Chuyên đề Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng phân môn luyện từ và câu lớp 4

Chuyên đề Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng phân môn luyện từ và câu lớp 4

A/ PHẦN MỞ ĐÀU

I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ :

Môn tiếng việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn tiếng việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn luyện từ và câu có một nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Viết Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói - viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là:

1-Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.

2- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu

3-Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giáo tiếp.

Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán )

Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó:

-Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

 

doc 15 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng phân môn luyện từ và câu lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng gi¸p dôc vµ ®µo t¹o THÀNH PHỐ BẢO LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC CHÂU 2
=============
chuyªn ®Ò khèi 4
“ ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4”
N¨m häc: 2011- 2012
 Lộc Châu, ngày 5 tháng 2 năm 2012
A/ PHẦN MỞ ĐÀU 
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ :
Môn tiếng việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn tiếng việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn luyện từ và câu có một nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Viết Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói - viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là: 
1-Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. 
2- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu 
3-Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giáo tiếp. 
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán)
Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó:
-Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
-Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: Có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. 
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu , tổ khối 4 chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “ ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4”
II. THỰC TRẠNG TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4: 
1. Thuận lợi 
a. Giáo viên: 
Đội ngũ giáo viên có 4đồng chí trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt , trong đó có phận môn luyện từ và câu thì cả 4 đ/c có tay nghề thâm niên lâu năm, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình công tác, có năng lực sư phạm, nhà trường trang bị đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.. Phân môn luyện từ và câu của lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể chỉ rõ 2 dạng bài: Bài lý thuyết và bài tập thực hành với định hướng rõ ràng. 
b. Học sinh: 
- Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp 1,2,3 nên các em đã biết các lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh chưa nắm vững từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái,miêu tả đặc điểmhoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái mặc dù đã được học.
- Tìm nhầm qua từ loại khác do chưa tìm hiểu kĩ ngữ cảnh.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và môn tiếng việt nói chung. 
- Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học lý thuyết và buổi chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác. 
2. Khó khăn 
a. Giáo viên:
Do đặc điểm của nhà trường là 100% lớp học 2 buổi 1 ngày nên việc thăm lớp dự giờ học hỏi chuyên môn của mình, của bạn còn hạn chế. Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ. Nên việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô - của trò có lúc thiếu nhịp nhàng. 
b. Học sinh: 
- Học sinh chưa nắm vững từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái,miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái mặc dù đã được học.
- Tìm nhầm qua từ loại khác do chưa tìm hiểu kĩ ngữ cảnh
Bên cạnh đó là học sinh với lối tư duy cụ thể, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô'' cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, YÊU CẦU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA PHẦN MÔN LUYỆN TỪ - CÂU 
1. Nội dung chương trình
Gồm 62 tiết ở học kỳ I và 32 tiết ở học kỳ II bao gồm các từ thuần Việt Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học. 
Học kỳ I: 5 chủ điểm 
Chủ điểm 1: Thường người như thể thương thân thì "Nhân hậu - Đoàn kết''
Chủ điểm 2: Trung thực - Tự trọng 
Chủ điêm 3: Trên đôi cánh ước mơ thực hiện ước mơ. 
Chủ điểm 4: Có chí thì nên - nghị lực - ý chí 
Chủ điểm 5: Tiếng sáo diều - đồ chơi - Trò chơi. 
Học kỳ II: 5 chủ điểm 
Chủ điểm 1: Người ta là hoa là đất - tài năng - sức khoẻ 
Chủ điểm 2: Vẻ điệp muôn màu - Cái đẹp 
Chủ điểm 3: Những người quả cảm - Dũng cảm 
Chủ điểm 4: Khám phá thế giới - Du lịch - Thám hiểm 
