IV/Biện pháp đảo ngữ
1)Thế nào là đảo ngữ?
Đảo ngữ là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt
Ví dụ :
Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
(Nguyễn Đức Mậu)
(Dòng 2 đảo VN lên trước góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ : Sự lao động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục).
2) Thực hành
2.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ
* Một số ví dụ tiêu biểu:
a) Trong xanh ánh mắt
Trong vắt nhãn lồng
Chim ăn nhãn ngọt
Bồi hồi nhớ ông
Trần Kim Dũng
b) Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương
Tô Hùng
c)Đằng xa trong mưa mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HS TIỂU HỌC Chuyên đề 4: Biện pháp đảo ngữ IV/Biện pháp đảo ngữ 1)Thế nào là đảo ngữ? Đảo ngữ là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt Ví dụ : Chất trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay... (Nguyễn Đức Mậu) (Dòng 2 đảo VN lên trước góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ : Sự lao động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục). 2) Thực hành 2.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ * Một số ví dụ tiêu biểu: a) Trong xanh ánh mắt Trong vắt nhãn lồng Chim ăn nhãn ngọt Bồi hồi nhớ ông Trần Kim Dũng b) Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương Tô Hùng c)Đằng xa trong mưa mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh 3.2)Thực hành làm một số bài tập * Dạng 1 : Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy - Bài tập ví dụ: Hãy tìm những từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ, câu văn dưới đây và nêu tác dụng gợi tả, gợi cảm, nhấn mạnh của chúng: a) Dừng chân nghỉ lại Nha Trang Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời. Xanh xanh mặt biển da trời Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên. Sóng Hồng - > Đảo vị tri của vị ngữ .Những từ : hiu hiu (gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu của tác giả); xanh xanh ( gợi màu sắc của biển và cảm xúc lạ trước thiên nhiên tươi đẹp) b) Chất trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay Nguyễn Đức Mậu - > Đảo vị trí của vị ngữ góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ : Sự lao động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục). c) Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm bỏ mặc, đã lớn cao tới bụng người; một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Ma Văn Kháng - > Đảo vị trí của trạng ngữ góp phần nhấn mạnh sự phát triển rất nhanh của thảo quả. * Dạng 2 : Đảo ngược vị trí hai bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) của từng câu dưới đây để nhấn mạnh ý cần miêu tả. a) Một thế giới ban trắng trời, trắng núi. - > Trắng trời, trắng núi một thế giới ban b) Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao. - > Đáng yêu biết bao dòng sông quê tôi c) Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa - > Tung tăng trên đồng lúa những cánh cò trắng muốt * Dạng 3 : Hãy sử dụng biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm. a) Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ - > Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ. b) Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thiết tha dịu dàng - > Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc trên không một vầng trăng, thiết tha dịu dàng một giọng hò mái đẩy. c) Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây. - > Vây quanh em một biển lúa vàng, thoang thoảng đâu đây hương lúa chín - > Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên vòm cây. * Dạng 4:Tập viết câu văn có sử dụng biện pháp đảo ngữ Những kiến thức thu được sau khi học cách sử dụng biện pháp tu từ này sẽ giúp các em định hướng được cách viết của mình trong những bài tập làm văn ở lớp, ở nhà để tạo thành những câu văn mạnh mẽ,giàu sắc thái gợi cảm và gây sự chú ý của người đọc. Dưới đây là một số câu văn mà các em viết có tập sử dụng cách dùng đảo ngữ: a) Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh chim chiều bay về tổ. b) Tấp nập trên đường những chuyến xe qua. c) Ngoài vườn, rộn rã tiếng chim kêu trong nắng sớm. d) Sực nức mùi hương hoa lan toả trong đêm vắng
Tài liệu đính kèm: