Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 - Bài 1 đến 5

Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 - Bài 1 đến 5

I.Mục tiêu:

-Học sinh biết giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học

hiểu ý nghĩa ,nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo giao thông mới .

-Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông. Có thể mô tả lại bằng lời , hình vẽ.

- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo giao thông khi đi đường.

II.CHUẨN BỊ: Hình vẽ 10 biển báo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.BÀI CŨ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

2.BÀI MỚI: Giới thiệu bài –ghi đề bài

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 - Bài 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày tháng năn 20
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 1 : BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học 
hiểu ý nghĩa ,nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo giao thông mới .
-Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông. Có thể mô tả lại bằng lời , hình vẽ.
- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo giao thông khi đi đường.
II.CHUẨN BỊ: Hình vẽ 10 biển báo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.BÀI CŨ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.BÀI MỚI: Giới thiệu bài –ghi đề bài
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Trò chơi phóng viên.
-Giáo viên nêu thể lệ trò chơi:
Chọn 1 em đóng vai phóng viên hỏi các bạn các câu như :
H.gần nhà bạn có những biển báo nào?
H.những biển báo đó đặt ở đâu?
H.mọi người ở đó có biết nội dung của biển báo không ?
H. theo bab5 tại sao lại có những người không tuân theo ?
H.việc không tuân theo có thể xay ra hậu quả gì?
H.theo bạn làm thế nào để mọi người thực hiện hiệu lệnh của biển báo giao thông ?
Cho 1 số em thay nhau đóng vai => nhận xét rút ra ghi nhớ SGK/7.
HOẠT ĐỘNG 2: Ôân biển báo đã học
-Theo hình thức trò chơi : nhớ biển báo 
Chọn 4 nhóm mỗi nhóm giao 5biển báo khác nhau.
Viết bảng : + Biển báo cấm + Biển hiệu lệnh
 + Biển báo nguy hiểm + Biển chỉ dẫn
Hô bắt đầu mỗi nhóm 1 em cầm đúng nhóm biển (gắn lên bảng) rồi đọc tên của biển báo đó .Làm song về chỗ em khác tiếp tục .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
Nhóm đúng 10 điểm.
*Kết luận :biển báo hiệu giao thông là thể hiện hiệu lệnh điều khiển và sự chỉ dẫn giao thông để đảm bảo an toan giao thông , thực hiện đúng điều quy định của biển báo giao thông là th7c5 hiện luật an toàn giao thông đường bộ.
HOẠT ĐỘNG 3 : Nhận biết các biển báo giao thông
Bước 1: Nhận dạng các biển báo hiệu 
Viết bảng 3 nhóm báo 
Biển báo cấm BGNH biển chỉ dẫn gọi đại diện 3 nhóm mỗi em cầm 3 biển báo mới .
Yêu cầu : Căn cứ màu sắc, hình dạng biển gắn biển báo đó theo từng nhóm biển báo 
Nếu 3 em này gắn đúng yêu cầu 3 em khác lên viết tên từng biển báo 
*Kết luận biển báo hiệu giao thông gồm 5 nhóm biển . đó là điều lệnh bắt buộc phải theo ,là những điều nhắc nhở phải cận thận hoặc những điều chỉ dẫn những thông tin bổ ích trên đường 
Bước 2: Tìm hiểu tác dụng của biển báo hiệu mới 
 *Biển báo cấm:
-Cho học sinh xem và so sánh 2 biển báo cấm rẽ trái ,rẽ phải . Vị trí các biển này hay đặt ở đâu ?
biển báo cấm xe gắn máy?
*Như vậy tác dụng của 3 biển báo cấm này là báo cho người đi bộ , đi xe đi đường biết nội dung và phạm vi cấm không được đi để tránh xẩy ra tai nạn.
*Biển báo nguy hiểm:
-đường người đi bộ cắt ngang .
-đường người đi xe đạp cắt ngang .
-công trường . giao nhau với đường không ưu tiên 
H.những biển báo hiệu này được đặt ở đâu?nhằm mục đích gì?
*Biển chỉ dẫn: 
 +Trạm cấp cứu ,điện thoại 
 +Trạm cảnh sát giao thông 
H.những biển báo chỉ dẫn này đặt ở đâu ?nhằm mục đích gì?
*Kết luận : khi gặp biển báo cấm ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển đó là điều bắt buộc 
-Khi gặp biển báo nguy hiểm ta phải căn cứ vào nội dung báo hiệu của biển để đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra 
-Khi gặp biển chỉ dẫn, đó là người bạn đường báo cho ta biết những thông tin cần thiết khi đi đường.
Hoạt động 4: Luyện tập
Gỡ biển và tên biển xuống
-Gắn 10 tên biển ở vị trí khác nhau yêu cầu học sinh gắn biển vào đúng tên biển.
-Yêu cầu nhắc lại hình dạng, màu sắc, nội dung của 1-2 biển trong số biển này 
-Cho học sinh thực hành vẽ biển.
-Giáo viên sửa chữa (phiếu học tập phóng to) cho học sinh nhận xét bài làm của mình .
Hoạt độâng 5: Trò chơi
-Với 33 biển đã học .chia 6 nhóm mỗi nhóm nhận 5-6 bảng tên biển báo.
-Giáo viên chia bảng thành 6 cột đánh số mỗi nhóm 1 cột .
 -Sau hiệu lệnh các nhóm lần lượt cử từng người lên bảng gắn biển báo có đúng tên đó.
-Yêu cầu học sinh làm tiếp -hết biển gắn đúng và nhanh .
-Nhóm nào chậm -thua -lò cò 1 vòng-hát 1 bài về an toàn giao thông.
-Lắng nghe
-Các nhóm theo dõi để trả lời câu hỏi của phóng viên
-Học sinh lên thực hành trên bảng.
-Học sinh theo dõi nhận xét đúng sai.
-Theo dõi nhận xét đúng sai
Học sinh trình bày thành lời
Cắm ở đường chỉ dành riêng cho người đi bộ , xe thô sơ.
Quan sát biển báo trả lời 
-Báo cho người điều khiển các loại xe biết điều nguy hiểm có thể xẩy ra ở đoạn đường có đặt biển báo để tránh tai nạn.
Theo dõi 1 số em lên gắn 1-2 em nhắc 
-Mội em tự vẽ 2 biển báo em nhớ có ghi tên biển
-6 nhóm đại diện lên nhận biển
thi đua gắn biển đúng vị trí và nhanh-nhóm chậm-lò cò.
3.Củng cố dặn dò : -Nhắc lại ý nghĩa của từng nhóm biển báo hiệu .
 -Đọc ghi nhớ sgk.
 -Về học chuẩn bị bài sau 
Ngày tháng năm 2010
BÀI 2 : KỸ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I.MỤC TIÊU:
+ Học sinh biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ.
Học sinh biết cách lên xuống và dừng xe , đỗ xe an toàn trên đường phố
-Thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau.
+ Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp.
Xây dựng ,liệt kê 1 số phương án và nhân tố để bảo đảman toàn khi đi xe đạp.
+ Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.
II.CHUẨN BỊ: - Tạo mô hình đường phố.
 -Xe đạp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 
1.BÀI CŨ: Nêu tác dụng của 3 biển báo cấm mới
 Nhắc lại màu sắc của 3 biển báo này
2.BÀI MỚI: Giới thiệu bài –ghi đề bài
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn
Giới thiệu mô hình 
H. giải thích những vạch kẻ đường ,mũi tên trên mô hình ?
Giáo viên đặt các loại xe trên mô hình .Gọi học sinh chỉ trên sa bàn trình bày cách đi xe đạp từ 1 điểm này tới điểm khác .
H.Để rẽ trái ,người đi xe đạp phải đi như thế nào ?
H. Người đi xe đạp nên đi như thế nào từ điểm O đến điểm D mà ở ngả tư không có đèn tín hiệu giao thông ?
H.Người đi xe đạp đi như thế nào từ điểm D đến điểm E hoặc điểm I?
H.Khi rẽ ở điểm giao nhau ai được quyền ưu tiên đi trước ?
H.Ngưòi đi xe đạp đi qua vòng xuyến như thế nào ?
H.Người đi xe đạp đi như thế nào từ điểm A ->M ?
H.Xe đạp nên đi vòng và vượt qua 1 xe đang đỗ (ô tô) ở phía làn xe bên phải như thế nào ?
H. Khi đi xe đạp trên quốc lộ có rất nhiều xe chạy , muốn rẽ phải người đi xe đạp phải đi như thế nào?
*kết luận 
Hoạt động 2: Thực hành trên sân
-GV kẻ trên sân trường một đoạn ngã tư trên đường có vạch kẽ phần làn đường và chia làn xe chạy . đường cắt ngang chỉ có một vạch chia 2 làn đường .
H. Em nào biết đi xe đạp ?
Cho 1 em đi xe đạp từ đường chính rẽ vào đường phụ theo cả 2 phía . 1 em khác đi từ đường phụ ra đường chính cũng đi cả 2 phía .
H.Tại sao lại phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ hoặc thay đổi làn đường ?
H.Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải ?
-Những xe có động cơ kích thước lớn và tốc đọ cao đều đi ở làn đường bên traí khi muốn vượt xe khác phải đi về phía trái của xe đi chậm hơn . Do đó xe đạp cần đi ở làn đường bên phải 
*Kết luận :Điều cần nhớ khi đi xe đạp là:luôn luôn đi ở phía tay phải khi đổi hướng đều phải đi chậm , quan sát và giơ tay xin đường .Không được rẽ ngoặt bất ngờ ,vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước.
-Lắng nghe theo dõi
-Chỉ trên sa bàn và trình bày.
-Giơ tay báo hiệu đổi làn xe .
-Đi chậm lại quan sát khi thấy xe còn ở xa mới vượt nhanh qua đường.
-Xếp vòng tròn lớn trên sân trường 
-HS giơ tay.
-Học sinh thực hiện cả lớp quan sát 
-Nhờ đó những xe ở phía sau có thể biết em đang đi hướng nào
-Trả lời
Lắng nghe.
3.Củng cố dặn dò:
 	+ Nhắc lại những quy định cơ bản khi điều khiển xe đạp.
+ Yêu cầu học sinh đi xe đạp đi học làm bản “phương án sử lý các tình huống giao thông khi đi học
Ngày tháng năm 20
BÀI 3: CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU: 
+ Học sinh biết những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn con đường đi an toàn .
Xác định được những điểm ,những tình huống không an toàn đối với người đi xe đạp để có cách phòng tránh tai nạn khi đi bộ và đi xe đạp trên đường 
+ Biết cách phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra .
+ Có ý thức thực hiện quy định của luật giao thông đường bộ , các hành vi an toàn khi đi đường .Tham gia tuyên truyền vận động mọi người thực hiện luật giao thông và chú ý đề phòng ở những đoạn đường dễ xảy ra tai nạn..
II. Chuẩn bị: -Tranh ảnh những đoạn đường an toàn và kém an toàn .
 -bản đồ vẽ tượng trưng con đường đi từ nhà đến trường.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.BÀI CŨ: H.Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải ?
 H.Ngưòi đi xe đạp đi qua vòng xuyến như thế nào ?
2.BÀI MỚI: Giới thiệu bài –ghi đề bài
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu con đường đi từ nhà đến trường .
H.Em đến trường bằng phương tiện gì?
H.Em hãy kể các con đường mà em đi qua ,theo em đường đó đường đó an toàn hay không an toàn ?
H. Tại ngã 3,4 có đèn tín hiệu không?
H.Em đi chợ DI LINH em thấy đường phố đó 1 ch ... iao thông vạch kẻ đường .
đường có đèn chiếu sáng có vỉa hè rộng
có đường sắt cắt ngang có rào chắn 
đường phố (quốc lộ )có phần đường dành cho xe thô sơ và đường cho người đi bộ.
đường 2 chiều hẹp ,có các xe đi lại nhiều 
đường quốc lộ (đường tỉnh )không có lăn đường riêng cho xe thô sơ
đường dốc nhiều khúc quanh ,hẹp
hai bên đường có nhiều ô tô đổ
nhà sát đường ,không có vỉa hè 
đường có vỉa hè nhưng có nhiêu vật cản
đường có nhiều đường nhỏ cắt ngang
có đường sắt cắt ngang không có rào chắn 
đi qua cầu hẹp ,không có làn đường cho người đi bộ
đi qua vòng xuyến có nhiều ngã đường
Tổng cộng số chữ A:	
Tổng cộng số chữ K:
 Ghi chú : A là đường an toàn
 K là đường không an toàn
*kết luận:Đi học hay đi chơi các em cần lựa những con đường đủ điện kiện an toàn để đi.
Hoạt đông 3: Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng chống tai nạn giao thông
-Giáo viên nêu lần lượt 3 tình huống 
-Cho xem 3 bức tranh vẽ minh họa 3 tình huống trên để học sinh phân tích để đưa ra ý kiến của mình
*kết luận
Hoạt động 4: Luyện tập
Giáo viên đưa ra tình huống 
“Trường em sắp đón các bạn học sinh lớp 1.là những “anh chị hai” của trường ,các em hãy giúp các bậc phụ huynh của các bạn học sinh lớp 1 lập phương án an toàn giao thông
-Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm 
+Nhóm 1:lập con đường an toàn đi đến trường ?
+Nhóm 2: lập phương án “bảo đảm an toàn giao thông ở khu vực gần trường”
+Ghi bảng Kết luận : Chúng ta không những chỉ thực hiện đúng luật giao thông đướng bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân , chúng ta còn phải góp phần làm cho mọi người có hiểu biết và có ý thức thực hiện luật giao thông đường bộ . Phòng tránh tai nạn giao thông .
-Học sinh phát biểu đi bộ đi xe đạp 
-Đường lớn, đường nhỏ ,đi qua cầu.
-Không có .
-Đường nhựa đường đất vào các thôn .
-có –ít ,rất ít
1 số chỗ như đường hẹp , xe cộ đi lại nhiều.
Thảo luận nhóm 2 em =>ghi nhớ .
2 nhóm
19 tiêu chí .
lắng nghe hướng dẫn
 Thảo luận điền vào bảng
Đ.phố
A
Đ.phố
B
Đ.phố
C
Đ.phố
D
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
K
K
K
K
K
K
K
K
K
K
K
-Đại diện nhóm lên trình bày tình huống.
-Đọc ghi nhớ
Lắng nghe.
Lên báo cáo phương án của nhóm 
Theo dỏi xây dựng phương án 
Đọc ghi nhớ
3.Củng cố dặn dò: + Nhắc lại 2 phương án trên
 + Chuẩn bị báo cáo cho cô HT
 + Nhận xét giờ học.
Ngày tháng năm 20
BÀI 4: NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG
I.MỤC TIÊU:
-Học sinh hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông.
Nhận xét đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn của người tham giam giao thông.
-Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
-Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông đường bộ để tránh tai nạn giao thông vận động các bạn và những người khác thực hiện đúng luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông
II.CHUẨN BỊ: -giáo viên: một câu chuyện về an toàn giao thông 1 số tranh vẽ các tình huống sang đường 
học sinh: 1 em chuẩn bị 1 câu chuyện về tai nạn giao thông hoặc do em chứng kiến hoặc nghe kể , sưu tầm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Bài cũ: - Nêu con đường an toàn đi đến trường?
 - Nêu bài học?
2.Bài mới: giới thiệu bài 
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân tai nạn giao thông.
-Giáo viên treo tranh vẽ đã chuẩn bị lên bảng lớp
- Giáo viên đọc mẫu tin về tai nạn giao thông :buôỉ sáng ngày 17/11/2004 trên quốc lộ 20 (thuộc địa bàn Huyện Di Linh )xe gắn máy mang biển số 49N-2638 do Trần Phi Hùng (46 tuổi ngụ số 62 Bà Trưng )điều khiển đã bị xe ô tô mang biển số 20 N -3846 đi từ phía nam đâm phải người điều khiển xe gắn máy chết tại chỗ 
Giáo viên phân tích :(làm mẫu)
-Hiện tượng : Xe ô tô đâm vào xe máy đi cùng chiều .
-Xảy ra vào thời gian nào ? sáng 17/11
-Xảy ra ở đâu? (Di Linh).
- Hậu quả ? chết người .
Nguyên nhân :có thể có những nguyên nhân sau :
+Người đi xe máy rẽ trái không xin đường 
+Người đi xe máy co xin đường nhưng có thể tín hiệu đèn xe bị hỏng 
+Người lái ô tô không làm chủ tốc độ .xử lý không kịp.
+Có thể do phanh ô tô bị hỏng , trục trặc kỹ thuật .
H.Qua mẫu chuyện vừa phân tích ở trên em cho biết có mấy nguyên nhân dẫn đến tai nạn ? đâu là nguyên nhân chính ?
*kết luận : Hàng ngày đều có các tai nạn giao thông xảy ra nếu có tai nạn giao thông ở gần trường , hoặc ở nơi ta cần biết rõ nguyên nhân chính để biết cách phòng tránh tai nạn giao thông.
Hoạt động 2: Thử xác định nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
-Yêu cầu học sinh kể các câu chuyện về an tai nạn giao thông mà em biết ?
-Giáo viên chọn 2-3 em trong số các câu chuyện đã kể cho là tiêu biểu có tính giáo dục yêu cầu các em phân tích những nguyên nhân câu chuyện theo cách cô đã phân tích “mẫu”
* Kết luận: học sinh nêu lại 
Hoạt động 3: Thực hành làm chủ tốc độ
+Thử nghiệm về tốc độ :
Cho học sinh chơi trên sân trường .giáo niên vẽ 1 đường thẳng trên sân . gọi 2 em học sinh yêu cầu 1 em chạy , 1 em đi bộ .
Khi giáo viên hô khởi hành : 1 em chạy và 1 em đi phía trước .bất chợt giáo viên hô “dừng lại” hai em phải dừng lại ngay .
qua trò chơi này giúp các em hiểu nếu đang đi mà dừng lại đột ngột thì chắc chắn sẽ bị xe đang đi tới đâm vào nếu không có 1 khoảng thời gian và đô dài cần thiết để xe dừng hẳn trong trường hợp đó lỗi tại ai?
*Kết luận : Khi điều khiển bất cứ 1 phương tiện nào cần phải đảm bảo tốc độ hợp lý không được phóng nhanh để tránh tai nạn .
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
Giáo viên tổng kết lại rút ra các mẫu chuyện kể trên là : các tai nạn giao thông đều có thể tránh được điều đó phụ thuộc vào các điều kiện :
-Ý thức chấp hành luật lệ giao thông 
-Chất lượng của phương tiện giao thông .
- Điều kiện đường xá , các thiết bị đảm bảo an toàn giao thông trên đường ,ngoài ra còn có các yều tố thời tiết , địa hình , nhưng 3 điều kiện trên là chính trong đó điều kiện 
 con người là quyết định .
* Giao việc về nhà :
-Viết 1 bài tường thuật độ 200 chữ về 1 tai nạn giao thông được chứng kiến hay nghe người khác kể , hoặc vẽ tranh ,sưu tầm ảnh về chủ đề tai nạn giao thông tiết sau trình bày , giới thiệu ở lớp.
-Học sinh xem tranh
-Lắng nghe.
-1 số đọc lại mẫu tin đó 
-Phân tích cùng giáo viên
-Có 5 nguyên nhân 3 nguyên nhân chính là do người điều khiển
-Đó là nguyên nhân chính 
-Đọc ghi nhớ.
5-6 em kể lại.
-Kể so sánh phân tích 
-Đọc kết luận.
-Học sinh chơi trên sân.
-Lớp quan sát ai dừng lại ngay ai chưa dừng lại ngay.
Đọc ghi nhớ.
 ..
Ngày tháng năm 20
BÀI 5: EM LÀM GÌ ĐỂ GIỮ AN TOÀN GIAO THÔNG
 I.Mục tiêu: 
-Học sinh hiểu nội dung ý nghĩa các con số thống kê đơn giản về tai nạn giao thông biết phân tích nguyên nhân của tai nạn giao thông theo luật giao thông đường bộ .
-Học sinh hiểu và giải thích các điều luật đơn giản cho bạn bè và những người khác đề ra các phương án phòng tránh tai nạn giao thông .
- Tham gia các hoạt động của lớp . đội thanh niên tiền phong về công tác bảo đảm an toàn giao thông.
-Hiểu được phòng ngừa tai nạn giao thông là trách nhiệm của mỗi người nhắc nhở bạn , hoặc người chưa thực hiện đúng quy định của luật giao thông đường bộ .
II.Chuẩn bị: 
 +số liệu thống kê tai nạn giao thông hàng năm của cả nước của địa phương .
 +viết các tình huống đóng vai
 +mỗi em viết 1 bài khoảng 200 chữ hoặc vẽ tranh về chủ đề an toàn giao thông.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Bài cũ: nêu nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông 
đọc ghi nhớ 
2.Bài mới : giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tuyên truyền qua 4 hoạt động nhỏ
Hoạt động 1 A :Giáo viên chia mỗi tổ 1 khoảng tường của lớp để trưng bày sản phẩm 
-Giáo dục học sinh thông qua các tranh mà học sinh trưng bày 
Hoạt đông1 B : Giáo viên đọc số liệu đã sưu tầm 
Hoạt động 1C : gọi học sinh tự giới thiệu sản phẩm của mình (mẫu tin sưu tầm , bài viết , tranh ảnh) phân tích nội dung ý nghĩa của sản phẩm . cảm tưởng khi “sáng tác “hoặc “sưu tầm”?
Hoạt động 1 D: trò chơi sắm vai .
giáo viên nêu 1 số tình huống nguy hiểm cho học sinh đưa ra 1 số giải pháp sử lý như thế nào để đảm bảo an toàn ?
cho học sinh đóng vai theo nôi dung tình huống 
Hoạt động 2:. Lập phương án thực hiện an toàn giao thông 
Bước 1: lập phương án chia thành 3 nhóm 
Nhóm 1 :gồm các em đi xe đạp đến trường , lập phương án “đi xe đạp an toàn “ 
Nhóm 2: gồm các em được cha mẹ đưa đến bằng xe đạp , xe máy 
Lập phương án :” ngồi trên xe máy an toàn “
Nhóm 3 : gồm các em ở nhà gần trường đi bộ đến trường . lập phương án “con đường đi đến trường an toàn “.
Bước 2: đại diện các nhóm trình bày phương án tại lớp giáo viên – học sinh nhận xét .
-Học sinh chọn các sản phẩm có ý nghĩa , hay trưng bày 
-Lắng nghe phát biểu cảm tưởng 
1 số lên giới thiệu dưới lắng nghe nhận xét sản phẩm của bạn 
-1-2 cặp đóng vai
-Lắng nghe các nhóm cùng lập phương án do giáo viên yêu cầu 
 -3 em đại diện trình bày lớp nghe nhận xét .
3.Củng cố dặn dò :
giáo viên nhận xét về các hoạt động của học sinh , đánh giá ý thức học tập của các em .
 -Đặt ra những nhiệm vụ lâu dài để đảm bảo “An toàn giao thông”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_lop_4_bai_1_den_5.doc