Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 4

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 4

Câu 1: Thập đạo tướng quân là ai?

a) Đinh Bộ Lĩnh b) Lê Hoàn c) Ngô Quyền d) Lý Thường Kiệt

Câu 1: Đạo Phật phát triển mạnh nhất vào thời nào?

a) Tiền Lê b) Lý c) Đinh d)Ngô Vương

Câu 1: Nước Việt Nam bao gồm những phần đất nào dưới đây?

a) Chỉ có đất liền.

b) Đất liền và vùng biển.

c) Đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời bao trùm lên các bộ phận đó.

d) Chỉ có các hải đảo.

Câu 2: Phần đất liền nước ta có hình:

a) Chữ X

b) Chữ U

c) Chữ S

d) Chữ V

Câu 3: Nước ta có vị trí tiếp giáp:

a) Phía bắc giáp Lào, phía tây giáp Mi-an-ma, phía đông và nam là vùng biển.

b) Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía đông và nam là vùng biển.

c) Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Thái Lan, phía đông và nam là vùng biển.

d) Phía bắc giáp Mông Cổ, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía đông và nam là vùng biển.

 

doc 12 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thập đạo tướng quân là ai?
a) Đinh Bộ Lĩnh b) Lê Hoàn c) Ngô Quyền d) Lý Thường Kiệt
Câu 1: Đạo Phật phát triển mạnh nhất vào thời nào?
a) Tiền Lê b) Lý c) Đinh d)Ngô Vương
Câu 1: Nước Việt Nam bao gồm những phần đất nào dưới đây?
Chỉ có đất liền.
Đất liền và vùng biển.
Đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời bao trùm lên các bộ phận đó.
Chỉ có các hải đảo.
Câu 2: Phần đất liền nước ta có hình:
Chữ X
Chữ U
Chữ S
Chữ V
Câu 3: Nước ta có vị trí tiếp giáp:
Phía bắc giáp Lào, phía tây giáp Mi-an-ma, phía đông và nam là vùng biển.
Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía đông và nam là vùng biển.
Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Thái Lan, phía đông và nam là vùng biển.
Phía bắc giáp Mông Cổ, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía đông và nam là vùng biển.
Câu 4: Trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc cùng sinh sống?
50 dân tộc
54 dân tộc
52 dân tộc
56 dân tộc
Câu 5: Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 giúp các em hiểu biết về:
Thiên nhiên và con người Việt Nam.
Công lao của cha ông ta trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Lịch sử dân tộc từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 6: Điền Đ vào ô trước ý đúng hoặc điền S vào ô trước ý sai trong các câu sau:
Các nước láng giềng của nước ta là Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
 Đúng Sai 
b) Thủ đô của nước ta là Hà Nội
 Đúng Sai 
c) Sông Mê Công là sông lớn của nước ta
 Đúng Sai 
 d) Nước ta có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa
 Đúng Sai 
Câu 7: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian:
3 000 năm trước.
Khoảng năm 700 trước Công nguyên (TCN)
Khoảng năm 300 TCN.
Khoảng đầu thế kỉ I.
Câu 8: Hãy cho biết khu vực ra đời của nước Văn Lang
Ven biển miền Trung.
Cao nguyên miền Trung (Tây Nguyên).
Khu vực sông Hồng, Sông Mã, Sông Cả.
Đồng bằng Nam Bộ.
Câu 9: Tên gọi cư dân sống trên đất Văn Lang là:
Người Âu Việt.
Người Lạc Việt.
Người Mân Việt.
Người Bách Việt.
Câu 10: Em hãy điền các từ, cụm từ: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng vào các ô trống để hoàn thành sơ đồ tổ chức nhà nước của nước Văn Lang.
Câu 11: Vua nước Văn Lang gọi là:
Lạc tướng.
Vua.
Hùng Vương.
Tướng quân.
Câu 12: Tầng lớp giàu có trong xã hội Văn Lang là:
Lạc dân.
Vua, lạc hầu, lạc tướng.
Nô tì.
Thợ thủ công.
Câu 13: Tầng lớp nghèo hèn nhất trong xã hội Văn Lang là:
Lạc dân
Nô tì
Nông dân
Nông nô
Câu 14: Nghề chính của cư dân nước Văn Lang là:
Làm ruộng.
Trồng dâu, nuôi tằm.
Đúc đồng để làm giáo mác, mũi tên, trống chiêng.
Đan rổ rá và đan thuyền.
Câu 15: Người Lạc Việt cư trú trong các loại hình nhà nào dưới đây?
Nhà trệt trên mặt đất.
Nhà sàn.
Trong các hang đá.
Nhà hầm đào trong đất.
Câu 16: Những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay?
Nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc.
Phụ nữ thích đeo các đồ trang sức.
Hóa trang nhảy múa, đua thuyền và đấu vật trong ngày hội.
Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 17: Nước Văn Lang tồn tại qua bao niêu đời vua Hùng?
16 đời
20 đời
18 đời
22 đời
Câu 18: Quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam ta là gì?
Lạc Việt
Văn Lang
Âu Lạc
Đại Việt
Câu 19: Ở vùng núi phía bắc nước Văn Lang, bên cạnh người Lạc Việt, còn có tộc người nào?
Người Hán
Người Âu Việt
Người Lào
Người Thái
Câu 20: Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
Trước khi quân Tần sang xâm lược, nước Âu Lạc đã được thành lập.
Sau nhiều năm quân Tần sang xâm lược, Thục Phán mới lập nước Âu Lạc để đoàn kết người Âu Việt và người Lạc Việt đánh giặc.
Năm 218 TCN, quân Tần sang xâm lược nước ta. Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt, Lạc Việt đánh bại giặc ngoại xâm, dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương.
Câu 21: An Dương Vương là ai?
Triệu Đà
Thục Phán
Trọng Thủy
Ngô Quyền
Câu 22: Kinh đô nước Âu Lạc đặt ở:
Từ Sơn (Bắc Ninh)
Mê Linh (Vĩnh Phúc)
Long Biên (Hà Nội)
Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
Câu 23: Những thành tựu đặc sắc của người dân Âu Lạc là:
Rèn được lưỡi cày đồng.
Chế tạo được loại nỏ bắn được nhiều mũi tên.
Xây thành Cổ Loa.
Cả 3 ý trên.
Câu 24: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược nước Âu Lạc, nhưng lần nào cũng thất bại vì:
Nhân dân Âu Lạc đoàn kết chống giặc.
Có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt.
Có thành lũy kiên cố.
Cả 3 ý trên.
Câu 25: Triệu Đà chiếm được Âu Lạc vào năm:
218 TCN
111 TCN
179 TCN
40 sau CN
Câu 26: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã đô hộ nước ta như thế nào?
Chia nước Âu Lạc thành nhiều huyện do người Âu Lạc cai quản.
Chia nước Âu Lạc thành các quận, huyện do người Hán cai quản.
 Nước Âu Lạc được giữ nguyên nhưng do một ông quan người Hán cai quản trực tiếp.
Câu 27: Dưới ách thống trị của người Hán, người dân Âu Lạc phải:
Lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm hương.
Xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, kiếm san hô.
Theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật Hán.
Cả 3 ý trên
Câu 28: Nước ta bị nhà Hán đô hộ vào thời gian:
Trước thế kỉ I
Đầu thế kỉ I
Cuối thế kỉ I
Thế kỉ II
Câu 29: Theo em, nhận xét nào dưới đây về Tô Định là đúng?
Tô Định thi hành nhiều chính sách để cải thiện cuộc sống của dân ta.
Tô Định là Thái thú quận Giao Chỉ nổi tiếng tham lam tàn bạo.
Tô Định rất khôn khéo trong chính sách cai trị.
Tô Định thực lòng muốn khai phá cho dân ta.
Câu 30: Khi nói về nguyên nhân chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến sau:
Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định.
Do Thi Sách (chồng bà Trưng Trắc) bị Thái thú Tô Định.
Câu 31: Hai Bà Trưng sinh ra và lớn lên ở:
Vùng Phong Châu (Phú Thọ)
Vùng Mê Linh (Vĩnh Phúc)
Vùng Ba Vì (Hà Tây)
Từ Sơn (Bắc Ninh)
Câu 32: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào, tại đâu?
Mùa Xuân năm 41, tại Luy Lâu (Bắc Ninh)
Mùa Xuân năm 42, tại Mê Linh (Vĩnh Phúc)
Mùa Xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây)
Năm 39, tại Bạch Hạc (Phú Thọ)
Câu 33: Đường tiến quân của nghĩa quân Hai Bà Trưng là:
Từ Cổ Loa về Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
Từ Cổ Loa về Mê Linh rồi tấn công Luy Lâu.
Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu.
Từ Hát Môn tiến về Mê Linh.
Câu 34: Ngô Quyền là người?
Có tài, quê ở xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Tây).
Con rể của Dương Đình Nghệ.
Giết Kiều Công Tiễn – kẻ phản bội Tổ quốc.
Cả 3 ý trên.
Câu 35: Nhà Nam Hán mang quân sang xâm lược nước ta vì:
Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cớ đó, nhà Nam Hán cho quân sang đánh nước ta.
Tình hình nước Âu Lạc lúc đó đang suy yếu.
Dương Đình Nghệ là người đã lãnh đạo quân dân ta đánh đuổi quân Nam Hán giành thắng lợi, đã bị giết chết.
Các quan lại trong triều đình tranh giành ngôi vua.
Câu 36: Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta dưới sự chỉ huy của:
Tô Định.
Triệu Đà.
Hoằng Tháo.
Trọng Thủy.
Câu 37: Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào nước ta bằng đường:
Vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
Tiến quân bằng đường bộ, qua biên giới phía bắc vào nước ta.
Tiến vào nước ta bằng cả đường bộ và đường thủy.
Tiến quân từ biên giới phía tây (qua Lào) vào nước ta.
Câu 38: Để chặn giặc trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dùng kế:
Xây kè trên sông để chặn thuyền giặc.
Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng.
Dùng mũi tên quấn rơm tẩm dầu để bắn vào thuyền giặc khi chúng tiến vào.
Cho thuyền của quân ta ra tận ngoài khơi đánh địch khi chúng vừa đến.
Câu 39: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán (938), Ngô Quyền đã:
Lên ngôi vua năm 939, xưng là Ngô Vương, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
Lên ngôi vua, chọn Hoa Lư làm kinh đô.
Lên ngôi vua, chọn Đường Lâm làm kinh đô.
Lên ngôi vua, chọn Đại La làm kinh đô.
Câu 40: Tình hình đất nước ta sau khi Ngô Quyền mất:
Triều đình lục đục, các quan lại tranh giành nhau ngai vàng.
Các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy đánh chiếm lẫn nhau.
Đất nước bị chia cắt làm 12 vùng, lập chính quyền riêng, không phục tùng triều đình.
Cả 3 ý trên
Câu 41: Tình hình chia cắt đất nước làm 12 vùng, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy, lập chính quyền riêng được sử cũ gọi là:
Hai mươi năm loạn lạc.
Loạn 12 sứ quân.
Các phe phái phân tranh.
Nội chiến.
Câu 42: Hậu quả của hai mươi năm liên tiếp loạn lạc là:
Đất nước bị chia cắt.
Làng mạc, đồng ruộng bị bỏ hoang.
Quân thù ngoài bờ cõi lăm le xâm lược.
Cả 3 ý trên.
Câu 43: Người đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là:
Lý Bí.
Triệu Quang Phục.
Đinh Bộ Lĩnh.
Phùng Hưng.
Câu 44: Đinh Tiên Hoàng là ai?
Ngô Quyền
Thục Phán
Đinh Bộ Lĩnh
Tô Định
Câu 45: Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở đâu và đặt tên nước là gì?
Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Gia Viễn (Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Việt.
Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Tức Mặc (Nam Định), đặt tên nước là Đại Việt.
Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Phú Xuân (Huế), đặt tên nước là Đại Nam.
Câu 46: Công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với đất nước ta hồi bấy giờ là:
Đất nước trở lại thái bình.
Dân lưu tán trở về quê cũ làm ăn.
Đồng ruộng trở lại xanh tươi.
Người người xuôi ngược buôn bán.
Tất cả các ý trên.
Câu 47: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược:
Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị ám hại.
Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi.
Lợi dụng cơ hội đó, nhà Tống mang quân xâm lược nước ta.
Cả 3 ý trên.
Câu 48: Lí do nào dưới đây đúng với việc Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua?
Vua còn quá nhỏ tuổi, không gánh vác nổi việc nước.
Thế nước lâm nguy.
Lê Hoàn đang giữ chức tổng chỉ huy quân đội và được quân sĩ ủng hộ.
Cả 3 ý trên.
Câu 49: Nhà Lê do Lê Đại Hành lập ra, sử cũ gọi là:
Nhà Hậu Lê.
Nhà Lê trung hưng.
Nhà Lê Mạt.
Nhà Tiền Lê.
Câu 50: Nhà Tống xâm lược nước ta lần thứ nhất vào:
Năm 981.
Năm 931.
Năm 938.
Năm 979.
Câu 51: Quân Tống tiến vào nước ta theo đường:
Quân bộ tiến vào theo đường Lào Cai, quân thủy tiến vào theo sông Bạch Đằng.
Quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn, quân thủy tiến vào theo sông Hồng.
Quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn, quân thủy tiến vào theo sông Bạch Đằng.
Quân bộ tiến vào theo đường Móng Cái, quân thủy tiến vào theo sông Đà.
Câu 52: Hai chiến thắng lớn của quân dân ta thời Tiền Lê chống quân Tống diễn ra ở hai địa điểm là:
Hát Môn, Luy Lâu.
Mê Linh, Cổ Loa.
Bạch Đằng, Chi Lăng.
Mê Linh, Gia Viễn
Câu 53: Kết quả và ý nghĩa cuộc kháng chiến c ... ó lúc vua và các quan cùng nắm tay nhau hát ca.
Vua cùng với quan và dân cày bứa, cấy lúa.
Câu 73: Truyền thuyết mang tính thần thoại liên quan đến việc đắp đê là:
Chử Đồng Tử.
Thánh Gióng.
Sơn Tinh – Thủy Tinh.
Mị Châu – Trọng Thủy
Câu 74: Nhà Trần phải coi trọng việc đắp đê vì:
Nghề chính của dân ta là nghề trồng lúa nước.
Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng, nhưng cũng thường xuyên gây lụt lội.
Phòng chống lũ lụt đã trở thành truyền thống của ông cha ta.
Cả 3 ý trên.
Câu 75: Ý nào dưới đây thể hiện sự quan tâm của nhà Trần đến việc đắp đê phòng lụt?
Lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
Nhân dân cả nước được lệnh phải đắp đê từ đấu nguồn đến cửa biển.
Khi có lũ lụt, tất cả mọi người không phân biệt già trẻ, trai gái đều phải tham gia đắp đê. Các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
Cả 3 ý trên.
Câu 76: Nhà Trần đã xây dựng hệ thống đê điều như thế nào?
Hệ thống đê hình thành ven biển từ Bắc Bộ đến Bắc Trung Bộ.
Tất cả các con sông lớn, nhỏ của nước ta lúc bấy giờ đều có đê.
Hệ thống đê chỉ có ở các con sông Bắc Trung Bộ.
Hệ thống đê hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Câu 77: Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, sự kiện đã diễn ra ở điện Diên Hồng là:
Vua Trần hỏi các quan trong triều về việc nên đánh hay nên hòa.
Vua Trần hỏi nhân dân ở kinh thành Thăng Long về việc nên đánh hay nên hòa.
Vua Trần mời các bô lão cả nước về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để hỏi: “Nên đánh hay nên hòa ?”, các bô lão đồng thanh hô : “Đánh!”.
Vua Trần hỏi binh lính trong quân đội nhà Trần nên đánh hay nên hòa.
Câu 78: Ý nào dưới đây chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần ?
Các bô lão đồng thanh quyết tâm đánh giặc.
Người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến là Trần Hưng Đạo viết Hịch khích lệ mọi người chiến đấu.
Các chiến sĩ tự mình thích vào tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ)
Cả 3 ý trên.
Câu 79: Vua tôi nhà Trần đã chủ động đối phó với ba lần quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta như thế nào?
Kiên quyết ở lại thành Thăng Long chống giặc.
Chủ động mai phục, tấn công ngăn chặn quân địch ngay từ đầu.
Chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long, chờ khi giặc mệt mỏi, đói khát mới tấn công quyết liệt nên giành được thắng lợi.
Cả 3 ý trên.
Câu 80: Ý nghĩa của ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên của quân dân ta thời Trần:
Quân Mông – Nguyên vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.
Sau lần thất bại thứ ba, ngay năm sau quân Mông – Nguyên lại sang xâm lược nước ta.
Quân Mông – Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa.
Sau lần thất bại thứ ba, 10 năm sau quân Mông – Nguyên lại sang xâm lược nước ta.
LỊCH SỬ
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hãy nối tên nước ở cột A với tên các nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng.
A
B
a) Văn Lang
1. Đinh Bộ Lĩnh
b) Âu Lạc
2. Vua Hùng
c) Đại Cồ Việt
3. An Dương Vương
d) Đại Việt
4. Hồ Quý Ly
e) Đại Ngu
5. Lý Thánh Tông
Câu 2: Chọn và điền các từ ngữ cho sẵn sau đây vào chỗ chấm () của đoạn văn cho thích hợp
dân cư không khổ
đổi tên Đại La
ở trung tâm đất nước
cuộc sống ấm no
được dời
từ miền núi chật hẹp
Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước(1) đất rộng lại bằng phẳng dân cư không khổ (2) vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no(3) thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp(4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này. Mùa thu năm ấy, kinh đô được dời(5) ra thành Đại La. Lý Thái Tổ phán truyền đổi tên Đại La(6) thành Thăng Long.
Câu 3: Điền các từ ngữ cho sẵn sau đây vào chỗ chấm () của đoạn văn cho thích hợp.
theo nhịp trống đồng
hoa tai
nhà sàn
thờ
nhuộm răng đen
đua thuyền
Người Việt cổ ở nhà sàn(1) để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng bản. Họ thờ(2) thần Đất và thần Mặt Trời. Người Việt cổ có tục nhuộm răng đen(3), ăn trầu, xăm mình, búi tóc. Phụ nữ thích đeo hoa tai(4) và nhiều vòng tay. Những ngày hội làng, mọi người thường hóa trang, vui chơi nhảy múa theo nhịp trống đồng(5). Các trai làng đua thuyền(6) trên sông hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.
Câu 4: Hãy nối mỗi sự kiện ở cột A với tên một nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng.
A
B
a) Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)
1. Trần Quốc Tuấn
b) Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước
2. Hùng Vương
c) Dời đô ra Thăng Long
3. Lý Thái Tổ
d) Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt
4. Lý Thường Kiệt
e) Chống quân xâm lược Mông - Nguyên
5. Ngô Quyền
g) Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang đã ra đời
6. Đinh Bộ Lĩnh
Câu 5: Hãy khoanh vào trước các ý đúng
Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân sự, trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
Khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
Tại điện Diên Hồng, các bô lão đồng thanh hô “Đánh”
Các chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát Thát”
Trước cuộc tấn công của hàng vạn quân giặc, vua tôi nhà Trần chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long.
Trần Quốc Tuấn Viết “Hịch tướng sĩ” khích lệ quân sĩ.
Câu 6: Thời nhà Lý kinh đô nước ta đặt tại:
Hoa Lư c) Hà Nội
Thăng Long 
Câu 7: Hãy nối tên nhân vật lịch sử ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột B sao cho đúng.
A
B
a) Đinh Bộ Lĩnh
1. Tiêu diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
b) Ngô Quyền
2. Chống quân xâm lược nhà Tống
c) Lý Thường Kiệt
3. Xây thành Cổ Loa
d) An Dương Vương
4. Dẹp loạn 12 sứ quân
e) Lý Công Uẩn
5. Dời đô ra Thăng Long
Câu 8: Chọn và điền các từ ngữ: thắng lợi, kháng chiến, độc lập, lòng tin, niềm tự hào vào chỗ chấm () của câu sau cho phù hợp.
Cuộc kháng chiến(1) chống quân Tống xâm lược thắng lợi(2) đã giữ vững được nền độc lập(3) của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào(4) và lòng tin(5) ở sức mạnh của dân tộc.
Câu 9: Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là:
Thống nhất giang sơn lên ngôi Hoàng đế. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Chấm dứt thời kì đô hộ phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kì độc lập dân tộc lâu dài của đất nước ta.
Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
Câu 10: Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người Âu Lạc là gì?
Chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên. Xây dựng thành Cổ Loa.
Sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng.
Biết kĩ thuật rèn sắt.
Câu 11: Đinh Bộ Lĩnh đã làm được những việc gì?
Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no cho nhân dân.
Chấm dứt thời kì đô hộ phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kì độc lập dân tộc lâu dài của đất nước ta.
Câu 12: Hãy nối sự kiện lịch sử ở cột A với thời gian xảy ra các sự kiện đó ở cột B sao cho đúng.
A
B
a) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
1. Năm 981
b) Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
2. Năm 968
c) Quân Tống xâm lược nước ta lần thứ nhất
3. Năm 40
d) Đinh Bộ Lĩnh Thống nhất đất nước
4. Năm 938
PHẦN TỰ LUẬN
 Câu 1: Hãy trình bày diễn biến trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
 Quân Nam Hán đến cửa sông lúc thủy triều lên, cọc nhọn bị che lấp, Ngô Quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui, nhử cho giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thủy triều xuống, cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục ở hai bên bờ sông đổ ra đánh. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn, thuyền bị thủng hoặc bị vướng cọc không tiến không lui được. Quân ta tiếp tục truy kích. Quân Nam Hán chết quá nữa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
 Câu 2: Hãy trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 Cuộc khởi nghĩa thành công không đầy một tháng. Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập.
 Câu 3: Hãy trình bày ý nghĩa của trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
 Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương: Đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn 1 000 năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.
 Câu 4: Hãy trình bày diễn biến của trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
 Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ chỉ huy theo đường bộ tiến vào nước ta. Quân ta đánh những trận nhỏ làm cản bước của giặc ở biên giới. Quân Tống tiến đến bờ bắc của sông Như Nguyệt thì bị chặn lại vì chiến lũy của ta. Quách Quỳ chờ quân thủy tiến vào để phối hợp vượt sông, nhưng quân thủy của chúng đã bị quân ta chặn đánh ở ngoài sông. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè vượt sông để tiến công. Hai bên giao chiến ác liệt. Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân giặc khiếp đảm, không còn hồn vía nào để chống cự, vứt bỏ gươm giáo để tìm đường trốn chạy.
 Câu 5: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai:
 Vào thời Lý, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của quân Tống.
TỰ LUẬN
Câu 1: Theo em, vì sao nhà Trần được gọi là “ triều đại đắp đê” ?
Nhà Trần được gọi là “ triều đại đắp đê” vì:
Nhà Trần đặt ra chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
Nhà Trần huy động nhân dân cả nước vào việc sửa đê, đắp đê và bảo vệ đê.
Các vua nhà Trần cũng có khi tự mình trông nom việc đắp đê.
Câu 2: Tại sao Lý Thái Tổ lại quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long?
Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long là vì:
Hoa Lư là vùng rừng núi hiểm trở, chật hẹp, không phải là trung tâm đất nước.
Thăng Long là vùng đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ và là trung tâm của đất nước
Câu 3: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta?
Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa đối với nước ta là:
Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của đất nước ta
Câu 4: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc ta là:
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất đã giữ vững được nền độc lập nước nhà.
Đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_4.doc