Chuẩn kiến thức kĩ năng Lịch sử 4 - Tuần 15 đến 25

Chuẩn kiến thức kĩ năng Lịch sử 4 - Tuần 15 đến 25

15 Nhà TrầnVàviệc đắp đê Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp:

Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt; lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần có khi tự mình trông coi việc đắp đê.

16 Cuộc KhángChiến chông Quân xâm Lược Mông-Nguyên Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:

 + Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần; tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

 + Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).

 

doc 3 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuẩn kiến thức kĩ năng Lịch sử 4 - Tuần 15 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tên Bài dạy
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú
15
Nhà Trần
Và
việc đắp đê
Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp:
Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt; lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
16
Cuộc 
Kháng
Chiến chông
 Quân xâm 
Lược Mông-
Nguyên
Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:
 + Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần; tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
 + Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
17
Ôn tập
Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.
18
Kiểm tra
định kì
cuối học kì I
19
Nước ta
Cuối thời
Trần
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
 + Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 viên quan coi thường phép nước.
 + Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ:
 + Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly – một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu
HS khá, giỏi:
 + Nắm được một số nội dung cải cách của Hồ Quý Ly: quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì phục vụ gia đình quý tộc.
 + Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dưạ vào lực lượng quân đội.
20
Chiến thắng Chi Lăng
Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng):
 + Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam sơn.
 + Diễn biến trận Chi Lăng: quân định do liễu Thăng chỉ huy đến Ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
 + Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập:
 + Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải xin đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẫu chuyện về về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho rùa thần).
Vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng: Aûi là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.
21
Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quả lý đất nươc
Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: soạn Bộ Luật Hồng Đức (nắm những nội dung cơ bản) vẽ bản đồ đất nước.
22
Trường học thời Hậu Lê
Biết Được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
 + Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,
 + Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi những người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
23
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê ( một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê):
Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
HS khá, giỏi:
Tác phẩm tiêu biể: Quốc âm thi tập, Hồng Đức Quốc âm thi tập, Dư địa Chí, Lam sơn thực lục.
24
Oân tập
- Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV) (tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện).
Ví dụ: năm 968 Đinh Bôï Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; năm 981, cuộc kháng chiến chông Tống lần thứ nhất,
- Kể lại một trong nhữg sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV).
25
Trịnh – Nguyễn phân tranh
- Biết được một vài sự kiện về việc chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
 + Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng trong và Đàng ngoài.
 + Nguyên nhân của việc chia cát đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của cá phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.
- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng ngoài - Đàng trong.

Tài liệu đính kèm:

  • docCKTKN LICH SU L4 T1525.doc