Giáo án Âm nhạc lớp 4 cả năm - Giáo viên : Mai Thị Chung - Trường Tiểu học Tân lập

Giáo án Âm nhạc lớp 4 cả năm - Giáo viên : Mai Thị Chung - Trường Tiểu học Tân lập

Tiết 1: Ôn tập 3 bài hát và ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3

I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3 : Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng .

- Biết hát kết hợp vỗ tay ( gõ) đệm hoặc vận động theo bài hát.

* Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca

* Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học.

- GDHS yêu thích ca hát và say mê Âm nhạc

II/ Chuẩn bị :

+ Tranh ảnh SGK

 + Tranh “Âm nhạc lớp 3” ghi các ký hiệu âm nhạc.

 + Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ. SGK

III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

 Ôn tập các bài hát và ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.

* Hoạt động 1 : Ôn tập 3 bài hát : Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.

 - Cho HS khởi động giọng. HS thực hiện luyện thanh.

 + Bức tranh đầu ở trang 3 minh họa cho bài hát nào ?

 ( Quốc ca Việt Nam )

 - GV mở nhạc cho lớp hát đồng thanh.

 - HS hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.

 + Cho nhận xét, tuyên dương.

 + Bức tranh thứ hai minh họa cho bài hát nào ?

 ( Bài ca đi học ).

 - GV mở nhạc cho HS hát Đồng thanh kết hợp gõ đệm theo nhịp .

- HS hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.

 - Cho nhận xét, tuyên dương.

+ Bức tranh thứ 3 minh họa cho bài hát nào?

 ( Cùng múa hát dưới trăng )

- GV mở nhạc cho HS hát ĐT kết hợp vận động phụ họa

- HS hát theo tốp nhóm, cá nhân.

+ Cho nhận xét, tuyên dương .

 

doc 72 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc lớp 4 cả năm - Giáo viên : Mai Thị Chung - Trường Tiểu học Tân lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc 
Tiết 1: Ôn tập 3 bài hát và ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3 : Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng .
- Biết hát kết hợp vỗ tay ( gõ) đệm hoặc vận động theo bài hát.
* Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
* Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học.
- GDHS yêu thích ca hát và say mê Âm nhạc
II/ Chuẩn bị :
+ Tranh ảnh SGK
 + Tranh “Âm nhạc lớp 3” ghi các ký hiệu âm nhạc.
 + Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ. SGK
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
 Ôn tập các bài hát và ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
* Hoạt động 1 : Ôn tập 3 bài hát : Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. 
 - Cho HS khởi động giọng. HS thực hiện luyện thanh.
 + Bức tranh đầu ở trang 3 minh họa cho bài hát nào ?
 ( Quốc ca Việt Nam )
 - GV mở nhạc cho lớp hát đồng thanh.
 - HS hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
 + Cho nhận xét, tuyên dương.
 + Bức tranh thứ hai minh họa cho bài hát nào ? 
 ( Bài ca đi học ).
	 - GV mở nhạc cho HS hát Đồng thanh kết hợp gõ đệm theo nhịp .
- HS hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
	 - Cho nhận xét, tuyên dương.
+ Bức tranh thứ 3 minh họa cho bài hát nào? 
 ( Cùng múa hát dưới trăng )
- GV mở nhạc cho HS hát ĐT kết hợp vận động phụ họa
- HS hát theo tốp nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương .
*Hoạt động 2 : Ôn tập một số ký hiệu ghi nhạc.
 + Các em đã học những ký hiệu ghi nhạc nào ở lớp 3 ?
 ( HSTL : Khuông nhạc, khóa son, hình nốt nhạc, )
 + Có mấy tên nốt nhạc ? Hãy kể tên các nốt nhạc ? 
 ( HSTL : Có 7 tên nốt nhạc : ĐÔ, RÊ, MI, PHA, SON, LA, SI.)
 + Em biết những hình nốt nhạc nào ?
 ( HSTL : Hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen ) .
 - GV chỉ từng nốt nhạc trên khuông cho HS tập nói trên nốt nhạc .
 - HS tập nói tên nốt nhạc theo tay GV chỉ trên khuông nhạc.
 - GV cho HS tập viết tên nốt nhạc trên khuông .
 - HS tập viết : Son đen, Son trắng, La móc đơn, Mi đen, Đô trắng.
* Trò chơi Âm nhạc : HS thực hiện chơi theo sự HD của GV : 
 Cho đại diện 4 nhóm lên viết ở khuông nhạc có khóa Son các nốt : ĐÔ, RÊ, MI SON với hình nốt đen. Đội nào viết nhanh, đúng, đẹp là thắng cuộc.
 - Cho nhận xét.Tuyên dương.
* Hoạt động cuối :
 - Mở nhạc cho HS hát kết hợp vận động tại chỗ bài : Cùng múa hát dưới trăng.
 - Về nhà ghi nhớ nốt nhạc đã học để chuẩn bị cho tiết học sau
 ( Bài tập 1, 2 trang 4 .)
 - Nhận xét tiết học.
 * HS nhớ và viết được một số ký hiệu ghi nhạc đã học.
 RÚT KINH NGHIỆM :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
 Tiết 2 : Học hát : Bài Em yêu hòa bình
 Nhạc và lời : Nguyễn Đức Toàn
I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
 - HS biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 * Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
 * Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
 - Qua bài hát giáo dục HS lòng yêu hòa bình, yêu quê hương, đất nước.
II / Chuẩn bị :
 + Tranh minh họa cho bài hát, tranh ảnh phong cảnh quê hương đất nước.
 + Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
 + Máy cát sét, đĩa nhạc có lời – không lời.
 III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
 Học hát : Bài Em yêu hòa bình
* Hoạt động 1 : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dạy hát.
- Treo tranh. HS quan sát tranh và TLCH.
- Ghi tựa bài, HS nhắc lại tựa bài .
- GV mở máy cho HS nghe hát mẫu ( Hoặc GV hát mẫu ). HS lắng nghe.
+ Hãy nêu cảm nghĩ của em khi nghe bài Em yêu hòa bình ?
( HSTL : Giai điệu vui tươi, t/c âm nhạc êm ái, nhẹ nhàng,...)
 - Cho HS luyện thanh.
 - HD đọc lời ca. HS đọc từng câu theo tiết tấu lời ca.
 - Dạy từng câu theo lối móc xích đến hết bài. 
 - HS học hát từng câu theo HD .
 - HS hát lại cả bài theo ĐT.
 - HS hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
 + Cho nhận xét, tuyên dương .
*Hoạt động 2 :
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách :
 Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam, yêu từng gốc đa, bờ tre...
Nhịp : x	 x	 x	 x	 x	 x x 
Phách: x x x x x x xx	 x x x x x ...
 - HS hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
 + Cho nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi âm nhạc : HS thực hiện chơi theo sự HD của GV
* Hoạt động cuôí :
- Chia lớp làm 4 nhóm : Mỗi nhóm hát 1 câu :
 + Nhóm 1 : Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam
 + Nhóm 2 : Yêu từng gốc đa bờ tre đường làng
 + Nhóm 3 : Em yêu xóm làng nơi mà em khôn lớn 
 + Nhóm 4 : Yêu những mái trường rộn rã lời ca 
 + Cả lớp hòa giọng : Em yêu dòng sông .......cho đến hết bài.
 + Bài hát viết về điều gì ?
 ( Bài hát viết về hòa bình )
 + Hãy kể tên một vài bài hát nói về chủ đề hòa bình ?
 ( Hòa bình cho bé của Huy Trân, Bầu trời xanh của Nguyễn Văn Quỳ. Tiếng chuông và ngọn cờ của Phạm Tuyên . Chúng em cần hòa bình của Hoàng Long – Hoàng lân ., ...) 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc lời của bài hát và hát theo giai điệu của bài
* Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát
 * Hát kết hợp vỗ tay (gõ) đệm theo nhịp, theo phách .
- Xem lại bài tập trang 4, trang 6 / SGK.
RÚT KINH NGHIỆM :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 3 : - Ôn tập bài hát : Em yêu hòa bình.
 - Bài tập cao độ và tiết tấu.
I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
* Nhận biết các nốt Đô, Mi, Son, La trên khuông nhạc.
* Biết đọc nốt nhạc theo cao độ và tiết tấu.
- GDHS say mê hát nhạc.
II / Chuẩn bị :
 - GV : + Máy cát sét, đĩa nhạc .
 + Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
 + Một vài động tác vận động phụ họa phù hợp với bài hát.
 + Bảng phụ chép BT cao độ, BT tiết tấu.
- HS : SGK âm nhạc 4, vở ghi bài.
III / Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
- Ôn tập bài hát : Em yêu hòa bình
 - Bài tập cao độ và tiết tấu.
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Em yêu hòa bình.
- Tiết trước em học âm nhạc bài gì ? 
( Bài Em yêu hòa bình)
- GV ghi tựa bài . HS nhắc lại tựa bài.
- Cho HS luyện thanh.
- GV mở nhạc cho HS hát lại bài hát ĐT 1 lần.
- Chia lớp 2 dãy bàn: Nửa lớp hát, nửa lớp gõ đệm theo tiết tấu và ngược lại.
* Hoạt động 2 : 
- HDHS hát kết hợp động tác phụ họa : HS thực hiện theo :
+ Từ câu 1 đến câu 4 : Kiễng 2 chân rồi nhún chân theo phách.
+ Từ câu 5 đến hết bài : Nghiêng người sang trái rồi nghiêng người sang phải theo nhịp.
* Hoạt động 3 : Bài tập cao độ và tiết tấu.
a/ GV giới thiệu cho HS biết các nốt Đô, Mi, Son, La trên khuông và tập đọc đúng cao độ :
+ HS đọc từng nốt theo tay GV chỉ trên khuông nhạc các nốt Đô, Mi, Son,La :
b/ Cho HS luyện tập tiết tấu ở SGK. Thay thế bằng các âm tượng thanh (Tiếng trống) :
+ HS tập vỗ tay(gõ) đệm tiết tấu ( Miệng bắt chước tiếng trống)
c/ Cho HS luyện tập cao độ và tiết tấu : Làm quen với BT âm nhạc :
- GV đính bảng phụ :
+ Gọi HS nói tên nốt . HS nêu tên nốt có trên khuông nhạc.
- GV đọc mẫu .
- HS đọc theo ngón tay gõ theo phách, ( tương ứng nốt đen và lặng đen)
- HS luyện đọc theo tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương. 
*Hoạt động cuối :
 - GV mở nhạc, cả lớp hát lại bài Em yêu hòa bình kết hợp vận động nhún chân theo nhịp.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà có băng đĩa nhạc lớp 4 mở nghe và hát theo.Hát theo giai điệu và đúng lời ca. Hát kết hợp vận động phụ họa .
 * Luyện tập về đọc các nốt nhạc theo cao độ và tiết tấu ở SGK trang 6 .
RÚT KINH NGHIỆM :
..
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 4 : - Học hát :Bài Bạn ơi lắng nghe
 Dân ca Ba – na
 Sưu tầm và dịch lời : Tô Ngọc Thanh.
 - Kể chuyện âm nhạc : Tiếng hát Đào Thị Huệ.
I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết nội dung câu chuyện : Tiếng hát Đào Thị Huệ.
* Biết đây là bài dân ca của dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên.
* Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
II / Chuẩn bị :
 + Tranh minh họa cho bài hát. Bản đồ Việt Nam.
+ Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
+ Máy cát sét, đĩa nhạc lớp 4 .
III / Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 - Học hát bài : Bạn ơi lắng nghe.
- Kê chuyện âm nhạc : Tiếng hát Đào Thị Huệ.
* Hoạt động 1 : Học hát bài Bạn ơi lắng nghe.
- Treo tranh và hỏi. HSTL.
- GV ghi tựa bài. Hs nhắc lại tự bài.
- Treo bản đồ chỉ cho HS thấy vị trí vùng đất Tây Nguyên.
- GV mở nhhạc cho HS nghe hát mẫu. ( Hoặc GV hát mẫu cho HS nghe).
- HDHS đọc từng câu lời ca theo tiết tấu.
- Cho HS luyện thanh.
- GV dạy từng câu hát theo lối móc xích cho đến hết bài.HS hát theo HD.
- HS hát lại cả bài theoĐT, dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 :
 + Em thấy bài hát có mấy tiết nhạc? Các câu hát giống và khác nhau thế nào?
( Bài hát có 4 tiết nhạc, Tiết 1 và 2 gần giống nhau, tiết 3 và 4 chỉ khác nhau ở cuối tiết.)
* Hoạt động 3 :
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay( gõ) đệm theo 3 cách :
 Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe, tiếng dòng suối ngoài xa thì thào..
Tiết tấu : x x x x x x x x x x x x x x
Phách : x x 	x x x x x x
Nhịp : x	x	x	x ...
* Hoạt động 4 : HDHS đọc từng đoạn trong câu chuyện và TLCH.
- GV kể lại câu chuyện . HS lắng nghe.
- HS đọc (hoặc kể) lại một lần nữa.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- GV nêu câu hỏi . HSTL :
+ Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy ?
( Để ghi nhớ công ơn người con gái đã đem tiếng hát góp phần giải phóng quê hương.)
+ Câu chuyện xảy ra ở giai đoạn nào trong lịch sử nước ta ?
(Trong giai đoạn giặc Minh sang xâm chiếm nước ta )
+ Cho nhận xét, GV chốt lại .
* Hoạt động cuối :
+ Em hãy kể tên vài bài hát viết về Tây Nguyên?
+GV mở n ... n cao rồi xuống thấp và ngược lại.
 Ø HS tập đọc nhạc từng câu : 	
- GV đọc từng chuỗi âm thanh ngắn 5 âm. HS đọc theo vài lần ĐT
- GV chỉ định 1 vài em đọc lại. GV sửa sai.
- Đọc chuỗi tiếp theo tương tự
- HS đọc lại cả bài ĐT(2,3 lần) kết hợp miệng đọc, tay vỗ(Gõ) tiết tấu.
- GV chỉ định 1 vài em học khá giỏi đọc lại cả bài cho cả lớp nghe và nhẩm theo.
Ø HS ghép lời bài TĐN :
- GV cho HS nghe giai điệu cả bài lại 2 lần :
+ Lần 1 : HS đọc nhạc
+ Lần 2 : HS tự ghép lời ca, vừa hát vừa vỗ tay(Gõ) đệm theo phách
- HS luyện đọc nhạc và ghép lời ca theo dãy bàn : Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời ca và ngược lại.
Ø HS đọc nhạc, hát lời và gõ đệm :
- Cả lớp đọc nhạc, hát lời vỗ tay(gõ) đệm theo phách
- HS luyện đọc theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân kết hợp vỗ tay(gõ) đệm theo phách.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động cuối :
- Hỏi lại bài vừa học. HSTL
- Cho HS đọc nhạc hát lời bài TĐN số 5 hai lần, kết hợp vỗ tay(gõ) đệm theo phách.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hát tốt và tập biểu diễn bài hát Chúc mừng vừa ôn, đọc tốt bài TĐN số 5, kết hợp gõ đệm theo.
Tập chép bài TĐN số 5 vào vở .
Rút kinh nghiệm : 
 Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết : Học hát : Bài BÀN TAY MẸ	 
	Nhạc : Bùi Đình Thảo
	Lời : Tạ Hữu Yên.
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt : 
	- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
+ Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Bùi Đình Thảo.
+ Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
II/ Chuẩn bị :
	- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 4.
- Bảng phụ chép lời ca.Tranh minh họa.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	 Học hát : Bài BÀN TAY MẸ
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài hát, dạy hát.
- GV treo tranh minh họa và hỏi, HSTL.
- Bài hát Bàn tay mẹ ra đời cách đây đã lâu và được rất nhiều thiếu nhi Việt Nam yêu thích. Bài hát ca ngợi công ơn chăm sóc , nuôi dưỡng của người mẹ. Mẹ đã trải qua bao gian nan vất vả, nuôi nấng dạy bảo các con nên người. Từ bài thơ của Tạ Hữu Yên, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã thành công trong việc phổ thơ , để có bài hát rất hay viết về mẹ.
Bài hát Bàn tay mẹ được bình chọn là một trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20
- Gv ghi tựa. HS nhắc lại tựa bài.
- GV cho HS nghe hát mẫu qua băng đĩa. Hoặc GV hát mẫu cho HS nghe.
- HDHS đọc từng câu lời ca theo tiết tấu . HS thực hiện theo.
- GV giải thích từ khó.
 - HS thực hiện luyện thanh.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài. HS thực hiện theo.
( Chú ý những tiếng hát có luyến, GVHD các em chỗ lấy hơi, ngắt hơi, hát rõ lời , diễn cảm, )
- HS hát lại cả bài ĐT.
- HS luyện hát theo dãy bàn , tổ nhóm, cá nhân.
	+ Cho nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2 : HD HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo : 
 Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay mẹ chăm chúng con 
Phách : x x x x x x x xxx
Nhịp : x x x	xx
- HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
- Cho nhận xét, tuyên dương.
- HS trình bày bài hát : 
+ Lần 1 : Cả lớp hát đt hòa giọng.
+ Lần 2 : wMột em hát (Từ đầu đếnchăm chúng con).
 wCả lớp hòa giọng : Tiếp theo đến hết bài.
	 wĐoạn nhắc lại :“Cơm con ăn...tay mẹ đun) Một em hát đơn.
 wĐoạn còn lại : cả lớp hòa giọng
- HS hát biểu diễn trước lớp theo đơn ca, tốp ca.
 ( Hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa theo nhạc)
	- Cho nhận xét, tuyên dương
* Trò chơi âm nhạc : HS thực hiện chơi theo HD của GV.
	- GV ra ngón tay làm ký hiệu A, I, U, O để HS hát theo giai điệu của bài hát 
* Hoạt động cuối :
 +Hãy nêu cảm nghĩ của em khi hát bài Bàn tay mẹ ? 
 ( HS nêu cảm nghĩ)
- GVGDHS : Yêu thương và biết ơn mẹ, các em nhớ luôn tặng mẹ nhiều điểm tốt và đừng quên hát tặng mẹ bài hát Bàn tay mẹ mà chúng ta vừa học nhé .
	- GV cho HS hát ĐT theo nhạc 1 lần lại bài hát.
	- Nhận xét tiết học
	- Dặn HS về nhà hát theo giai điệu và lời ca, hát kết hợp một vài động tác tự tìm để phụ họa khi hát chuẩn bị cho tiết sau ôn tập
 Xem trước bài TĐN số 6: Múa vui.
Rút kinh nghiệm :
 Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết : Ôn tập bài hát BÀN TAY MẸ
Tập đọc nhạc : TĐN số 6 .
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :	
 	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
+Biết đọc bài TĐN số 6.
- Giáo dục HS say mê hát nhạc
II/ Chuẩn bị :
- Tranh bài TĐN số 6
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ .
- Máy nghe, đĩa nhạc lớp 4
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
- Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ
 - Tập đọc nhạc : TĐN số 6
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Bàn tay mẹ
	- Cho HS nghe lại giai điệu và hỏi HS tên bài hát đã học ở tiết trước ?
	(Bài Bàn tay mẹ , nhạc : Bùi Đình Thảo, lời : Tạ Hữu Yên.)
	- Cho HS luyện thanh.HS thực hiện luyện thanh(1-2 phút)
- GV cho HS luyện hát theo đồng thanh, dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân kết hợp vỗ tay(gõ) đệm theo phách.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- HDHS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. 
- Chỉ định một vài nhóm biểu diễn trước lớp.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 :TĐN số : Múa vui
 Ø GV giới thiệu bài TĐN :
- GV : Bài TĐN số 6 có tên Múa vui, trích trong bài Múa vui , nhạc và lời : Lưu Hữu Phước.
	- Treo bài TĐN số 6 lên bảng.
Ø Cho HS xác định tên nốt trong bài TĐN.
	+ Hãy nêu tên các nốt nhạc có trong bài TĐN số 6? Nêu tên các hình nốt ? Nốt nào cao nhất, nốt nào thấp nhất ?
	(Các nốt : Đồ, Rê, Mi, Son. 
	Hình nốt : Đơn, đen, trắng. Nốt Son cao nhất, nốt Đồ thấp nhất )
	- GV chỉ từng nốt nhạc có trong bài để HS tập nói tên nốt nhạc (ĐT)
Ø Cho HS luyện tập tiết tấu : 
+ Trong bài có những hình nốt nào ?
 ( Hình nốt: Đơn, đen, trắng)
	- GV viết (treo) bài luyện tập tiết tấu :
2/4 :......................................................................................................................................................... 
Đơn đơn đen, đơn đơn đen, đơn đơn đơn đơn, trắng .
- GV chỉ bảng, HS nói tên hình nốt .
- GV miệng đọc, tay gõ tiết tấu. HS nghe và thực hiện lại.
- GV hướng dẫn HS nhìn vào bài TĐN nói tên nốt nhạc trong bài kết hợp gõ tiết tấu vừa tập. HS thực hiện.
 Ø Cho HS luyện tập cao độ : 
+ Hãy nói tên nốt nhạc có trong bài theo thứ tự từ thấp lên cao ?
( Đồ, Rê, Mi, Son.)
- GV viết (treo) bài luyện tập cao độ :
 - Cho HS luyện đọc cao độ : Đồ, Rê, Mi, Son, theo thứ tự từ thấp` lên cao và ngược lại.
- HS đọc cao độ theo cặp 2 âm : Đồ Rê, Rê Mi, Mi Son, đi lên cao rồi xuống thấp và ngược lại.
 Ø HS tập đọc nhạc từng câu : 	
- GV đọc từng chuỗi âm thanh ngắn 6 âm. HS đọc theo vài lần ĐT
- GV chỉ định 1 vài em đọc lại. GV sửa sai.
- Đọc chuỗi tiếp theo tương tự
- HS đọc lại cả bài ĐT(2,3 lần) kết hợp miệng đọc, tay vỗ(Gõ) tiết tấu.
- GV chỉ định 1 vài em học khá giỏi đọc lại cả bài cho cả lớp nghe và nhẩm theo.
Ø HS ghép lời bài TĐN :
- GV cho HS nghe giai điệu cả bài lại 2 lần :
+ Lần 1 : HS đọc nhạc
+ Lần 2 : HS tự ghép lời ca, vừa hát vừa vỗ tay(Gõ) đệm theo phách
- HS luyện đọc nhạc và ghép lời ca theo dãy bàn : Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời ca và ngược lại.
Ø HS đọc nhạc, hát lời và gõ đệm :
- Cả lớp đọc nhạc, hát lời vỗ tay(gõ) đệm theo phách
- HS luyện đọc theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân kết hợp vỗ tay(gõ) đệm theo phách.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động cuối :
- Hỏi lại bài vừa học. HSTL
- Cho HS đọc nhạc hát lời bài TĐN số 6 hai lần, kết hợp vỗ tay(gõ) đệm theo phách.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hát tốt và tập biểu diễn bài hát Bàn tay mẹ vừa ôn, đọc tốt bài TĐN số , kết hợp gõ đệm theo.
Tập chép bài TĐN số 6 vào vở .
Rút kinh nghiệm : 
....................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết : Học hát : Bài CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
 Nhạc và lời : Phạm Tuyên
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt : 
	- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
+ Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Phạm Tuyên.
+ Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
II/ Chuẩn bị :
	- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 4.
- Bảng phụ chép lời ca.Tranh minh họa.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	 Học hát : Bài Chú voi con ở Bản Đôn
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài hát, dạy hát.
+ Hãy kể tên những bài hát viết về các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu mà các em đã học, đã biết ?
( HS nêu : Bài Đàn gà con, Chim chích bông, Chú chim nhỏ dễ thương, Chú ếch con, Chị Ong Nâu và em bé, )
- GV treo tranh minh họa và hỏi, HSTL.
- GV : Hôm nay các em sẽ học bài hát nói về một chú voi con rất dễ thương, chú sống ở Bản Đôn, một địa danh ở tỉnh Đắc Lắc( Tây Nguyên). Đó là bài hát Chú voi con ở Bản Đôn , nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Tuyên
- Gv ghi tựa. HS nhắc lại tựa bài.
- GV cho HS nghe hát mẫu qua băng đĩa. Hoặc GV hát mẫu cho HS nghe.
- HDHS đọc từng câu lời ca theo tiết tấu . HS thực hiện theo.
- HS thực hiện luyện thanh.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài. HS thực hiện theo.
( Chú ý những tiếng hát có luyến : Chú, với, ơi, đôi, khắp, buôn voi) , GVHD các em chỗ lấy hơi, ngắt hơi, hát rõ lời , diễn cảm, )
- HS hát lại cả bài ĐT. 
- HS luyện hát theo dãy bàn , tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2 : HD HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo : 
 Chú voi con ở Bản Đôn. Chưa có ngà nên còn trẻ con 
Phách : x x x x x x x x 
Nhịp : x x x	 x
- HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
- Cho nhận xét, tuyên dương.
- HS trình bày bài hát : 
+ Lời 1 :1 HS lĩnh xướng : Chú voi con ở Bản Đônham chơi.
+ Cả lớp hòa giọng đoạn còn lại
- HS hát biểu diễn trước lớp theo đơn ca, tốp ca.
 ( Hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa theo nhạc)
	- Cho nhận xét, tuyên dương
* Trò chơi âm nhạc : HS thực hiện chơi theo HD của GV.
	- GV ra ngón tay làm ký hiệu A, I, U, O để HS hát theo giai điệu của bài hát 
* Hoạt động cuối :
 +Hãy nêu cảm nghĩ của em khi hát bài Chú voi con ở Bản Đôn ? Bản Đôn thuộc tỉnh nào? 
 - GDHS : Biết yêu loài vật có ích, những chú voi dễ thương
	- GV cho HS hát ĐT theo nhạc 1 lần lời 1 bài hát.
	- Nhận xét tiết học
	- Dặn HS về nhà hát theo giai điệu và lời ca, hát kết hợp một vài động tác tự tìm để phụ họa khi hát chuẩn bị cho tiết sau ôn tập
 Xem trước bài TĐN số 7: Đồng lúa bên sông.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docMon Am nhac 4 ca nam CKTKN.doc