Chủ điểm 5: Tình yêu cuộc sống - Lạc quan yêu đời 
2. Yêu cầu kiến thức 
2.1 Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: 
Môn Tiếng Việt có 10 đơn vị đọc thì môn luyện từ câu mở rộng và hệ thống hoá 10 chủ điểm đó. 
2.2 Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu 
* Tư - Cấu tạo tiêng
- Cấu tạo từ + Từ đơn và từ phức 
	 + Từ ghép và từ láy 
- Từ loại 
+ Danh từ 
- Danh từlà gì? 
- Danh từ chung và danh từ riêng 
- Cách viết hoa danh từ riêng 
+ Động từ 
- Động từ là gì
- Cách thể hiện ý nghĩa, mức độ của đặc điểm, tính chất. 
* Các kiểu câu 
+ Câu hỏi 
- Câu hỏi là gì? 
- Dùng câu hỏi vào mục đích khác 
- Cách phép lịch sự khi đặt các câu hỏi 
+ Câu kể 
- Câu kết là gì? 
Cách dùng câu kể
- Câu kể ai là gì? 
+ Câu cầu khiến 
- Câu cầu khiến là gì? 
- Cách đặt câu cầu khiến 
- Giải pháp khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị?
+ Câm cảm 
- Thêm trọng ngữ trong câu 
- Trạng ngữ là gì? 
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu 
- Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu 
- Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, phượng tiện trong câu 
* Cách dấu câu: Chấm hỏi, dấu chấm than, dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
3. Yêu cầu kỹ năng về từ và câu: 
3.1. Từ 
-Nhận biết được cấu tạo của tiếng 
- Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo của tiếng 
- Nhận biết từ loại 
- Đựat câu với những từ đã cho 
- Xác định từ huống sử dụng thành ngữ - Tục ngữ 
3.2. Câu 
- Nhận biết các kiểu câu 
- Đặt câu theo mẫu 
- Nhận biết các kiểu trạng ngữ. 
- Thêm trạng ngữ cho câu 
- Tác dụng của dấu câu 
- Điền dấu câu thích hợp
- Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp 
3.3. Dạy Tiếng việt văn hoá trong giao tiếp
Thông qua nội dung dạy phân môn luyện từ và câu lớp 4, bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hoá. 
- Chữa lỗi dấu câu 
- Lựa chọn kiểu câu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt đuợc và cũng như là nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này. 
II.QUY TRÌNH DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Dạy bài lí thuyết
Dạy bài thức hành
1. KTBC: (3-5') 
1. KTBC(3-5') 
2. Bài mới 
2. Bài mới 
a. GBT: 1 - 2' 
a. GTB (1-2') 
b. Hình thành KN: 10-12' 
b. Hướng dẫn thực hành (32-34') 
- Giáo viên sẽ phân tích ngữ liệu 
- Đọc và xác định yêu cầu của BT 
c. Hướng dẫn luyện tập: 20 - 22' 
- Hướng dẫn 1 phần BT mẫu 
- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 
- Học sinh là BT 
- Hướng dẫn giải 1 phần bài tập mẫu 
- Chấm chữa - nhận xét -> Chốt KT 
- Học sinh làm bài tập 
- Chữa, chấm nhận xét -> chốt KT 
d. Củng cố -dặn dò (2-3') 
c. Củng cố - dặn dò (2-3') 
III. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 4
1. Lập kế hoạch bài học
Việc lập kế hoạch bài học tức là tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc dạy học. Vì vậy, việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các nội dung dạy học ở trong đó, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như quy trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. Khi lập kế hoạch bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy ngoài dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn. 
2. Chuẩn bị đồ dùng
Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quanĐồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả củng như thành công của tiết dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài "câu kể Ai là gì?" với yêu cầu dùng câu kể Ai là gì? viết đoạn văn giới thiệu về gia đình mình hoặc tập thể lớp mình. Chắc chắn rằng, giờ học này sẽ sinh động hơn khi học sinh có tấm ảnh chụp cả gia đình, các em sẽ nhìn vào đó để giới thiệu thành viên của gia đình cho cả lớp nghe qua tấm ảnh đó. 
3. Hướng dẫn chuẩn bị bài
Đây cũng là biện pháp góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả dạy học. Sau mỗi tiết học, giáo viên cần dành chút ít thời gian để hướng dẫn cho các em xem trước bài học sắp tới và những phần cần chuẩn bị, có như vậy khi học bài các em mới các em đã được làm quen, xem qua những kiến thức mình sắp học đồng thời cũng bổ sung những kiến thức đã học liên quan đến bài mới.
4. Tổ chức thực hiện
Đây là điều kiện cần cho một giờ Tiếng Việt nói chung và luyện tập về câu nói riêng. Có thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện bài tập:
+ Làm việc độc lập.
+ Làm việc theo cặp, theo nhóm.
+ Làm việc theo lớp.
-Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau và phải luân phiên nó bằng phiếu bài tập, có khi là phiếu học tập, có khi là bằng bảng giấy hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng. Ngoài ra còn có thể cho thi đua giữa các nhóm.
-Trao đổi với học sinh sửa đổi cho học sinh hoặc tổ chức cho các em góp ý đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài.
-Sơ kết tổng kết ý kiến, ghi bảng nếu cần thiết.
5. Hoạt động ngoài giờ
Ngoài việc dạy học ở trên lớp nên tổ chức cho học sinh những giờ học ngoại khóa thật bổ ích nh ... g đúng dấu phẩy, để tách các từ ngữ chỉ nguyên nhân (vì thương dân) với bộ phận câu còn lại và tách các loại công việc được kể ở trong câu với nhau ( cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.). Khi đọc ta nghỉ hơi nhẹ sau dấu phẩy.
