I. MỞ ĐẦU
Chúng ta đều biết động từ là một loại từ được dùng nhiều trong nói và viết. Trong văn kể chuyện, nếu không dùng động từ thì không kể được các hoạt động của nhân vật. Vì vậy, làm thế nào để dạy cho học sinh nắm được ý nghĩa của động từ và nhận biết được động từ trong câu là một chuyên đề khó mà chúng tôi muốn đề cập dưới đây.
II. NỘI DUNG
* Ở lớp 3, các em đã được hướng dẫn tìm ra những từ chỉ hoạt động và trạng thái nhưng chưa biết những từ này được gọi là động từ. Ý nghĩa này được xác định rõ ràng ở bài “Động từ” lớp 4 trong phân môn Luyện từ và câu. Để dạy cho HS nắm chắc ý nghĩa của động từ, và nhất là xác định đúng động từ chính trong câu, người GV cần phải có một số kiến thức nhất định về Động từ. Nắm chắc các thông tin này, GV sẽ có cơ sở để giải quyết và xử lí các tình huống xảy ra trong khi lên lớp. Ví dụ : Trường hợp HS tìm từ nào đó không phải là động từ hoặc nêu một động từ có nhiều bổ ngữ đi kèm, GV phải biết để giải thích cho các em hiểu rõ hơn.
* Sau đây là một số kiến thức cơ bản về Động từ :
CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT (KHỐI 4) Môn : Luyện từ và câu Bài : ĐỘNG TỪ I. MỞ ĐẦU Chúng ta đều biết động từ là một loại từ được dùng nhiều trong nói và viết. Trong văn kể chuyện, nếu không dùng động từ thì không kể được các hoạt động của nhân vật. Vì vậy, làm thế nào để dạy cho học sinh nắm được ý nghĩa của động từ và nhận biết được động từ trong câu là một chuyên đề khó mà chúng tôi muốn đề cập dưới đây. II. NỘI DUNG * Ở lớp 3, các em đã được hướng dẫn tìm ra những từ chỉ hoạt động và trạng thái nhưng chưa biết những từ này được gọi là động từ. Ý nghĩa này được xác định rõ ràng ở bài “Động từ” lớp 4 trong phân môn Luyện từ và câu. Để dạy cho HS nắm chắc ý nghĩa của động từ, và nhất là xác định đúng động từ chính trong câu, người GV cần phải có một số kiến thức nhất định về Động từ. Nắm chắc các thông tin này, GV sẽ có cơ sở để giải quyết và xử lí các tình huống xảy ra trong khi lên lớp. Ví dụ : Trường hợp HS tìm từ nào đó không phải là động từ hoặc nêu một động từ có nhiều bổ ngữ đi kèm, GV phải biết để giải thích cho các em hiểu rõ hơn. * Sau đây là một số kiến thức cơ bản về Động từ : 1) Thế nào là động từ ? Động từ là từ chỉ hoạt động hay trạng thái của một sự vật. Ví dụ : - Chỉ hoạt động : bay, nhảy, cắt, xây dựng - Chỉ trạng thái : ngủ, ngồi, xuất hiện, biến mất 2) Một số nhóm động từ quan trọng : a) Động từ nội động : ngủ, bay, nhảy Hoạt động, trạng thái nêu trong các động từ này không nhằm một đối tượng nào. Do đó khi đứng trong câu, các động từ này không cần có bổ ngữ đi kèm. Ví dụ : Em bé ngủ; chim bay. Động từ nội động có một số ý nghĩa như sau : + Chỉ tư thế của người hay loài vật : ngồi, đứng, đi, nằm, chạy, nhảy, bơi, bay, bò, bước + Chỉ trạng thái cơ thể : lớn, sống, chết, ngủ, thức, cười, khóc + Chỉ trạng thái tình cảm, tâm lí : buồn, vui, mừng, phấn khởi, lo lắng, yên tâm, sợ sệt, hồi hộp, băn khoăn + Chỉ trạng thái của vật : đỗ, vỡ, chảy, vơi, chìm, nổi, cháy, nổ, thổi b) Động từ ngoại động : đọc, cắt, xây dựng Hoạt động nêu trong các động từ này nhắm vào những đối tượng nhất định, có khi làm biến đổi những đối tượng ấy – các động từ này luôn có bổ ngữ đi kèm. Ví dụ : Tôi đọc sách (đối tượng là sách) Tôi cắt vải (đối tượng là vải – làm biến đổi hình dạng của đối tượng ấy) * Một số nhóm động từ ngoại động cần biết : + Động từ chỉ tác động : xây (nhà), đập (đá), may (áo), viết (khẩu hiệu) + Động từ chỉ trạng thái tâm lí hoặc nhận thức : yêu (bạn), thích (bóng đá), hiểu (bài), biết (tiếng Anh) + Động từ chỉ hoạt động cho hay nhận : cho (cái kẹo), biếu (bà tấm áo), mượn (bạn quyển sách), lấy (của nó cây thước) + Động từ chỉ hoạt động sai khiến : sai (em mua vở), bắt (nó ngủ), bảo (bạn vào bếp), rủ (nó đi chơi) + Động từ chỉ hoạt động đánh giá, nhận xét : bầu (Vi làm lớp trưởng), coi (tôi như em ruột) + Các động từ chỉ sự nối kết, pha trộn : trộn (bột với đường), pha (sữa vào cà phê) + Động từ chỉ hoạt động suy nghĩ, nói năng, nhận thức : tưởng (mẹ về), biết (bạn đến), nói (rằng trời mưa), thấy (nó đi), xem (ca sĩ biểu diễn) c) Các động từ : BỊ, ĐƯỢC, CÓ, LÀ. * Hai động từ BỊ và ĐƯỢC không chỉ các hoạt động tích cực, chủ động mà chỉ trạng thái tiếp nhận thụ động. Chúng phải có bổ ngữ đi kèm để nói rõ nội dung tiếp nhận. Nếu đánh giá sự tiếp nhận này là tốt, có lợi thì ta dùng từ ĐƯỢC. Ví dụ : Em được khen. Còn nếu đánh giá nó là xấu, không có lợi thì dùng từ BỊ Ví dụ : Nó bị chê. * Động từ CÓ dùng để : + Chỉ sự tồn tại (có mặt / không có mặt) của người, vật, hiện tượng. Ví dụ : Trên trời có đám mây xanh; Trong làng có một cây đa cổ thụ; Bây giờ không có vua + Chỉ sự sở hữu (có / không có) của người, vật, hiện tượng. Ví dụ : Em có cây bút máy. Bạn Nam không có bút máy. * Động từ LÀ dùng để : + Giới thiệu tên người, vật, hiện tượng. Ví dụ : Bạn Châu là lớp trưởng. + Nhận xét, đánh giá về người, vật, hiện tượng. Ví dụ : Lao động là vinh quang. * Động từ LÀ luôn luôn có bổ ngữ đi sau. * Cần phân biệt động từ LÀ (với ý nghĩa như trên) với một số từ LÀ khác như sau : + Từ LÀ chỉ hoạt động làm phẵng quần áo (ủi) Ví dụ : Tôi là quần áo trước khi mặc. + Từ LÀ nối bổ ngữ với các động từ chỉ sự nói năng hay suy nghĩ. Ví dụ : Nó bảo là nó không đói (Nó bảo rằng nó không đói). + Từ LÀ để thể hiện cảm xúc : Cô bé ngoan ---> Cô bé ngoan ngoan là ! 3) Làm thế nào để nhận biết Động từ ? Trên đây chúng tôi đã tóm tắt những kiến thức cơ bản về ý nghĩa động từ. Trong phần này, tôi muốn đề cập đấn vấn đề quan trọng nhất khi dạy cho HS thực hành. Đó là cách nhận biết động từ. Muốn biết một từ có phải là động từ hay không, ta cần thử xem : a) Có thêm vào trước nó một từ chỉ mệnh lệnh được không; nếu được thì đó là động từ. Ví dụ : Từ chỉ mệnh lệnh Động từ ! ! Hãy, chớ, đừng ngủ b) Có thêm vào sau nó một từ chỉ sự hoàn thành được không; nếu được thì đó là động từ. Ví dụ : Aên (xong, rồi) ! ! Động từ Từ chỉ sự hoàn thành c) Ta có thể nhận biết động từ ngoại động bằng cách đặt sau chúng các từ để hỏi: ai, cái gì. Nếu đặt được thì đó là động từ. Ví dụ : Đánh ---> Đánh ai ? (đánh giặc) Đọc ---> Đọc cái gì ? (Đọc báo) d) Ta có thể nhận biết động từ nội động bằng cách đặt sau động từ một từ để hỏi: AI, CÁI, CÁI GÌ. Nếu không được thì đó là động từ nội động. Ví dụ : Ngồi ---> Ngồi ai ? ---> Không thể đặt từ ai để hỏi. Ngủ ---> Ngủ cái gì ? ---> Không thể đặt từ cái gì để hỏi. III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý Với động từ ngoại động, ta có thể dùng động từ loại này một mình mà không cần có bổ ngữ chỉ đối tượng, nếu đối tượng đó đã rõ. Ví dụ : “ Con đi đánh giặc, mẹ đừng lo chi. Mẹ cười : Thật giống cha mi, Chẳng ăn chi cả, cứ đi đánh hoài !” Em có thể dùng động từ khác như một động từ ngoại động bằng cách thêm bổ ngữ chỉ đối tượng vào. Ví dụ : Gió thổi ---> Em thổi lửa. (Trạng thái di chuyển của gió) (Hoạt động tác động của em vào đối tượng) Một số động từ nội động có thể chuyển thành động từ ngoại động. Ví dụ 1 : Con ngựa chạy nhanh (Động từ nội động) Trời mưa, em phải chạy thóc vào nhà (Động từ ngoại động) Ví dụ 2 : Cây đổ ngoài đường (Động từ nội động) Em đổ nước vào chậu (Động từ ngoại động) Như vậy, để phân biệt động từ nội động hay ngoại động, cần chú ý đặt động từ đó trong câu. a) Động từ CÓ có thể đứng đầu câu : (CÓ + bổ ngữ) Ví dụ : Có khách. b) Chủ ngữ + CÓ Ví dụ: Bạn cũ có, bạn mới có, vui quá ! Ta cần phân biệt động từ chính trong câu, nếu trong câu có hai động từ. Ví dụ : Nó bị ốm (Bị là động từ chính, ốm là bổ ngữ động từ). Lan được khen (Được là động từ chính, khen là bổ ngữ động từ). Một từ vừa là danh từ vừa là động từ tùy theo vị trí đứng trong câu: Ví dụ: Trời mưa to quá! (mưa là động từ) Mưa làm đường phố ngập lụt. (Mưa là danh từ) IV. KẾT LUẬN Nếu bản thân người GV nắm chắc những kiến thức cơ bản về động từ như trên, cộng với việc kết hợp một số phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực khi lên lớp, tôi nghĩ rằng việc truyền thụ ý nghĩa của động từ và hướng dẫn cách nhận biết động từ cho HS sẽ không còn là vấn đề khó khăn nữa. Hy vọng chuyên đề này sẽ giúp các bạn đồng nghiệp một phần nhỏ trong việc soạn giảng, lên kế hoạch bài dạy cụ thể hơn trong tiết dạy động từ và đạt được kết quả tốt đẹp. Ngày 21 tháng 10 năm 2009 Người viết GV. Đinh Thị Liễu
Tài liệu đính kèm: