Đề tài Phó hiệu trưởng với công tác chuyên môn “việc dạy học theo hướng chuyên sâu"

Đề tài Phó hiệu trưởng với công tác chuyên môn “việc dạy học theo hướng chuyên sâu"

v Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng, nhà trường phải có những kế hoạch, biện pháp tổ chức quản lý tốt nhất là kế hoạch quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu (mỗi giáo viên chỉ dạy một hoặc một số ít môn học cho nhiều lớp khác nhau).

v Với xu hướng “Dạy thật - học thật - chất lượng thật”, “dạy theo hướng phân hóa đối tượng”, trong nhà trường hiện nay thì việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu là vấn đề cần được khuyến khích và thực hiện tốt.

v Việc dạy học theo hướng chuyên sâu sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp cho người giáo viên nhẹ nhàng hơn trong khâu soạn giảng, có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu bài dạy. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện không thể không gặp những khó khăn cần vượt qua như sau:

· Công tác chủ nhiệm:

- Giáo viên không chủ động được thời gian để giáo dục học sinh (Một số học sinh cá biệt ).

- Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn như thế nào để nâng cao chất lượng HS.

 

doc 9 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phó hiệu trưởng với công tác chuyên môn “việc dạy học theo hướng chuyên sâu"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
PHÓ HIỆU TRƯỞNG 
VỚI CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN 
“VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG CHUYÊN SÂU.”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng, nhà trường phải có những kế hoạch, biện pháp tổ chức quản lý tốt nhất là kế hoạch quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu (mỗi giáo viên chỉ dạy một hoặc một số ít môn học cho nhiều lớp khác nhau). 
Với xu hướng “Dạy thật - học thật - chất lượng thật”, “dạy theo hướng phân hóa đối tượng”, trong nhà trường hiện nay thì việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu là vấn đề cần được khuyến khích và thực hiện tốt.
Việc dạy học theo hướng chuyên sâu sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp cho người giáo viên nhẹ nhàng hơn trong khâu soạn giảng, có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu bài dạy. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện không thể không gặp những khó khăn cần vượt qua như sau: 
Công tác chủ nhiệm:
Giáo viên không chủ động được thời gian để giáo dục học sinh (Một số học sinh cá biệt).
Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn như thế nào để nâng cao chất lượng HS.
Công tác bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên:
Giáo viên còn lúng túng trong việc dạy chuyên sâu.
Giáo viên dần chỉ chú trọng đến môn mình được phụ trách.
Giáo viên bộ môn vắng, không giáo viên dạy thay.
Công tác nâng cao chất lượng dạy bộ môn:
Giáo viên chưa đảm bảo nội dung bài dạy trong một thời gian quy định (35 – 40 phút), nhất là những môn như Tập làm văn, Tập đọc, Toán.
Công tác kiểm tra, chấm trả bài:
Giáo viên dạy bộ môn phải quá nhiều.
Công tác phụ đạo học sinh yếu: 
Đối với giáo viên bộ môn thì số lượng học sinh yếu cần phụ đạo sẽ nhiều hơn so với việc chủ nhiệm một lớp.
Phụ huynh học sinh ít quan tâm đến con em mình.
A Để giải quyết những vấn đề được đặt ra như trên, người Hiệu trưởng phải có kế hoạch và những giải pháp cụ thể trong công tác quản lý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cũng như trong nhiệm vụ quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu.
II. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Như ta đã biết việc dạy học theo hướng chuyên sâu là mỗi giáo viên chỉ dạy một hoặc một số ít môn học cho nhiều lớp khác nhau, để giải quyết những vấn đề được đặt ra như trên, ngay từ đầu năm học, người Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch và đề ra những giải pháp cụ thể trong công tác quản lý nhằm khắc phục những khó khăn khi thực hiện việc dạy học theo hướng chuyên sâu cũng như thực tế trong quá trình giáo viên giảng dạy. Gửi giáo viên theo tập huấn các chuyên đề dạy học theo hướng chuyên sâu do Phòng giáo dục tổ chức. 
Phân công giáo viên theo tình hình thực tế của trường và chú ý đến việc phân công giáo viên giảng dạy theo hướng chuyên sâu: Tham khảo ý kiến trong Hội đồng trường, tổ chuyên môn và thống nhất trong Ban giám hiệu phân công giáo viên theo đúng trình độ chuyên môn, sở trường sở đoản của giáo viên nhằm tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy.
Chỉ đạo Phó hiệu trưởng trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Lập kế hoạch tập huấn công tác dạy học theo hướng chuyên sâu, lên kế hoạch thực hiện chuyên đề, kiểm tra giáo viên, kiểm tra chuyên đề, thường xuyên thăm lớp dự giờ hầu giúp đỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của giáo viên.
Chỉ đạo công tác thư viện: chỉ đạo cán bộ thư viện trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo và những tài liệu chuyên môn cần thiết cho công tác giảng dạy nhất là việc dạy theo hướng chuyên sâu.
Chỉ đạo công tác thiết bị: chỉ đạo cán bộ thiết bị trang bị đầy đủ cũng như bổ sung trang thiết bị, phương tiện dạy học, ĐDDH, trang bị phòng máy chiếu ứng dụng công nghệ thông tin cố định nhằm hỗ trợ tốt công tác dạy và học.
Thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh học sinh, chia sẻ với phụ huynh những điều họ còn băn khoăn trong việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu của ngành giáo dục nhất là vào buổi họp phụ huynh đầu năm học để từ đó họ sẽ hỗ trợ nhà trường nhiệt tình hơn.
Hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh, giúp Cha mẹ học sinh hiểu rõ tầm quan trọng và mục đích của việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu và làm tốt công tác chủ nhiệm đối với lớp được phân công chủ nhiệm. Đồng thời thường xuyên liên hệ trực tiếp với giáo viên bộ môn để nắm bắt kịp thời tình hình học tập và hạnh kiểm của từng học sinh nhằm có hướng rèn luyện, uốn nắn kịp thời.
Nâng cao chất lượng tay nghề giáo viên: Thường xuyên thăm lớp dự giờ, kiểm tra giáo viên; tổ chức chuyên đề dạy học theo hướng chuyên sâu trong khối Bốn và khối Năm cũng như các tiết thao giảng tại trường, tạo điều kiện cho giáo viên tham dự đầy đủ những chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức để giáo viên có dịp học tập và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau từ đó giúp GV không còn lúng túng trong việc dạy học theo hướng chuyên sâu.
Thường xuyên bồi dưỡng trong ý thức GV, GV tiểu học là GV được đào tạo dạy toàn cấp. Do đó, dù được phân công giảng dạy một môn hay một số môn nhưng GV vẫn không ngừng nghiên cứu chương trình khối khác, những môn học khác để tích hợp trong việc giảng dạy những môn mình đảm trách nhằm đạt kết quả cao nhất, cũng như khi được phân công giảng dạy khối khác hay môn học khác vẫn đảm bảo giảng dạy tốt.
Nâng cao nhận thức giáo viên trong việc dạy chuyên sâu: ý thức trong việc dạy tốt phân môn mình đảm trách và làm tốt công tác giáo dục hạnh kiểm học sinh trong những lớp mà mình giảng dạy theo phương châm “mỗi giáo viên bộ môn cũng là một giáo viên chủ nhiệm”.
Trong công tác soạn giảng, yêu cầu giáo viên lên kế hoạch bài giảng cũng như nội dung bài soạn phải bám sát theo chuẩn kiến thức và kỹ năng để trong trường hợp giáo viên vắng giáo viên khác dạy thay sẽ sử dụng dễ dàng.
Thường xuyên nhắc nhở giáo viên bộ môn nếu có việc cần thiết phải nghỉ dạy, phải gửi trước giáo án cho BGH để BGH chuyển đến giáo viên dạy thay.
Nâng cao chất lượng cho từng môn học: Yêu cầu giáo viên cần chuẩn bị bài giảng thật chu đáo. Các hoạt động lên lớp được vạch ra rõ ràng và chặt chẽ. Lựa chọn các phương pháp tối ưu để giảng dạy, không dàn trải cũng không ôm đồm kiến thức hầu đảm bảo lượng kiến thức cơ bản trong một lượng thời gian nhất định (35 – 40 phút), nhất là những môn như Tập làm văn, Tập đọc, Toáùn.
Ví dụ: Khi dạy phân môn Tập làm văn với trình độ của học sinh trên địa bàn trường tiểu học Biển Bạch Đông hiện nay, có rất ít học sinh có lối hành văn hay, vì vậy nếu chỉ đơn thuần hướng các em hành văn bằng phương pháp giảng giải thì khó có thể hướng các em viết được những bài văn hay. Thế nên việc hướng dẫn học sinh quan sát cảnh thật việc thật bằng phim ảnh hoặc cảnh vật đang diễn ra trước mắt sẽ giúp các em hành văn tốt.
Trong việc dạy học theo hướng chuyên sâu sẽ có một số GV phải chấm một lượng bài nhiều hơn những GV chỉ giảng dạy trong một lớp. Tuy nhiên, cũng không đòi hỏi người GV phải chấm 100% lượng bài mình đã đưa ra, mà người GV phải biết chọn lọc những bài trong những thời điểm cần kiểm tra lại sự tiếp thu kiến thức của HS cũng như kiểm chứng lại quá trình giảng dạy của người GV nhằm điều chỉnh việc giảng dạy cho tốt hơn. Người GV có thể chấm điểm HS trong lúc thực hành, kiểm tra miệng hay kiểm tra 10 phút, 15 phút hoặc luân phiên theo tổ, nhóm như vậy sẽ giảm áp lực trong việc chẩm trả bài của người GV.
Giáo viên cần dự trù nhiều phương án giảng dạy, phân hoá đối tượng để giảng dạy
Ví dụ: Lớp có học sinh yếu nhiều thì phương án giảng dạy thay đổi, hệ thống câu hỏi có sự gợi mở nhiều hơn. Lớp có nhiều học sinh giỏi thì các bài tập nâng cao phải được chuẩn bị chu đáo.
Động viên giáo viên thiết kế nhiều tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tiết kiệm thời gian khi đứng lớp mà hiệu quả giảng dạy cao. Lên kế hoạch phân bổ thời gian hợp lý để tránh có những tiết dạy trùng giờ, với mục đích tất cả các học sinh ở các lớp đều tiếp cận công nghệ thông tin, tất cả các tiết dạy đều đảm bảo thời gian và không bị động khi thiếu phòng nghe nhìn và thiếu máy móc (Lên lịch giảng dạy có ứng dụng CNTT vào đầu tuần, khối trưởng và Hiệu phó chuyên môn kết hợp bộ phận thiết bị điều phối thời gian hợp lý để tránh có các tiết dạy trùng giờ).
Tăng cường việc kiểm tra học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, chấm trả bài thường xuyên nhằm nắm được trình độ học sinh từ đó điều chỉnh cách giảng dạy của giáo viên. Động viên giáo viên hỗ trợ nhau chấm trả bài kiểm tra nhằm phát hiện những học sinh chậm tiến của lớp mình chủ nhiệm từ đó có biện pháp giúp đỡ các em.
Lên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu chậm tiếp thu.
Phụ đạo ở 15 phút cuối giờ: Do giáo viên chủ nhiệm đảm trách, rèn học sinh từ một đến hai bài tập căn bản nhằm rèn kỹ năng tính toán hoặc đặt câu...
Phụ đạo trái buổi: Tập trung phụ đạo môn Tiếng Việt và Toán. Do giáo trong khối luân phiên phụ đạo theo phân môn ngay từ đầu năm học.
Sơ kết rút kinh nghiệm định kỳ vào từng giai đoạn thời gian và đề ra phương hướng và những giải pháp cho thời gian kế tiếp: Giữa HKI, cuối HKI, giữa HKII, cuối HKII.
Lên lịch thực hiện cụ thể cho từng thời gian:
Thời gian
Công việc
Tháng 8/2008
- Tham dự chuyên đề dạy chuyên sâu do PGD tổ chức.
Tháng 9/2008
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; Phương án dạy chuyên sâu; Khảo sát chất lượng - phân loại đối tượng học sinh.
- Trao đổi cùng Cha mẹ học sinh về giảng dạy chuyên sâu.
Tháng 10/2008
- Thực hiện chuyên đề giảng dạy chuyên sâu – thao giảng toàn trường.
Tháng 11+12/2008
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chuyên đề.
Tháng 01/2009
- Nhận định, đánh giá chất lượng HS sau HKI, rút kinh nghiệm đề ra phương hướng cho HKII.
Tháng 02/2009
- Học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
- Kiểm tra trình độ học sinh dựa trên chuẩn kiến thức.
Tháng 3+4/2009
- Chuẩn bị công tác tổng kết đáùnh giá kết quả thực hiện dạy học theo hướng chuyên sâu.
Tháng 5/2009
- Công tác tổng kết đáùnh giá kết quả thực hiện dạy học theo hướng chuyên sâu.
HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP:
Qua một năm quản lý việc thực hiện giảng dạy theo hướng chuyên sâu, bản thân nhận thấy đạt đươc những hiệu quả thiết thực:
 Về phía giáo viên:
Giáo viên có nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn môn học mình đảm trách.
Việc soạn giảng của giáo viên nhẹ nhàng hơn, giáo án được giảm bớt một số môn nên đảm bảo chất lượng hơn. Giáo viên dành được nhiều thời gian hơn để tìm tư liệu hoặc nghiên cứu cho môn mình đảm trách.
Cùng một nội dung, có thể thực hiện và rút kinh nghiệm cho những tiết học sau, giáo viên có thể chỉnh sửa ngay những thiếu sót của mình để có thể đạt được kết quả tốt cho các tiết kế tiếp.
Giáo viên vững vàng hơn trong việc giảng dạy một số môn sở trường.
Nhận được sự đồng tình và khen ngợi từ phía Cha mẹ học sinh.
Kết quả đánh giá tay nghề GV cuối năm:
Xếp loại 
Năm học: 2006-2007
Năm học: 2007-2008
Tốt
17/37
21/38
Khá
20/37
17/38
‚ Về phía học sinh:
Học sinh được học đầy đủ các môn học, không bị cắt xén và bỏ bớt những tiết cho là “môn phụ”.
Được học tập và rèn luyện các kỹ năng ở tất cả các môn học quy định trong nhà trường.
Hứng thú khi được học với nhiều cách dạy của nhiều thầy cô trong khối.
Chất lượng học sinh đồng đều hơn giữa các lớp trong cùng khối.
Kết quả HLM cuối năm (KHỐI 4):
Môn 
Xếp loại 
Năm học: 2006-2007
Năm học: 2007-2008
TV
Giỏi
31.3%
39.8%
Khá
50.4%
51.7%
Trung bình
12.6%
8.0%
Yếu
5.7%
0.5%
Toán
Giỏi
32.7%
39.8%
Khá
44.6%
45.8%
Trung bình
18.5%
13.9%
Yếu
4.2%
0.5%
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Qua việc phân tích được trình bày trên đây, cũng như qua thực tế thực hiện, bản thân thấy được kinh nghiệm về các giải pháp trong quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu có thể áp dụng được trong tất cả các trường tiểu học.
KẾT LUẬN:
Tóm lại, qua quá trình thực hiện kinh nghiệm này, bản thân nhận thấy các giải pháp để thực hiện tốt việc dạy học theo hướng chuyên sâu có nhiều ưu điểm (như đã phân tích ở phần II) và khi thực hiện đã đạt được nhiều hiệu quả, do đó có thể phổ biến rộng rãi trong các trường tiểu học.
Người thực hiện
 Lê Hiệp Định 
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: PHÓ HIỆU TRƯỞNG 
VỚI CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN 
“VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG CHUYÊN SÂU.”
Tác giả: Lê Hiệp Định 
Trường (đối với đơn vị trực thuộc phòng GD&ĐT), Tổ chuyên môn(Đối với đơn vị trực thuốcở GD&ĐT)
Phòng GD&ĐT
(hoặc trường, trung tâm, đơn vị trục thuộc sở)
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
xếp loại
-Đặt vấn đề
-Biện pháp
-Kết quả phổ biến, ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo
Đặt vấn đề
-Biện pháp
-Kết quả phổ biến, ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo 
Xếp loại chung :.....................................
 Ngày ....tháng .....năm 2009
 Hiệu trưởng
 (hoặc tổ chuyên môn )
Xếp loại chung :.........................................
 Ngày ....tháng .....năm 2009
 Thủ trưởng đơn vị 
Căn cú kết quả xét, thẩm định của hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại :....................................
	Ngày .....tháng......năm 2009
	GIÁM ĐỐC

Tài liệu đính kèm:

  • docDe tai Le Hiep Dinh.doc