Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học Lớp 4 - Tuần 3

Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học Lớp 4 - Tuần 3

- Kể được câu chuyện (nẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).

- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.

- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ (trả lời được CH 1, 2, 3).

 

doc 4 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2438Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học Lớp 4 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC LỚP 4
TUẦN:
3
Từ 30/8 đến 07/9 (nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 và nghỉ bù ngày khai giảng 05/9)
MÔN
Tiết/TT bài
Tên bài dạy
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú, bài tập cần làm
TOÁN
11
Triệu và lớp triệu (tiếp theo) (tr14)
- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
- Học sinh được củng cố về hàng và lớp.
Bài 1, bài 2, bài 3
12
Luyện tập (tr16)
- Đọc, viết được các số đến lớp triệu.
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c), bài 4 (a, b)
13
Luyện tập (tr17)
- Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
Bài 1: chỉ nêu giá trị chữ số 3 trong mỗi số, bài 2 (a, b), bài 3 (a), bài 4
14
Dãy số tự nhiên (tr19)
Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)
15
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân (tr20)
- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
Bài 1, bài 2, bài 3: Viết giá trị chữ số 5 của hai số.
TIẾNG VIỆT
17
TĐ: Thư thăm bạn
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
Không.
18
CT Nghe-viết: Cháu nghe câu chuyện của bà
- Nghe-viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT do GV soạn.
Không.
19
LT&C: Từ đơn và từ phức
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
Không.
20
KC: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Kể được câu chuyện (nẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
HS khá, giỏi kể chuyện ngoài SGK.
21
TĐ: Người ăn xin
- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ (trả lời được CH 1, 2, 3).
HS khá, giỏi trả lời được CH 4 (SGK).
22
TLV: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp, gián tiếp (BT mục III).
Không.
23
LT&C: MRVT: Nhân hậu-Đoàn kết
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu-Đoàn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1).
Không.
24
TLV: Viết thư
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND Ghi nhớ).
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III).
Không.
Ghi chú: Mỗi tuần tối đa có 8 bài, được đánh số thứ tự bài liên tục. Mỗi bài bao gồm các phân môn tập đọc, tập viết, chính tả,kể cả kiểm tra. 
ĐẠO ĐỨC
3
Vượt khó trong học tập
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.- Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
KHOA HỌC
5
Vai trò của chất đạm và chất béo
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua,), chất béo (mỡ, dầu,, bơ,...).
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể: 
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.
Không.
6
Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,...), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẵm,) và chất xơ (các loại rau).
- Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: 
+ Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá.
Không.
LỊCH SỬ
3
Nước Văn Lang
Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
- Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
- Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
- Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
- Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,...
HS khá giỏi:
- Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu,
- Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật,
- Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.
ĐỊA LÍ
3
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăm mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sặc sỡ,...
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
HS khá, giỏi:
Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.
ÂM NHẠC
3
- Ôn tập bài hát: Em yêu hoà bình- Bài tập cao độ và tiết tấu
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Nhận biết các nốt Đô, Mi, Son, La trên khuông nhạc.- Biết đọc nốt nhạc theo cao độ và tiết tấu.
MĨ THUẬT
3
Vẽ tranh. Đề tài Các con vật quen thuộc
- Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ được một vài con vật theo ý thích.
HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
KĨ THUẬT
3
Cắt vải theo đường vạch dấu
- Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô.
Với HS khéo tay:
Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít bị mấp mô.
THỂ DỤC
3
- Đi đều, đứng lại, quay sau. Đi đều vòng phải, vòng trái-đứng lại.
- Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ" và "Bịt mắt bắt dê".
- Bước đầu biết cách đi đều, đứng lại và quay sau.
- Bước đầu thực hiện động tác đi đều vòng phải, vòng trái-đứng lại.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
Thực hiện động tác đi đều (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải), động tác đánh tay so le với động tác chân.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan03.doc