Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương, vì yêu sử sẽ làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước.
Ngay từ bậc tiểu học, ở lớp 4,các em đã được học lịch sử qua một phân môn riêng biệt mà không lồng ghép chung với bất cứ phân môn nào. Có chăng đó là sự bổ sung thêm kiến thức sử cho các em. Điều này càng làm cho chúng ta thấy việc dạy sử trong nhà trường là điều cần thiết và quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để học sinh tiểu học nói chung và học sinh khối 4 trường tiểu học Châu Sơn nói riêng nắm được mục tiêu của môn Lịch sử, đó là những kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến nay, đồng thời giúp các em yêu thích môn lịch sử, các em tự tìm đến với lịch sử của dân tộc. Đây cũng chính là niềm trăn trở của tất cả chúng ta, những người làm công tác “ Trồng người”.
CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 4 KHI HỌC MÔN LỊCH SỬ. I/ Đặt vấn đề: Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương, vì yêu sử sẽ làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước. Ngay từ bậc tiểu học, ở lớp 4,các em đã được học lịch sử qua một phân môn riêng biệt mà không lồng ghép chung với bất cứ phân môn nào. Có chăng đó là sự bổ sung thêm kiến thức sử cho các em. Điều này càng làm cho chúng ta thấy việc dạy sử trong nhà trường là điều cần thiết và quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để học sinh tiểu học nói chung và học sinh khối 4 trường tiểu học Châu Sơn nói riêng nắm được mục tiêu của môn Lịch sử, đó là những kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến nay, đồng thời giúp các em yêu thích môn lịch sử, các em tự tìm đến với lịch sử của dân tộc. Đây cũng chính là niềm trăn trở của tất cả chúng ta, những người làm công tác “ Trồng người”. II/ Thực trạng: Nhưng qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh chưa thực sự chủ động tích cực trong giờ học lịch sử. Các em chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động qua phương pháp thuyết trình của giáo viên, cốt sao cho học sinh nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ. Chính vì thế học sinh không hứng thú trong các giờ học lịch sử và đặc biệt càng không hình dung được các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Từ đó dẫn đến tình trạng ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy. Qua trao đổi với đồng nghiệp trong khối, chúng tôi nhận thấy trong giờ lịch sử chỉ có khoảng vài em học môn này một cách tích cực, khoảng trên 10 em học trung bình, còn lại các em học rất thụ động. Qua thông tin đại chúng đã đưa , một sự thật đau lòng cho ngành giáo dục chúng ta là trong kì thi đại học và cao đẳng năm học 2010 – 2011 vừa qua, ở hầu hết các trường, tỉ lệ thí sinh đạt điểm môn sử từ trung bình trở lên chỉ chiếm từ 0.3 – 5%. Ở trường đại học Đà lạt có 1564 thí sinh dự thi và kết quả môn sử là gần 98% thí sinh có điểm dưới trung bình. Trong khi chỉ có 34 thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên thì ở chiều ngược lại có đến 614 thí sinh có điểm thi dưới 1. Kết quả kiểm tra môn lịch sử của khối 4, trường Châu Sơn trong năm học 2010 – 2011 đạt như sau: KHỐI GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU TS % TS % TS % TS % BỐN ( 57) 10 17.4 12 21.1 23 40.4 12 21.1 Trước thực trạng trên, khối 4 chúng tôi đã quyết định thực hiện chuyên đề “ Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh khi học môn lịch sử ”. III/ Một số biện pháp và cách thực hiện: A. Mục tiêu của phân môn lịch sử trong chương trình tiểu học: 1/ Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay. Mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ và hiện tại của xã hội loài người. 2/ Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Quan sát các sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác. Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. 3/ Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen: Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em. Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước. Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa gần giũ với học sinh. B. Phương pháp thực hiện: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn lịch sử thì việc lựa chon phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho phù với từng bài, với từng đối tượng học sinh sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức ( dưới sự hướng dẫn của giáo viên ) .Vì hoạt động của trò là quá trình tự giác, tích cực, tự vận động, nhận thức và phát triển nhung phải được điều khiển. 1/ Hướng dẫn học sinh cách học môn lịch sử theo từng loại bài: * Với loại bài dạy về nhân vật lịch sử: Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp với việc đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung bài trước khi đến lớp. - Trước khi nhắc đến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp cho học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử về không gian, thời gian mà nhân vật hoạt động. - Học sinh tự trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó. - Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật, học sinh có thể tự đóng vai để diễn lại. * Với loại bài về sự kiện lịch sử: Việc sưu tầm tranh ảnh, tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy học sinh phải sưu tầm tranh ảnh ở nhà, đọc trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáo viên cung cấp để nắm vững được nội dung bài. Học sinh được trình bày những hiểu biết của minh trong giờ học. 2/ Thầy cô và học sinh chuẩn bị sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, tài liệu lịch sử: Như trên đã trình bày, một trong những phương pháp dạy học không thể thiếu được khi dạy học môn lịch sử là phương pháp trực quan. Những phương tiện trực quan được sử dụng nhiều khi dạy môn lịch sử là: tranh ảnh, bản đồ lịch sử, các phương tiện nghe nhìn, di tích lịch sử, nhà bảo tàng lịch sử và một số nhà bảo tàng khác. Giáo viên cần đối chiếu với những phương tiện mà nhà trường đã trang bị để giáo viên và học sinh chủ động trong bài dạy, cùng phối hợp với phụ huynh trong việc sưu tầm, đóng góp cho nhà trường. Giáo viên cũng có thể đề nghị với ban giám hiệu cùng phụ huynh tổ chức cho học sinh khối lớp 4&5 đi tham quan các di tích lịch sử hoặc viện bảo tàng lịch sử ở địa phương. Ví dụ: Nhân dịp nghỉ giữa học kì 2, cũng là lễ kỉ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, giáo viên – nhà trường – phụ huynh tổ chức cho các em tham quan viện bảo tàng ở Đà Lạt. Ở đó các em sẽ được cô hướng dẫn viên trình bày về ý nghĩa lịch sử của ngày 30 – 4 kèm theo những minh chứng hào hùng của dân tộc. 3/ Dạy – học trên lớp: Việc hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng loại bài: Công việc chuẩn bị tài liệu, tranh ảnh, tư liệu lịch sử, tất cả đều nhằm mục đích phục vụ cho việc dạy học ở trên lớp được tốt hơn, giúp học sinh phát huy tính tích cực của minh đạt được kết quả mĩ mãn. Trước kia chúng ta thường quan niệm học lịch sử là phải học thuộc, nạp vào bộ nhớ học sinh của học sinh theo lối thầy đọc, trò chép, học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa là đạt yêu cầu. Nhưng học lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải thao cách trên mà là: Thông qua làm việc với các tư liệu mà tạo ra hình ảnh lịch sử, tự xây dựng, tự hình dung về quá khứ lịch sử đã diễn ra. Cơ sở nhận thức kiến thức từ cá nhân, độc lập đó, bằng các biện pháp dạy học như: học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thầy và trò,. Sẽ giúp học sinh xây dựng sự nhận thức đúng dắn về môn học. Muốn làm được điều đó khi dạy học trên lớp, giáo viên cần tiến hành qua các bước sau: - Bước 1: Giáo viên cần phải định hướng được mục tiêu của bài dạy. Ví dụ: Khi dạy bài “ Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc” . Giáo viên cần phải cho học sinh nắm được : + Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là từ năm 179 TCN đến năm 938. + Một số chính sách áp bức bốc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. + Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc. - Bước 2: Học sinh đọc tài liệu sách giáo khoa, cho học sinh xem tranh, trao đổi nhóm theo các hình thức khác nhau như: nhóm đôi, nhóm bàn, nhóm tổ, để hoàn thành nội dung thảo luận mà giáo viên đã đưa ra, đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm còn lại nghe và góp ý kiến. Ví dụ: Khi dạy bài “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)”. GV sẽ làm như sau: + Khi tìm hiểu về con người Ngô Quyền, giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và tìm hiểu theo các câu gợi ý sau: Ngô Quyền là người ở đâu? Ông là người như thế nào? Ông là con rể của ai? * Giáo viên gọi một số HS nêu những hiểu biết của mình về Ngô Quyền, sau đó sẽ cho HS xem chân dung ông Ngô Quyền và chốt lại nội dung. + Để giảng nguyên nhân dẫn đến trận Bạch đằng và tường thuật diễn biến của trận Bạch Đằng, giáo viên tổ chức cho HS đọc SGK, quan sát tranh minh họa và thảo luận theo nhóm sáu với các hệ thống câu hỏi như sau: Vì sao có trận Bạch Đằng? Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào? Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? Kết quả của trận Bạch Đằng? *Sau khi học sinh thảo luận xong, giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận. GV nhận xét và chốt ý. * Để phân hóa đối tượng học sinh, giáo viên sẽ tổ chức cho các em tham gia cuộc thi tường thuật lại trận Bạch Đằng: - Đưa tranh minh họa. - Gọi 3 học sinh tường thuật trước lớp. - Cả lớp bình chọn bạn tường thuật hay nhất. - GV nhận xét, cho điểm và tuyên dương học sinh tường thuật tốt. * Để tái hiện lại không khí hào hùng của quân và dân ta trong trận Đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, gây cho giặc tồn thất lớn, giáo viên sẽ cho các em nghe ca khúc “ ngô quyền”, nhạc và lời: Khuyết Danh. - Bước 3: Giáo viên chốt lại hoặc liện hệ mở rộng. Giáo viên chốt lại kiến thức, khẳng định kiến thức hoặc liên hệ mở rộng là việc làm cần thiết. Bởi vì những thông tin học sinh thu lượm được còn rời rạc, kiến thức mà các em khai thác và tiếp thu được khác nhau, đôi khi còn lệch lạc hoặc chưa chuẩn. Chính vì vậy, giáo viên phải chốt lại kiến thức chuẩn, từ đó m ... HS trả lời, giáo viên sẽ chốt ý và nêu kết luận: cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước ta được giữ vững. Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt. Ví dụ 2: khi dạy nội dung “ Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với Hai Bà Trưng” , giáo viên cho HS trình bày các mẩu truyện, các bài thơ, bài hát về Hai Bà Trưng, nêu tên các con đường, đền thờ Hai Bà Trưng. Từ đó sẽ giáo dục các em có ý thức giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các con đường, đền thờ ngày càng đẹp hơn để tỏ lòng biết ơn các anh hùng dân tộc đã hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước và nhân dân C. Phương pháp hữu hiệu nhất khi dạy phân môn lịch sử: Trong quá trình dạy học hiện nay, giáo viên phải tổ chức cho học sinh có cơ hội tìm hiểu, phát hiện kiến thức và tự giác chiếm lĩnh kiến thức đó. Để làm được điều đó, một trong những phương pháp có hiệu quả nhất là hướng dẫn HS khai thác kênh hình. 1/ Kênh hình gồm hệ thống tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ,.nó là phương tiện dạy học rất đặc trưng, giúp cho HS tái hiện lại những sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ, nhờ đó mà HS tốn ít công sức nhưng thu nhận có hiệu quả kiến thức lịch sử Ví dụ: Khi tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt, GV sẽ cho HS quan sát tranh về các cổ vật và hoạt động của người Lạc việt như hình minh học trong SGk. Từ đó HS đã hình dung phần nào đời sống xã hội của người xưa. 2/ Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử còn giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử mà các em thu nhận được. Ví dụ: Khi dạy bài“ Khởi nghĩa hai Bà Trưng ( năm 40 ) ”. GV sẽ hướng dẫn HS quan sát lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà trưng, HS kết hợp việc đọc sách, quan sát lược đồ để thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa. Đối với HS yếu, GV có thể hướng dẫn các em vẽ mũi tên chỉ đường đi diễn biến của cuộc khởi nghĩa và vẽ sơ đồ kiến thức: Từ cửa sông Hát Môn à Mê Linh, làm chủ Mê Linh nghĩa quân à chiếm Cổ Loa à Luy Lâu à quân Nam Hán thua bỏ chạy. 3/ Muốn hướng dẫn HS khai thác kênh hình có hiệu quả, Gv cần thực hiện một số yêu cầu sâu: * Về phía GV: - Nắm chắc nội dung kênh hình. - Xác định rõ kiến thức nội dung trong bài mà HS cần phải hiểu, biết qua kênh hình. - Chuẩn bị một số câu hỏi phù hợp với trình độ HS, gợi ý để các em tự khai thác kiến thức từ kênh hình. - Kịp thời động viên, khuyến khích và đánh giá kết quả học tập của HS. * Về phía HS: - Đã được rèn luyện một số kĩ năng khai thác kiến thức từ kênh hình. - Hiểu được yêu cầu do GV đặt ra khi khai thác kiến thức từ kênh hình. - Tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức qua hệ thống kênh hình. 4/ Để tiến hành khai thác kiến thức từ kênh hình. GV hướng dẫn HS thực hành lần lượt theo các bước: - GV hướng dẫn HS tham gia một chuyến du lịch bằng cách giới thiệu sơ lược những hình ảnh trong hệ thống kênh hình, đồng thời hướng dẫn chú giải, kí hiệu, quy ước,.. - Đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS có cơ sở khai thác kiến thức từ kênh hình. - Gọi HS trả lời các câu hỏi. - Tạo cơ hội cho HS khác nhận xét, bổ sung trước khi GV đưa ra kết luận và khắc sâu kiến thức. Ví dụ: Bài “Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất năm 981” Những kiến thức trong bài HS cần khai thác qua lược đồ: - Chỉ trên lược đồ các con đường quân Tống tiến vào nước ta. - Chỉ những điểm đóng quân của Lê hoàn trên lược đồ. - Yêu cầu HS quan sát lược đồ và đọc SGK, trả lời câu hỏi: + Thời gian quân Tống vào xâm lược nước ta? + Các con đường chúng tiến vào nước ta? + Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đón giặc? + Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống? + Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào? D. Bài soạn minh họa: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI ( Năm 1075 – 1077 Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2. - Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. - Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Chuẩn bị: - Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. - Tìm hiểu về Lý Thường Kiệt và các tư liệu liên quan đến trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. ND - HT Toå chöùc Thôøi gian Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh A. Kiểm tra bài cũ Cá nhân B. Bài mới: 1. GTB 2. HĐ 1: Lý Thường kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống Cá nhân 3. HĐ 2: Trận chiến trên sông Như Nguyệt Cá nhân Nhóm bàn 4. HĐ 3: Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi Cá nhân Nhóm đôi. C. Củng cố - Dặn dò. Cả lớp 5’ 30’ 5’ - GV gọi HS trả lời câu hỏi: - GV nhận xét và ghi điểm. - GV nêu mục tiêu bài học. - Yêu cầu HS đọc SGK từ 1072 . Rút về nước. - Gv giới thiệu sơ qua về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt. - Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì? - Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào? - Theo em, việc Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì? - GV treo lược đồ kháng chiến. - Nêu câu hỏi gợi ý: + Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc? + Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào? + Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy? + Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này? + kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? - Yêu cầu HS thảo luận về diễn biến của cuộc kháng chiến. - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét . - Yêu cầu HS đọc SGK từ Sau hơn ba tháng . Nền độc lập của nước ta . - Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? - Theo em, vì sao nhân dân ta có thể giành được thắng lợi vẻ vang ấy? - GV nêu kết luận. - GV giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà - Yêu cầu HS đọc diễn cảm. - Em có suy nghĩ gì về bài thơ này? - GV nêu kết luận - Nhận xét giờ học và dặn dò về nhà học bài. - 2 HS thực hiện. - Lắng nghe. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi. - Lắng nghe. - Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc. - Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành hai cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước. - Phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. - Quan sát. - Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt. - Cuối năm 1076 - 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ chỉ huy. - Trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở phía bờ bắc của sông, quân ta ở phía Nam. - HS nêu. - Các nhóm thảo luận. - Thực hiện. - Thực hiện theo yêu cầu. - Quan Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững. - Nhóm đôi trao đổi và trả lời. - Theo dõi. - Theo dõi. - HS khá đọc. - Vài HS khá, giỏi nêu ý kiến. - Theo dõi - Lắng nghe. IV/ Bài học kinh nghiệm rút ra được từ chuyên đề: Để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy phân môn lịch sử lớp 4, chúng ta cần phối hợp các phương pháp và các hình thức dạy học phong phú. Muốn làm được điều đó, giáo viên phài: Nắm vững được nội dung chương trình của phân môn lịch sử nói chung và từng bài nói riêng. Nắm vững được đặc trưng phương pháp bộ môn. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu để minh họa. Chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cho việc dạy học. Thiết kế bài giảng phải khoa học, xác định rõ hoạt động của giáo viên và học sinh ( câu hỏi đặt ra phải hợp lí có tính chất phân hóa học sinh, bài học cần xác định đúng nội dung trọng tâm, vừa sức, giúp học sinh nắm vững kiến thức, tránh ghi nhớ máy móc) Đặc trưng của phân môn lịch sử là ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị dạy học, liên hệ thực tế. Ngôn ngữ , tác phong của giáo viên phải chuẩn xác. Gợi cho học sinh lòng yêu quê hương. Đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc. Có sự hiểu biết và lòng tự hào về cội nguồn của dân tộc, của lịch sử nước nhà, lịch sử địa phương nơi mình đang sinh sống. V/ Kết luận: Dạy học tích cực trong phân môn lịch sử lớp 4 là phương pháp nhằm tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách nhiệm. Nó gắn cho người giáo viên vai trò xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt động và hợp tác. Các em học sinh được giáo viên theo dõi, giúp đỡ trong suốt quá trình học nên đã tích cực, tự giác và thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập. và kết quả cuối cùng là học sinh đã tiếp thu được những nguồn tri thức mới bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng, giúp đỡ của GV. Trên đây là một số biện pháp nhằm giúp cho học sinh hứng thú trong khi học phân môn lịch sử. Chúng tôi hy vọng rằng, dưới sự hướng dẫn tận tình của GV, các em sẽ ham thích học môn lịch sử, ngày càng hiểu thêm những trang sử hào hùng của ông cha ta. Cũng qua môn học này, ngành giáo dục sẽ đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, sống lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong tương lai. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể của trường, cơ sở vật chất còn hạn chế, đặc điểm đối tượng học sinh còn thụ động một chiều khi nắm bắt kiến thức, chưa chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập, giáo viên cần phải quan tâm hơn về sự đổi mới phương pháp dạy học trong các giờ lên lớp như sau: Tùy thuộc vào đặc trưng của bộ môn, giáo viên phải tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình nắm bắt kiến thức, tránh sự nhàm chán, gò ép, căng thẳng trong giờ học, tích cực dạy học theo phương pháp nêu vấn đề theo kênh hình và hệ thống câu hỏi. Thay đổi tư duy trong quá trình dạy học. Giúp học sinh nâng cao tính tự học, tham gia hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao Chúng tôi thiết nghĩ rằng, nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ gặt hái được kết quả tốt hơn trong việc dạy và học với tất cả các môn học nói chung và phân môn lịch sử nói riêng – môn học góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam. Chắc chắn rằng chuyên đề mà khối chúng tôi đã xây dựng ở trên còn rất nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của ban giám hiệu và quý thầy cô giáo. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Châu Sơn, ngày 1 tháng 11 năm 2011 Người thực hiện GV khối 4
Tài liệu đính kèm: