Đề thi kiểm tra giữa học kì II khối 5 năm học 2009 - 2010 môn: Toán

Đề thi kiểm tra giữa học kì II khối 5 năm học 2009 - 2010 môn: Toán

PHẦN I. (4 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

 Câu 1 (1 điểm): 0,912 m3 đọc là:

 A. Không phẩy chín trăm mười hai mét khối.

 B. Chín trăm mười hai mét khối.

 C. Cả hai cách đọc trên đều đúng.

Câu 2 (1 điểm): 5400 dm3 = . m3

 A. 5,4 m3

 B. 540 m3

 C. 504 m3

Câu 3 (1 điểm): Hoàng Diệu sinh năm 1829. Vậy ông sinh vào thế kỉ thứ mấy?

 A. 18

 B. 19

 C. 20

Câu 4 (1 điểm) : 3600 giây = . giờ

 A. 2 giờ

 B. 3 giờ

 C. 1 giờ

 

doc 7 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra giữa học kì II khối 5 năm học 2009 - 2010 môn: Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Hưng Điền B
Lớp: 5. 
Tên HS: 
 ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II KHỐI 5
 	NĂM HỌC 2009 -2010
	 	MÔN: TOÁN
 	Ngày thi: 18 / 3 / 2010
 	Thời gian: 40 phút ( không kể phát đề )
PHẦN I. (4 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
 Câu 1 (1 điểm): 0,912 m3 đọc là:
 A. Không phẩy chín trăm mười hai mét khối. 
 B. Chín trăm mười hai mét khối. 
 C. Cả hai cách đọc trên đều đúng.
Câu 2 (1 điểm): 5400 dm3 = . m3
 A. 5,4 m3 
 B. 540 m3 
 C. 504 m3 
Câu 3 (1 điểm): Hoàng Diệu sinh năm 1829. Vậy ông sinh vào thế kỉ thứ mấy?
 A. 18
 B. 19
 C. 20
Câu 4 (1 điểm) : 3600 giây = .. giờ
 A. 2 giờ
 B. 3 giờ
 C. 1 giờ
 PHẦN II. (6 điểm) Làm các bài tập:
 Bài 1 (2 điểm): Đặt tính rồi tính:
 a) 3 giờ 27 phút + 6 giờ 25 phút
 b) 8 giờ 32 phút - 3 giờ 56 phút 
Bài 2 (2 điểm): Tính 
 a/ 1,4 giờ = . phút 
 b/ 180 phút = . giờ 
Bài 3 . Bài toán (2 điểm): 
 Một hình lập phương có cạnh là 2,5 mét. 
 a/ Tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó?
 b/ Tính thể tích hình lập phương đó? 
 Bài giải
. ..
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN KHỐI 5
PHẦN I: Khoanh đúng mỗi câu đạt 1 điểm
Câu 1: Câu A.
Câu 2: Câu A 
Câu 3: Câu B
Câu 4: Câu C
PHẦN II.
Bài 1: (1 điểm)
 - Mỗi câu đúng đạt 1 điểm
 a/ 9 giờ 52 phút
 b/ 4 giờ 26 phút 
Bài 2: Tính đúng mỗi câu đạt 1 điểm
 a/ 84 phút
 b/ 3 giờ
Bài 3 ( 2 điểm) 
 Bài giải
 a/ Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: ( 0,25 điểm )
 2,5 x 2,5 x 6 = 37,5 ( m2 ) ( 0,5 điểm )
 b/ Thể tích hình lập phương đó là: ( 0,25 điểm )
 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 (m3 ) ( 0,5 điểm )
 Đáp số: 37,5 m2 ( 0,25 điểm )
 15,625 m3 ( 0,25 điểm )
 * Lưu ý:
 Bài toán. Nếu lời giải sai phép tính đúng không đạt điểm
 ****** HẾT******
Trường TH Hưng Điền B
Lớp : Năm
Tên:
 ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II KHỐI 5
 	NĂM HỌC 2009 - 2010
Đọc
 MÔN THI: TIẾNG VIỆT
 NGÀY THI: 19 / 3 / 2010
Viết
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (5 điểm )
 * Nội dung kiểm tra: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 115 tiếng thuộc các bài qui định sau (giáo viên chọn các đoạn văn trong 5 bài qui dịnh, ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng) Sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
 *Các bài qui định:
 - Thái sư Trần Thủ Độ (trang 15)
 - Trí dũng song toàn (trang 25)
 - Tiếng rao đêm (trang 30)
 - Phân xử tài tình (trang 46)
 - Hộp thư mật (trang 62)
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: ( 5 điểm ) Thời gian: 25 phút
 *Đọc thầm bài “ Lập làng giữ biển ” TV5 tập 2 trang 36
Lập làng giữ biển
 Nhụ nghe bố nói với ông:
 - Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thẳng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra:
 - Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
 - Ngay cả chết cũng cần ông chết ở đấy.
 Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:
 - Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như tỏa ra hơi muối.
 Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
 - Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?
 Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.
 - Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang .
 Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ: 
 - Thế nào con, đi với bố chứ?
 - Vâng! Nhụ đáp nhẹ.
 Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mỏm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời.
 Trần Nhuận Minh
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho từng câu hỏi sau đây:
Câu 1:Bài văn trên có mấy đoạn?
2 đoạn
3 đoạn.
4 đoạn
Câu 2: Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
 a. Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo. 
 b. Di dân đến thành phố mới. 
 c. Đưa ông ra giữ đảo một mình.
Câu 3: Bố Nhụ, ông Nhụ và Nhụ ai là người có ý kiến lập làng ngoài biển?
 a. Ông Nhụ.
 b. Nhụ.
 c. Bố Nhụ. 
Câu 4. Em hiểu dân chài là thế nào?
 a. Là người dân làm nghề đánh cá.
 b. Làng xóm quen biển.
 c. Là người bán chài lưới.
Câu 5 : Câu nào đúng nghĩa với vế câu sau: Nếu bạn Lan cố gắng học tập ....
a. thì bạn Lan đạt kết quả cao.
b. thì bạn Lan sẽ thi trượt.
c. Cả hai ý trên.
 ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II KHỐI 5
 NĂM HỌC 2009 -2010
 Môn: Tiếng Việt ( phần viết )
 Ngày thi: / ./ 2009
 I. CHÍNH TẢ: ( 5 điểm – thời gian: 15 phút )
 *Giáo viên đọc cho học sinh viết:
 Trí dũng song toàn
 Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.
 Thi hài Giang Văn Minh được vua đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng:
 - Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
 Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống , sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống.”
 II. TẬP LÀM VĂN: ( 5 điểm – Thời gian: 35 phút )
 Đề: Hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
* Lưu ý: 
- GV cho học sinh viết trên giấy kẻ ô li sau đó bấm vào bài thi đọc.
- Khi thi môn Tiếng việt GV không được cho Học sinh mở sách Giáo khoa. 
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 5
I. KIỂM TRA ĐỌC: 10 ĐIỂM
1. Đọc thành tiếng: 5 điềm 
 - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm 
 Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm
 Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm
I/ĐỌC THÀNH TIẾNG : ( 5 điểm)
* Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào yêu cầu sau:
- Đọc đúng các tiếng, đúng từ 1 điểm
Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng: 0,5 điểm
Đọc sai từ 4 tiếng trở lên: 0 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng , ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
-Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm
-Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
-Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1,5 phút ): 1 điểm
Đọc từ trên 1,5 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm
-Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm
Trả lời chưa đủ ý hoặêc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0,5 điểm
2. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm 
 	*Giáo viên nêu yêu cầu học sinh đọc kĩ rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng; mỗi câu trả lời đúng đạt: 0,5 điểm
Câu 1: ýâc Câu 2: ýa 
Câu 3: ýc Câu 4: ý a Câu 5: ýâa 
II. KIỂM TRA VIẾT: 10 ĐIỂM
1. Chính tả: 5 điểm 
 	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả đạt: 5 điểm
 	 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết: ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định, ) trừ 0,5 điểm
 Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bài bẩn, trừ 1 điểm cho toàn bài.
2. Tập làm văn: 5 điểm 
 	* Yêu cầu cần đảm bảo: 
 	- Viết bài văn đồ vật đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên
 	- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
 - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho mức điểm như sau: 4,5 – 4 - 3,5 – 3- 2,5 - 2 - 1,5 - 1- 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI GIUA HKII.doc