	" Vì thương dân, /Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, /nuôi tằm, /dệt vải".
	Sau khi làm mẫu và suy ra cách làm bài các bài tập tương tự còn lại giáo viên có thể lưu ý học sinh : Nếu trong câu nhắc đến nhiều nguyên nhân thì phải dùng dấu phẩy để tách các nguyên nhân đó với nhau.
7.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
	Yêu cầu phân tích ngôn ngữ đối với học sinh Tiểu học chỉ ở mức độ đơn giản, với sự giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Bởi vậy phương pháp này được áp dụng để dạy học dấu câu nhằm giúp học sinh làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị được học trong chương trình.
 Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập.
	Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu:
	Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng của Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
	Với bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lướt, tìm các câu được viết theo các mẫu đã học (ai là gì? ai làm gì? ai thế nào?) rồi tách riêng các câu đó ra.
	Ông tôi vốn là thợ hàn loại giỏi. // Có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng.Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng //. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
	Khi đã xác định được các câu đã viết theo các mẫu đã học, các em có thể tìm cách ngắt câu, bằng cách đọc lên sau khi xác định nghỉ hơi hoặc giáo viên có thể chuyển thành bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn để học sinh lựa chọn, để học sinh thực hiện. Cụ thể học sinh phải đặt được dấu câu cho đoạn còn lại như sau: "Có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi không thể thấy được, mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng".
 7.3. Phương pháp thực hành giao tiếp
	Với phương pháp này không chỉ hướng học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thục hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp mà còn là phương pháp cung cấp lí thuyết cho học sinh. Trong quá trình giao tiếp chẳng hạn, khi dạy xong bài luyện từ và câu Câu kể Ai làm gì? giáo viên có thể cho học sinh làm việc theo nhóm 4-8 để các em tự giới thiệu về gia đình mình.
 	Sau khi các em thảo luận các em trong nhóm có thể tự giới thiệu về công việc của bố mẹ mình, anh chị, ông, bà. Như thế sẽ tạo ra không khí giờ học và giúp các em hiểu nhau hơn.
	Khi vận dụng phương pháp này thì chúng ta đã kiểm tra được kĩ năng sử dụng từ đặt câu và giúp học sinh rèn được kĩ năng học tập mới. 
8. Một điều quan trọng nữa để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu là giáo viên phải giúp học sinh nắm vững được vị trí, nhiệm vụ, tác dụng của việc học phân môn này
 	Ngôn ngữ là phương tiện kỳ diệu của con người, nhờ nó mà xã hội tồn tại và phát triển được. Vì vậy, dạy Tiếng Việt giáo viên dần dần từng bước dẫn dắt học sinh đi vào chiều sâu của ngôn ngữ Tiếng Việt, hiểu được những điều bí ẩn đằng sau những hiện tượng và giải thích được cơ chế vận hành của ngôn ngữ. Việc dạy Luyện từ và câu trong trường Tiểu học là vấn đề không thể thiếu được. Bởi đây là nền tảng giúp học sinh hiểu được bản chất của tiếng mẹ đẻ và góp phần bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nơi và viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa.
 	Việc học Tiếng Việt sẽ giúp cho học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ, tạo vốn từ của học sinh. Qua đó làm cho học sinh nắm vững phạm vi sử dụng chúng nắm tính nhiều nghĩa và sự chuyển đổi nghĩa của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa. Phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp các em hình thành căn bản về từ và câu tiếng Việt để các em ứng dụng trong các phân môn khác như: Tập làm văn; Tập đọc ..
9. Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng. Điều này có ý nghĩa là phải tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực. Học sinh là người tham gia các hoạt động ấy, tự tìm tòi khám phá dưới sự hướng dẫn của giáo viên
 	Ví dụ: Học sinh phải trao đổi, thảo luận để giải quyết nhiệm vụ, học sinh được đóng vai tham gia vào trò chơi học tập, đóng kịch, diễn xuất ..Giáo viên chú ý cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, để được thể hiện phát biểu trên lớp.
10. Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực tự học của học sinh 
 Tổ chức hướng dẫn học sinh cách tự học, cách đọc sách, cách lấy thông tin, cách phân tích và hiểu thông tin, cách quan sát hiện tượng xung quanh.
11.Tổ chức hoạt động khám phá bằng cách đưa ra một hệ thống các câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm ra được kết quả
 Giáo viên phải biết kĩ năng đặt câu hỏi: Sau đây là một số kĩ năng:
	1. Đặt những câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được.
	2. Có thể để cho học sinh có thời gian trả lời.
	3. Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (ánh mắt, nụ cười) để khuyến khích học sinh trả lời.
	4. Khen ngợi hay ghi nhận câu trả lời đúng của học sinh.
	5. Tránh cho học sinh ngại ngùng với câu trả lời của mình.
	6. Nếu không có ai trả lời, có thể đặt câu hỏi khác đơn giản nhằm gợi mở cách trả lời. 
	7. Câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu. 
	8. Tránh được các câu hỏi chuyên sử dụng các câu ghi nhớ. 
	9. Phân phối câu hỏi đều cả lớp . 
12. Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng đạt được ở học sinh
 	Đánh giá vừa nhằm mục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức hình thành ở người học vừa giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Sự đánh giá của thầy về kết quả học của trò dần phải chuyển thành kĩ năng tự đánh giá của trò. Sự tự đánh giá giúp cho sự phát triển khả năng tự học của học sinh.
13. Một điều không thể thiếu là để nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn cũng như phân môn Luyện từ và câu là phải sử dụng và phát huy hết khả năng của phương tiện đồ dùng dạy học như băng đĩa, tranh, ảnh, bảng phụ
 	Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu theo tinh thần "lấy học sinh làm trung tâm" giáo viên phải hình thành ở học sinh tính tích cực đối với học tập và khêu gợi những kích thích bên trong quá trình nhận thức và quá trình lĩnh hội kiến thức.
14. Giáo viên cần nắm vững nội dung, mức độ yêu cầu của từng bài tập để hướng dẫn học sinh thực hành cho sát hợp. Củng cố phát triển những kiến thức kĩ năng đã dạy học ở lớp 3. 
Có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa sưu tầm hoặc tự làm đồ dùng dạy học đơn giản nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và tích cực tham gia vào hoạt động luyện tập thực hành, luyện tập về các kĩ năng: Mở rông vốn từ, phân tích cấu tạo tiếng, từ, nhận biết danh từ chung, nhận biết danh từ riêng, cách viết hoa, dùng các dấu câu, các kiểu câu
C. PHẦN KẾT LUẬN
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 trước hết giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ Tiếng Việt rất lý thú và bổ ích. Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh hiểu được sự phong phú cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, nâng cao cảm thụ thẫm mĩ.Với vai trò quan trọng như vậy, bản thân tôi trong quá trình làm đề tài cũng có nhiều trăn trở, tìm tòi để làm sao tìm được phương pháp tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. Đây còn là vấn đề bức thiết để đáp ứng nhu cầu học tập cho bản thân học sinh ngay từ bậc học đầu tiên các em mới bước vào ngưỡng của văn hóa giáo dục, phải trang bị cho các em vốn từ phong phú, chính xác để giúp các em đi vào cuộc sống, tạo cho các em thói quen biết sử dụng tiếng Việt có văn hóa.
Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp có thể diễn tả được tất cả các sắc thái tình cảm rất tinh tế trong suy nghĩ của mỗi người. Chúng ta sẽ không hài lòng khi đọc một bài văn, một suy nghĩ, ý kiến của các em mà vốn từ còn nghèo nàn, cách diễn đạt thiếu trôi chảy, mạch lạc. Trách nhiệm đó một phần thuộc về người giáo viên Tiểu học. Trong quá trình thực hiện chuyên đề ''Đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 '' Chúng ta cần lưu ý những vấn đề như sau:
1. Nắm vững nội dung chương trình. mức độ yêu cầu học và các đối tượng học sinh. 
2. Lập kế hoạch bài học: 
Giáo viên cần nắm vứng nội dung cơ bản của từng bài học trong SGK và những hướng dẫn cụ thể về mực tiêu cần đạt. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song dù thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lớp và tổ chức các hoạt động đó. 
3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: 
Giáo viên nắm vứng các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, để lựa chọn phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của bài học đó.
4. Tổ chức hoạt động lên lớp 
Giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức tỏ chức dạy học. 
Các hoạt động của tiết dạy không tách rời nhau, mà phải có sự đan xen liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. 
Bên cạnh đó giáo viên cần phải có dự kiến về các câu trả lời của học sinh và các tình hướng sư phạm xảy ra trong mỗi hoạt động, có biện pháp giải quyết và điều chỉnh kịp thời.
5. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học:
Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân,.....có thể tổ chức học sinh dưới hình thức trò chơi để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà học sinh không nhàm chán. 
 Trong quá trình thực hiện chuyên đề: “ Đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng phân môn luyện tư và câu ở lớp 4 ” Chúng tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn cũng như rút tỉa từ kinh nghiệm giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, nhưng chuyên đề của chúng tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các đồng chí BGH cũng như các bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề của chúng tôi thực hiện có tính khả thi hơn.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Lộc Châu, ngày 5 tháng 2 năm 2012
 Khối trưởng
 Võ Thị Phương Yến

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de LUYEN TU VA CAU LOP 4.doc