghĩa từ, vốn từ chưa phong phú.
- Rèn cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm tốt, hiểu được nội dung tác phẩm nhằm giúp các em nhận thức được cái hay, cái đẹp trong Tiếng Việt.
- Giúp học sinh học tốt và hứng thú trong học tập nhằm đạt được mục tiêu của môn học đề ra.
2/ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng. 
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.
- Khảo sát chất lượng học sinh lớp 4C.
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới: 
- Giáo viên tổ chức giờ dạy trên lớp bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm làm cho tiết học thêm sinh động để thu hút học sinh hơn.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện thành thạo các thao tác nghe, nói đọc viết trong Tiếng Việt.
- Để tạo niềm say mê trong học tập, giáo viên rèn cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước qua các tác phẩm văn học.
- Sử dụng các phương pháp nhẹ nhàng, thoải mái, linh hoạt nhằm giúp học sinh tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn.
4/ Hiệu quả áp dụng: 
Áp dụng có hiệu quả trong việc giảng dạy môn Tập đọc ở Lớp 4C.
5/ Phạm vi áp dụng: 
Học sinh Lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng.
 	 Trâm Vàng, ngày 28 tháng 02 năm 2014
 Người thực hiện
	Trần Thị Thanh Thúy
A. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tiếng Việt là một trong những môn học ở bậc Tiểu học góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người. Môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống xung quanh, bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính trong sáng như: Tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, yêu con ngườiMuốn học sinh học tốt môn Tiếng Việt để sau này các em biết sử dụng Tiếng Việt thành thạo và có khả năng giao tiếp tốt hơn thì học sinh phải học tốt phân môn Tập đọc.
Trong phân môn Tập đọc, đọc là khâu quan trọng nhất. Đọc là hoạt động ngôn ngữ làm cho con người mở rộng khả năng tiếp nhận thông tin và thông báo thông tin. Do đó đọc là một trong những kĩ năng chính của học sinh Tiểu học.
Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy kĩ năng đọc của các em chưa đáp ứng yêu cầu mà giáo viên mong muốn. Các em còn đọc chậm, đọc nhỏ, ngắt nghỉ hơi tùy tiện, chưa biết đọc diễn cảm nên các em chưa cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm trong từng tác phẩm. Chính vì những vấn đề trên tôi nhận thấy việc rèn cho các em có kĩ năng đọc là rất cần thiết và quan trọng. Vậy làm thế nào để giúp các em đọc tốt, cảm thụ tốt các tác phẩm? Chúng ta cần thực hiện quy trình giảng dạy bài Tập đọc ở Lớp 4 như thế nào để giúp các em đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm được tác phẩm. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh? Chính vì vậy, tôi chọn giải pháp “Rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng”.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Nội dung và phương pháp dạy phân môn Tập đọc lớp 4.
- Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi học sinh Lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng, huyện Gò Dầu năm học 2013 – 2014.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để hoàn thành đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
a/ Phương pháp đọc tài liệu:
Phương pháp này giúp tôi thu thập những thông tin có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu làm cơ sở lí luận để thực hiện đề tài.
b/ Phương pháp quan sát:
Quan sát cách học của học sinh và thường xuyên dự giờ hữu nghị các tiết Tập đọc của giáo viên trong đơn vị để rút kinh nghiệm.
c/ Phương pháp đàm thoại:
Tôi luôn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp để học hỏi cách giảng dạy, thường xuyên trò chuyện với học sinh để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy và học.
d/ Phương pháp thực hành:
Học sinh cần được thực hành nhiều thì mới rèn kĩ năng đạt hiệu quả cao.
e/ Phương pháp phân tích tổng hợp:
So sánh, đối chiếu đánh giá thực trạng và thực tế áp dụng.
f/ Giả thiết khoa học:
Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng đều mang nhiệm vụ chung là hình thành và phát triển ngôn ngữ cho học sinh, rèn kĩ năng giao tiếp, làm giàu vốn từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy (nhận xét, so sánh, đối chiếu, liên tưởng, ghi nhớ,..)
Vì thế, nếu chúng ta tìm được biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc, học tốt môn Tiếng Việt là chúng ta đã góp phần thực hiện được một trong những mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học, giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp, đồng thời học tốt các môn học khác trong chương trình.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học môn Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy của học sinh.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa của Việt Nam và nước ngoài.
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phân môn Tập đọc lớp 4 giúp học sinh củng cố và phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở lớp dưới. Đồng thời tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh và bồi dưỡng thêm khả năng đọc diễn cảm cho học sinh. Phân môn Tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, sử dụng sách công cụ (từ điển, sổ tay từ ngữ ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm để học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học. Đồng thời giúp học sinh nhận ra được những tin hoa văn hóa của dân tộc trong mỗi bài tập đọc. Mỗi một bài tập đọc là một văn bản, là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người, xã hộilà một lời dạy sâu sắc đối với học sinh.
	II. CƠ SỞ THỰC TIỂN:
	1/ Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
Lớp 4C của Trường Tiểu học Trâm Vàng với tổng số học sinh là 32/22 em nữ có những thuận lợi và khó khăn như sau:
	1.1. Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường và sự giúp đỡ nhiệt tình của Tổ chuyên môn.
- Giáo viên được trang bị đầy đủ kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học, được cung cấp đủ tài liệu, sách giáo khoa phục vụ tốt việc giảng dạy.
- Học sinh đi học đều có động cơ học tập đúng đắn.
	1.2. Hạn chế về phía học sinh:
- Học sinh còn đọc chưa trôi chảy, chưa đúng, chưa hay, ngắt nhịp còn tùy tiện.
- Đa số các em chưa biết cách đọc diễn cảm, chưa hiểu nghĩa từ, vốn từ chưa phong phú.
- Trình độ học sinh chưa đồng đều.
- Các em còn phát âm sai các phụ âm đầu d/v/gi, s/x,chưa phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã.
	1.3. Hạn chế về phía giáo viên:
- Việc rèn đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc còn ít, do đó giáo viên không có thời gian rèn đọc cho học sinh nhiều khi các em phát âm sai, ngắt nghỉ chưa đúng.
- Việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh còn mang tính hình thức, giáo viên còn chú trọng nhiều đến việc tìm hiểu nội dung bài.
- Số lượng học sinh đọc bài còn ít.
	2/ Sự cần thiết của đề tài:
Nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong phân môn Tập đọc. Rèn cho học sinh từ chỗ đọc đúng, đọc hay, biết ngắt nghỉ, biết đọc diễn cảm, hiểu được nội dung tác phẩm giáo viên cần khắc phục những hạn chế trên để giúp học sinh phát triển khả năng đọc của mình.
	III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
1. Vấn đề đặt ra:
Trong quá trình giảng dạy từ đầu năm tôi nhận thấy việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc là tạo điều kiện để giáo viên đạt được mục tiêu dạy học của mình và thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động.
1.1 Khảo sát chất lượng đọc của học sinh ở các tiết Tập đọc đầu năm học:
TSHS
Phát âm sai
Ngắt nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
32/22
7/5
21.9%
9/4
28.1%
12/9
37.5%
4/4
12.5%
	1.2 Nguyên nhân: 
	a/ Về phía học sinh:
Học sinh yếu thì lười học, không chú ý trong giờ học, không nghe bạn và giáo viên đọc để sửa chữa cho bạn điều chỉnh cho mình.
Các em chưa chuẩn bị bài kĩ ở nhà, không luyện đọc trước ở nhà.
Những học sinh đọc đúng thì chưa rèn đọc diễn cảm.
	b/ Về phía giáo viên:
Trong giờ Tập đọc giáo viên chưa chú ý nhiều đến học sinh đọc sai.
Nặng nề về nội dung bài đọc.
Giáo viên thường gọi các em đọc đúng, đọc hay vì vậy các em đọc tốt sẽ càng tốt hơn.
Khi rèn đọc diễn cảm cho học sinh giáo viên chưa quan tâm nhiều chỉ gọi 2 – 3 em đọc cho cả lớp nghe. Ít cho học sinh nhận xét cách đọc của bạn, học sinh còn nhận xét chung chung là bạn đọc hay hoặc chưa hay mà giáo viên chưa nhấn mạnh và chỉnh sửa cụ thể hay ở chỗ nào? chưa hay ở chỗ nào ?
	2. Giải pháp thực hiện:
	3.1 Để tiết Tập đọc đạt kết quả, đạt mục tiêu cần đạt giáo viên và học sinh cần chuẩn bị một số công việc sau:
* Đối với giáo viên:
- Tham khảo kĩ nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với học sinh lớp mình.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học phong phú gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Chú ý rèn đọc nhiều cho học sinh; quan tâm nhiều hơn đến học sinh đọc yếu; sửa dứt điểm, nhanh chóng, kịp thời việc phát âm sai, đọc không đúng tiếng hoặc ngắt nghỉ chưa đúng của học sinh.
* Đối với học sinh:
- Học sinh cần chuẩn bị bài kĩ ở nhà, đọc bài trước nhiều lần.
- Có thói quen đọc sách thường xuyên, rèn đọc đúng ở bất kì văn bản nào.
	3.2 Để thực hiện tốt mục đích yêu cầu của việc “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh” trong giờ Tập đọc tôi chú ý các vấn đề sau:
3.2.1 Giải pháp 1: Rèn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh.
* Đọc đúng các âm dễ lẫn:
Đọc đúng là phát ... hau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Bước 2: Hướng dẫn giọng đọc và một số từ ngữ cần được nhấn giọng (đọc với giọng vui, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều)
Bước 3: Giáo viên đọc mẫu.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm theo nhóm và thi đua trình bày.
Bước 5: Nhận xét – Biểu dương các nhóm đọc tốt, thể hiện đúng giọng đọc.
 * Khi dạy các bài thơ, bài văn có câu hỏi, câu cảm giáo viên cần hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu để thể hiện cảm xúc của nhân vật và của tác giả.
Ví dụ: Bài Chị em tôi – Liên Hương (Tiếng Việt 4, tâp 1)
Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? 
Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà!
Tôi sẽ hướng dẫn học sinh đọc cao giọng ở cuối câu hỏi nhấn giọng ở những từ để hỏi. Hay câu: “ Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà! ” đọc với giọng tinh nghịch, giả bộ ngây thơ.
* Đối với văn bản phi nghệ thuật: Chúng ta cần hướng dẫn học sinh xác định giọng đọc sao cho phù hợp nội dung cần thông báo, làm rõ thông tin giúp người đọc tiếp nhận được vấn đề trong văn bản.
Ví dụ: Bài Vẽ về cuộc sống an toàn – Báo Đại Đoàn Kết (Tiếng Việt 4, tập 2) cần hướng dẫn học sinh đọc to, rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn nhằm thể hiện đầy đủ nội dung của bản tin.
Để tiết Tập đọc đạt hiệu quả tôi cần chú ý cho học sinh đọc nhiều lần, học sinh nào cũng được đọc. Trong giờ học nên tuân theo nguyên tắc học sinh là chủ thể, giáo viên là người hướng dẫn tổ chức. Giáo viên chúng ta nên chú ý quan tâm đến học sinh yếu nhiều hơn. Rèn cho học sinh đọc từ thấp đến cao, ban đầu là phát âm đúng, đọc đúng tiếng, đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi đúng và nâng cao hơn là đọc diễn cảm bài văn, bài thơ.
Để rèn kĩ năng đọc cho học sinh chúng ta cần hướng dẫn các em thực hiện đạt các yêu cầu sau:
- Đọc phát âm đúng.
- Đọc ngắt nghỉ hơi theo dấu câu; ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ ở những câu dài.
- Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát.
- Biết đọc nhấn giọng, thay đổi sắc thái giọng đọc phù hợp với văn cảnh, lời nhân vật.
Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy để tiết Tập đọc đạt yêu cầu chúng ta cần tạo không khí sôi động như tổ chức cho các em đọc thi đua theo nhiều hình thức: đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc theo vai,; Có thể tổ chức đọc truyện cho các em nghe, cho các em nghe băng đĩa kể chuyện trong các tiết sinh hoạt ngoài giờ, sinh hoạt tập thể.
	3. Hướng dẫn thực hiện: 
Để thực hiện rèn kĩ năng đọc cho học sinh tôi vận dụng các giải pháp trên vào một bài tập đọc cụ thể như sau: Bài Tuổi Ngựa – Xuân Quỳnh (Tiếng Việt 4, tập 1)
Khi rèn phát âm cho học sinh tôi chú ý lắng nghe học sinh đọc bài và sửa chữa kịp thời những phát âm chưa đúng của các em về:
- Âm: ngọn gió, vùng, giấy, viết, vẫn, xôn xao, sao, 
- Vần: đen hút, đại ngàn, ngạt ngào, triền núi, ...
- Thanh: chỗ, sẽ, dẫu, ...
Khi học sinh đã phát âm chuẩn tôi hướng dẫn cho học sinh về tốc độ, cường độ và giọng điệu của bài thơ: Đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hào hứng, nhanh hơn và trải dài ở khổ thơ (2, 3) miêu tả ước vọng lãng mạn của đứa con tuổi Ngựa; lắng lại đầy trìu mến ở hai dòng kết bài thơ – cậu bé đi đâu cũng nhớ mẹ, nhớ đường về với mẹ.
Hướng dẫn cách ngắt nhịp của bài thơ: Đa số các câu thơ đều được ngắt theo nhịp 3/2. Tuy nhiên để miêu tả được ước vọng lãng mạng của đứa con. Lắng lại đầy trìu mến của tình cảm mẹ con, thể hiện rõ sự ngắt nhịp, nhấn giọng như:
Mẹ ơi/con sẽ phi/	nhịp 2/3
Qua bao nhiêu/ngọn gió/	nhịp 3/2
Gió xanh/miền trung du/	nhịp 2/3
Gió hồng/vùng đất đỏ	nhịp 2/3
Gió đen hút/đại ngàn/....	nhịp 3/2
Con/mang về/ cho mẹ/	nhịp 1/2/2
Ngọn gió của/ trăm miền.//	nhịp 3/2
Tôi tổ chức cho các em luyện đọc theo nhóm để nắm vững những nội dung trên. Đồng thời kết hợp đọc thầm để giải nghĩa một số từ khó “tuổi Ngựa; đại ngàn; trung du”. 
Để giúp các em hiểu được nội dung bài thơ tôi tiếp tục rèn cho học khả năng đọc hiểu:
- Học sinh đọc thành tiếng khổ thơ 1 (lời đối đáp giữa hai mẹ con cậu bé) và trả lời: Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào? 
- Học sinh đọc thầm từng khổ 2, 3 và trả lời hai câu hỏi tiếp theo trong sách giáo khoa: “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu? và Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa?
- Học sinh đọc lướt khổ 4, thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ với mẹ điều gì?
- Giáo viên có thể thay đổi hình thức học tập để phát huy tính tích cực và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ở câu hỏi 5 trong sách giáo khoa có thể tổ chức thảo luận nhóm 4 hoặc 5 để trả lời câu hỏi.
- Tiếp theo, tôi yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài thơ và nêu lên nội dung, ý nghĩa bài thơ.
Sau khi đã hiểu được nội dung bài thơ, hiểu được tâm tư, tình cảm của tác giả. Tôi tiếp tục hướng dẫn các em đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ theo các bước:
- Giáo viên nêu khổ thơ cần luyện đọc diễn cảm (khổ 2).
- Giáo viên đọc mẫu và nêu lên giọng đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh đọc hay.
- Tổ chức cho học sinh nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
4. Kết quả:
Thực tế áp dụng “Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng” năm học 2013 - 2014, tôi đã đạt được kết quả như sau:
TSHS/nữ
Đọc phát âm sai
Đọc ngắt nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
32/22
2/1
6.3%
3/1
9.4%
15/10
46.9%
12/10
37.4%
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung:
Theo sự phát triển chung của nền giáo dục hiện đại, mỗi môn học khi được xây dựng đều phải nhằm mục đích phát triển tâm lí, nhân cách của học sinh nhằm chuyển thành tựu của nền văn minh hiện đại thế giới thành thành tựu cá nhân của học sinh.
Muốn nâng cao hiệu quả của các tiết dạy Tập đọc để học sinh đọc đúng, đọc hay và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài học thì việc rèn đọc đúng có vai trò quan trọng, học sinh có đọc đúng thì các em mới hiểu đúng nội dung bài, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để đạt được những điều trên mỗi cá nhân chúng ta cần phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, phải yêu nghề, luôn nghiên cứu tìm hiểu nội dung nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực bản thân, thường xuyên dự giờ ở đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh nghiệm giảng dạy.
Để giúp cho học sinh Lớp 4 có kĩ năng đọc tốt. Giúp các em nhận thức được cái hay, cái đẹp trong tiếng Việt... góp phần hình thành nhân cách con người. Thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc, có khả năng tư duy cao và thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Mặt khác mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội, con người. Thông qua đọc diễn cảm giúp học sinh tiếp thu nội dung của bài dễ dàng hơn. Nắm được dàn ý sơ lược. Tóm tắt được nội dung chính của bài. Biết phát hiện giá trị nghệ thuật và nhận xét đánh giá bài. Từ đó các em có thể tự viết được các câu, đoạn, bài văn bằng chính sự hiểu biết của mình. 
Để học sinh đọc tốt, thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của bộ môn. Chúng ta cần nắm được:
- Mục tiêu của bậc tiểu học
- Mục tiêu của bộ môn Tiếng Việt
- Mục tiêu của phân môn cần đạt.
 - Xác định đúng mục tiêu của bài.
+ Nắm vững nội dung chương trình tiếng Việt bậc học nhất là chương trình của Lớp 4, xem có hợp lý, vừa sức học sinh không.
+ Cần lựa chọn, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học của bộ môn, phân môn. Để gây hứng thú quá trình học tập của học sinh, huy động được mọi học sinh cùng tích cực học tập.
+ Thực hiện tốt tất cả các giải pháp mà tôi đã đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm này.
Thực hiện tốt các giải pháp trên giúp học sinh đọc tốt, góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh Lớp 4 tiếp thu các bộ môn khoa học khác. Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
2. Bài học kinh nghiệm:
Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu, điều tra thực tiễn lớp học trong việc thực hiện các kĩ năng đọc cho học sinh, tôi đã rút ra một số bài học sau:
- Trong giờ Tập đọc giáo viên nên cho nhiều học sinh luyện đọc thì mới có hiệu quả.
- Việc rèn đọc cho học sinh phải kiên trì và thường xuyên.
- Cần khắc phục tình trạng học sinh đọc thầm một cách hình thức.
- Khi học sinh đọc sai giáo viên cần có cách sửa sai phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên phải nắm chắc trình độ của từng học sinh.
- Giáo viên phải phát âm chuẩn và đọc mẫu rõ ràng, chính xác mới có tác dụng để học sinh học theo.
- Dạy Tập đọc nói riêng, Tiếng Việt nói chung giáo viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức về văn học.
- Trong giờ học cần tạo không khí vui tươi, thoải mái tránh các qui định máy móc tạo áp lực cho học sinh.
3. Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
Đề tài này được áp dụng có hiệu quả cho học sinh Lớp 4C và các lớp khác trong khối. Tôi nghĩ giải pháp này có thể vận dụng cho các trường khác trong huyện.
4. Hướng nghiên cứu tiếp:
Năm học sau tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về phân môn Chính tả để giúp các em có thể học tốt các mạch kiến thức trong chương trình Tiếng Việt lớp 4.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.
 	Phó Tiến sĩ Đỗ Đình Hoan
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt
	Bộ Giáo dục và Đào tạo – Đại học Huế 
 	- Trung tâm đào tạo từ xa.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 4.
- Tạp chí thế giới trong ta.
- Tập san giáo dục thời đại.
- Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học.
MỤC LỤC
----–&—----
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI:	1
A. MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài:	2
2. Đối tượng nghiên cứu:	2
3. Phạm vi nghiên cứu:	2
4. Phương pháp nghiên cứu:	2
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:	4
II. Cơ sở thực tiễn:	4
1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:.	4
2. Sự cần thiết của đề tài:	5
III. Nội dung vấn đề:	5
1. Vấn đề đặt ra:	5
2. Giải pháp thực hiện:	6
3. Hướng dẫn thực hiện:	17
4. Kết quả: 	18
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung:	19
2. Bài học kinh nghiệm:	21
3. Hướng phổ biến áp dụng đề tài:	21
4. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:	21
TÀI LIỆU THAM KHẢO:	22
MỤC LỤC:	23
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI 
	----–&—----
1/ Hội đồng khoa học nhà trường.
- Nhận xét:
- Xếp loại :
	 2/ Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục và Đào tạo Gò Dầu
- Nhận xét :
- Xếp loại :
3/ Hội đồng khoa học ngành
- Nhận xét :
- Xếp loại :

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE TAI TAP DOC 2014.docx