Câu hỏi hội thi cán bộ công đoàn giỏi ngành giáo dục và đào tạo huyện văn yên - Lần thứ nhất năm 2011

Câu hỏi hội thi cán bộ công đoàn giỏi ngành giáo dục và đào tạo huyện văn yên - Lần thứ nhất năm 2011

Câu hỏi 1:

Công đoàn Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Ai là người sáng lập? Người đứng đầu là ai?

 - Tổ chức Công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam được hình thành vào những năm 1919-1925 taị xưởng Ba Son- Sài Gòn, do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập.

 - Ngày thànhg lập Công đoàn Việt Nam: 28/7/1929.

 - Địa điểm: tại số nhà 15 Hàng Nón – Hà Nội đã tiến hành đại hội thành lập Tổng Công Hội Bắc Kì.

 - Người sáng lập: là do Đ/c Nguyễn Ái Quốc.

 - Người đứng đầu: đ/c Nguyễn Đức Cảnh, uỷ viên BCH Đông Dương Cộng sản là người đứng đầu BCH lâm thời Tổng Công hội đỏ Bắc Kì.

Câu hỏi 2:

 Đồng chí hãy cho biết vị trí Công đoàn Việt Nam trong xã hội Việt Nam? Liên hệ với Công đoàn nơi đồng chí công tác?

 Vị trí: C«ng ®oµn lµ thµnh viªn quan träng trong hÖ thèng chÝnh trÞ x• héi, lµ trung t©m tËp hîp, ®oµn kÕt gi¸o dôc, rÌn luyÖn ®éi ngò CNVC-L§, lµ chç dùa v÷ng ch¾c cña §¶ng, lµ sîi d©y nèi liÒn gi÷a §¶ng vµ quÇn chóng, lµ ng­êi céng t¸c ®¾c lùc cña Nhµ n­íc.

 

doc 13 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi hội thi cán bộ công đoàn giỏi ngành giáo dục và đào tạo huyện văn yên - Lần thứ nhất năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĐLĐ HUYỆN VĂN YÊN
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CÂU HỎI HỘI THI CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN GIỎI
 NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĂN YÊN - LẦN THỨ NHẤT NĂM 2011
A. CÂU HỎI NGHIỆP VỤ
Câu hỏi 1: 
Công đoàn Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Ai là người sáng lập? Người đứng đầu là ai?
 - Tổ chức Công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam được hình thành vào những năm 1919-1925 taị xưởng Ba Son- Sài Gòn, do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập.
 - Ngày thànhg lập Công đoàn Việt Nam: 28/7/1929.
 - Địa điểm: tại số nhà 15 Hàng Nón – Hà Nội đã tiến hành đại hội thành lập Tổng Công Hội Bắc Kì.
 - Người sáng lập: là do Đ/c Nguyễn Ái Quốc.
 - Người đứng đầu: đ/c Nguyễn Đức Cảnh, uỷ viên BCH Đông Dương Cộng sản là người đứng đầu BCH lâm thời Tổng Công hội đỏ Bắc Kì.
Câu hỏi 2: 
 Đồng chí hãy cho biết vị trí Công đoàn Việt Nam trong xã hội Việt Nam? Liên hệ với Công đoàn nơi đồng chí công tác? 
 	Vị trí: C«ng ®oµn lµ thµnh viªn quan träng trong hÖ thèng chÝnh trÞ x· héi, lµ trung t©m tËp hîp, ®oµn kÕt gi¸o dôc, rÌn luyÖn ®éi ngò CNVC-L§, lµ chç dùa v÷ng ch¾c cña §¶ng, lµ sîi d©y nèi liÒn gi÷a §¶ng vµ quÇn chóng, lµ ng­êi céng t¸c ®¾c lùc cña Nhµ n­íc.
	Liên hệ với Công đoàn nơi đồng chí công tác? 
Câu hỏi 3: 
 Đồng chí nêu các chức năng của Công đoàn Việt Nam? cho biết chức năng nào là chức năng trung tâm? nêu các nội dung hoạt động  chủ yếu của CĐCS nhằm thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động? 
 trả lời: 
* Luật Công đoàn Việt Nam năm1990, tại điều 2 đó xác định Công đoàn Việt Nam có 3 chức năng: 
1. Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức lao động. 
2. Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý Kinh tế- xã hội,tham gioa kiểm tra giám sát hoạt động củ nhà nước, tổ chức kinh tế. 
3. Giáo dục, động viên công nhân, viên chức, người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
* Chức năng trung tâm:
Trong 3 chức năng trên, thì chức năng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được coi là chức năng trung tâm hàng đầu và được xác định từ ĐH VI Công đoàn Việt Nam ( 1988).Mang ý nghĩa trung tâm vì nó là mục têu hoạt động của Công đoàn.
* Các nội dung hoạt động chủ yếu của CĐCS nhằm thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ:
- Bảo vệ những quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ đã quy định thành chế độ chính sách. 
- Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, phân phối sử dụng quỹ phúc lợi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách với người lao động. Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNVC- LĐ, phát huy dân chủ và công bằng xã hội, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, du lịch, tham quan, nghỉ mát, hướng dẫn đoàn viên phát triển kinh tế gia đình. 
 Câu hỏi 4: 
Đồng chí hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của hoạt động Công đoàn Việt Nam? 
	1/ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
	2/ Nguyên tắc liên hệ mật thiết với quần chúng.
	3/ Nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng.
4/ Nguyên tắc tập trung dân chủ. 
Câu hỏi 5: 
Nêu nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ ? Liên hệ việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở CĐCS  nơi đồng chí công tác. 
*) Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ
	- Cơ quan lãnh đạo của các cấp công đoàn đều do bầu cử lập ra. trường hợp cần thiết công đoàn cấp trên chỉ định bổ sungn uỷ viên BCH và các chức danh trong cơ quan thường trực của BCH Công đoàn cấp dưới.
	- Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp công đoàn thuộc về đại hội công đoàn cấp đó. Giữa hai kì ĐH, cơ quan lãnh đạo là BCH Công đoàn.
- BCH công đoàn hoạt động theo nguyên tắc: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn thể hiện ở việc dân chủ bàn bạc thảo luận các biện pháp, chương trình hoạt động của mọi đoàn viên từ tổ công đoàn trở lên. 
Liên hệ việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở CĐCS  nơi đồng chí công tác?
Câu hỏi 6: 
Đồng chí hãy nêu những nội dung chủ yếu của Công đoàn cơ sở nhằm thực hiện chức năng giáo dục của Công đoàn.
 - Tuyên truyền giáo dục cho CNVC- LĐ vững tin vào đường lối của Đảng, giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương. Thường xuyên phổ biến tuyên truyền chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng, chế độ chính sách pháp lluậtcủa nhà nước cảnh giác và đấu tranh chống lại những âm mưu thù địch.
 - Giáo dục nâng cao đoạ đức nghề nghiệp, kỉ luật lao động, tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật.
 - Tuyên truyền nội quy quy chế của cơ quan, đơn vị và vận động mọi người thực hiện nghiêm túc.
 - Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với điều kiện từng cơ sở.
Câu hỏi 7 : 
Đồng chí cho biết nhiệm vụ, quyền hạn của loại hình Công đoàn cơ sở nơi đồng chí đang công tác (theo quy định của điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá X.) 
1) Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan của tổ chức chức chính trị, chính trị xã hội và xã hội nghề nghiệp:
Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ. 
Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật. 
Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ công chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của CNVC - LĐ, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong CNVC - LĐ. 
Tổ chức vận động CNVC-LĐ trong cơ quan, đơn vị, thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. 
Phát triển đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng. 
(Trích: Điều 17 - Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2009)
Câu hỏi 8: 
Đồng chí cho biết những nội dung hoạt động của tổ Công đoàn? 
 - Vận động giúp đỡ đoànn viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giúp nhau thực hiện tốt nội quy, quy chế của đơn vị.
 - phổ biến các chế độ cính sách, pháp luật có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của đoàn viên, nội quy, quy chế cơ quan đơn vị và vận động mọi người thực hiện.
Giúp nhau khi đoàn viên gặp khó khăn, hoạn nạn, thăm hỏi kịp thời khi đoàn viên ốm đau, gia đình có việc hiếu, việc hỷ.
Giúp nhau giải quyết những vướng mắc về tư tưởng ảnh hưởng đến nhiệt tình lao động. Tập hợp những tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, phản ánh với Công đoàn cấp trên kịp thời giải quyết. Dựa vào tập thể, cấp trên để bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của mọi thành viên trong tổ.
Tuyên truyền và phổ biến đến đoàn viên mọi chế độ, chính sách,pháp luật, các nội quy, quy chế của đơn vị có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người LĐ
Phân công đoàn viên hoạt động công đoàn phù hợp với khả năng. Giữ vững sinh hoạt tổ Công đoàn theo định kì hoặc theo yêu cầu của công vịêc.
Câu hỏi 9: 
Trong hoạt động Công đoàn cơ sở phải thường xuyên quan tâm giải quyết những mối quan hệ nào? Hãy nêu nguyên tắc cơ bản trong giải quyết mối quan hệ giữa BCH Công đoàn cơ sở với Thủ trưởng cơ quan.
Trong thực tế hoạt động, BCH Công đoàn cơ sở phải giải quyết rất nhiều mối quan hệ. Song cần tập trung giải quyết tốt 3 mối quan hệ sau: 
- Quan hệ giữa BCH Cụng đoàn cơ sở với cấp uỷ Đảng cơ sở ( nếu có) 
- Quan hệ giữa BCH Công đoàn CS với Thủ trưưởng cơ quan đơn vị. 
- Quan hệ giữa BCH Công đoàn cơ sở với đoàn viên, công nhân lao động. 
 Mối quan hệ giữa BCH Công đoàn cơ sở với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị. 
- Đây là mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện cho tập thể người lao động là BCH Công đoàn cơ sở. 
Mối quan hệ giữa BCH Công đoàn cơ sở với Thủ trưởng đơn vị phải được xây dựng trên nguyên tắc: bình đẳng, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu chung là sản xuất, kinh doanh, công tác của đơn vị phát triển; đảm bảo hài hoà các lợi ích doanh nghiệp, người lao động, Nhà nước. 
+ CĐ ủng hộ chủ trương kế hoạch đúng của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị. 
+ Vận động CNVC LĐ và tổ chức cho CNVCLĐ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. 
+ Chủ động tham gia và tổ chức cho người lao động tham gia với người sử dụng lao động tháo gỡ khó khăn làm cho cơ quan phát triển. 
+ Mọi mâu thuẫn giữa Công đoàn và Thủ trưởng cơ quan phải được thảo luận, bàn bạc, tìm giải pháp khắc phục trên cơ sở các quy định của pháp luật, quy chế làm việc giữa BCH với Thủ trưưởng đơn vị. 
+ Đối với việc làm sai quy định của Thủ trưởng, gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, người lao động thì BCH Công đoàn cơ sở có biện pháp kiên quyết ngăn chặn kể cả biện pháp đưa pháp luật xử lý. 
Câu hỏi 10: 
Đồng chí cho biết: Cán bộ Công đoàn và nhiệm vụ, quyền hạn cán bộ công đoàn Việt Nam được quy định trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá X? 
 * Cán bộ CĐViệt Nam: 
      - Cán bộ Công đoàn  Việt Nam là người được được bầu vào các chức danh thông qua bầu cử tại Đại hội hoặc hội nghị Công đoàn (từ tổ trở lên); được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền của Công đoàn chỉ định họăc bổ nhiệm giao nhiệm vụ thường xuyên  để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn việt Nam. 
      - Cán bộ công đoàn gồm cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên  ... 
3/ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, xây dựng người nữ CNVCLĐ có sức khoẻ, tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu.
4/ Xây dựng gia đình nữ CNVCLĐ no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
5/ Xây dưng đội ngũ cán bộ nữ, nâng cao chất lượng hoạt động Ban Nữ công Công đoàn các cấp, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
6/ Hướng dẫn đưa các nội dung liên quan đến pháp luật về bình đẳng giới và lao động nữ, trẻ em vào trong thoả ước lao động tập thể, đồng thời giám sát, kiểm tra việc thực hiện ở cơ sở.
Câu hỏi 17:  
Đồng chí cho biết nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Nữ công công đoàn cơ sở? liên hệ thực tế ở đơn vị đồng chí?
*/ Nhiệm vụcủa Ban nữ công CĐCS:
- Xây dựng chương trình công tác 
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách; đại diện cho nữ CNLĐ tham gia hội nghị bàn những vấn đề cốp liên quan đến lao động nữ và trẻ em.
- Kiện toàn tổ chức mạng lưới nữ của CĐCS; tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụcông tác nữ công cho CB nữ công.
- Tuyên truyền, giáo dục nữ CNVCLĐ về đường lối chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức phong trào thi đua “ giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động.
- Trực tiếp tổ chức, hướng dân CNLĐ triển khai một số chuyên đề theo nhiệm vụ của Ban nữ công CĐCS như công tác dân số KHHGĐ; Công tác chăm sóc và bảo vệ giáo dục trẻ em; công tác phòng chống TNXH và phòng chống HIV/AIDS
	Liên hệ thực tế nơi tôi công tác ban nữ công đã làm đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình như quy định 
Câu hỏi 18: 
Đồng chí cho biết nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban kiểm tra Công đoàn cơ sở?
 I/- Theo điều Lệ Công Đoàn việt nam ủy ban kiểm tra công đoàn có các nhiệm vụ sau;
Giúp ban chấp hành thực hiện kiểm tra chấp hành điều lệ Công đoàn đối với công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
2- Kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm điều lệ, nghị quyết, chỉ thị , và các quy định của công đoàn
3-Kiểm tra việc quản lý, sử dụng, tài chính, tài sản và các hoạt động kinh tế công đoàn cấp mình và cấp dưới.
4. Giúp Ban Chấp hành, Ban thường vụ: giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ.
5- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn làm công tác kiểm tra.
II. Quyền của Ủy ban kiểm tra Công đoàn
1. Ủy viên Ủy ban kiểm tra được tham dự hội nghị của Ban chấp hành và được mời dự Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu Công đoàn cùng cấp.
2. Báo cáo với ban chấp hành Công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra Công đoàn và đề xuát các nội dung, chương trình công tác của Ủy ban kiểm tra trong các kỳ họp thường kỳ của Ban Chấp hành.
3. Yêu cầu đơn vị và người chịu trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra và trả lời những vấn đề do Ủy ban kiểm tra nêu ra.
4. Báo cáo kết luận kiểm tra và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra không được Ban Thường vụ giải quyết thì Ủy ban Kiểm tra có quyền báo cáo với Ban Chấp hành Công đoàn cấp mình và báo cáo lên Ủy ban Kiểm tra công đoàn cấp trên.
5. Uỷ viên UBKT được học tập, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra.
 Câu hỏi 19: 
 Đồng chí hãy nêu nguyên tắc và phương châm hoạt động của UBKT công đoàn?
Nguyên tắc làm việc của Ủy ban kiểm tra
- Ủy ban kiểm tra của công đoàn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số.
- ý kiến, nhận xét, kết luận, đánh giá và phát ngôn với danh nghĩa Ủy ban kiểm tra phải được tập thể Ủy ban kiểm tra thảo luận thống nhất và được các thành viên thực hiện khi thay mặt Ủy ban kiểm tra hoặc do Ủy ban kiểm tra ủy quyền.
* Nguyên tắc: 
- UBKT công đoàn các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số; đối với những vấn đề thuộc quyền quyết định của tập thể phải được thảo luận dân chủ, công việc cá nhân phụ trách phải được phân công, giao trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng. 
- UBKT công đoàn các cấp cần nghiên cứu, tham mưu giúp BCH công đoàn cùng cấp xây dựng quy chế hoạt động của UBKT và chỉ đạo mọi hoạt động theo quy chế BCH đó thông qua 
* Phương châm: 
Lấy xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh là mục đích của hoạt động kiểm tra. Đảm bảo kiểm tra đồng cấp là chủ yếu, đồng thời tăng cường kiểm tra cấp dưới có trọng tâm trọng điểm. Lấy ngăn ngừa, khắc phục những vi phạm và sai trái là yêu cầu chính, đồng thời kiên quyết kiến nghị, xử lý nghiêm những vi phạm làm thất thoát tài chính, tài sản công đoàn, cũng như những vi phạm Điều lệ và những quy định của công đoàn. 
 	Câu hỏi 20: 
Đồng chí cho biết những hình thức và phương pháp kiểm tra của UBKT công đoàn? 
1.Các hình thức kiểm tra chủ yếu:
a/ Kiểm tra toàn diện: Là KT tất cả các mặt, các nội dung của mọi vấn đề hoặc một lĩnh vực.
b/ Kiểm tra chuyên đề: là KT một vấn đề hoặc một số vấn đề trong một lĩnh vực nào đó. 
 c/ Kiểm tra đột xuất: Là KT không nằm trong chương trình, kế hoạch được báo trước mà được tiến hành khi có một mục đích hoặc yêu cầu nào đó, như kiểm tra quỹ tiền mặt.
 d/ Phúc tra: Là hình thức kiểm tra xem xét lại kết luận của UBKT công đoàn cấp dưới hoặc tiến hành kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cuộc kiểm tra trước đó.Tuỳ từng điều kiện và yêu cầu mà lựa chọn hinmhf thức kiểm tra nào cho phù hợp.
 2/ Phương pháp kiểm tra:
 - Vận động, tổ chức cho CNVCLĐ tham gia vào hoạt động kiểm tra Công đoàn.
 - Kết hợp các biện pháp khi tiến hành kiểm tra ( nghe báo cáo, xác minh, đối chứng, đối thoại,..)
 - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong kiểm tra.
Câu hỏi 21:
 Đồng chí cho biết mức và căn cứ trích nộp kinh phí Công đoàn, và đoàn phí CĐCS ? 
1. Kinh phí Công đoàn
- Mức căn cứ trích nộp KPCĐ(Theo thông tư liên tịch số119/2004, ngày 18/12/2004 của liên Bộ Tài chính và TLĐ)
+ Đối với đơn vị thuộc khu vực HCSN hưưởng lưương từ ngân sách nhà nước mức nộp KPCĐ bằng 2% quỹ tiền lưương ngạch bậc và các khoản phụ cấp lương (Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực).
+ các doanh nghiệp thích nộp bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho NLĐ và các khoản phụ cấp lương. 
+ Các doanh nghiệp FDI (Theo Quyết định 133/2008 ngày 01/10/2008 củaChính phủ) trích nộp bằng 1% quỹ tiền lương tiền công phải trả cho NLĐ làm việc trong doanh nghiệp. 
2. Đoàn phí Công đoàn: (theo Thông tư số58 ngày 10/5/2004 của TLĐLĐ Việt Nam) 
- Mức đóng ĐPCĐ đối với đoàn viên Cơ quan HC Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị XH, lưc lượng vũ trang bằng 1% lương ngạch bậc, chức vụ và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm. 
- Mức đúng đoàn phí CĐ đối với đoàn viên trong doanh nghiệp Nhà nước bằng 1% lương thực trả. 
- ĐVCĐ doanh nghiệp ngoài Quốc doanh đóng 1% lương khoán, lương sản phẩm, tiền công theo hợp đồng lao động 
- ĐVCĐ ở các doanh nghiệp, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khó xác định tiền lương, ĐPCĐ đóng góp theo mức ấn định nhưng thấp nhất cũng bằng 1% lương tối thiểu. 
* Mức đóng đoàn ph í của đoàn viên tối đa không qúa 10% mức lương tối thiểu theo quy định chung đối với cơ quan HC nhà nước. 
	Câu hỏi 22:  
Đồng chí hiểu thế nào về chủ đề Cuộc vận động"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" năm 2009 là "Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân". Liên hệ thực tế ở cơ sở đồng chí đang công tác?
Gợi ý trả lời: 
- Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động, các cấp, các ngành , các cấp uỷ Đảng đã tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện ở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình và đều khẳng định tác dụng của cuộc vận động là to lớn, cần thiết, nhất là trong công tác phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, sửa đổi lề nối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ nnhân dân theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. 
- Rút kinh nghiệm 4 năm thực hiện cuộc vận động các cấp, các ngành cũng đều khẳng định vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tình trạng nói nhiều hơn và nói hay hơn làm còn nhiều. việc thực hiện nguyên tắc"trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau" và "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau" còn hạn chế, làm chưa được tốt. 
- Để gắn việc đẩy mạnh cuộc vận động với 40 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, nhằm động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân ta, trong đó có CNVC, LĐ nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phát huy kết quả thành tích đạt được, vượt qua thử thách mới hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. 
- Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân là phải chí công, vô tư. Là cán bộ đảng viên, cán bộ công đoàn phải "trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu" trong công việc, trong cuộc sống. Phải coi lợi ích của tổ chức, của CNVC,LĐ lên trên lợi ích của bản thân để phấn đấu và thực hiện. 
Câu hỏi 23: 
Công đoàn Giáo dục huyện Văn Yên được thành lập ngày tháng năm nào? trải qua bao nhiêu kỳ đại hội?
- Ngày thành lập Công đoàn GD huyện Văn Yên ngày 1/3/1965.
- Trải qua 15 kì ĐH.
B. CÂU HỎI TÌNH HUÔNG
Câu hỏi 1: 
Bạn sẽ chế biến rau cách nào để phòng chống ngộ độc do hoá chất bảo vệ thực vật tồn dư trên rau quả?
Câu hỏi 2: 
Bạn có thể cho biết phương pháp giải rượu cho người bị say rượu?
Câu hỏi 3: Ở một đơn vị BCH CĐCS đã thống nhất với thủ trưởng cơ quan đồng nhất UBKT công đoàn với Ban thanh tra nhân dân. Đề nghị CTCĐ giải thích đúng hay không đúng?
Câu hỏi 4: Nguyễn Văn A là nhân viên bảo vệ cơ quan làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn 1 năm. Trong một tháng, do dó công việc đột xuất của gia đình anh A đã bỏ làm việc 2 ngày; thủ trưởng đơn vị đã thông báo cho anh chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn do anh vi phạm hợp đồng và không hoàn thành nhiệm vụ. Anh A đã gặp chủ tịch Công đoàn yêu cầu để được giúp đỡ.
Câu hỏi 5: 
Là Chủ tịch công đoàn trường, đồng chí sẽ giải quyết như thế nào nếu có 1 giáo viên mới chuyển đến công tác tại đơn vị nhưng không muốn tham gia các hoạt động tại công đoàn đồng chí ?
	Câu hỏi 6: 
Là chủ tịch công đoàn, đồng chí sẽ giải quyết thế nào khi đoàn viên công đoàn của đồng chí có mâu thuẫn trong gia đình, muốn ly dị ?

Tài liệu đính kèm:

  • doccauhoithicongdoanchinhthuc.doc