Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác
Xin trân trọng kính chào các quý Thầy côBồi dưỡng HĐGDNGLL1. Mục tiêu của các HĐNGLL Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác 2. Thực trạng HĐNGLL ở các trường Tiểu học. Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở cấp Tiểu học trong những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc đầu tư cho Hoạt động ngoài giờ lên lớp, việc gắn giáo dục với cộng đồng đã được chú trọng nhiều hơn.một số Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến Hoạt động ngoài giờ lên lớp, gần như cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động của tổ chức đoàn thể nhất là Tổng phụ trách Đội.Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một số trường chưa có sự sáng tạo, hầu như vẫn còn lệ thuộc nhiều vào sự chi phối của công văn 1022/SGD7ĐT-GDTH ngày 26/10/2009 về việc hướng dẫn tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc Tiểu học. Chưa có những vận dụng sáng tạo trong công tác quản lý chỉ đạo các HĐNGLL. Lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp cụ thể, năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ còn của một số giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế.Một số giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức,kĩ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học. Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho HĐNGLL bởi thường mất nhiều thời gian, nếu tổ chức không tốt không những không mang lại lợi ích gì mà còn ảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí mà không có nguồn tài chính hỗ trợ, có quan điểm còn cho đây là họat động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết.Một số đơn vị còn thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức các hoạt động GDNGLL Nhìn chung, hoạt động NGLL vẫn còn chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa thực sự được các cấp quản lý và giáo viên đầu tư đúng nghĩa. Trong toàn ngành thực hiện chưa được đồng bộ thống nhất, chưa có chiều sâu.3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDNGLL tại các đơn vị trường học;3.1. Ban giám hiệu nhà trường cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cuả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và đưa nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch năm học cụ thể, tránh tình trạng chỉ đạo chung chung. Đưa kế hoạch hoạt động ra bàn bạc thống nhất trong đội ngũ cán bộ cốt cán rồi triển khai trong hội đồng sư phạm nhà trường cùng với kế hoạch năm học. Nhằm:+ Thống nhất nội dung hoạt động.+ Bàn biện pháp thực hiện tích cực.+ Từng bộ phận có kế hoạch cụ thể.3.2. Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Sở GD&ĐT và các cấp quản lý GD:Tiếp tục quán triệt tinh thần công văn công văn 1022/SGD&ĐT-GDTH ngày 26/10/2009 về việc hướng dẫn tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc Tiểu học của sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu.Xây dựng cụ thể nội dung, chương trình HĐNGLL phù hợp với tình hình của trường và của địa phương trên cơ sở hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Giao cho tổ trưởng chuyên môn thống nhất trong tổ nội dung, bài dạy, tích hợp vào môn dạy theo thực tế của địa phương, thống nhất trước khi vào năm học mới. Lồng ghép chương trình vào nội dung sinh hoạt Sao, Đội và chào cờ đầu tuần của Liên Đội. 3.3. Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ đảm bảo, phù hợp: Căn cứ hướng dẫn về HĐNGLL của Sở GD&ĐT, nhà trường xây dựng chương trình và nội dung phù hợp để triển khai thực hiện. Xây dựng ngay từ đầu năm học chương trình, lịch trình các hoạt động lớn, các hội thi liên quan đến học sinh. Phân công cụ thể, cho từng thành viên trong nhà trường thực hiện các nội dung HĐNGLL: GVCN : Thực hiện nội dung chương trình, giảng dạy ATGT, đôn đốc, hướng dẫn HS tham gia các hoạt động lớn. TPT Đội : nghiên cứu ,lồng ghép phù hợp chương trình vào các buổi sinh hoạt Sao Đội và Chào cờ đầu tuần. Tổ chức các hội thi như : văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, các hội thi vẽ tranh theo các chủ đề, viết thư UPU, Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giao lưu tiếng Việt của chúng em tại buổi tiết chào cờ đầu tuần;tổ chức thi nghi thức Đội, các hoạt động thi ứng xử tình huống giao tiếp trong Đội viên, hoạt động đóng kịch, xây dựng tiểu phẩm theo chủ đề tại các tiết chào cờ+Chi Đoàn nhà trường : Hỗ trợ đắc lực cho Đội TNTP trong việc tổ chức các chương trình hoạt động.+ Cán bộ thư viện : Trực tiếp tổ chức hội thi tìm hiểu qua Sách, báo, tài liệu ở thư viện thông qua các hội thi tìm hiểu theo Chủ điểm. Hàng tháng có thi, phát thưởng và tổng kết kịp thời. Các chủ điểm bám theo các ngày lễ lớn trong tháng và theo chủ điểm của chương trình HĐNGLL.3.4. Kết hợp hài hòa trong việc thực hiện các phong trào thi đua: Ngoài việc quy định bắt buộc về thực hiện chương trình thì các nội dung HĐNGLL được đánh giá qua các đợt thi đua trong năm học của nhà trường. Hàng tháng, nhà trường tuyên dương học sinh xuất sắc trong tháng, mỗi lớp 01 học sinh có thành tích cao trong hoạt động xây dựng tập thể lớp, do tập thể HS trong lớp bình chọn.Thực hiện tốt phong trào “Hoa điểm 10”, “Tiết học tốt”, “Tiết dạy tốt” trong học sinh và giáo viên. Mỗi lớp có bản tự đăng ký xây dựng lớp học, trường học thân thiện, học sinh tích cực phù hợp với tình hình của lớp, được tập thể HS bàn bạc, thống nhất đăng ký từ đầu năm.Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được triển khai rộng rãi trong CB-GV-NV, HS và CMHS.Nhà trường kết hợp với Đội TNTP, Đoàn thanh niên, Ban văn thể mĩ xác định ngay từ đầu năm các hoạt động lớn, hội thi lớn để mỗi một lớp, mỗi một GV xác định và thực hiện, cụ thể3.5. Tổ chức các hoạt động mang tính tập thể.- ví dụ: Tháng 8, 9 : Các hoạt động về nghi thức Đội chuẩn bị cho diễu hành và các hoạt động của lễ Khai giảng. Tháng 10, 11 Các hoạt động Văn nghệ, chuẩn bị cho văn nghệ chào mừng 20/11. Tháng 12: tổ chức các hoạt động tìm hiểu về Anh bộ đội Cụ Hồ; Tháng 1, 2 Các hoạt động về thi nghi thức Đội, trò chơi dân gian thực hiện hướng về chủ đề Mừng Đảng, mừng Xuân. Tháng 3, 4, 5: Tập trung các hoạt động thể thao, bóng đá, trò chơi dân gian, các hoạt động chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3, chuẩn bị cho sân chơi mùa hè.- Thông qua các hoạt động lớn là việc tìm hiểu nội dung , chủ đề theo chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.3.6. Đẩy mạnh công tác hướng về cộng đồng: Thực hiện công tác cùng tuyên truyền về An toàn giao thông, thông qua hoạt động mít tinh, cổ động tháng an toàn giao thông (tháng 9).Thực hiện công tác giữ gìn vệ sinh cảnh quan, tuyên truyền với mọi người về giữ gìn vệ sinh chung như: 5 phút nhặt rác, bỏ rác đúng quy định, chăm sóc cây xanh, cây cảnh, công trình măng nonCông tác hỗ trợ ủng hộ các bạn nghèo, các bạn ở vùng sâu, vùng xa với phong trào tương thân, tương ái: Hỗ trợ Bạn nghèo đủ các điều kiện đến lớp, Tết vì bạn nghèo, ủng hộ trường vùng khó.Thực hiện tốt việc nhận chăm sóc gia đình chính sách: các đoàn thể trong nhà trường cùng hướng dẫn Đội TNTP thực hiện nhận chăm sóc thăm hỏi các gia đình chính sách, tặng quà nhân các ngày Lễ, Tết, 27/7 Qua đó giáo dục học sinh về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.3.7. Đầu tư các điều kiện cho tổ chức các HĐNGLL: Sân chơi là yếu tố quan trọng, đầu tư sân chơi sạch sẽ, thoáng, đủ cho học sinh chơi, hàng năm bổ sung đầu tư bê tông hóa sân chơi. Các dụng cụ phục vụ cho các trò chơi dân gian được đầu tư mua sắm, tự làm, sưu tầm đủ để phục vụ các trò chơi.Đầu tư mua sắm âm ly, loa máy, các dụng cụ phục vụ cho công tác tuyên truyền và phục vụ tốt cho hoạt HĐNGLL.Sách tham khảo, truyện đọc được đầu tư mới, vận động quyên góp và luân chuyển sách trong huyện đảm bảo đủ cho hoạt động đọc, tìm hiểu của GV và HS. Báo Đội, báo thiếu nhi dân tộc cần được đặt mua đủ, phục vụ cho nhu cầu đọc, nghiên cứu của Giáo viên và học sinh trong nhà trường.3.8. Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường: Thực hiện kế hoạch phối hợp liên ngành giữa đơn vị với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương để làm tốt công tác giáo dục. Cụ thể: + Phối hợp với xã Đoàn, Ban văn hoá xã trong công tác tổ chức các hoạt động lớn như Văn nghệ, thể dục thể thao, sân chơi hè cho học sinh. + Phối hợp với hội Cựu chiến binh thực hiện nội dung giáo dục truyền thống cho HS nhân các buổi lễ. Chăm sóc gia đình Thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.- Các đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp, đặc biệt là chủ động trong các hoạt động bề nổi, các hoạt động lớn của nhà trường.- Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường có những giải pháp tích cực, đóng góp công sức và tiền của vào các hoạt động giáo dục chung, đặc biệt là hỗ trợ khen thưởng, huy động sự đóng góp của các đơn vị kết nghĩa.Hãy trình bày các phươngpháp tổ chức HĐGDNGLL 4. Một số phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường Tiểu học.Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường Tiểu học rất đa dạng và phong phú. Ở đây có sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ sở đó giáo viên vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt động đã lựa chọn. Có thể dựa trên một vài phương pháp cơ bản sau đây :1. Phương pháp thảo luận nhóm2. Phương pháp đóng vai3. Phương pháp giải quyết vấn đề 4. Phương pháp tình huống5. Phương pháp giao nhiệm vụ6. Phương pháp trò chơi 7. Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu 8. Phương pháp diễn đànCẢM ƠN BẠN ĐÃ THEO DÕI
Tài liệu đính kèm: