Đề cương ôn tập môn Khoa học Lớp 4

Đề cương ôn tập môn Khoa học Lớp 4

Câu 13: Tính chất nào sao đây không phải là của nước?

a) Trong suốt c) Không mùi

b) Có hình dạng nhất định d) Chảy từ cao xuống thấp

Câu 14: Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận du5ngti1nh chất nào sao đây?

a) Nước không có hình dạng nhất định

b) Nước có thể thấm qua một số vật

c) Nước chảy từ cao xuống thấp

d) Nước có thể hòa tan một số chất

Câu 15: Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của:

a) Những người làm ở nhà máy nước c) Những người lớn

b) Các bác sĩ d) Tất cả mọi người

 

doc 5 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
Không khí. d) Ánh sáng
Thức ăn e) Nhiệt độ thích hợp
Nước uống g) Tất cả các ý trên
Câu 2: Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
Những yêu cầu về vật chất.
Những yêu cầu về tinh thần, văn hóa, xã hội.
Cả 2 ý trên.
Câu 3: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ:
Động vật
Thực vật
Động vật và thực vật
Câu 4: Vai trò của chất bột đường:
Xây dựng và đổi mới cơ thể.
Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống.
Giúp cơ thể phòng chống bệnh.
Câu 5: Vai trò của chất đạm:
Xây dựng và đổi mới cơ thể.
Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống.
Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vi-ta-min (A, D, E, K).
Câu 6: Vai trò của chất béo:
Giúp cơ thể phòng chống bệnh.
Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống.
Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vi-ta-min (A, D, E, K).
Câu 7: Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?
Quá trình trao đổi chất
Quá trình hô hấp
Quá trình tiêu hóa
Quá trình bài tiết
Câu 8: Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?
Cá c) Thịt gà
Thịt bò d) Rau xanh
Câu 9: Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo?
Trứng c) Dầu ăn
Vừng d) Mỡ động vật
Câu 10: Bệnh bướu cổ do
Thừa muối i-ốt c) Cả 2 nguyên nhân trên
Thiếu muối i-ốt d) Không do nguyên nhân nào trong 2 nguyên nhân a và b
Câu 11: Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần:
Ăn nhiều thịt, cá. c) Ăn nhiều rau xanh.
Ăn nhiều rau quả. d) Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí.
Câu 12: Tại sao nước để uống cần phải đun sôi?
Nước sôi làm hòa tan các chất rắn có trong nước.
Đun sôi nước sẽ làm tách các chất rắn có trong nước
Đun sôi nước sẽ làm cho mùi của nước dễ chịu hơn
Đun sôi nước để diệt vi khuẩn và loại bỏ một số chất độc có trong nước.
Câu 13: Tính chất nào sao đây không phải là của nước?
Trong suốt c) Không mùi
Có hình dạng nhất định d) Chảy từ cao xuống thấp
Câu 14: Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận du5ngti1nh chất nào sao đây?
Nước không có hình dạng nhất định
Nước có thể thấm qua một số vật
Nước chảy từ cao xuống thấp
Nước có thể hòa tan một số chất
Câu 15: Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của:
Những người làm ở nhà máy nước c) Những người lớn
Các bác sĩ d) Tất cả mọi người
Câu 16: Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước?
Uống ít nước đi
Hạn chế tắm giặc
Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước: không xả rác, nước thải, vào nguồn nước
Cả 3 việc làm trên
Câu 17: Các hiện tượng liên quan tới sự hình thành mây là:
Bay hơi và ngưng tụ
Bay hơi và đông đặc
Nóng chảy và đông đặc
Nóng chảy và bay hơi
Câu 18: Trong không khí có những thành phần nào sau đây?
Khí ô-xi và khí ni-tơ
Khí ô-xi và khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác
Khí ô-xi, khí ni-tơ và khí các-bô-nic
Câu 19: Úp một cốc “rỗng” xuống nước, sau đó nghiêng cốc em thấy có bọt nổi lên. Kết quả này cho ta biết điều gì?
Bọt có sẵn trong nước bị cốc đẩy lên
Nước đã bay hơi mạnh khi úp cốc vào
Trong cốc ban đầu có không khí
Trong nước có chứa rất nhiều khí
Câu 20: Cho trước các từ: bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy. Hãy điền các từ đã cho vào vị trí của các mũi tên cho phù hợp:
Nước ở thể lỏng
 ngưng tụ(1) đông đặc...(2) 
 Hơi nước Nước ở thể rắn
 bay hơi(4) .nóng chảy.(3)
Nước ở thể lỏng
Câu 21: Để có cơ thể khỏe mạnh, bạn cần ăn:
Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất bột.
Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất béo.
Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng.
Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất đạm.
Tất cả các nhóm thức ăn nêu trên.
Câu 22: Việc không nên làm để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm:
Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.
Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, phồng, han, gỉ.
Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
Thức ăn được nấu chín, nấu xong nên ăn ngay.
Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
Câu 23: Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hằng ngày bạn nên sử dụng:
Muối tinh
Bột ngọt
Muối hoặc bột canh có bổ sung i-ốt
Câu 24: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
Để có nhiều thức ăn trong bữa cơm.
Để ai thích thứ gì thì ăn thứ nấy
Để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể.
Câu 25: Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành đá là hiện tượng:
Ngưng tụ
Đông đặc
Nóng chảy
Bay hơi
Câu 26: Để có sức khỏe tốt, chúng ta cần:
Ăn nhiều loại thức ăn có chất béo.
Ăn nhiều loại thức ăn có chất đạm.
Ăn nhiều loại thức ăn có chứa vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
Câu 27: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp:
A
B
Thiếu chất đạm
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.
Thiếu vi-ta-min A
Bị còi xương.
Thiếu i-ốt
Bị suy dinh dưỡng.
Thiếu vi-ta-min D
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
Câu 28: Đánh dấu x vào ô trống trong bảng sao cho phù hợp với các việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
Việc làm
Nên làm
Không nên làm
1. Đi bơi một mình.
x
2. Chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối,
x
3. Đậy nắp chum, vại, bể nước, giếng nước.
x
4. Tập bơi ở nơi không có người lớn hướng dẫn.
x
5. Không xuống nước khi người đang ra mồ hôi.
x
6. Tập bơi khi có đủ các phương tiện cứu hộ.
x
7. Lội qua suối khi trời mưa lũ.
x
8. Dùng phao bơi khi tắm biển.
x
Câu 29: Trong quá trình sống con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì?
Lấy vào
Con người
Thải ra
Câu 30: Con người sống không thể thiếu ô-xi quá bao nhiêu phút?
a) 1-2 phút b) 2-3 phút c) 3-4 phút d) 4-5 phút
Câu 31: Khi bị bệnh ta cần:
Báo cho cha mẹ biết
Báo cho cha mẹ hoặc người lớn biết
Lấy thuốc uống ngay mà không cần hỏi ai
Cả 3 ý trên
Câu 31: Nước bị ô nhiễm là nước thế nào?
Nước có màu, có chất bẩn
Nước có mùi hôi
Nước có chứa vi sinh vật
Cả 3 ý trên
Câu 32: Nước sạch là nước thế nào?
Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Không chứa các vi sinh vật có hại cho sức khỏe.
 Không chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
Cả 3 ý trên
Câu 33: Không khí có những tính chất gì?
Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Không có hình dạng nhất định
Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
Cả 3 ý trên
Câu 34: Các cơ quan nào tham gia quá trình trao đổi chất?
Cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp
Cơ quan bài tiết, cơ quan hô hấp
Cơ quan tuần hoàn, cơ quan hô hấp
Tất cả các cơ quan của cơ thể
Câu 35: Tai sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn?
Cá ngon hơn thịt
Ăn cá dễ tiêu hơn 
Cả 2 ý trên
Câu 36: Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm sao?
Ăn uống hợp lí
Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao
Rèn luyện thói quen ăn chậm , nhai kĩ
Cả 3 ý trên
Câu 37: 
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy trình bày quá trình trao đổi chất của con người với môi trường?
 Trong quá trình sống, con người lấy khí ôxi, thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra môi trường những chất thải như: khí cac-bô-nic, phân, nước tiểu và mồ hôi.Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất ở người.
 Con người, động vật và thực vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
Câu 2: Nêu 3 điều em nên làm để phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa:
Giữ vệ sinh ăn uống
Giữ vệ sinh cá nhân
Giữ vệ sinh môi trường
Câu 3: Nêu 3 điều em nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối.
Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy.
Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn hoặc phương tiện cứu hộ.
Câu 4: Nêu cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa:
Thực hiện ăn sạch, uống sạch ( thức ăn phải rửa sạch, nấu chín, uống nước đã đun sôi)
Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi tiểu tiện.
Xử lí phân, rác đúng cách, thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nơi đi đại tiểu tiện,
Diệt ruồi, diệt gián.
Câu 5: Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
Xả rác, phân, nước thải bừa bãi, vỡ ống nước, lũ lụt,
Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lí, xả thẳng vào sông hồ,
Khói, bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu, làm ô nhiễm nước biển.
Câu 6: Vì sao ta cần phải tiết kiệm nước?
Câu 7: Vì sao ta cần phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_khoa_hoc_lop_4.doc