Chuyên đề Lịch sử Khối 4+5 - Đinh Thị Liễu

Chuyên đề Lịch sử Khối 4+5 - Đinh Thị Liễu

 Trong quan điểm dạy học ngày nay, người ta chú trọng đến việc tổ chức cho HS làm việc tích cực, hợp tác , thảo luận , cùng tìm hiểu, phát hiện ra kiến thức và chiếm lĩnh kiến thức. Để thực hiện điều này, chương trình SGK mới của lớp 4 đã có nhiều đổi mới . Viêc đổi mới này đã tạo ra một số khó khăn nhất định cho GV giảng dạy lớp. Để giúp GV nắm vững mục tiêu của phân môn lịch sử và biết vận dụng một số phương pháp giảng dạy môn học này sao cho đạt hiệu quả, chuyên đề lịch sử ra đời , phần nào tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy, giúp GV tự tin hơn trong việc truyền tải kiến thức lịch sử cho học sinh của mình , làm thế nào cho tiết dạy nhẹ nhàng sinh động , đạt hiệu quả bài học cao.

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Lịch sử Khối 4+5 - Đinh Thị Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC TÂN BÌNH
Trường tiểu học Lý Thường Kiệt 1
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ ( KHỐI 4 + 5 )
I. MỞ ĐẦU
 Trong quan điểm dạy học ngày nay, người ta chú trọng đến việc tổ chức cho HS làm việc tích cực, hợp tác , thảo luận , cùng tìm hiểu, phát hiện ra kiến thức và chiếm lĩnh kiến thức. Để thực hiện điều này, chương trình SGK mới của lớp 4 đã có nhiều đổi mới . Viêïc đổi mới này đã tạo ra một số khó khăn nhất định cho GV giảng dạy lớp. Để giúp GV nắm vững mục tiêu của phân môn lịch sử và biết vận dụng một số phương pháp giảng dạy môn học này sao cho đạt hiệu quả, chuyên đề lịch sử ra đời , phần nào tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy, giúp GV tự tin hơn trong việc truyền tải kiến thức lịch sử cho học sinh của mình , làm thế nào cho tiết dạy nhẹ nhàng sinh động , đạt hiệu quả bài học cao.
II. NỘI DUNG
 I. Trước hết, chúng tôi muốn đềø cập đến những KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI khi thực hiện chương trình lịch sử lớp 4 và lớp 5 :
 a) Thuận lợi
- GV được học qua lớp tập huấn do sở GD tổ chức nên nắm bắt được nội dung, CT mới.
- GV được trang bị đầy đủ SGK, SGV và một số đồ dùng dạy học cần thiết.
- SGK in hình rõ ràng, màu sắc đẹp, HS dễ quan sát , minh họa cho kênh chữ và là phương tiện để HS khai thác nguồn tri thức.
- HS đã làm quen với PP học tập tích cực ở lớp dưới nên các em tham gia tích cực, học tập xây dựng bài, làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động và hiêïu quả.	
 b) Khó khăn
- Thiếu lược đồ và tranh ảnh, ĐDDH còn hạn chế, chưa sát với nội dung bài dạy.
- NhưÕng câu hỏi khó như “ Kể lại diễn biến của trận đánh” buộc HS phải ghi nhớ thuộc lòng mới kể đựơc trong khi loại câu hỏi này đã được giảm tải ở CT cũ.
- Một số bài có nội dung khó truyền tải vì có tính chính trị khô khan và khó nhớ.
- HS phải ghi nhớ các dữ kiện, mốc thời gian lịch sử chính xác, nếu không sẽ dễ nhầm lẫn giữa các nhân vật và sự kiện.
- GV còn lúng túng trong việc đổi mới PP dạy học, khó thể ghi nhớ hết các sự kiện LS chính xác. Một số GV thiếu giọng nói truyền cảm, cách diễn đạt còn hạn chế.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU Ở PHÂN MÔN LỊCH SỬ.
Để khắc phục những khó khăn nêu trên, chúng ta có một số những biện pháp cụ thể như sau :
BIỆN PHÁP 1 : Nắm vững nội dung CT học lịch sử ở lớp 4.
Chương trình lịch sử lớp 4 và lớp 5 gồm các dạng bài sau đây:
Dạng bài về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế văn hóa xã hội :
 Lớp 4 : Bài 1, 2 ; 9; 12; 13; 15; 17; 18; 19; 22; 23; 24; 2 6; 27.
 Lớp 5 : Bài 4,7,10,12,13,16,18,25,27.
Dạng bài về khỡi nghĩa, kháng chiến, chiến tranh:
Lớp 4 : Bài 4; 5; 11; 14; 16; 21; 24; 25.
Lớp 5 : 3,6,9,14,15,17.20,23,24,26.
Dạng bài vềà nhân vật lịch sử :
Lớp 4: Bài 7 : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Lớp 5 : Bài 1,2,5.
 d) Dạng bài về kiến trúc, nghêï thuật.
Lớp 4 : Bài 10; 28.
Lớp 5 : bài 21,22,28,29
 e) Dạng bài tổng kết, ôn tập: 
Lớp 4 : 4 bài
Lớp 5 : 3 bài
2) BIỆN PHÁP 2: Vận dụng các PP dạy học phù hợp cho từng dạng bài.
Mỗi một dạng bài đều có những phương pháp dạy học đặc trưng riêng. Điều này xuất phát từ nội dung kiến thức và hình thức trình bày. Do đó GV cần phải biết lựa chọn các PP dạy học sao cho phù hợp với nội dung của bài.
+ Đối với dạng bài cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế xã hội.
 Gv nên sắp xếp từng mảng kiến thức thành những vấn đề rồi tổ chức cho HS tự tìm hiểu, tự phát hiện vấn đề thông qua PP vấn đáp- tìm tòi, thảo luận nhóm. Sử dụng tối đa PP sử dụng đồ dùng dạy học. Việc miêu tả, giải thích , phân tích các sự kiện của GV đóng vai trò chủ yếu.
+ Đối với dạng bài về khởi nghĩa, chiến tranh
 PP chủ đạo là kể chuyện, miêu tả, tường thuật, kết hợp với đồ dùng trực quan để tái hiện kiến thức điễn biến của cuộc khởi nghĩa hay trận đánh.
+ Đối với dạng bài về nhân vật lịch sử:
 Kể chuỵện là PP chủ đạo GV vừa là người dẫn chuyện, kể chuyện vừa là người dẫn dắt, gợi ý giúp HS nắm vững cốt chuyện.
+ Đối với dạng bài về kiến trúc, nghệ thuật :
 PP quan sát, vấn đáp- tìm tòi, miêu tả, phân tích hết sức quan trọng.
+ Đối với dạng bài tổng kết ôn tập :
 Tổng hợp nhiều PP.
+ Ngoài ra, với những bài có nhiều lời thoại, GV có thể xây dựng thành một kịch bản và cho HS sắm vai. Cuối mỗi bài học, GV có thể áp dụng PP trò chơi để củng cố kiến thức.
Dạy học tích cực trong phân môn LS ở tiểu học không thể không nói đến PP trò chơi. Trò chơi không chỉ nhằm mục đích giải trí cho HS mà còn tạo không khí sôi nổi trong học tập . HS được học tập LS qua hình thức trò chơi sẽ ghi nhớ tốt hơn. Một số trò chơi LS như sau :
Trò chơi : Ô chữ lịch sử
GV thiết kế các ô chữ hàng ngang và hàng dọc. Đặt các câu hỏi cho HS giải đáp. Mỗi ô chữ là một sự kiện LS trong bài đã học. Ô chữ hàng ngang là các kiến thức cần nhấn mạnh. Ô chữ hàng dọc là 1 hoặc nhiều câu hỏi khóa. Phần giải đáp các câu hỏi hàng ngang sẽ cho kết quả cho câu hỏi khóa.
VD : Trò chơi : Ô chữ bài 19 lớp 4.
Hàng ngang:
 1. Vua Lê Thánh Tông đã soạn bộ luật này.
 2. Người viết các bài thơ nói lên tâm sự muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho nước, cho dân nhưng bị ghen ghét.
 3. Thời Hậu Lê, văn học chữ này phát triển mạnh.
 4. Ông Lương Thế Vinh đã viết quyển sách nghiên cứu về ngành khoa học này.
 5. Đây là hội thơ do vua Lê Thánh Tông sáng lập.
 6. Tác giả của bộ sách ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến thời Hậu Lê.
Hàng dọc:
 9. Văn hoá chữ này chiêùm ưu thế trong thời Hậu Lê.
 1
 2
 3
4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
 11
 12
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 1
 2
 3
4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
 11
 12
 1
 H
 O
 N
 G
 D
 U
 C
 2
 N
 G
 U
 Y
 E
 N
 H
 U 
 C
 3
 C
 H
 U
 N
 O
 M
 4
 T
 O
 A
 N
 H
 O
 C
 5
 H
 O
 I
 T
 A
 O
 D
 A
 N
 6
 N
 G
 O
 S
 I
 L
 I
 E
 N
Trò chơi : Giải mật mã lịch sử
GV cho các dữ kiện LS , yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về dữ kiện đó. Sau đó đoán xem những dữ kiện đó nói về sự kiện LS nào ? Hoặc GV cho 1 sự kiện LS , yêu cầu HS nêu các dữ kiện LS xung quanh sự kiện LS. 
 VD 1 : Bài 26 : Những chính sách kinh tế của vua Quang Trung lớp 4 
 Dữ kiện Chiếu
 khuyến
 nông
 Dữ kiện Sự kiện Dữ kiện
 Lịch sử 
 Buôn bán Chính sách Đúc
 với nước kinh tế của tiền
 Dữ kiện Dữ kiện ngoài Vua QT mới
 Mở cửa
 Biên giới
VD2 : Bài Hậu phương sau chiến dịch biên giới lớp 5 : 
Tháng 2 / năm 1951 họp đại hội đại biểu Đảng lần 2
Đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến 
 Hậu phương sau chiến dịch Biên Giới 
 Sản xuất lương thực
thực phẩm 
Tháng 5 năm 1952 đại hội cán bộ chiến sĩ thi đua khai mạc
Trò chơi : Thi trả lời nhanh
Chia lớp học thành các đội chơi, phổ biến luật chơi. Trong thời gian nhất định, mỗi đội trả lời nhanh từ 3 đến 10 câu hỏi ( tập trung vào kiến thức đã học ) Mỗi câu đúng được 1 điểm. Đội nào nhiều điểm đội đó thắng.
Trò chơi : Ghi nhớ lịch sử
Chia lớp học thành các đội chơi, phổ biến luật chơi. Trong thời gian nhất định, các thành viên lên bảng ghi các mốc LS, các nhân vật LS hay sự kiện LS tùy theo nội dung của bài. Đội thắng cuộc là đôïi ghi đúng được nhiều sự kiện lịch sử nhất.
 Tóm lại, mỗi dạng bài đều có những PP đặc trưng riêng nhưng không thể áp dụng từ đầu đến cuối bài học mà GV phải biết kết hợp nhiều PP khác trong một giờ dạy mới đạt được hiệu quả bài học cao.
BIỆN PHÁP 3 : Sử dụng tranh ảnh trong SGK.
 Để khắc phục tình trạng thiếu tranh ảnh, lược đồ khổ lớn, GV cần khai thác và sử dụng kênh hình trong SGK một cách triệt để. Kênh hình bao gồm hệ thống tranh ảnh, bản đồ giúp HS tái hiện lại những sự kiện, nhân vật LS trong quá khứ. Việc hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ kênh hình giúp HS phát triển óc quan sát trí tưởng tượng tư duy ngôn ngữ.
Muốn hướng dẫn HS khai thác kênh hình có hiệu quả, GV cần chuẩn bị các yêu cầu sau:
 + Nắm chắc nội dung hình ảnh cần khai thác.
 + Xác định rõ kiến thức nội dung trong bài cần khai thác qua kênh hình.
 + Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ HS, gợi ý để HS tự khai thác kiến thức từ hình ảnh.
 +Động viên, khuyến khích kịp thời, đúng lúc, đánh giá kết quả học tập của HS.
Thực hành việc khai thác kênh hình, GV cần lần lượt làm theo các bước sau đây :
 + Hướng dẫn chú giải, kí hiệu, qui ước.
 + Đặt câu hỏi gợi ý để HS khai thác kiến thức từ hình ảnh.
 + HS trả lời câu hỏi, tự phát hiện kiến thức.
 + Tạo cơ hội cho HS khác nhận xét, bổ sung trứớc khi GV chốt ý, khắc sâu kiến thức.
