I. MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
- Thông qua hoạt động nghe nhạc giúp HS từng bước phát triển cảm thụ âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, nhí nhảnh, trong sáng của bài hát.
- Bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ họa cho bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TUẦN 25 TIẾT 25 HỌC HÁT: BÀI CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ NHẠC VÀ LỜI: TÂN HUYỀN I. MỤC TIÊU - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài - Giáo dục HS tính siêng năng, ngoan ngoãn và tinh thần chăm học, chăm làm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất nhí nhảnh, trong sáng tác của bài hát. - Bảng phụ chép sẵn lời ca 1. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát và tranh ảnh minh họa cho bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nghe giai điệu một trong các bài hát đã ôn ở tiết trước. HS nhắc tên bài hát, và hát ôn lại bài hát đồng thanh theo hướng dẫn của GV để kết hợp khởi động giọng đầu tiết học. 3. Bài mới: Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục làm quen và tìm hiểu về biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.Biết vỗ tay hoặc gõ đệm cho bài hát. Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.; qua bài : Quả ( tiếp theo ). - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng . Hoạt động 1: Dạy bài hát Chị Ong Nâu và em bé (lời 1). - GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: - Với nét nhạc trong sáng, vui tươi, nhí nhảnh nhạc sĩ Tân Huyên đã kể về một em bé và một chị Ong Nâu siêng năng chăm chỉ. Qua đó như muốn nhắc nhở các em hãy học theo em bé và chị Ong Nâu để luôn xứng đáng là những người con ngoan, trò giỏi. - Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát). - Cho HS xem tranh minh họa bài hát. - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca 1 đồng thanh theo tiết tấu. - Dạy hát: Dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. Chú ý các tiếng có luyến trong bài như: Chú Gà trống, ông mặt trời, GV cần hướng dẫn kĩ để HS hát đúng yêu cầu. - Tập xong, cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng). - Có thể cho HS luyện hát theo dạng lĩnh xướng, nghĩa là một em hát đoạn đầu từ “ Chị Ong ... đã thấy chị bay”, đoạn còn lại cả lớp cùng hát. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng Ong (GV thực hiện mẫu): Chị Ong Nâu nâu nâu nâu - Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca: Chị Ong Nâu nâu nâu nâu - Lưu ý hướng dẫn HS hát nhấn mạnh vào các phách mạnh của nhịp 2 và gõ đệm đúng yêu cầu. 4. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; cả lớp hát đồng thanh lời 1 bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm). - Giáo dục HS tính siêng năng, ngoan ngoãn và tinh thần chăm học, chăm làm. - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát; thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học; đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn. - Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát: Chị Ong Nâu và em b - HS ngồi ngay ngắn,lắng nghe. - Học sinh lên bảng thực hiện kiểm tra của giáo viên . - Cả lớp theo dõi và nhận xét kết quả của bạn - Học sinh lắng nghe giới thiệu bài . - Học sinh nhắc lại tựa bài học - Nghe gõ nhịp hoặc nghe GV hát. - Xem tranh minh họa. - Đpọc lời ca 1 theo tiết tấu. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý để hát những tiếng có luyến trong bài mà GV đã lưu ý. - Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát đối đáp nối tiếp. Hát thể hiện tính chất vui tươi, nhí nhảnh, phát âm rõ lời, gọn tiếng. - Một em hát đoạn đầu sau đó cả lớp hát đoạn còn lại. Thực hiện vài lần cách hát này. - Nghe và xem GV thực hiện mẫu. - HS thực hiện theo (sử dụng thanh phách). - Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca (sử dụng thanh phách). - Chú ý hát và gõ đệm đúng theo hướng dẫn của GV. - HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả. - Cả lớp hát đồng thanh lời 1 bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm). - Biểu dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học. -HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. =========T]T======== TUẦN 26 TIẾT 26 HỌC HÁT: BÀI CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ (LỜI2) NGHE NHẠC I. MỤC TIÊU - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa. - Thông qua hoạt động nghe nhạc giúp HS từng bước phát triển cảm thụ âm nhạc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, nhí nhảnh, trong sáng của bài hát. - Bảng phụ chép sẵn lời ca. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ họa cho bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: - HS nghe giai điệu nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, tác giả. Cả lớp đứng lên hát ôn lời 1 bài hát Chị Ong Nâu và em bé, hát kết hợp vỗ tay theo nhịp và tiết tấu lời ca. GV nhận xét. 3. Bài mới: Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục làm quen và tìm hiểu về Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. qua bài : Chị Ong Nâu và em bé (lời2) - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng . Hoạt động 1: Dạy bài hát Chị Ong Nâu và em bé (lời 2) - Cho HS nghe hát mẫu (nghe băng hoặc GV hát). - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca 2: độc đồng thanh lời 2 theo tiết tấu. - Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài (như đã hướng dẫn lời 1). Lưu ý những tiếng có luyến trong lời 2 như: Hoa nở, đi tìm mật. - Tập xong lời 2, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng). - Cho HS hát ôn cả hai lời bằng những hình thức: Hát đồng thanh, nhóm – dãy, cá nhân, hát đối đáp từng câu, ... - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, tiết tấu lời ca cả hai lời (sử dụng nhạc cụ gõ đệm: Trống nhỏ, song loan, thanh phách). Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa. - Hướng dẫn HS hát và vận động phụ họa (GV thực hiện động tác mẫu). Cụ thể: - Lời 1 Câu 1 và 2: Nhún chân sang trái, sang phải theo nhịp. Hai tay vẫy ngang hai bên như động tác chim bay, nghiên nhẹ người hai bên theo nhịp chân. Câu 3: Hai tay đưa lên miệng thành hình loa giả động tác Gà gáy. Chân vẫn nhún đều như ở câu 1. Câu 4: Hai tay đưa thẳng lên cao chếch hình chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau, đầu nghiên bên trái, phải theo nhịp. Câu 5 và 6: Động tác như câu 1 và 2. Câu 7 và 8: Vỗ tay kết hợp nghiên đầu bên trái, phải theo nhịp. Câu 9 và 10: Động tác như câu 1 và 2. Câu 11 và 12: Đưa hain tayb ôm chéo trước ngực, nghiên người bên trái, phải nhẹ nhàng theo nhịp. - Lời 2 Thực hiện như các động tác của lời 1, chỉ thay đổi: Câu 3 thực hiện giống câu 4. - GV cũng có thể gợi ý để HS tự nghĩ thêm những động tác nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của các em. - Sau khi hướng dẫn từng động tác, GV cho HS luyện tập vài lần để nhớ thực hiện thuần thục hơn. Hoạt động 3: Nghe nhạc. - GV nhắc HS tư thế và thái độ khi nghe hát hoặc nghe nhạc. - Cho HS nghe hát một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca (có thể thay thế bằng một trích đoạn nhạc không lời). GV cần giới thiệu tên bài hát, tác giả trước khi cho HS nghe. - Có thể đặt một vài câu hỏi sau khi HS nghe xong để giúp HS cảm thụ tác phẩm một cách đầy đủ hơn qua đó từng bước nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc ở các em. Ví dụ: Nhịp điệu bài hát nhanh hay chậm, vui tươi sôi nổi hay êm dịu nhẹ nhàng? Nội dung bài hát nói về đều gì? Em nghe giai điệu có hay không? ...Sau đó GV có thể tóm lược lại về nội dung, hình thức âm nhạc của bài hát để HS nắm được. - Nếu còn thời gian có thể cho HS nghe lại một lần nữa. 4. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả, qua bài hát giáo dục HS điều gì? Cả lớp hát đồng thanh lại bài theo hướng dẫn của GV. - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện tình được tình cảm, sắc thái vui tươi, biết thể hiện các động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực khi học hát và nghiêm túc khi nghe nhạc; đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau. - Dặn HS về học thuộc bài hát: Chị Ông Nâu và em bé. - HS ngồi học ngay ngắn, lắngnghe. - Học sinh lên bảng thực hiện kiểm tra của giáo viên . - Cả lớp theo dõi và nhận xét kết quả của bạn - Học sinh lắng nghe giới thiệu bài . - Học sinh nhắc lại tựa bài học - Đọc lời ca theo tiết tấu (lời 2). - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Luyện hát nhiều lần để thuộc lời ca. - Hát nối hai lời theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh theo dãy – nhóm, cá nhân,... Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. Hát thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng. - Hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu lời ca theo hướng dẫn. - Xem GV thực hiện hát mẫu. - HS thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng, chuẩn xác. Câu 1 và 2: Nhún chân sang trái, sang phải theo nhịp. Hai tay vẫy ngang hai bên như động tác chim bay, nghiên nhẹ người hai bên theo nhịp chân. Câu 3: Hai tay đưa lên miệng thành hình loa giả động tác Gà gáy. Chân vẫn nhún đều như ở câu 1. Câu 4: Hai tay đưa thẳng lên cao chếch hình chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau, đầu nghiên bên trái, phải theo nhịp. Câu 5 và 6: Động tác như câu 1 và 2. Câu 7 và 8: Vỗ tay kết hợp nghiên đầu bên trái, phải theo nhịp. Câu 9 và 10: Động tác như câu 1 và 2. Câu 11 và 12: Đưa hain tayb ôm chéo trước ngực, nghiên người bên trái, phải nhẹ nhàng theo nhịp. - Hsi thực hiện theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng, chuẩn xác - Thực hiện như các động tác của lời 1, chỉ thay đổi: Câu 3 thực hiện giống câu 4. - GV cũng có thể gợi ý để HS tự nghĩ thêm những động tác nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của các em. - Sau khi hướng dẫn từng động tác, GV cho HS luyện tập vài lần để nhớ thực hiện thuần thục hơn. + HS ngồi ngay ngắn, thái độ nghe nhạc nghiêm túc. - Các em cũng có thể nghĩ thêm những động tác khác để thể hiện cho phú hơn. - HS nghe tác phẩm và nghe GV giới thiệu. - Luyện hát kết hợp vận động phụ họa vài lần cho đều và thuần thục hơn. - Trả lời các câu hỏi của GV. - Nghe GV tóm tắt nội dụng, hình thức âm nhạc của tác phẩm. - Nghe lại lần thứ hai. - HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả. - Cả lớp hát đồng thanh lời 1 bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm). - Biểu dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện ... g dẫn HS trò chơi (đã dặn dò HS chuẩn bị ở tiết học trước về nội dung). Chia lớp thành 2 hoặc 3 dãy (nhóm). Từng nhóm lần lượt hát bài hát có tên con vật. Nhóm này hát xong một bài, nhóm tiếp theo sẽ hát nhưng không được hát lại những bài mà các nhóm trước đã trình bày. Nhóm nào hát được nhiều bài nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc trong trò chơi này. - Mỗi nhóm có thể lựa chọn hình thức hát tập thể hay cá nhân trong từng bài hát. - GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tên bài hát vừa học tác giả; cả lớp hát đồng thanh bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm). - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát, thái độ tích cực khi học hát và trong hoạt động trò chơi; nhắc nhở những HS chưa tích cực trong các hoạt động của tiêt học cần cố gắng hơn. - Dặn HS về học thuộc bài hát vừa học. - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe. - Nghe hoặc nghe GV hát. - Xem tranh minh họa. - Đọc lời ca theo tiết tấu. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát đối đáp nối tiếp. Hát thể hiện tình cảm của bài hát. - Nghe và xem GV thực hiện mẫu. - HS thực hiện theo (sử dụng song loan, thanh phách đệm theo bài hát). - Chuẩn bị các bài hát có tên các con vật mà GV đã dặn ở tiết học trước. - Nghe hướng dẫn và tham gia trò chơi thật tích cực để ghi đểm cho dãy của mình. - HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả. - Cả lớp hát đồng thanh lời 1 bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm). - Biểu dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học. -HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. =========T]T======== TUẦN 33 TIẾT 33 - ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC - TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT - NGHE NHẠC I. MỤC TIÊU - Tập biểu diễn một vài bài hát đã học. - Biết tên nốt nhạc , hình nốt và vị trí các nốt trên khuông nhạc - Thông qua hoạt động nghe nhạc giúp HS phát triễn khả năng cảm thụ âm nhạc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. - Bảng phụ có kẽ sẵn khuông nhạc. - Bài hát (hoặc bản nhạc) cho HS nghe. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiêmtra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát, tác giả đã học ở tiết trước; cả lớp hát ôn bài hát do địa phương tự chọn, kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát hoặc hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng. 3. Bài mới: Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục làm quen và tìm hiểu về biết ôn lại và tập biểu diễn một số bài hát đã học. Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạcqua bài : Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng . Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc. - GV treo bảng phụ kẻ khuông nhạc, khoá Son và các nốt nhạc với hình nốt khác nhau. - Trước hết, cho HS ôn lại tên các nốt nhạc, gồm 7 nốt: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, si. - Cho HS ôn các hình nốt đã học: hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép (sử dụng các hình nốt bằng bìa cứng để HS tập nhận biết). - Cho HS luyện nói tên các nốt nhạc trên bảng theo thứ tự. Ví dụ: GV chỉ vào từng nốt để HS nói: nốt Son đen, nốt Son trắng, nốt La đen, nốt Mi trắng, nốt Đô đen,... - Ngược lại GV có thể ghi dưới khuông nhạc (hoặc nói tên các nốt nhạc và gọi HS len viết lại nốt nhạc trên khuông đúng vị trí và hình nốt (như đã hướng dẫn ở tiết 29). Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát đã học theo hình thức hát “liên khúc”. - GV chọn 3 đến 6 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 em. Cho các nhóm tự hội ý để chuẩn bị biểu diễn 2, 3 bài hát mà các em đã được học trong năm. Cách thức biểu diễn như sau: + Các em sẽ lên hát các bài hát đã chọn và hát nối chúng lại với nhau thành một liên khúc từ bài này sang bài khác (trong phạm vi 3 bài, GV có thể thực hiện mẫu). + Nếu có thể kết hợp các động tác vận động phụ hoặc sáng tạo thêm các động tác khác càng tốt. + Lần lượt từng nhóm lên biểu diễn theo thứ tự đã bốc thăm. - GV nhậm xét. Hoạt động 3: Nghe nhạc. - GV nhắc HS tư thế và thái độ nghiêm túc khi nghe hát hoặc nghe nhạc. - Cho HS nghe một bài hát tiếu nhi chọn lọc hoặc một trích đoạn nhạc không lời. GV cần giới thiệu tên bài hát, tác giả trước khi cho HS nghe. - Có thể đặt một vài câu hỏi sau khi HS nghe xong để giúp HS cảm thụ tác phẩm một cách đầy đủ hơn qua đó từng bước nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc ở các em.Ví dụ Nhịp điệu bài hát nhanh hay chậm, vui tươi, sôi nổi hay êm dịu nhẹ nhàng? Nội dung bài hát nói về điều gì? Em nghe giai điệu có hay không? - Sau đó GV có thể tóm lược lại về nội dung, hình thức âm nhạc của bài hát để HS đoán được. - Cho các em nghe lại một lần nữa. 4. Củng cố – Dặn dò GV nhận xét, khen những HS hoàn thành và hoàn thành tốt nội dung tiết học, thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học; đồng thời nhắc nhở những em chưa hoàn thành các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau. - HS theo dõi. - Ôn tập các nốt nhạc đã học. - Ôn các hình nốt đã học nhìn vào các hình nốt và nói tên. - Luyện nói tên nốt, hình nốt trên khuông: đồng thanh, dãy, cá nhân,... - HS lên viết tên các nốt trên khuông theo yêu cầu của GV. - Nghe GV hướng dẫn. - Từng nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp. Cố gắng chuẩn bị kĩ để biểu diễn các bài hát một cách thuần thục, duyên dáng. - Ngồi ngay ngắn, thái độ nhạc nghiêm túc. - HS nghe tác phẩm và nghe giới thiệu về tác phẩm. - Trả lời các câu hỏi của GV. - Nghe GV tóm tắt nội dung, hình thức âm nhạc cảu tác phẩm. Nghe lại lần thứ 2. - HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả. - Cả lớp hát đồng thanh lời 1 bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm). - Biểu dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học. -HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. =========T]T======== TUẦN 34 TIẾT 34 ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN BÀI HÁT I. MỤC TIÊU - Ôn tập một số bài hát đã học ở học kỳ I và tập biểu diễn các bài hát đó. - HS có thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Máy nghe, băng nhạc. - Bảng phụ kẻ sẵn khuông nhạc. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm (song loan, thanh phách, trống nhỏ,...). - Tranh ảnh minh họa các bài hát đã học trong năm. III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn dịnh lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra: Ôn tập các bài hát đã học - GV có thể dùng tranh ảnh minh hoạ, kết hợp cho HS nghe giai điệu để nhận bết tên các bài hát đã học trong năm học. - Mời từng nhóm hoặc cá nhân lên kiểm tra hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vận động phụ họa theo bài hát. GV có thể mở băng hoặc đệm đàn cho HS trong quá trình các em biểu diễn. Ôn tập các nốt nhạc - Giúp HS ôn lại tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt nhạc đã học trên khuông nhạc khoá Son thông qua hoạt động trò chơi, đố vui bằng khuông nhạc bàn tay hoặc nhận biết tren bảng phụ,... - Động viên HS mạnh dạn và tự tin khi lên biểu diễn và tích cực trong các hoạt động của tiết học. 3. Nhận xét – Dặn dò - GV nhận xét, đánh giá năng lực và kết quả học tập của từng em. Đối với những trường hợp chưa hoàn thành hết các yêu cầu của bộ môn, GV nên kiểm tra thêm để biết những tiến bộ hay chưa tiến bộ của HS và động viên các em tiếp tục hoàn thành bài học. - Khen ngợi những em đã hoàn thành tốt yêu cầu của môn học, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở năm học tới. - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và cố gắng trả lời đúng tên các bài hát đã học (nêu tên bài hát, tác giả, xuất xứ bài hát nếu là dân ca). - Từng nhóm hay cá nhân lên kiểm tra hát các bài hát đã học theo hướng dẫn của GV. - Ôn lại các nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son theo hướng dẫn của GV. - HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm, cá nhân). - HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả. - Cả lớp hát đồng thanh lời 1 bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm). - Biểu dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học. -HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. =========T]T======== TUẦN 35 TIẾT 35 ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN BÀI HÁT I. MỤC TIÊU - Ôn tập một số bài hát đã học ở học kỳ I và tập biểu diễn các bài hát đó. - HS có thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Máy nghe, băng nhạc. - Bảng phụ kẻ sẵn khuông nhạc. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm (song loan, thanh phách, trống nhỏ,...). - Tranh ảnh minh họa các bài hát đã học trong năm. III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn dịnh lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra: Ôn tập các bài hát đã học - GV có thể dùng tranh ảnh minh hoạ, kết hợp cho HS nghe giai điệu để nhận bết tên các bài hát đã học trong năm học. - Mời từng nhóm hoặc cá nhân lên kiểm tra hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vận động phụ họa theo bài hát. GV có thể mở băng hoặc đệm đàn cho HS trong quá trình các em biểu diễn. Ôn tập các nốt nhạc - Giúp HS ôn lại tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt nhạc đã học trên khuông nhạc khoá Son thông qua hoạt động trò chơi, đố vui bằng khuông nhạc bàn tay hoặc nhận biết tren bảng phụ,... - Động viên HS mạnh dạn và tự tin khi lên biểu diễn và tích cực trong các hoạt động của tiết học. 3. Nhận xét – Dặn dò - GV nhận xét, đánh giá năng lực và kết quả học tập của từng em. Đối với những trường hợp chưa hoàn thành hết các yêu cầu của bộ môn, GV nên kiểm tra thêm để biết những tiến bộ hay chưa tiến bộ của HS và động viên các em tiếp tục hoàn thành bài học. - Khen ngợi những em đã hoàn thành tốt yêu cầu của môn học, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở năm học tới. - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và cố gắng trả lời đúng tên các bài hát đã học (nêu tên bài hát, tác giả, xuất xứ bài hát nếu là dân ca). - Từng nhóm hay cá nhân lên kiểm tra hát các bài hát đã học theo hướng dẫn của GV. - Ôn lại các nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son theo hướng dẫn của GV. - HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm, cá nhân). - HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả. - Cả lớp hát đồng thanh lời 1 bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp gõ đệm). - Biểu dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học. -HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
Tài liệu đính kèm: