HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG
(Tổng cộng cho điểm đọc thành tiếng = 6 điểm)
1- Đọc đúng tiếng, đúng từ .3 điểm.
* Đọc sai dưới 3 tiếng trừ 0,5 điểm.
* Đọc sai từ 3 đến 4 tiếng trừ 1 điểm.
* Đọc sai từ 5 đến 6 tiếng trừ 1,5 điểm.
* Đọc sai trên 10 tiếng = 0 điểm.
2- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc từ rõ nghĩa có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ .1 điểm.
* Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu = 0,5 điểm.
* Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên = 0 điểm.
3- Tốc độ đọc đạt yêu cầu 1 điểm.
* Đọc quá 1 phút đến 2 phút = 0,5 điểm.
* Đọc quá 2 phút, đánh vần nhẩm = 0 điểm.
4- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu 1 điểm.
* Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng = 0,5 điểm.
* Không trả lời được hoặc trả lời sai ý = 0 điểm.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn : ĐỌC TIẾNG – LỚP 3 ************************************************************ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG (Tổng cộng cho điểm đọc thành tiếng = 6 điểm) 1- Đọc đúng tiếng, đúng từ ..3 điểm. * Đọc sai dưới 3 tiếng trừ 0,5 điểm. * Đọc sai từ 3 đến 4 tiếng trừ 1 điểm. * Đọc sai từ 5 đến 6 tiếng trừ 1,5 điểm. * Đọc sai trên 10 tiếng = 0 điểm. 2- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc từ rõ nghĩa có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ ..1 điểm. * Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu = 0,5 điểm. * Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên = 0 điểm. 3- Tốc độ đọc đạt yêu cầu 1 điểm. * Đọc quá 1 phút đến 2 phút = 0,5 điểm. * Đọc quá 2 phút, đánh vần nhẩm = 0 điểm. 4- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu 1 điểm. * Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng = 0,5 điểm. * Không trả lời được hoặc trả lời sai ý = 0 điểm. Giáo viên gọi từng học sinh lên chuẩn bị , sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi. Cô giáo tí hon Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Giáo viên chọn 1 trong các câu hỏi sau cho học sinh trả lời : 1- Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì ? ( trò chơi lớp học : Bé đóng vai cô giáo, các em của bé đóng vai học trò.) 2- Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm ra vẻ người lớn ? ( kẹp lại tóc, thả ống quần xuống lấy nón lá của má đội lên đầu.) 3- Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé bắt chước cô giáo vào lớp ? ( đi khoan thai vào lớp, treo nón, mặt tỉnh khô, đưa mắt nhìn đám học trò.) Cô giáo tí hon Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn. Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước. Cái Thanh ngồi cao hơn hai em một đầu. Nó mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai. Giáo viên chọn 1 trong các câu hỏi sau cho học sinh trả lời : 1- Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám “học trò” làm y hệt các học trò thật ? ( đứng dậy, khúc khích cười chào cô, ríu rít đánh vần theo cô.) 2- Tìm những hình ảnh mỗi người một vẻ, trông ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám “học trò” ? (HS trả lời 1 trong các ý : Thằng Hiển ngọng líu; / cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước;/ cái Thanh mở to mắt nhìn bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai.) Các em nhỏ và cụ già Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? – Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi : - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay cụ đánh mất cái gì ? - Chúng mình thử hỏi xem đi ! Giáo viên chọn 1 trong các câu hỏi sau cho học sinh trả lời : 1- Các bạn nhỏ đi đâu ? ( đi về nhà sau một cuộc dạo chơi.) 2- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ? ( các bạn gặp phải một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.) Các em nhỏ và cụ già Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp : - Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp : - Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. Giáo viên chọn 1 trong các câu hỏi sau cho học sinh trả lời : 1- Ông cụ gặp chuyện buồn gì ? ( Bà cụ bị ốm nặng, đang nằm bệnh viện rất khó qua khỏi .) 2- Ông cụ đi bằng phương tiện gì để đến bênh viện ? ( Xe buýt.) 3- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ? ( HS trả lời 1 trong các ý sau : Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện. / Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ. / Ông thấy được an ủi vì các bạn nhỏ quan tâm tới ông.) ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn : ĐỌC TIẾNG – LỚP 3 (Dành cho học sinh chuẩn bị) ********************************************************************************************* Cô giáo tí hon Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn : ĐỌC TIẾNG – LỚP 3 (Dành cho học sinh chuẩn bị) ********************************************************************************************* Cô giáo tí hon Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn. Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước. Cái Thanh ngồi cao hơn hai em một đầu. Nó mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn : ĐỌC TIẾNG – LỚP 3 (Dành cho học sinh chuẩn bị) ********************************************************************************************* Các em nhỏ và cụ già Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? – Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi : - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay cụ đánh mất cái gì ? - Chúng mình thử hỏi xem đi ! ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn : ĐỌC TIẾNG – LỚP 3 (Dành cho học sinh chuẩn bị) ********************************************************************************************* Các em nhỏ và cụ già Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp : - Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp : - Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
Tài liệu đính kèm: