I.YÊU CẦU:
- Biết được cảnh quang ngôi trường của minh đang học. Giúp học sinh mở mang trí tuệ, phát triển tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng góp phần hoàn thiện nhân cách.
- Biết viết, vẽ được ngôi trường của mình đang học. Biết tính hợp tác nhanh chóng hoàn thành một công việc chung.
- Có ý thức bảo vệ, gìn giữ ngôi trường của mình. Động viên giúp học sinh phát triển tính tự chủ.
II. NỘI DUNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Nội dung:
- Quan sát cảnh quang ngôi trường.
2. Hình thức:
- Thi đua viết, vẽ ở các tổ, nhóm về mái trường.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9+10 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: “ TỔ CHỨC THI VIẾT- VẼ VỀ MÁI TRƯỜNG CỦA EM ” I.YÊU CẦU: - Biết được cảnh quang ngôi trường của minh đang học. Giúp học sinh mở mang trí tuệ, phát triển tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng góp phần hoàn thiện nhân cách. - Biết viết, vẽ được ngôi trường của mình đang học. Biết tính hợp tác nhanh chóng hoàn thành một công việc chung. - Có ý thức bảo vệ, gìn giữ ngôi trường của mình. Động viên giúp học sinh phát triển tính tự chủ. II. NỘI DUNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1.Nội dung: - Quan sát cảnh quang ngôi trường. 2. Hình thức: - Thi đua viết, vẽ ở các tổ, nhóm về mái trường. - Hoàn thành bức tranh III. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: 1. Phương tiện: - Các bài vẽ của học sinh năm trước. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ: bài hát, bài thơ nói về mái trường. - Giấy, bút, màu, bàn ghế 2. Tổ chức: - Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh, ảnh, các bài hát, bài thơ nói về ngôi trường . IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động khởi động: 5 phút. - Ổn định : hát “ Em yêu trường em” của Hoàng Vân. - Tuyên bố lý do: Viết, vẽ về ngôi trường của em. - Giới thiệu tiến trình thực hiện: Giáo viên phổ biến nội dung tự chọn vẽ, hát theo chủ đề. Hoạt động chính: - Thi viết vẽ về mái trường - Nêu ý nghĩa tên trường , năm thành lập - Nêu những nét cơ bản cảnh quang ngôi trường các em đang học: bao nhiêu lớp , cây xanh, khuôn viên . - Nêu những tấm gương học tốt của trường , lớp: năm nào đạt danh hiệu gì, những tấm gương học sinh, lớp đạt trong những năm đã qua. - Cho học sinh xem những tranh các năm qua mà học sinh trường đã vẽ. - Bầu ban giám khảo: giáo viên chỉ định hoặc học sinh tự bầu. - Chia nhóm cho học sinh thực hành: theo dõi quan sát hướng dẫn - Cho các nhóm trưng bày sản phẩm. - Treo các tiêu chí đánh giá cho học sinh cũng như ban giám khảo xem đánh giá. - Ban giám khảo nhận xét. - Giáo viên nhận xét – tuyên dương. 3 . Vui chơi, văn nghệ: - Cho học sinh hát, đọc các bài thơ nói về ngôi trường: “ Bài ca đi học (Phan Trần Bảng), Vui bước đến trường( Nghiêm Bá Hồng), Buổi sáng đến trường ( Hồ Bắc)” - Theo dõi nhận xét, tuyên dương, đánh giá 4. Hoạt động cuối cùng: - Cho học sinh hát tập thể: “ mái trường của em” V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Nêu các câu hỏi nói về nội dung chính bài. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Dặn dò. - Rút kinh nghiệm: Học sinh nắm được tên trường, năm thành lập. Đa số học sinh ham thích vẽ về ngôi trường mình đang học đúng đẹp có tính sáng tạo so với năm qua, thể hiện tính đoàn kết hợp tác nhóm một cách tích cực, phần đông các em nắm được ý thức bảo vệ ngôi trường đang học một cách tự giác, học sinh hứng thú tham gia. Các em còn nắm rất ít những tấm gương học tốt của trường trong những năm qua, phần đánh giá nhận xét sản phẩm của bạn còn hạn chế. . CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: “ LỄ KỶ NIỆM NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11 ” I.YÊU CẦU: - Nắm được ý nghĩa ngày 20-11 - Tích cực tham gia các hoạt động, rèn kỷ năng tự quản, biết nhận xét, đánh giá các hoạt động, thể hiện lòng biết ơn thầy cô. - Có ý thức tôn trọng thầy cô giáo, biết phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta, tích cực học tập II. NỘI DUNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1.Nội dung: - Tìm hiểu ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam. Biết trao đổi cảm xúc, tâm tư, kỉ niệm về tình cảm thầy trò - Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm có nội dung ca ngợi công ơn thầy cô. - Phát động phong trào bông hoa điểm 10 dâng tặng thầy, cô giáo. - Phát biểu của thầy, cô giáo. 2. Hình thức: - Tổ chức buổi họp mặt giữa thầy cô giáo và học sinh. - Trao đổi tâm tư tình cảm của thầy- trò, công ơn thầy cô. - Tổ chức giao lưu văn nghệ, hát cá nhân, tập thể III. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: 1. Phương tiện: - Địa điểm, bàn ghế. - Các lời chúc mừng thầy cô. - Tặng hoa cho thầy, cô. - Các tiết mục văn nghệ. - Cây hoa, các phiếu bốc thăm, chơi trò chơi hái hoa. 2. Tổ chức: - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu, sáng tác theo chủ điểm - Giáo viên chủ nhiệm phối hợp cán bộ lớp bàn về nội dung chương trình sinh hoạt: + Các em hiểu gì về ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam? Cảm nghĩ các em về ngày 20-11? Để đền đáp công ơn thầy, cô giáo các em phải làm gì? Hãy kể một câu chuyện tình cảm giữa thầy và trò mà em biết? Em hãy giải thích câu không thầy đố mầy làm nên? - yêu cầu các tổ chuẩn bị các tiết mục tham gia, các phong trào học tập. - Học sinh: Chọn người dẫn chương trình, đọc lời chúc mừng. - Phân công trang trí, sắp xếp bàn ghế, tặng hoa thầy cô. - Cán bộ văn nghệ, cán bộ lớp chuẩn bị trò chơi, tổng hợp bông hoa điểm 10 báo cáo. 3.. Địa điểm: - Tổ chức ở sân trường. 4. Kinh phí: - Các phần quà khen thưởng lớp đạt nhiều bông hoa điểm 10, văn nghệ, hái hoa. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động mở đầu: Hát tập thể: Cô giáo em Nghi thức. Tuyên bố lý do: lòng biết ơn thầy cô luôn trong tâm trí của mỗi chúng ta.Thầy cô đã dạy chúng ta nên người, trở thành những người có ích cho xã hội. Để ôn lại và nhắc nhở mỗi chúng ta biết trân trọng và khắc sâu tình cảm thiêng liêng đó. Hôm nay, trường chúng ta tổ chức sinh hoạt chủ đề kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Giới thiệu đại biểu. Giới thiệu chương trình 2. Hoạt động chính: Ôn lại truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam. Đọc thư chúc tết Cài hoa. Phát biểu của học sinh nói về lòng kính trọng thầy cô. Phát biểu giáo viên về tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của thầy cô đối với nghề dạy học của mình, đối với học sinh. Liên hoan văn nghệ: Học sinh biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chọn hoặc đọc các bài thơ nói về công ơn thầy, cô. Trò chơi. Mời thầy cô lên tặng quà cho các cá nhân tập thể đạt kết quả tốt trong buổi sinh hoạt. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Hát tập thể - Học sinh nhận xét, biểu dương cụ thể cá nhân, tập thể đã góp phần thành công buổi sinh hoạt. - Học sinh phát biểu cảm nghĩ, cám ơn thầy cô, hứa học tập tốt để đền đáp công ơn thầy cô - Giáo viên nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm của buổi sinh hoạt. - Dặn dò chuẩn bị cho chủ đề sau “em góp phần bảo vệ quê hương” - Rút kinh nghiệm: Nắm được ý nghĩa ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam, thể hiện tốt lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo cũ đã dạy mình trong những năm học vừa qua, tiếp thu và phát huy truyền thống của dân tộc ta, tích cực hăng say tham gia. Học sinh viết được rất nhiều bức thư gửi thầy, cô, những tấm gương tốt mà thầy cô đã dạy mình, mạnh dạn đọc trước đám đông cho các bạn cùng nghe. Các em còn hạn chế về việc kể lại các câu chuyện, đọc các bài thơ nói về lòng biết ơn , kính trọng thầy cô. .. . CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: “ EM GÓP PHẦN BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG ” I.YÊU CẦU: - Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về sự giàu đẹp quê hương. - Luôn có ý thức và cách giữ gìn bảo vệ cảnh đẹp quê hương. Phát triển năng lực tư duy sáng tạo trong học tập, tiếp cận thực tế xung quanh. - Giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước. II. NỘI DUNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1.Nội dung: -Vẽ tranh theo đề tài bảo vệ cảnh đẹp quê hương. Những hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày nhằm bảo vệ quê hương. Những vấn đề gần gũi với các em. - Thi tìm hiểu cảnh đẹp quê hương ba miền. 2. Hình thức: - Học sinh vẽ tranh theo nhóm. - Trò chơi du lịch trên bản đồ. III. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: 1. Phương tiện: - Giấy, bút chì, màu - Bản đồ hành chính Việt Nam, bộ xúc sắc, bộ số từ 1 đến 20 2. Địa điểm: - Tổ chức ở sân trường. 3. Thời gian: - Ngày:. 4. Kinh phí: - Các phần quà khen thưởng . 5. Phân công người thực hiện Giáo viên: Chuẩn bị nội dung chủ đề, phân công học sinh ( tuần 1) Học sinh: Tìm hiểu, sưu tầm danh lam thắng cảnh 3 miền, tổ chức thực hiện( tuần 2,3) Tổng phụ trách IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1.Hoạt động mở đầu: Hát tập thể: “ Quê hương tươi đẹp” Tuyên bố lý do. Giới thiệu đại biểu. Giới thiệu chương trình Giới thiệu ban giám khảo Hoạt động chính: - Thi vẽ tranh theo đề tài “ Bảo vệ cảnh đẹp quê hương” - Giáo viên phổ biến yêu cầu chung. - Ban giám khảo theo dõi, đôn đốc. - Ban giám khào yêu cầu trình bày. - Học sinh nhận xét- BGK nhận xét, đánh giá, xếp hạng. - Tổng kết- tuyên dương * Trò chơi du lịch trên bản đồ: - Phổ biến hình thức chơi, luật chơi. - Yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi. Thực hiện theo thứ tự từng nhóm( 1-5) - Ban giám khảo nêu câu hỏi. - Theo dõi cách thực hiện( thực hiện cho đến hết) - Công bố kết quả V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Hát tập thể - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Dặn dò. - Rút kinh nghiệm: Đa số các em vẽ được những bức tranh nói lên những việc làm góp phần bảo vệ cảnh đẹp quê hương mình. Có ý thức tuyên truyền cho các bạn học sinh, gia đình và những người xung quanh thực hiện . Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và giữ gìn cảnh đẹp xung quanh. Sưu tầm tranh 2 miền Trung, Bắc còn ít, các em sử dụng bản đồ trong trò chơi còn hạn chế. CHỦ ĐIỂM THÁNG 1&2 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: “ CA HÁT VỀ MÙA XUÂN, VỀ ĐẢNG, VỀ BÁC HỒ ” I.YÊU CẦU: - Các em hiểu được niềm vui được sống trong cảnh hòa bình. - Các em biết chọn lọc những bài hát theo chủ đề đã qui định của ban tổ chức. - Các em tham gia nhiệt tình, năng động, sáng tạo, dạn dĩ khi đứng trước chỗ đông người. II. NỘI DUNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1.Nội dung: - Học sinh tham gia một buổi trình diễn văn nghệ chủ đề: ca hát về mùa xuân quê hương, về Đảng, về Bác Hồ. 2. Đối tượng: - Học sinh Từ khối 1đến khối 5 - Mỗi lớp 2 tiết mục. 3. Thời gian: Tổng dợt Ngày:. Tổ chức ngày: 4. Địa điểm: - Tổ chức ở sân trường. 5. Ban Tổ chức: Hiệu trưởng trưởng ban Phó hiệu trưởng Phó ban Tổng phụ trách Phó ban Giáo viên, Ban đại diện cha mẹ PHHS: Thành viên III. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: Giáo viên chủ nhiệm chọn học sinh, có kế hoạch tập dợt riêng. Ban tổ chức: phương tiện phục vụ: Âm thanh, phần thưởng. Dư trù kinh phí: ( Số tiền cụ thể) Khen thưởng: Mỗi thể loại gồm + 4 giải I: số tiền: + 4 giải II: số tiền: + 4 giải III: số tiền: + 4 giải KK: số tiền: Kinh phí hỗ trợ khác: Tổng kinh phí: Phân công cụ thể: +Địa điểm, cắt dán phong chữ: Giáo viên nam. +Phần thưởng: Giáo viên nữ. +Chương trình- người dẫn chương trình: TPT +Đại biểu+ mạnh thường quân: BGH +Sắp xếp chỗ ngồi đại biểu, học sinh: GV văn phòng. +Trật tự: Bảo vệ- GV nam IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1.Nghi thức: Tuyên bố lý do. Giới thiệu đại biểu. Diễn văn khai mạc Giới thiệu ban giám khảo Biểu diễn văn nghệ. Ban giám khảo nhận xét đánh giá. Công bố kết quả- phát thưởng. Bế mạc. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Rút kinh nghiệm: Các em nắm được niềm vui cuộc sống trong cảnh hòa bình, sưu tầm được nhiều các bài hát thiếu nhi ca ngợi vềquê hương, Đảng, Bác Hồ. Tham gia tích cực và hăng say, có tính tự giác mạnh dạn trước đám đông. Giáo viên tích cực tham gia tập dợt cho các em thể hiện được tính thân thiện hơn. Âm thanh , ánh sáng, tiền thưởng còn hạn chế. CHỦ ĐIỂM THÁNG 3 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: “ CA HÁT VỀ MẸ VÀ CÔ GIÁO ” I.YÊU CẦU: - Các em hiểu được tình yêu thương của mẹ và cô giáo, từ đó biết kính trọng lễ phép với mẹ và cô giáo. - Học sinh phát huy được năng khiếu văn nghệ của mình. Biết lựa chọn những bài hát phù hợp giọng , với chủ đề. - Biết thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với mẹ và cô , các bạn gái qua lời hát, giúp các em dạn dĩ trước đám đông. II. NỘI DUNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1.Nội dung: - Tóm tắt ý nghĩa ngày 8/3. - Tặng hoa chúc mừng cô giáo - Bao gồm những bài hát ca ngợi về mẹ và cô giáo. Những kỉ niệm cảm động về mẹ và cô giáo, tấm gương những người mẹ , cô giáo vượt khó. 2. Hình thức tổ chức: - Tổ chức trình diễn văn nghệ dưới các thể loại: Đơn ca, song ca,hợp ca. - Học sinh Từ khối 1đến khối 5 III. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: Phương tiện: Trang trí, ánh sáng: Giáo viên nam. Quà tặng: gói quà giáo viên thư viện- thiết bị Tổ chức: Các lớp tập dợt và đăng kí tiết mục: Giáo viên- học sinh Sắp xếp chương trình dự trù kinh phí: TPT. Dẫn chương trình: TPT Vận động mạnh thường quân đóng góp: BGH 3. Thời gian: Tổng dợt Ngày:. Diễn ngày: 4. Địa điểm: - Tổ chức ở sân trường. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1.Hoạt động mở đầu: Ổn định , hát tập thể, điểm danh lại các tiết mục tham gia Tuyên bố lý do. Tóm tắt ý nghĩa ngày 8/3 Giới thiệu đại biểu. Nêu chương trình biểu diễn Giới thiệu ban giám khảo Hoạt động chính: Nêu Thứ tự các tiết mục văn nghệ lên biểu diễn Biểu diễn văn nghệ. Ban giám khảo nhận xét đánh giá. Công bố kết quả ủng hộ- tặng quà, phát thưởng. Bế mạc. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Một học sinh lên phát biểu chúc mừng và hứa quyết tâm học tốt. - Rút kinh nghiệm: Các em hiểu được tình yêu thương của mẹ và cô giáo đối với mình. Biết kính trọng và lễ phép, biết thể hiện thái độ tình cảm ,cảm động của mình đối với mẹ, cô giáo. Đa số các em đều chọn được những bài hát, bài thơ nói về mẹ và cô giáo, các em nêu được ý nghĩa ngày 8/3 Phần thưởng cho học sinh, những bài hát các em lớp 1,2 còn hạn chế. CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: “ CUỘC GẶP GỞ HỮU NGHỊ” I.YÊU CẦU: - Giúp học sinh biết cách trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm trong học tập, sinh hoạt, lao động. - Học sinh có thói quen giao tiếp, thể hiện tình cảm với bạn bè, mọi người xung quanh. - Nghiêm túc, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. II. NỘI DUNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1.Nội