Đề cương ôn tập học kì II Địa lí - Lớp 4

Đề cương ôn tập học kì II Địa lí - Lớp 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

ĐỊA LÍ- LỚP 4

Câu 1. Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ.

 Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.

 Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

Câu 2. Hãy cho biết các dân tộc chủ yếu sống ở đồng bằng Nam Bộ, đặc điểm về nhà ở và lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.

 Các dân tộc sống ở đồng bằng nam Bộ chủ yếu là Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa. Người dân thường lập ấp, làm nhà ở ven sông, ngòi, kênh, rạch.

 Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng,.là những lễ hội nổi tiếng của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.

Câu 3. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

 - Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.

 - Nuôi trồng và chế biến thủy sản.

 - Chế biến lương thực.

 - Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.

 - Những ngành công ngiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.

 

doc 2 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1298Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Địa lí - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II 
ĐỊA LÍ- LỚP 4
Câu 1. Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ. 
	Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
	Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
Câu 2. Hãy cho biết các dân tộc chủ yếu sống ở đồng bằng Nam Bộ, đặc điểm về nhà ở và lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.
	Các dân tộc sống ở đồng bằng nam Bộ chủ yếu là Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa. Người dân thường lập ấp, làm nhà ở ven sông, ngòi, kênh, rạch.
	Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng,...là những lễ hội nổi tiếng của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Câu 3. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
	- Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
	- Nuôi trồng và chế biến thủy sản.
	- Chế biến lương thực.
	- Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
	- Những ngành công ngiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
Câu 4. Nêu một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh
	Thành phố Hồ CHí Minh nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn. Đây là thành phố và trung tâm công nghiệp lớn nhất của đất nước. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố rất đa dạng, được tiêu thụ nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.
Câu 5. Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đông bằng duyên hải miền Trung.
	Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm, phá. Mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. 
Câu 6. Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
	Một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền g là: 
	Nghề chính của họ là nghề nông. Họ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
	Hoạt động du lịch rất phát triển.
	Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều như nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
Câu 7. Nêu một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế.
	Thành phố Huế được xây dựng cách đây trên 400 năm và từng là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch.
Câu 8. Nêu một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng.
	Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông ở đồng bằng duyên hải miền Trung. Đà Nẵng còn là trung tâm công nghiệp và là nơi hấp dẫn khách du lịch.
Câu 9. Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta. 
Vai trò của biển, đảo và quần đảo nước ta: là kho muối vô tận, có nhiều hải sản, khoáng sản quý; điều hòa khí hậu; có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on Dia ly HK II Lop 4.doc