BIỆN PHÁP 4 : Sử dụng lời nói, thái độ, cử chỉ của GV trong lúc giảng dạy.
Lời nói sinh động, giàu hình ảnh của GV góp phần đem đến cho HS sự hứng thú mạnh mẽ, tiết học hấp dẫn hơn. Do SGK viết cô đọng, trừu tượng nên GV phải sử dụng tài liệu kết hợp đồ dùng trực quan như tranh ảnh, bản đồ để miêu tả, tường thuật. Nhờ vậy, hình ảnh LS được tạo ra sẽ sinh động hơn, giúp HS thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng LS.
BIỆN PHÁP 5: Tổ chức nhiều hoạt động trong một tiết dạy.
GV tổ chức các HĐ tạo điiều kiện cho HS tự độc lập suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện kiến thức, không áp đặt kết luận có sẵn. GV sử dụng hệ thống câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, tường minh để kích thích HS tích cực tìm tòi, phát hiện kiến thức một cách độc đáo, sáng tạo.
BIỆN PHÁP 6: Soạn kế hoạch bài học với các HĐ cụ thể rõ ràng.
Ở đầu mỗi bài dạy, GV cần xác định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập cho HS.
VD1 : Bài 10 : Chùa thời Lý .
GV cho HS xem chùa Một Cột, chùa Láng và nêu câu hỏi:
 + Các em có biết vì sao Đạo Phật lại trở nên phát triển vào thời Lý ? Muốn trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 VD2 : Đầu HĐ 2 bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên
 + Từ vua đến tôi, quân dân nhà Trần không phân biệt nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đoàn kết chống quân xâm lược. Họ đã đưa ra những kê sách rất hay. Đó là những kế sách gì, các em sẽ tìm hiểu qua HĐ thứ hai của bài.
 III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý :
Tổ chức trò chơi yêu cầu người GV phổ biến rõ luật chơi, thành phần tham gia, thời gian, phần thưởng. Các trò chơi có thể tổ chức vào đầu giờ học để dẫn dắt vào bài hay ở cuối giờ để củng cố bài.
Các câu hỏi cho mỗi trò chơi tập trung vào các đơn vị kiến thức LS cần ghi nhớ.
Hình thức trình bày đẹp, hấp dẫn, thu hút HS.
GV phải chuẩn bị công phu và phải luôn tìm tòi sáng tạo trò chơi.
GV phải chuẩn bị tranh ảnh cho bài dạy trước giờ lên lớp, nếu không có khả năng tô màu đẹp GV không nên phóng lớn tranh , sử dụng tranh trong SGK và đặt câu hỏi gợi ý để khai thác tranh cũng đạt yêu cầu.
Việc trình bày và giảng day của GV phải hết sức đơn giản, nhẹ nhàng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, tránh tham lam kiến thức. Lời nói của GV phải hấp dẫn, sinh động với những ngôn ngữ giàu hình ảnh , gần gũi với HS.
Trong một bài học, GV phải kết hợp nhiều PP : lúc thì nêu vấn đề, kích thích HS suy nghĩ, thảo luận, lúc thì phân tích giảng giãi, miêu tả, tường thuật hay kể chuyện 
Chỉ dùng PP thảo luận nhóm trong những câu hỏi khó cần có sự bàn bạc, thống nhất ý kiến của nhiều người, tránh hình thức thảo luận nhóm khi chỉ có một vài HS hoạt động.
C. KẾT LUẬN
Trong dạy học LS, học sinh chỉ học tập có kết quả cao khi các em trực tiếp tiếp cận với các nguồn sử liệu, tựï các em lập ra giả thuyết, suy nghĩ, hình thành những nhận thức về LS xã hội loài người trên cơ sở các nguồn dữ liệu. Vì vậy, GV phải tổ chức cho HS làm việc với các nguồn dữ liệu một cách hứng thú tích cực, tựï lập càng cao càng tốt. GV không chỉ là người tổ chức mà còn hướng dẫn , giúp HS tiếp nhận và xử lý các thông tin đó. Mỗi người GV phải tự trang bị cho mình số vốn kiến thức LS và phải biết kết hợp các PP dạy học nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả bài học cao nhất.
	Ngày 18 tháng 9 năm 2008
	Người viết
	GV. Đinh Thị Liễu

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_lich_su_khoi_45_dinh_thi_lieu.doc