Câu 2: Cao Bá Quát có thái độ thế nào khi bà cụ hàng xóm nhờ viết đơn kêu quan? (0,5 điểm)
A. Cao Bá Quát không giám nhận lời vì chữ viết xấu.
B. Cao Bá Quát không muốn giúp vì ngại và sợ quan.
C. Cao Bá Quát vui vẻ nhận lời giúp bà cụ.
D. Cao Bá Quát không nhận lời nhờ viết đơn của bà cụ.
Câu 3: Sự việc vì xảy ra làm Cao Bá Quát ân hận? (0,5 điểm)
A. Lá đơn ông viết lí lẽ không rõ ràng, quan không hiểu.
B. Lá đơn ông viết chữ xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi ra khỏi huyện đường.
C. Lá đơn ông viết không hay không nêu được lí do, quan đọc không hiểu.
D. Lá đơn ông viết không nêu được việc oan uổng muốn kêu quan của bà cụ.
Câu 4: Cao Bá Quát quyết chí luyện viết như thế nào? (0,5 điểm)
A. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ, buổi tối viết xong mười trang vở và luyện nhiều kiểu chữ khác nhau
B. . Ông luyện viết suốt ngày lẫn đêm.
C. Mỗi ngày ông luyện viết mỗi kiễu chữ chỉ một năm ông nỗi tiếng là người văn hay chữ tốt.
D. ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
Câu 5: Bài văn giúp ta hiểu điều gì? (1 điểm)
A. Ca ngợi tài năng văn hay chữ tốt của Cao Bá Quát.
B. Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát.
C. Chữ viết xấu của Cao Bá Quát rất có hại cho bà cụ.
D. Cao Bá Quát là người rất chịu khó luyện viết chữ đẹp.
Thứ., ngày tháng năm 2022 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn : Tiếng Việt Thời gian : Năm học : 2022 – 2023 Trường TH BA HÀNG Họ và Tên:. Lớp : 4 Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài A – Kiểm tra đọc:(10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (5điểm) HS chọn 1 trong 5 bài tập đọc sau: 1 - Ông trạng thả diều. 2 - Bàn chân kì diệu. 3 - “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi. 4 - Cánh diều tuổi thơ. 5 - Kéo co. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (5điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: Văn hay chữ tốt Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ nhận lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nỗi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. Theo truyện đọc 1 (1995) Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ? (0,5 điểm) A. Vì viết chữ rất xấu mặc dù nhiều bài văn ông viết rất hay. B. Vì nhiều bài văn của ông không hay. C. Vì ông không làm được nhiều bài văn. D. Vì nhiều bài văn hay nhưng làm không đúng yêu cầu của đề bài. Câu 2: Cao Bá Quát có thái độ thế nào khi bà cụ hàng xóm nhờ viết đơn kêu quan? (0,5 điểm) A. Cao Bá Quát không giám nhận lời vì chữ viết xấu. B. Cao Bá Quát không muốn giúp vì ngại và sợ quan. C. Cao Bá Quát vui vẻ nhận lời giúp bà cụ. D. Cao Bá Quát không nhận lời nhờ viết đơn của bà cụ. Câu 3: Sự việc vì xảy ra làm Cao Bá Quát ân hận? (0,5 điểm) A. Lá đơn ông viết lí lẽ không rõ ràng, quan không hiểu. B. Lá đơn ông viết chữ xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi ra khỏi huyện đường. C. Lá đơn ông viết không hay không nêu được lí do, quan đọc không hiểu. D. Lá đơn ông viết không nêu được việc oan uổng muốn kêu quan của bà cụ. Câu 4: Cao Bá Quát quyết chí luyện viết như thế nào? (0,5 điểm) A. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ, buổi tối viết xong mười trang vở và luyện nhiều kiểu chữ khác nhau B. . Ông luyện viết suốt ngày lẫn đêm.. C. Mỗi ngày ông luyện viết mỗi kiễu chữ chỉ một năm ông nỗi tiếng là người văn hay chữ tốt. D. ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Câu 5: Bài văn giúp ta hiểu điều gì? (1 điểm) A. Ca ngợi tài năng văn hay chữ tốt của Cao Bá Quát. B. Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. C. Chữ viết xấu của Cao Bá Quát rất có hại cho bà cụ. D. Cao Bá Quát là người rất chịu khó luyện viết chữ đẹp. Câu 6: Từ nào sau đây là tính từ. (0,5 điểm) A. ông B. luyện viết C. bà cụ D. đẹp. Câu 7: Câu “ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.” có chủ ngữ là: (0,5 điểm) A. Ông dốc sức B. Ông dốc sức luyện viết chữ C. Ông D. dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp Câu 8: Đặt 1 câu có từ “thông minh”. (1 điểm) B – Kiểm tra viết:(10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (5 điểm) Viết bài: Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu đến những vì sao sớm.) (Tiếng Việt 4, trang 146). 2. Tập làm văn:(5 điểm) Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích. Hướng dẫn chấm tiếng việt. Lớp 4 A – Kiểm tra đọc:(10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (5điểm) - Tùy theo mức độ đọc của HS và trả lời câu hỏi mà GV cho điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (5điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Ý A C B A B D C Điểm 0,5 0,5 0.5 0,5 1 0,5 0,5 Câu 8: HS đặt đúng câu có “thông minh” cho 1 điểm) Ví dụ: Bạn Lan rất thông minh học đến đâu hiểu ngay đến đó. B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng: 5 điểm - Cứ mắc 1 lỗi chính tả (sai phụ âm đầu, vần, không viết hoa đúng quy định, tính 1 lỗi, sai 2 dấu thanh tính 1 lỗi) trừ 0,25 điểm 2. Tập làm văn: (5 điểm) Yêu cầu: Bài viết đúng thể loại văn tả cảnh có đầy đủ 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. 2. Nội dung tả đúng yêu cầu đề bài. 3. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng đúng từ, mắc dưới 5 lỗi chính tả. 4. Nội dung miêu tả sinh động, diễn đạt rõ ràng, trình bày sạch sẽ, chữ viết dễ đọc. Điểm 5: Đạt 4 yêu cầu trên Điểm 4,5 - 3: Đạt các yêu cầu trên nhưng chưa cao ở yêu cầu 3, 4. Điểm 2,5 - 1: Đạt yêu cầu 1, 2 nhưng bài làm còn trung trung sai nhiều lỗi chính tả. Điểm 0,5: Bài làm bỏ dở, lạc đề. Các mức điểm còn lại căn cứ vào mức độ bài làm của HS mà GV cho điểm Lưu ý: Bài làm không cho điểm 0. Thứ., ngày tháng năm 2022 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn : Toán 4 Thời gian : 40 Phút Năm học : Trường TH Mai Thanh Thế Họ và Tên:... Lớp : 4 Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ BÀI Đề bài I . Phần trắc nghiệm (3 điểm). Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng : Câu 1: Số "Chín mươi tư nghìn năm trăm linh bảy" viết là: (0,5điểm) A. 94507 B. 94570 C. 945007 D. 940507 Câu 2: Số 20571 ; chữ số 5 có giá trị là: (0,5điểm) A. 5000 B. 500 C. 50 D. 5 Câu 3: Số điền vào chỗ chấm thích hợp 3tấn 72kg =. kg là: (0,5điểm) A. 3072 B. 3720 C. 372 D. 30072 Câu 4: Trung bình cộng của các số 96; 121 và 143 là: (0,5điểm) A. 360 B. 122 C. 120 D. 180 Câu 5: Số điền vào chỗ chấm thích hợp 10dm2 2cm2 =cm2 là: (0,5điểm) A. 102 B. 1020 C. 10200 D. 1002 Câu 6: Viết Số thích hợp vào ô trống; a x = x a = a (0,5điểm) A. 0 B. 2 C. 1 D. 3 II . Phần tự luận: (7 điểm). Câu 1: Đặt tính rồi tính: (2 điểm) a) 57696 + 814 b) 5901 - 638 c) 1357 x 3 d) 6797 : 7 Câu 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1 điểm) a) 472 + 425 + 75 b) 760 - 25 x 4 Câu 3: Tìm x (2 điểm) a) x – 306 = 504 b) x + 254 = 680 Câu 4: (2 điểm) Một lớp học có 28 học sinh. Số học sinh nam hơn số học sinh nữ là 4em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ? Hướng dẫn chấm toán. Lớp 4 I . Phần trắc nghiệm: (3 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 Ý A B A C D C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II . Phần tự luận: (7 điểm). Câu 1: Đặt tính rồi tính: (2 điểm) a) 57696 + 814 = 58510 (0.25điểm) b) 5901 – 638 = 5263 (0.25điểm) 57696 5901 + 814 - 638 58510 (0.25điểm) 5263 (0.25điểm) c) 1357 x 3 = 4071 (0.25điểm) d) 6797 : 7 = 971 (0.25điểm) 1357 6797 7 x 3 49 971 (0.25điểm) 4071 (0.25điểm) 07 0 Câu 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1 điểm) a) 472 + 425 + 75 b) 760 - 25 x 4 = 472 + (425 + 75) = 760 – (25 x 4) = 472 + 500 (0.5điểm) = 760 – 100 (0.5điểm) = 972 = 660 Câu 3: Tìm x (2 điểm) a) x – 306 = 504 b) x + 254 = 680 x = 504 + 306 (0.5điểm ) x = 680 – 254 (0.5điểm) x = 810 (0.5điểm) x = 426 (0.5điểm) Câu 4: (2 điểm) Bài giải Hai lần số học sinh nam của lớp đó là: 28 + 4 = 32 (học sinh) (0.5điểm) Số học sinh nam của lớp đó là : 32 : 2 = 16 (học sinh) (0.5điểm) Số học sinh nữ của lớp đó là: 28 – 16 = 12 (học sinh) (0.5điểm) Đáp số: Nam: 16 học sinh Nữ: 12 học sinh (0.5điểm) Thứ., ngày tháng năm ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn : Khoa học Thời gian : 40 Phút Năm học : 1 Trường TH Mai Thanh Thế Họ và Tên:. Lớp : 4 . Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm) Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng : Câu 1: Trong quá trình sống, con người lấy vào từ môi trường những gì? (1 điểm) A. Thức ăn, nước, không khí B. Thức ăn, không khí, cây cối C. Nước uống, không khí, thịt, quả D. Không khí, thức ăn Câu 2: Khi bị bệnh người bệnh cảm thấy thế nào? (1 điểm) Thoải mái, dễ chịu B. Thoải mái, vui vẻ Khó chịu, mệt mỏi, chán ăn D. Vui vẻ, ăn uống nhiều Câu 3: Mất bao nhiêu phần trăm nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết? (1 điểm) A. 5 - 10% B. 5 - 15% C. 10 - 20%. D. 10 - 15%. Câu 4: Để bảo vệ nguồn nước chùng ta cần: (1 điểm) Xả nước thải xuống nguồn nước. Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước như: giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước. Xả nước thải công nghiệp xuống nguồn nước. D. Xây dựng nhà tiêu tự hoại trên nguồn nước. Câu 5: Nước có thể tồn tại ở những thể nào? (1 điểm) A. Thể lỏng B. Thể rắn C. Thể khí D. Thể lỏng, thể khí, thể rắn. Câu 6: Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành nước đá là hiện tượng gì? (1 điểm) A. Đông đặc B. Bay hơi C. Ngưng tụ D. Nóng chảy II. Phần tự luận: (4 điểm) Câu 1: Nước bị ô nhiễm là nước có các dấu hiệu như thế nào? Nước sạch là nước như thế nào? (2 điểm) Câu 2: Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ? (2 điểm) Hướng dẫn cho điểm khoa học Lóp 4 I. Phần trắc nghiệm : (6 điểm) - Đúng mỗi ý được 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Ý đúng A C C B D A Điểm 1 1 1 1 1 1 II. Tự luận: (4 điểm) Câu 1: Nước bị ô nhiễm là nước có các dấu hiệu như thế nào? Nước sạch là nước như thế nào? (2 điểm) - Nước bị ô nhiễm là nước có một trong các dấu hiệu sau: Có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe. - Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người. Câu 2: Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ? (2 điểm) - Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy, không được lãng phí nước. - Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng. Trường TH Mai Thanh Thế Họ và Tên:. Lớp : 4 Thứ., ngày tháng năm . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn : Lịch sử và địa lí Thời gian : 40 Phút Năm học : . Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài A . Lịch Sử: (5 điểm) I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm nào? (1 điểm) A. Năm 938. B. Năm 979. C. Năm 981 D. Năm 1005 Câu 2: Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Đại La năm nào? (1 điểm) A. Năm 938. B. Năm 1010. C. Năm 1068 D. Năm 1226 Câu 3: Nhà vua nào rất coi trọng việc đắp đê? (1 điểm) A. Nhà Lý B. Nhà Lê C. Nhà Trần D. Nhà Đinh II. Phần tự luận: (2 điểm) Câu hỏi: Nhà Trần được thành lập trong trong hoàn cảnh nào? Nhà trần rất quan tâm đến việc gì? (2 điểm) B . Phần địa lí: (5 điểm) I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: Khí hậu của Tây Nguyên có: (1 điểm) A. Có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. B. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. C. Chỉ có một mùa mưa. D. Chỉ có một mùa khô. Câu 2: Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát vì có: (1 điểm) A. Có khí hậu quanh năm mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp. B. Có nhiều làng nghề thủ công truyền thống. C. Có nhiều bãi biển đẹp. D. Không trồng được các loại hoa quả, rau xanh xứ lạnh. Câu 3: Những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ là: (1 điểm) A. Cồng chiêng, đua voi, đâm trâu... B. Cồng chiêng, ăn cơm mới, uống rượu cần... C. Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng... D. Đua ghe ngo, đua bò, trái cây... II. Phần tự luận: (2 điểm) Câu hỏi: Những điều kiện thuận lợi nào để Đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước? ...................................... Hướng dẫn cho điểm lịch sử và địa lí Lớp 4 A . Lịch Sử: (5 điểm) I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1 2 3 Ý đúng A B C Điểm 1 1 1 II. Phần tự luận: (2 điểm) Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. Nhà Trần rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất nước. B . Phần địa lí: (5 điểm) I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1 2 3 Ý đúng B A C Điểm 1 1 1 II. Phần tự luận. (2 điểm) Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
Tài liệu đính kèm: