Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Gia Sinh

Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Gia Sinh

B.Đọc thầm bài : “Ba pho tượng” và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng .

1. Vị tiểu vương gửi biếu hoàng đế láng giềng món quà gì?

A. Ba pho tượng có hình thức và giá trị khác nhau.

B. Ba pho tượng có hình thức và giá trị giống nhau.

C. Ba pho tượng có hình thức khác nhau, giá trị giống nhau.

D. Ba pho tượng có hình thức giống nhau, giá trị khác nhau.

2.Chàng trai phát hiện ra bí mật của ba pho tượng bằng cách nào?

A. Quan sát kĩ từng pho tượng, thấy tai của ba pho tượng đều có lỗ thủng.

B. Quan sát kĩ một pho tượng, lấy cọng rơm luồn vào tai của pho tượng.

C. Quan sát kĩ từng pho tượng, đoán ngay ra đặc điểm của từng pho tượng.

D.Quan sát kĩ ba pho tượng, luồn cọng rơm vào tai từng tượng để suy đoán.

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Gia Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ba pho tượng.
Các vị tiểu vương gửi biếu hoàng đế láng giềng ba pho tượng giống hệt nhau và cho biết giá trị của chúng khác nhau. Vị tiểu vương muốn thử các quần thần của hoàng đế xem họ thông thái đến đâu.
Nhận được món quà, hoàng đế cho quần thần xem xét nhưng không ai tìm ra sự khác nhau giữa ba pho tượng. tin đồn về ba pho tượng bí hiểm lan khắp kinh thành. Một chàng thanh niên nhà nghèo nhưng chăm học biết tin, liền nhờ tâu với hoàng đế cho phép chàng xem tượng để đoán ra điều bí mật.
Hoàng đế triệu chàng vào cung. Chàng quan sát ba pho tượng từ mọi phía và phát hiện ra rằng tai của ba pho tượng đều có lỗ thủng. Chàng lấy cọng rơm luồn vào tai pho tượng thứ nhất thì thấy đầu cọng rơm nhô ra ở miệng tượng. Khi làm như vậy với pho tượng thứ hai thì đầu cọng rơm nhô ra ở lỗ tai bên kia, còn pho tượng thứ ba thì đầu cọng rơm cứ chui mãi vào trong bụng tượng. Sau mấy giây suy nghĩ, chàng trai bèn nói với hoàng đế:
- Tâu hoàng đế, những pho tượng này cũng có đặc điểm như người. Pho tượng thứ nhất giống loại người nghe thấy chuyện gì đều đem kể cho người khác. Loại người này không thể tin cậy được. Giá trị của pho tượng này rất thấp. Pho tượng thứ hai giống loại người nghe tai này lọt qua tai kia, chẳng hiểu được gì. Đó là loại người đầu óc rỗng tuếch. Còn pho tượng thứ ba giống loại người nghe được điều gì đều giữ lại trong lòng để suy ngẫm. Đây chính là pho tượng có giá trị nhất.
Hoàng đế nghe vậy rất hài lòng, bèn ra lệnh cho cận thần viết thư trả lời vị tiểu vương kia. Còn chàng trai thông minh thì được ban tặng nhiều vàng bạc và đưa về kinh thành để nuôi dạy thành người tài.
Trường Tiểu học Gia Sinh Đề kiểm tra cuối học kì II.
 Năm học:2010-2011
Họ và tên học sinh:.........................................................................Lớp:.........
Điểm đọc:.....................................Điểm viết:.................Điểm TV:...................
Phần I:A. Đọc thành tiếng ( GV cho học sinh đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học ở học kì II mỗi em đọc một đoạn trong vòng 1 phút. Đọc trôi chảy, lưu loát, bước đầu biết đọc diễn cảm cho 5 điểm).
B.Đọc thầm bài : “Ba pho tượng” và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng .
1. Vị tiểu vương gửi biếu hoàng đế láng giềng món quà gì?
A. Ba pho tượng có hình thức và giá trị khác nhau.
B. Ba pho tượng có hình thức và giá trị giống nhau.
C. Ba pho tượng có hình thức khác nhau, giá trị giống nhau.
D. Ba pho tượng có hình thức giống nhau, giá trị khác nhau.
2.Chàng trai phát hiện ra bí mật của ba pho tượng bằng cách nào?
A. Quan sát kĩ từng pho tượng, thấy tai của ba pho tượng đều có lỗ thủng.
B. Quan sát kĩ một pho tượng, lấy cọng rơm luồn vào tai của pho tượng. 
C. Quan sát kĩ từng pho tượng, đoán ngay ra đặc điểm của từng pho tượng. 
D.Quan sát kĩ ba pho tượng, luồn cọng rơm vào tai từng tượng để suy đoán.
3. Vì sao chàng trai đánh giá pho tượng thứ nhất rất thấp?
A. Vì tượng giống loại người nghe điều gì cũng không hiểu được.
B.Vì tượng giống loại người nghe điều gì cũng kể cho người khác.
C.Vì tượng giống loại người nghe điều gì cũng giữ lại trong lòng.
D.Vì tượng giống loại người nghe điều này lại nói thành đièu khác.
4 Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ phẩm chất của chàng trai?
A. Quan sát giỏi, hiểu biết rộng, tài suy đoán.
B.Quan sát giỏi, tài suy đoán, am hiểu về tượng.
C.Quan sát giỏi, tài suy đoán, khéo nói.
D.Quan sát giỏi, am hiểu về tượng, khéo nói.
5. Từ nào dưới đây đồng nhĩa với từ bí mật?
A. Bí quyết.
B. Bí ẩn.
C. Bí thư.
D. Bí danh.
6. Dòng nào dưới đây gồm hai từ trái nghĩa với từ thông minh?
A. Tối dạ, chậm chạp.
B. Ngu ngốc, chậm chạp.
C. Đần độn, tối dạ.
D. Tối dạ,vụng về.
7. Dãy câu nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ đồng âm?
A.Tai của ba pho tượng đều có lỗ thủng./Tai của chiếc ấm pha trà rất đẹp.
B.Cọng rơm chui mãi vào bụng tượng./Nước ngập đến bụng chân.
C.Đó là loại người có cái đầu rỗng tuếch./Bạn Minh ngồi ở đầu bàn.
D.Hoàng đế triệu chàng vào cung./ Hàng triệu người nô nức đi trẩy hội.
8. Câu nào dưới đây có từ in nghiêng mang nghĩa chuyển?
A.Cọng rơm nhô ra ở miệng tượng.
B.Hoa nở ngay trên miệng hố bom.
C.Miệng nói tay làm.
D.Miệng cười như thể hoa ngâu.
9. Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ?( Gạch dưới quan hệ từ trong câu).
A.Vị tiểu vương gửi biếu hoàng đế láng giềng ba pho tượng.
B.Vị tiểu vương muốn thử các quần thần của hoàng đế.
C. Hoàng đế cho triệu chàng trai vào cung.
D.Chàng trai thông minh được ban tặng nhiều vàng bạc.
10. Dấu phấy trong câu: “Hoàng đế nghe vậy rất hài lòng, bèn ra lệnh cho cận thần viết thư trả lời vị tiểu vương kia”.Có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Phần II: 
Viết chính tả bài “ Tà áo dài Việt Nam” ( Từ áo dài phụ nữ....chiếc áo dài tân thời)-SGK/TII/T122.
Tập làm văn:Tả cô giáo( thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2010.doc