Đề cương câu hỏi môn Tiếng Việt Lớp 4 - Học kỳ II

Đề cương câu hỏi môn Tiếng Việt Lớp 4 - Học kỳ II

2 - Đọc đoạn 2 bài Đường đi Sa Pa ( trang 102 ).

H : Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kỳ của thiên nhiên”? - Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp, vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

3 - Đọc đoạn 3 bài Đường đi Sa Pa ( trang 102 + 103 ).

H : Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? - Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp sa pa. Ca ngợi Sa Pa quả thực là món quà diệu kỳ của thiên nhiên dành cho đất nước ta.

 

doc 7 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương câu hỏi môn Tiếng Việt Lớp 4 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI VÀ YÊU CẦU TRẢ LỜI
ĐỂ KIỂM TRA TẬP ĐỌC – HỌC THUỘC LÒNG
CUỐI HỌC KỲ II
CÂU HỎI
YÊU CẦU TRẢ LỜI
1
- Đọc đoạn 1 bài Đường đi Sa pa ( trang 102 ).
H : Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh.
- Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xoá tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rữc rỡ sắc màu.
2
- Đọc đoạn 2 bài Đường đi Sa Pa ( trang 102 ).
H : Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kỳ của thiên nhiên”?
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp, vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
3
- Đọc đoạn 3 bài Đường đi Sa Pa ( trang 102 + 103 ).
H : Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
- Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp sa pa. Ca ngợi Sa Pa quả thực là món quà diệu kỳ của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
4
- Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài Trăng ơi  từ đâu đến? ( trang 107 + 108 ).
H : Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
- Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với quả chín, với mắt cá.
* Trăng hờng như quả chín.
* Trăng tròn như mắt cá.
5
- Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài Trăng ơi  từ đâu đến? 
H : Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
- Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
6
- Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài Trăng ơi  từ đâu đến? ( trang 108 ).
H : Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước, cho rằng không có nơi nào có trăng sáng hơn đất nước mình.
7
- Đọc đoạn 1 + 2 bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất ( trang 114 ).
H : Ma – gien – lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
- Cuộc thám hiểm của Ma – gien – lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
8
- Đọc đoạn 3 + 4 bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất ( trang 114 ).
H : Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
- Những khó khăn là : Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết , phải ném xác xuống biển, phải giao tranh với thổ dân.
9
- Đọc đoạn 5 bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất ( trang 114 ).
H : Đoàn thám hiểm đã đạt được kết quả gì?
- Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
10
- Đọc thuôc lòng bài Dòng sông mặc áo ( trang 118 + 119 ).
H : Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”?
- Vì dòng sông luôn tay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.
11
- Đọc thuôc lòng bài Dòng sông mặc áo ( trang 118 + 119 ).
H : Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
- Một ngày màu sắc của dòng sông thay đổi nhiều màu ứng với thời gia trong ngày :
* Nắng lên : Aùo lụa đào thướt tha.
* Trưa : Xan hnhư mới may.
* Chiều tối : Màu áo hây hây ráng vàng.
* Tối : Aùo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên.
* Đêm khuya : Sông mặc áo đe.
* Sáng ra : Sông lại mặc áo hoa.
12
- Đọc thuôc lòng bài Dòng sông mặc áo ( trang 118 + 119 ).
H : Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?
HS có thể trả lời :
- Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gủi với con người.
- Hình ảnh nhân hoá làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, màu lòng, màu nắng, màu cỏ cây.
13
- Đọc đoạn 1 + 2 bài Aêng – co vát ( trang 123 ).
H : Aêng – co vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
- Aêng – co vát được xây dựn gở Cam – pu – chia từ đầu thế kỷ thứ mười hai.
14
- Đọc đoạn 3 bài Aêng – co vát ( trang 123 + 124 ).
H : Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
- Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, 3 tầng hành lang dài gần 1.500m. Có 398 gian phòng.
15
- Đọc đoạn 2 bài Aêng – co vát ( trang 123 ).
H : Khu đền chính được xây dựng kỳ công như thế nào?
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
16
- Đọc đoạn 3 bài Aêng – co vát ( trang 123 + 124 ).
H : Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
- Vào lúc hoàng hôn, Aêng – co vát thật huy hoàng. Aùnh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phon guy nghi kỳ lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ không ngách.
17
- Đọc đoạn 1 bài Con chuồn chuồn nước ( trang 127 ).
H : Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
- Các hình ảnh so sánh là :
* Bố cái cánh mỏng như giấy bóng.
* Hai con mắt long lanh như thủy tinh.
* Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
* Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
18
- Đọc đoạn 2 bài Con chuồn chuồn nước ( trang 127 ).
H : Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
- Thể hiện qua các câu : Mặt hồ trải rộng mênh môn gvà lặng sóng; lũy tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh; những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra : Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ  cao vút.
19
- Đọc đoạn 1 bài Vương quốc vắng nụ cười ( trang 132 ).
H : Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.
- Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường toàn gặp những khuôn mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí.
20
- Đọc đoạn 2 bài Vương quốc vắng nụ cười ( trang 132 + 133 ).
H : Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chá như vậy? Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
- Vì cư dân ở đấy không ai biết cười.
- Vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười.
21
- Đọc đoạn 2 bài Vương quốc vắng nụ cười ( trang 132 + 133 ).
H : viên đại thần đi du học về, kết quả ra sao?
- Sau một năm, viên đạithần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưn gkhông vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đình ảo não.
22
- Đọc đoạn 3 bài Vương quốc vắng nụ cười ( trang 133 ).
H : Điều gì bất ngờ đã xảy ra? Thái độc của vua thế nào?
- Một viên thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
- Vua phấn khởi ra lệng dẫn người đó vào.
23
- Đọc thuộc lòng bài Ngắm trăng ( trang 137 ).
H : Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
- Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc.
24
- Đọc thuộc lòng bài Ngắm trăng ( trang 137 ).
H : Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?
- Bài thơ cho thấy Bác rất yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan trong cả những hoàn cảnh rất khó khăn
25
- Đọc thuộc lòng bài thơ Không đề 
( trang 138 ).
H : Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
- Bác Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.
- Những từ ngữ cho biết điều đó : Đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
26
- Đọc thuộc lòng bài thơ Không đề 
( trang 138 ).
H : Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ.
- Đó là những hình ảnh : Khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa; quân đến rừng sầu, chim ngàn tung bay. Bàn xong việc quân việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
27
- Đọc đoạn 1 bài Vương quốc vắng nụ cười ( trang 143 ).
H : Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
- Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở xung quan hcậu ; Vua quên lau miệng, bên mép còn dính hạt cơm. Trong túi áo quan coi vườn căng phồng một quả táo đan gcắn dở. Chính mình bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt giải rút.
28
- Đọc đoạn 2 bài Vương quốc vắng nụ cười ( trang 143 + 144 ).
H : Bí mật của tiếng cười là gì?
- Bí mật của tiếng cười là nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫn bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ, lạc quan.
29
- Đọc đoạn 2 bài Vương quốc vắng nụ cười ( trang 143 + 144 ).
H : Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
- Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.
30
- Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài Con chim chiền chiện ( trang 148 ).
H : Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
- Chim bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa không gian rất cao, rộng :
Bay vút, vút cao
Cánh đập trời xanh
31
- Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài Con chim chiền chiện ( trang 148 ).
H : Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho ta những cảm giác như thế nào?
HS có thể trả lời :
* Gợi cho em cảm giác về một cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc.
* Gợi cho em thấy cuộc sống hạnh phúc tự do.
* Cho em thấy yêu cuộc sống, yêu hơn mọi người.
32
- Đọc đoạn 1 + 2 bài Tiếng cười là liều thuốc bổ ( trang 153 ).
H : Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ?
- Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100km/ g, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
33
- Đọc đoạn 2 + 3 bài Tiếng cười là liều thuốc bổ ( trang 153 ).
H : Người ta tìm cách tạo ra tiềng cười cho bệnh nhân để làm gì?
- Tìm cách tạo ra tiến g cười cho bệnh nhân để rút nhắn thời gian điều trị bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
34
- Đọc đoạn 1 + 2 bài Aên “mầm đá” ( trang 157 ).
H : Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?
- Vì chúa ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà cũng khôn gthấy ngon miệng. Thấy “mầm đá” là món ăn lạ thì muốn ăn.
35
- Đọc đoạn 3 + 4 bài Aên “mầm đá” ( trang 157 ).
H : Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?
- Trạng Quỳnh rất thông minh.
- Trạng Quỳnh vừa giúp chúa vừa cứu chúa.
- Trạng Quỳnh rất hóm hỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_cau_hoi_mon_tieng_viet_lop_4_hoc_ky_ii.doc