Đề thi đề nghị cuối kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Lê Lai (Có đáp án)

Đề thi đề nghị cuối kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Lê Lai (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm.

 I.Đọc thành tiếng: ( 5 điểm )

 HS bốc thăm chọn 1 trong 6 bài tập đọc và trả lời một câu hỏi về nội dung bài do GV

 nêu ra.

1. Bài: Ông Trạng thả diều ( trang 104/ SGK TV4/ Tập 1).

2. Bài: Vẽ trứng ( trang 120/ SGK TV4/ Tập 1).

3. Bài: Văn hay chữ tốt ( trang 129/ SGK TV4/ Tập 1).

4. Bài: Cánh diều tuổi thơ ( trang 146/ SGK TV4/ Tập 1).

5. Bài: Kéo co ( trang 155/ SGK TV4/ Tập 1).

Bài: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi ( trang 115/ SGK TV4/ Tập 1).

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị cuối kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Lê Lai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CUỐI KÌ I. NĂM HỌC : 2011-2012
Môn : TIẾNG VIỆT.
 Lớp 4.
 ĐỀ BÀI:
KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm.
 I.Đọc thành tiếng: ( 5 điểm )
 HS bốc thăm chọn 1 trong 6 bài tập đọc và trả lời một câu hỏi về nội dung bài do GV 
 nêu ra.
Bài: Ông Trạng thả diều ( trang 104/ SGK TV4/ Tập 1).
Bài: Vẽ trứng ( trang 120/ SGK TV4/ Tập 1).
Bài: Văn hay chữ tốt ( trang 129/ SGK TV4/ Tập 1).
Bài: Cánh diều tuổi thơ ( trang 146/ SGK TV4/ Tập 1).
Bài: Kéo co ( trang 155/ SGK TV4/ Tập 1).
Bài: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi ( trang 115/ SGK TV4/ Tập 1).
 II.Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm )
 Đọc thầm bài: 
Văn hay chữ tốt.
 Thưở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
 Một hôm, có bà cụ hang xóm sang khẩn khoản :
 - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết dùm cho lá đơn, có được không ? 
 Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
 - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
 Lá đơn viết lí lẽ rõ rang, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
 Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
 Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
 Theo TRUYỆN ĐỌC 1 ( 1995 )
 *Bài tập:
 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị thầy cho điểm kém ?
 a. Vì ông viết văn chưa hay mà chữ lại xấu.
 b. Vì ông viết văn hay nhưng chữ viết xấu.
 c. Vì ông viết văn được nhưng chữ rất xấu.
2. Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận ?
 a. Ông không giúp được bà cụ giải oan chỉ vì lá đơn chữ xấu, quan không đọc được.
 b. Ông không giúp được bà cụ giải oan chỉ vì lá đơn chưa đủ sức thuyết phục quan xét xử.
 c. Ông không giúp được bà cụ giải oan chỉ vì lá đơn không được quan đọc đến.
3. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào ?
 a. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp.
 b. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ.
 c. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ trong bao lâu ?
 a. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ trong suốt mấy tuần.
 b. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ trong suốt mấy năm liền.
 c. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ trong suốt mấy tháng.
5. Câu: “ Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không ?”, được dùng để làm gì ?
 a. Để hỏi người khác.
 b. Để hỏi điều chưa biết.
 c. Để tự hỏi mình.
6. Trong câu: “ Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp” bộ phận vị ngữ là:
 a. Từ đó
 b. ông
 c. dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
7.Thành ngữ nào có nghĩa “ liều lĩnh ắt gặp tai họa”?
 a. Chơi diều đứt dây.
 b. Chơi dao có ngày đứt tay.
 c. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
8.Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “nghị lực” ?
 a. Làm việc liên tục bền bỉ .
 b. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước
 mọi khó khăn.
 c. Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ.
9. Tìm 1 tính từ có 2 tiếng đều bắt đầu bằng “ l” và đặt câu với từ vừa tìm được .
 M : Lỏng lẻo.
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
I. Chính tả : ( 5 điểm ). Nghe viết đoạn văn trong bài “ Văn hay chữ tốt ” ( SGK, TV/Tập
 1/ Trang 49).
 - Nghe, viết đầu bài và đoạn từ : “ Sáng sáng ..............cho đến: là người văn hay chữ 
 tốt ”.
II.Tập làm văn : ( 5 điểm ). 
Em hãy tả chiếc cặp của em hoặc của bạn mà em thích. ĐÁP ÁN VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM
A.KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm
I.Đọc thành tiếng: ( 5 điểm )
 - HS đọc trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc, đúng tốc độ theo qui định, biết ngắt nghỉ hơi, phát âm 
 đúng các từ khó, từ tiếng nước ngoài : 4 điểm.
 - Trả lời đúng câu hỏi GV đặt ra : 1 điểm.
 - Tùy theo mức độ sai sót của HS mà GV trừ điểm ( 0,5 đến 1 điểm. Đọc sai 2 tiếng trừ 0,5 
 điểm; đọc chậm, không rõ trừ 0,5 điểm; trả lời câu hỏi sai trừ 1 điểm ).
II.Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm )
 Đáp án :
 Câu 1 : b Câu 4: b Câu 7: b
 Câu 2: a Câu 5: a Câu 8: b
 Câu 3: c Câu 6: c 
 Từ: Câu 1 -> câu 8 : 4 điểm. Đúng mỗi câu 0,5 điểm. 
 Câu 9 : 1 điểm : 
 - Tìm đúng từ theo yêu cầu : 0,5 điểm.
 - Đặt được câu : 0,5 điểm.
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
I. Chính tả : ( 5 điểm ). 
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm.
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, trừ : 0,5 điểm.
II.Tập làm văn : ( 5 điểm ). 
- Mở bài : Giới thiệu được cái cặp : 1 điểm.
- Thân bài :+ Tả được bao quát : 1,5 điểm
 + Tả chi tiết : 1,5 điểm
- Kết bài : Nêu được cảm nghĩ : 1 điểm.
 LTN, ngày 28 tháng 11 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI TV CKI LOP 4NH 20112012.doc