dung: - Sưu tầm tranh ảnh về cuộc sống, sinh hoạt, văn hóa,, một số bài hát điệu múa. - Chú trọng đến cuộc sống sinh hoạt của thiếu nhi. - Truyền thống văn hóa đặc trưng của dân tộc. 2. Hình thức tổ chức: - Trưng bày tranh ảnh sưu tầm. - Trao đổi, giao lưu, trò chuyện. - Văn nghệ. - Tọa đàm 3. Công tác chuẩn bị - Họp lớp: Thông báo nội dung công việc, phân công học sinh thực hiện. - Phân công nhiệm vụ và cách thực hiện. - Phương tiện vật chất:âm thanh, phần thưởng. - Tổ chức xây dựng chương trình, phân công nhiệm vụ. - Sân trường, . Tranh ảnh sưu tầm, nội dung câu nói cần trao đổi, bài hát. Kể chuyện. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1.Hoạt động mở đầu: -ổn định : hát bài Thiếu nhi thế giới liên quan - Chào cờ -Tuyên bố lý do. -Giới thiệu đại biểu cùng các bạn nơi khác đến. -Giao lưu - Giới thiệu về ngôi trường, các hoạt động trường để cùng nhau trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong học tập, sinh hoạt, lao động ( địa phương , trường lớp nơi mình đang ở) Trưng bày tranh ảnh sưu tầm Chia sẻ kinh nghiệm thông qua các tranh. - Kể chuyện gương hiếu học -giao lưu văn nghệ. - Kí kết giao lưu thi đua học tập V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Học sinh nhận xét Nhận xét buổi sinh hoạt Tuyên dương, khen thưởng. Đáp từ và nói lời kết thúc - Rút kinh nghiệm: Biết cách giao tiếp, chia xẻ học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm quí báu từ trường bạn trong việc học tập, sinh hoạt, các hoạt động của trường. Các em thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau với các bạn học sinh kể cả những người xung quanh. Các em sưu tầm được những tranh ảnh nói về hoạt động, vui chơi, học tập của nhà trường. Phần trưng bày sản phẩm tranh ảnh ở địa phương, các hoạt động văn hóa ở địa phương trường học còn hạn chế, một số em không nêu được văn hóa đặc trưng của địa phương. .. CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: “ TÌM HIỂU ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH ” I.YÊU CẦU: - Các em hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng. - Các em biết chọn lọc những bài hát theo chủ đề đã qui định của ban tổ chức. - Các em tham gia nhiệt tình, năng động, sáng tạo, dạn dĩ khi đứng trước chỗ đông người. II. NỘI DUNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1.Nội dung: - Học sinh tham gia một buổi trình diễn văn nghệ chủ đề: ca hát về mùa xuân quê hương, về Đảng, về Bác Hồ. 2. Đối tượng: - Học sinh Từ khối 1đến khối 5 - Mỗi lớp 2 tiết mục. 3. Thời gian: Tổng dợt Ngày:. Diễn ngày: 4. Địa điểm: - Tổ chức ở sân trường. 5. Ban Tổ chức: Hiệu trưởng trưởng ban Phó hiệu trưởng Phó ban Tổng phụ trách Phó ban Giáo viên, Chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ PHHS: Thành viên III. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: Giáo viên chủ nhiệm chọn học sinh, có kế hoạch tập dợt riêng. Ban tổ chức: phương tiện phục vụ: Âm thanh, ánh sáng, sân khấu, phần thưởng. Dư trù kinh phí: ( Số tiền cụ thể) Khen thưởng: Mỗi thể loại gồm + 4 giải I: số tiền: + 4 giải II: số tiền: + 4 giải III: số tiền: + 4 giải KK: số tiền: Kinh phí hỗ trợ khác: +Trang trí: +Dàn nhạc: +Trà nước: Tổng kinh phí: Phân công cụ thể: +Sân khấu, cắt dán phong chữ: Giáo viên nam. +Phần thưởng: Giáo viên nữ. +Chương trình- người dẫn chương trình: TPT +Đại biểu+ mạnh thường quân: BGH +Sắp xếp chỗ ngồi đại biểu, học sinh: GV văn phòng. +Trật tự: Bảo vệ IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1.Nghi thức: Tuyên bố lý do. Giới thiệu đại biểu. Diễn văn khai mạc Giới thiệu ban giám khảo Biểu diễn văn nghệ. Ban giám khảo nhận xét đánh giá. Công bố kết quả- phát thưởng. Bế mạc. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: