Bồi dưỡng Tiếng Việt năm 2008

Bồi dưỡng Tiếng Việt năm 2008

bồi dưỡng tiếng việt

ôn tập về cấu tạo của tiếng

i, mục tiêu:

--ôn tập về cấu tạo cuả tiếng.

-mở rộng vốn từ: nhân hậu- đoàn kết.

-biết và hiểu nghĩa một số thành ngữ , tục ngữ về chủ đề: nhân hậu- đoàn kết.

ii. hoạt động dạy và học:

hướng dẫn hs làm các bt sau:

1, những tiếng nào trong câu thơ dưới dây không đủ 3 bộ phận:

mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm

nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền

 bỗng đâu vang tiếng sấm rền

tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương.

hs đọc thầm xem tiếng nào không có âm đầu ( ông, yên, em)

2.từ nào trong mỗi dãy từ dưới đây) có tiếng " nhân " không cùng nghĩa với tiếng nhân với các từ còn lại.

a. nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân.

b. nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu.

c. nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân.

hd: trước hết phải hiểu nghĩa của mỗi từ đó- sau xét xem từ nào có nghĩa không giống với các từ còn lại.

( a. nhân đức: lòng thương người; b. nhân vật; c. nhân chứng( 3 từ còn lại từ nhân có nghĩa cái sinh ra kết quả)

3,tìm từ ngữ có tiếng ái có nghĩa là yêu mến?

hs suy nghĩ và tìm được các từ sau: ái quốc, nhân ái, thân ái.

4,ghi vào ô trống thích hợp trong bảng những từ ngữ chỉ lòng nhân hậu , tinh thần đoàn kết và những từ ngữ có nghĩa trái với nhan hậu- đoàn kết.

 

doc 36 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng Tiếng Việt năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2008
Bồi dưỡng Tiếng Việt
Ôn tập về cấu tạo của tiếng
I, Mục tiêu:
--Ôn tập về cấu tạo cuả tiếng.
-Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- đoàn kết.
-Biết và hiểu nghĩa một số thành ngữ , tục ngữ về chủ đề: Nhân hậu- đoàn kết.
II. Hoạt động dạy và học:
Hướng dẫn HS làm các BT sau:
1, Những tiếng nào trong câu thơ dưới dây không đủ 3 bộ phận:
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền
Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương.
HS đọc thầm xem tiếng nào không có âm đầu ( ông, yên, em)
2.Từ nào trong mỗi dãy từ dưới đây) có tiếng " nhân " không cùng nghĩa với tiếng nhân với các từ còn lại.
a. nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân. 
b. nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu.
c. nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân.
HD: Trước hết phải hiểu nghĩa của mỗi từ đó- sau xét xem từ nào có nghĩa không giống với các từ còn lại.
( a. nhân đức: lòng thương người; b. nhân vật; c. nhân chứng( 3 từ còn lại từ nhân có nghĩa cái sinh ra kết quả)
3,Tìm từ ngữ có tiếng ái có nghĩa là yêu mến?
HS suy nghĩ và tìm được các từ sau: ái quốc, nhân ái, thân ái.
4,Ghi vào ô trống thích hợp trong bảng những từ ngữ chỉ lòng nhân hậu , tinh thần đoàn kết và những từ ngữ có nghĩa trái với nhan hậu- đoàn kết.
nhân hậu, đoàn kết
nhân từm đùm bọc, phúc hậu, che chở, hiền hậu, đôn hậu, trung hậu,
độc ác, chia rẻ
tàn ác , lục đục, hung ác, tàn bạo,
5, Tìm những thành ngữ, tục ngữ nói về nhân hậu- đoàn kết và giải nghĩa các thành ngữ đó.
( -Hiền như bụt -Lành như đất.-Dữ như cọp.-Thương nhau như chị em gái.)
HS làm bài
6,Cho các từ có tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu nhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên , bệnh nhân,
a. Xếp các từ trên vào 3 nhóm:
-Tiếng nhân có nghĩa là người.
-Tiếng nhân cónghĩa là lòng thương người.
-Tiếng nhân có nghĩa là cái sinh ra kết quả.
HS giải nghĩa sau sắp xếp theo 3 nhóm-GV nhận xét- kết luận:
a.nhân loại, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân, siêu nhân.
b. nhân ái, nhân hậu, nhân tài, nhân nghĩa.
c. nhân quả. nguyên nhân.
7,Chon từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
nhân chứng. nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài.
-giàu lòng..( nhân ái)
-Trọng dụng.( nhân tài)
-Thu phục ( nhân tâm)
-Lời khai của.-( nhân chứng)
-Nguồn(nhân lực)..dồi dào.
8, TLV: Ngày xửa ngày xưacó hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặngvà chỉ khát khao được ăn quả táo thơm ngon. Người con đã ra đi và cuối cùng , anh mang được quả táo về biếu mẹ.Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đi tìm quả táo của người con hiếu thảo.
Câu hỏi gợi ý: 
-Chuyện xảy ra lúc nào? có những hân vật nào?
-Chuyện gì xảy ra với hai mẹ con?người con quyết định ra sao?
-Cuộc hành trình đi tìm quả táo của người con gặp những khó khăn gì? Anh đã làm những gì để vượt qua khó khăn dó?
-Niêm vui của người con khi cầm được quả táo về cho mẹ như thế nào?
-Khi nhận được quat táo từ tay người con, người mẹ như thế nào?Bệnh tình của bà mẹ lúc ấy ra sao?
HS làm bài và đọc bài trước lớp.
GV đọc những bài văn hay cho các em cùng nghe.
GV nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2008
Bồi dưỡng Tiếng Việt
Ôn tập về dấu hai chấm
I. Mục tiêu:
HS hiểu được dấu hai chấm và tác dụng của dâú hai chấm.
II. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động1: (10') HS làm 2 BT( 7,8) của tiết trước.
Hoạt động 2: Dấu hai chấm
HS nêu tác dụng của dấu hai chấm: Báo hiệu bộ phận đứng sau là lơì nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
1, Chỉ ra những trường hợp dùng sai dấu hai chấm và sửa lại cho đúng.
a. Ông Hòn Rấm cười bảo:
-Sao chú ma nhát thế?
b. Nhà trường phát phần thưởng cho : Học sinh giỏi trong năm học 2004-2005.
c. Vùng Hòn với những vòm lá với đủ các loại cây trái: mít, dừa, cau, mẵng cầu, lê-ki-ma măng cụt sum sê nhẫy nhượt.
Bất giác, em lại nhớ đến : Ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi "phì phào".
HS làm bài và trả lời trước lớp,( câu b, d sai)
2, Trong từng trường hợp dưới đây, dấu hai chấm có tác dụng gì?
a. Chó Soí choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:
-Xin ông thả cháu ra.
b. Hai cảnh nối nhau vừa b ra trước mắt tôi: đàn ông mãi mê rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác , quá loài cứ ra vào ngẩn ngơ.
c. Một hôm, biển rộng, sóng đánh dữ, ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước: " Gía mình có được tám cẳng hai càng như cua"
(ac:báo hiệu bộ phận dứng sau là lời nói của nhân vật. b. giải thích cho bộ phận đứng trước)
3. Trong các câu dưới đây, sau dấu hai chấm còn thếu các dấu phối hợp ( dấu ngoặc kép, dấu ghạch đâù dòng). Hãy tìm dấu phôí hợp ở từng vị trí trong mỗi câu.
a. Ông lão nghe xong, bảo rằng:
Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre,mang về đây cho ta.
b. Bụt đưa tay chỉ vào cây tre mà đọc: Khắc xuất! Khắc xuất!
( a. thiếu dấu gạch đâù dòng, b. ngoặc kép, )
_________________________________________________________________
Thứ 4 ngày26 tháng 11 năm 2008
Bối dưỡng Tiếng Việt
Từ đơn- từ ghép- từ láy
I. Mục tiêu:
HS xác định được từ đơn- từ ghép- từ láy và đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các dạng trên.
II. Hoạt động dạy và học:
A. Phần lí thuyết:
HS nêu lại: Thế nào là từ đơn? từ phức?
Tiếng cấu tạo nên từ- từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn.Từ g hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
	Từ ghép: ghép những tiếng có nghĩa lại vơí nhau.( tình thương, 
	thương mến,)
Từ phức: 
	Từ láy: phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần( hoặc cả âm đầu 
	và vần) giống nhau.( săn sóc, khéo léo,)
-Từ láy gợi cho ta : âm thanh, mùi vị, hình ảnh, phẩm chất của con người.
B. Bài tập:
1, Tìm từ đơn- từ phức có trong các câu sau:
Đẹp/vô cùng/Tổ quốc/ta/ơi!/
 -Con/chim chiền chiện/
 Bay/vút/vút/cao/
Lòng/đầy/yêu mến/
Khúc hát/ngọt ngào./
-Tôi/chỉ/cómột/ham muốn,/ham muốn/tột bậc/là/làm sao/cho/nước/ta/được/độc lập/tự do,/đồng bào/ta/ai/cũng/có/cơm/ăn,/áo/mặc,/ai/cũng/được/học hành ./
2, D ùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau, rồi ghi lại các từ đơn, từ phức trong câu.
Bởi/tôi/ăn uống/điều độ/và/làm việc/chừng mực/nên/tôi/chóng lớn/lắm/..Cứ/chốc chốc/tôi/lại/trịnh trọng/và/khoan thai/đưa/hai/chân/lên/vuốt/râu./
HS tự làm rồi tìm từ đơn-từ phức.
3,Các chữ in đậm dưới đây là một từ phức hay hai từ đơn:
a. Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.( từ phức)
b. Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.( hai từ đơn)
c. Vườn nhà em có nhiều loài hoa : hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài.( từ phức)
d. Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng,( hai từ đơn)4,Nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của các từ đơn: nhà , cửa, ăn , uống, sách, vở?
5,Từ mỗi tiếng dưới đây, hãy tạo ra từ ghép, từ láy:
Nhỏ, lạnh , vui.
nhỏ
lạnh
vui
nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi, nho nhỏ
lạnh lẽo, lạnh lùng, lành lạnh
vui vẻ, vui vui, vui vầy
nhỏ nhẹ, nhỏ bé, nhỏ mọn, nhỏ dại,nhỏ to, nhỏ con, nhỏ xíu,
lạnh nhạt, lạnh giá, lạnh gáy, lạnh ngắt, lạnh tanh. lạnh toát..
vui mắt, vui nhộn, 
6, Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy? vì sao?
tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng.
( các từ đó là từ ghép vì hai tiếng trong từng từ đêù có nghĩa, quan hệ giữa các tiếng trong mỗi từ là quan hệ về nghĩa, các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống láy, chứ không phải là từ láy)
7, Các từ in đậm dưới đây là từ láy hay từ ghép? vì sao?
a.Nhân dân ghi nhớ công ơn Chữ Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
b. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rôì tre lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
( từ ghép: nhân dân, bờ bãi, dẻo dai, chí khí-vì chúng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ láy: các từ còn lại vì chúng có quan hệ với nhau về âm)
8, Cho đo văn sau:
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời.Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương .Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm giong gió, biển đục ngầu giận giữ . Như một con người biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt , lạnh lùng , lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
a. Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên rồi sắp xếp vào hai nhóm: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại .
b.Tìm từ láy trong các từ in đậm có trong đoạn văn trên rồi xếp vào 3 nhóm: láy âm đầu, váy vần ,láy cả âm đầu và vần( láy tiếng)
HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp:
( Từ ghép tổng hợp: thay đổi, buồn vui, tẻ nhạt, đăm chiêu.
Từ ghép phân loại: xanh thẳm, chắc nịch , đục ngầu,
Từ láy âm đầu:mơ màng, nặng nề,lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng, 
Láy vần: sôi nổi
Láy cả âm và vần: ầm ầm)
9. Phân các từ ghép trong từng nhóm dưới dây thành hai loại: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
a. máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy cày, máy móc, máy in, máy kéo,
b.cây cam, cây chanh, cây bưởi, cây ăn quả, cây cối, cây công nghiệp, cây lương thực,
c. xe đạp, xe cải tiến, xe bò, xe buýt, xe cộ, xe ca, xe con, xe máy, xe lam,
HS làm bài và trình bày bài trước lớp.
( Từ ghép có nghĩa tổng hợp : máy móc, cây cối, xe cộ, )
các từ còn lại là tự ghép có nghĩa phân loại.)
 _______________________________________________________________
Thứ tư, ngày 3 tháng 12 năm 2008
Bồi dưỡng Tiếng Việt
Từ đơn- từ ghép- từ láy
I. Mục tiêu:
Tiếp tục giúp HS xác định được từ đơn- từ ghép- từ láy, Danh từ, Động từ, Tính từ và đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các dạng trên.
I. Hoạt động dạy và học:
Hướng dẫn HS lần lượt làm các BT sau:
1, Tìm các từ láy âm đầu trong đó có:
a. Vần ấp ở t iếng đứng trước: M: khấp khểnh, lập lòe,
b. Vần ăn ở tiếng đứng sau: M: ngay ngắn, đầy đặn,
HS làm và nối tiếp đọc trước lớp: 
2, Cho các từ sau:
Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thàn, hòa bình, chiếc , mong muốn, bàn ghế, gió mùa, truyền 
thống, xã, tự hào, huyện , phấn khởi.
-Xếp các từ trên vào hai nhóm: danh từ và không phải là danh từ.
( các từ gạch chân không phải là danh từ)
3, Tìm chỗ sai trong câu sau đây và sửa lại cho đúng:
a. Bạn Vân đang nấu cơm nước.
b. Bác nông dân đang c ... u từ ghép và từ láy của mỗi nhóm từ trên.
( từ ghép có nghĩa tổng hợp: xa lạ. phẳng lặng. Mong ngóng, mơ mộng.
Từ láy âm: mãi miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng.)
3, Xác định CN- VN -Tr -N ( nếu có) trong những câu sau:
a. Lớp thanh niên /ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn tơ- rưng /vang lên.
b. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội,/ lòng tôi /thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
c. Khi một ngày mới bắt đầu/, tất cả trẻ em trên thế giới /đều cắp sách đến trường.
d.ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, /dì tôi /lại mua cho vài cái bánh rợm.
e. Do học hành chăm chỉ,/chị tôi/luôn đứng dâu lớp suốt cả năm học.
g. Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi kiếm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ,/ con thuyền/ sẽ tới được bờ.
h. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "cá sấu cản trước mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, /con người/ phải thông minh và giàu nghị lực.
4.Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ.
"Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quảng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát."
"Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quảng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát."
5. Xác định các từ sau thành hai nhóm: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại:
Nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá.
Từ ghép TH: nóng bỏng, nóng nực, lạnh ngắt
.PL: nóng ran, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt.
6. Em hiểu nghĩa của các câu tục ngữ , ca dao sau đây như thế nào?
Học thầy không tày học bạn.( học những điều do thầy cô hướng dẫn, dạy bảo là quan trọng, nhưng học ở bạn bè cũng rât cần thiết vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài học của thầy cô.)
Học một biết mười.( học một cách thông minh, sáng tạo)
Đói cho sạch rách cho thơm.(dù nghèo đoúi cũng phải sống một cách trong sạch, lương thiện)
Bạn bà là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới nên.( bạn bè hiểu biết lẫn nhau thật đáng kính trọng, vì vậy phải đối xử với nhau mọi điều sao cho thật tốt đẹp)
___________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2009
Bồi dưỡng Tiếng Việt
Ôn tập
I. Mục tiêu:
HS ôn lại các kién thức đã học về thành ngữ, tục ngữ, luyện từ và câu, 
Ôn tập làm văn.
II. Hoạt động dạy và học:
1.Tìm 3 câu tục ngữ, ca dao trong đó có từ "thầy".
-Không thầy đố mày làm nên.
-Trọng thầy mới được làm thầy.
-Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
-Công cha, nghiã mẹ, ơn thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày gian lao.
2.Hãy tạo 10 từ ghép bằng cách ghép các tiếng sau:
Yêu, thương, quý, mến, kính.
( yêu thương, thương yêu, yêu quý, quý mến, kính mến, kính yêu, yêu mến, mến yêu, thương mến, mến thương.)
3. Căn cứ vào nội dung của thành ngữ, hãy phân các thành ngữ dưới dây thành bốn nhóm . Đặt tên cho mỗi nhóm.
Quê cha đất tổ, tóc bạc da mồi, giang sơn gấm vóc, bão táp mưa sa, cày sâu cuốc bẫm, trên kính dưới nhường, chôn rau cắt rốn, non xanh nước biếc, chớp bể mưa nguồn, mưa giây gió gịât, chân lấm tay bùn, đắp đập be bờ, mang nặng đẻ đau, thương con quý cháu, mừa thuận gió hoà, hai sương một nắng, thẳng cánh cò bay.
( N1: Các thành ngữ nói về quê hương đất nước:
Quê cha đất tổ, giang sơn gấm vóc, chôn rau cắt rốn, non xanh nước biếc, thẳng cánh cò bay.
( N2: Các thành ngữ nói về gia đình:
tóc bạc da mồi, trên kính dưới nhường , , mang nặng đẻ đau, thương con quý cháu
( N3: Các thành ngữ nói về các hiện tượng thời tiết:
bão táp mưa sa, chớp bể mưa nguồn, mừa thuận gió hoà, mưa giây gió gịât,
( N4: Các thành ngữ nói về Người nông dân:
cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn, đắp đập be bờ, hai sương một nắng,
4. Ngắt đoạn sau thành những câu đúng ngữ pháp và điền dấu thích hợp sau mỗi câu.Viết lại đoạn văn sau cho đúng.
 Sông nằm uốn khúc giừa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều khi ánh hoàng hôn buông xuống em lại ra sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi trong sáng vô cùng.
 5. Em viết tiếp vào chỗ trống ()để hoàn chỉnh đoạn văn tả bao quát cây chuối dưới đây trong bài văn miêu tả cây chuối:
 Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành..
Tham khảo: (chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi, trông như người mẹ dắt đàn con đi dạo mát trong những ngày hè oi bức. Gốc cây khá to, rễ bám chặt vào mặt đất, thỉnh thoảng có mấy chiếc rễ con nổi lên , giống n hư những chú giun đang bò..)
6.Trong bài Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy, có đoạn:
" Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người."
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay ở chỗ nào?
HD: Trong đoạn htơ này, tác giả dã sử dụng cachs nói nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hoá ở đây có nghĩa là gắn cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau, tay tre ôm níu nhau quấn quýt
Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vẩttở nên sống động . Những cây te như những sinhthể mang hồn người. Cách nói này giúp tác giả vừa nêu lên được phẩm chất tốt đẹp của cây tre VN, lại vừa nói được những phâm chất , những truyền thống tốt đẹp , cao đẹp của con người VN , dân tộc VN.
7. Em đã đọc truyện Dê con nghe lời mẹ, mượn lời một trong hai nhân vật: chú Dê con hoặc Dê mẹ, em hãy kể lại câu chuyện Dê con nghe lời mẹ, đồng thời ghi lại cảm nghĩcủa nhân vật về những sự việc diễn ra trong câu chuyện.
HD: Bìa viết có độ dài khoảng 25 dòng, viết theo thể loại văn kể chuyện( bằng lời của nhân vật một chú dê con hoặc nhân vật dê mẹ). Cụ thể:
-Kể lại được nội dung cơ bản9 theo sát các tình tiết và diẽn biến của câu chuyện Dê con nghe lời mẹ.
-Nhập vai Dê con hoặc De mẹ một cachs tự nhiên qua việc dùng từ xưng hô,
 qua cách kể lại diễn biến của câu chuyện.
-Nhân vật bộc lộ được cảm nghĩ của mình về những sự việc đã diễn ra trong câu chuyện.
-Bài viết phải đảm bảo được các yêu cầu về dùngtừ, đặt câu, liên kết câu, về diễn đạt,
________________________________________________________
Thứ tư, ngày 22 tháng 4 năm 2009
Bồi dưỡng Tiếng Việt
Ôn : Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 Ôn chính tả.
 HS ôn các dạng tập làm văn đã học .
 HS biết tưởng tượng câu chuyện, phát triển câu chuyện và ôn dạng văn miêu tả.
II. Hoạt động dạy và học:
1. Viết lại đoạn văn sau cho đúng chính tả.
Chiều 11-12- 2000, tại hà nội, bộ văn hoá thong tin, uỷ ban nhân dân tỉnh quang ninh và uỷ ban quốc gia UNE S COviệt nam đã phối hợp tổ chức họp báo công bố quyết định trên của UNE SCO.
HD: Chiều 11-12- 2000, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá Thông tin, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quang Ninh và Uỷ ban Quốc gia UNE S COViệt Nam đã phối hợp tổ chức họp báo công bố quyết định trên của UNE SCO.
2,Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:
Tùng lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh thế rồi hai đứa chúi đầu vào quyển ảnhVinh dừng lại trước một tấm ảnh đã ngả màu vàngliếc nhìn Tùng rồi nhìn kĩ ảnh chỉ
Chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ ghê
Thằng Tùng cười
Ê cậu nhầmtớ đâu mà ông tớ đấy
Ông cậu mắt Vinh tròn xoe
ế ông tớ ngày xưa còn bé mà
HD:Tùng lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh. Tthế rồi hai đứa chúi đầu vào quyển ảnh .Vinh dừng lại trước một tấm ảnh đã ngả màu vàng, liếc nhìn Tùng rồi nhìn kĩ ảnh, chỉ:
-Chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ ghê.
Thằng Tùng cười:
-Ê !cậu nhầm! tớ đâu mà !ông tớ đấy!
Ông cậu?- mắt Vinh tròn xoe:
-ừ! ông tớ ngày xưa còn bé mà
3.Cho các từ sau:
Hốt hoảng, nhỏ nhẹ, nhí nhảnh, cần mẫn, nhẹ nhàng, nết na, mặt mũi, tham lam , lất phất, bình minh, hoan hỉ, mong mỏi, hào hiệp, hào hùng, gan góc, chon von, tươi tốt, hào hứng, chân chính, bập bùng, thoăn thoắt, đi đứng, buôn bán, xinh xắn, thành thực.
Xếp các từ trên vào hai nhóm từ láy và từ ghép.
Xếp các từ ghép em vừa tìm được vào hai nhóm: từ ghép Hán Việt và từ ghép Thuần Việt.
4.Giải nghĩa và đặt câu với các từ sau: lạc quan, lạc hậu.
Lạc quan : vui sống, luôn tin vào tương lai.
Lạc hậu : bị tụt lại phía sau, không theo kịp thời đại
Đặt câu : -Anh ấy rất lạc quan, yêu đời.
 - Cho đến nay, nhiều địa phương vẫn còn có những phong tục tập quán lạc hậu.
5. Em hãy tìm các thành ngữ có từ trái ngược nhau? ( ví dụ: Lên thác xuống ghềnh)
 Vào sinh ra tử , hẹp nhà rộng bụng, trong ấm ngoài êm, tuổi nhỏ chí lớn.đất thấp trời cao,lên thác xuống ghềnh
6.Em hãy tưởng tượng và kể vắn tắt một câu chuyện có nội dung ca ngợi lòng nhân ái, thể hiện ước mơ ở hiền gặp lành, tham lam bị trừng phạt. Trong câu chuyện có 3 nhân vật: bà tiên hoá thành bà lão khốn khó , cô bé nghèo tốt bụng và lão nhà giàu gian tham.
 HD: Chủ đích của câu chuyện dã được xác định là ca ngợi lòng nhân ái, thể hiện ước mơ ở hiền gặp lành. Câu chuyện có 3 nhân vật với tính cách đã được xác định : bà tiên biến thành bà lão khốn khó , cô bé nghèo tốt bụng , lão nhà giàu gian tham. Em nên xây dựng một cốt truyện có bà tiên trong vai bà lão nghèo khốn khó đã tạo điều kiện cho cô bé bộc lộ lòng thương ngườicủa mình như thế nào. Cô được đền đáp ra sao? Lão nhà giàu đã làm gì và bị trừng phạt như thế nào?
 7. Là học sinh , ai cũng đã từng gặp khó khăn trong học tập. Em cũng đã từng gặp trở ngại khi gặp một bài toán khó, một bài tập làm văn hay một bài thủ công,nhưng em đã cố gắng vượt qua. Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện ấy.
8: Trong đoạn văn sau , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Hãy nêu rõ tác dụng của biện pháp đó ?
 Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu .Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
HD:...Tác giả sử dụng điệp ngữ thoắt cáinhằm gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng; nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an boi duong TV4.doc