Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 4 - Học kỳ II

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 4 - Học kỳ II

Câu 15: Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung.

TL:Những chính sách của vua Quang Trung là:

+ Về kinh tế:

-Ban bố “ Chiếu khuyến nông”, lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.

-Đúc đồng tiền mới.

Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho nhân dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa , mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.

+Về văn hóa, giáo dục

-Cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.

-Ban bố “ Chiếu lập học”

Câu 16: Vì sao vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa.

TL : Vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa vì:

Đất nước trải qua chiến tranh, loạn lạc kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước.

Câu 17: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?

TL: Sau khi vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802 triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân ( Huế).

 

doc 6 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 4 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 
HỌC KÌ 2 :MÔN LỊCH SỬ 
I . PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy trình bày tình hình nước ta cuối thời Trần.
Trả lời
Tình hình nước ta cuối thời Trần: Từ giữa thế kỉ XIV tình hình đất nước ngày càng xấu đi.
-Vua quan ăn chơi sa đọa.
- Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của nhân dân để làm giàu.
- Cuộc sống của nhân dân cơ cực.
- Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
-Nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa.
Câu 2:Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân xâm lược.
Trả lời
Nhà Hồ không chống nổi quân xâm lược là do Hồ Quý Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội.
Câu 3: Tại sao quân ta chọn Ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
TL: Vì Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm rất thuận lợi để bồ trí trận địa mai phục.
Câu 4: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn?
TL: Chiến thắng Chi Lăng góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị vỡ tan. Quân Minh Xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Nước ta hoàn toàn độc lập, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê (năm 1428)
Câu 5:Vào thời Hậu Lê, những sự việc chứng tỏ quyền tối cao của nhà vua?
TL: - Vua có uy quyền tuyệt đối.
 -Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua.
 -Vua trực tiếp chỉ huy quân đội.
Câu 6:Nhà Hậu Lê làm gì để khuyến khích học tập?
TL: Nhà Hậu Lê khuyến khích học tập bằng cách:
	-Tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ cao về làng.
	- Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
Câu 7: Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu thời Hậu Lê:
Trả lời: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu thời 
Hậu Lê vì:
Nguyễn Trãi có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí
Lê Thánh Tông đã để lại một di sản thơ văn phong phú đồ sộ, ông đã thành lập hội Tao đàn, đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời
Câu 8: Buổi đầu độc lập, thời Lý, Trần, Hậu Lê đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kì đó là gì?
TL : Buổi đầu độc lập đóng đô ở Hoa Lư, tên gọi nước ta là Đâị Cồ Việt
 Thời lý, Trần, Hậu Lê đóng đô ở Thăng Long, tên gọi nước ta là Đại Việt.
Câu 9: Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?
TL: Vào đầu thế kỉ XVI nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt là vì:
Chính quyền nhà Lê suy yếu, các tập đoàn phong kiến đã xâu xé, tranh giành ngai vàng.
Câu 10: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
TL: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra hậu quả là nhân dân lao động cực khổ, đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau, vợ xa chồng, con không thấy bố, đất nước bị chia cắt, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Câu 11: Cuộc khẩn hoảng ở Đàng Trong có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
TL: Tác dụng của cuộc khẩn hoảng là cuộc khẩn hoảng đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
Câu 12: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
TL: Năm 1786, sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, làm chủ được Đàng Trong, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất đất nước.
Câu 13 :Em hãy nêu kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long:
TL: Kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long là lật đổ họ Trịnh, làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
Câu 14: Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
TL: Kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
-Lật đổ họ Trịnh, làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
Câu 15: Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung.
TL:Những chính sách của vua Quang Trung là: 
+ Về kinh tế:
-Ban bố “ Chiếu khuyến nông”, lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
-Đúc đồng tiền mới.
Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho nhân dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa , mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
+Về văn hóa, giáo dục
-Cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.
-Ban bố “ Chiếu lập học”
Câu 16: Vì sao vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa.
TL : Vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa vì:
Đất nước trải qua chiến tranh, loạn lạc kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước.
Câu 17: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
TL: Sau khi vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802 triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân ( Huế).
 II. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Khoanh vào trước câu trả lời đúng 
1.Năm 1400, nhà Hồ thay cho nhà Trần trong trường hợp:
a. Vua Trần nhường ngôi cho Hồ Quý Ly.
b. Chu Văn An truất ngôi vua Trần.
c. Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần. x
2.Những chính sách tiến bộ của Hồ Quý Ly.
a. Thay thế các quan cao cấp của dòng họ Trần bằng những người thực sự tài giỏi.
b. Đặt lệ các quan phải thường xuyên xướng thăm dân. 
c. Những năm có nạn đói, các nhà giàu buộc phải bán thóc cho dân và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
d. Tất cả các ý trên. x
Câu 3: Nghĩa quân Tây Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược nào?
Nam Hán
Tống
Mông- Nguyên
Minh x
Câu 4: Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước?
Vẽ bản đồ đất nước.x
Quản lí đất nước không cần định ra pháp luật.
Cho soạn Bộ Luật Hồng Đức. 
Câu 5: Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là:
Nho giáo . x
Phật giáo.
Thiên chúa giáo. 
Câu 6: Bia đá dựng ở Văn Miếu để khắc tên tuổi người:
Đổ cử nhân.
Đỗ tiến sĩ . x
Đỗ tú tài.
Câu 7: Thời Hậu Lê, văn học viết bằng chữ nào chiếm ưu thế?
Chữ Hán. x
Chữ Quốc ngữ.
Chữ Nôm.
Chữ La tinh.
Câu 8: Những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của thời Hậu Lê.
 a. Lê Lợi b. Lý Tử Tấn. c. Lê Thánh Tông 
 d. Nguyễn Trãi đ. Lê Quý Đôn e. Lý Thường Kiệt
 g.Trần Hưng Đạo h. Ngô Sỹ Liên i. Nguyễn Mộng Tuân 
 k.Lương Thế Vinh 
Câu 9: Điền các từ ngữ: Hậu Lê, thành tựu, tiêu biểu vào chỗ trống trong các câu sau thích hợp.
Dưới thời .( thế kỉ XV), văn học và khoa học của nước ta đã đạt được những.. đáng kể. Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là những tác giả..thời kì đó.
Câu 10: Nước ta lâm vào thời kì chia cắt là do:
Bị nước ngoài xâm lược.
Nhân dân ở mỗi địa phương nổi lên tranh giành đất đai.
Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành quyền lực.x
Câu 11: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả:
Đất nước bị chia cắt
Nhân dân cực khổ.
Sản xuất không phát triển.
Cả ba ý trên. X
Câu 12 : Hãy điền các từ ngữ: được hình thành, giữa các dân tộc, bền chặt, được khai phá vào chỗ trống của đoạn văn sau để nói về kết quả của cuộc khẩn hoảng.
 Ruộng đất . ,xóm làng..và phát triển. Tình đoàn kết.ngày càng.
Câu 13: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long vào năm nào?
Năm 1771.
Năm 1786 x
Năm 1768.
Câu 14: Mục đích của quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long là:
Lật đổ chính quyền họ Trịnh
Thống nhất giang sơn.
Cả hai mục đích trên. X
Câu 15: Em hãy điền những sự kiện chính sau đây vào chỗ trống cho phù hợp với mốc thời gian.
Mờ sáng quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, Quang Trung cởi voi chỉ huy,cuộc chiến diễn ra rất ác liệt. Đồn Ngọc Hồi mất, tàn quân Thanh bỏ chạy về Thăng Long.
Quân Thanh xâm lược nước ta, Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh
Nửa đêm, quân ta vây kín đồn Hà Hồi, quân Thanh trong đồn hoảng sợ xin hàng.
Quang Trung chỉ huy quân ta đến Tam Điệp (Ninh Bình), quân sĩ được lệnh ăn tết trước rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long.
 Năm1788
Ngày 20 tháng chạp Mậu Thân ( 1788).
.
.
Đêm mồng 3 Tết năm 1789 .
.,.
Mờ sáng mồng 5 Tết năm 1789 .............................
..
Câu 16: Nội dung của “Chiếu khuyến nông” là:
Chia ruộng đất cho nông dân
Chia thóc cho nông dân
Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng
Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang x
Câu 17: Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm:
Phát triển kinh tế
Bảo vệ chính quyền
Bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc x
Câu 18:Nhà Nguyễn thành lập năm 
Năm 1858
Năm 1802 x
Năm 1792
Năm 1789
Câu 19: Nhà Nguyễn chọn kinh đô là:
Thăng Long
Hoa Lư
Huế x
Cổ Loa
Câu 20: Những nội dung nào sau đây cho thấy các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai.
Vua không đăth ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng.
Vua tự đặt ra luật pháp.
Vua tự điều hành các quan đứng đầu tỉnh.
Cả ba việc làm trên đều sai

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP MON LICH SU HOC KI II LOP 4 doc.doc