Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 (Chương trình cả năm)

Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 (Chương trình cả năm)

 I. Mục tiêu: Học sinh hiểu tầm quan trọng của giao thông trong đời sống.

- Biết các loại đường giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đặc điểm từng loại đường.

- Học sinh hiểu biết sơ qua về tình hình tai nạn giao thông ở nước ta và kể cả tình và xã nhà.

- Giáo dục các em tôn trọng luật giao thông để phòng tránh tai nạn.

 II. Chuẩn bị đồ dùng.

 Giáo viên học sinh sưu tầm tranh ảnh về các phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy, ôtô, tàu thuyền . )

 III. Lên lớp:

 1. Giới thiệu: Các loại đường giao thông ờ nước ta rất quan trọng một phần tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu về các loại đường giao thông.

 2. Các hoạt động dạy học:

 a. Đường bộ và các loại đường bộ:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 1/SGK và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên củng cố:

+ Quốc lộ là đường liên tỉnh do nhà nước quản lí.

+ Tình lộ là đường nối liền các huyện trong tỉnh do cấp tỉnh quản lí.

+ Huyện bộ là đường nối liền các xã trong huyện do cấp huyện quản lí.

+ Đường làng xã là đường nối liền các thôn ấp trong xã do cấp xã quản lí.

 Ngoài ra còn có đường đô thị do cấp thị xã thành phố quản lí nối liền trong phạm vi thị xã, thành phố.

 

doc 6 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2844Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1:
GIAO THÔNG VÀ CÁC LOẠI ĐƯỜNG GIAO THÔNG
 I. Mục tiêu: Học sinh hiểu tầm quan trọng của giao thông trong đời sống. 
- Biết các loại đường giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đặc điểm từng loại đường. 
- Học sinh hiểu biết sơ qua về tình hình tai nạn giao thông ở nước ta và kể cả tình và xã nhà. 
- Giáo dục các em tôn trọng luật giao thông để phòng tránh tai nạn. 
 II. Chuẩn bị đồ dùng. 
 Giáo viên học sinh sưu tầm tranh ảnh về các phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy, ôtô, tàu thuyền. )
 III. Lên lớp:
 1. Giới thiệu: Các loại đường giao thông ờ nước ta rất quan trọng một phần tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu về các loại đường giao thông. 
 2. Các hoạt động dạy học:
 a. Đường bộ và các loại đường bộ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 1/SGK và trả lời câu hỏi. 
- Giáo viên củng cố:
+ Quốc lộ là đường liên tỉnh do nhà nước quản lí. 
+ Tình lộ là đường nối liền các huyện trong tỉnh do cấp tỉnh quản lí. 
+ Huyện bộ là đường nối liền các xã trong huyện do cấp huyện quản lí. 
+ Đường làng xã là đường nối liền các thôn ấp trong xã do cấp xã quản lí. 
 Ngoài ra còn có đường đô thị do cấp thị xã thành phố quản lí nối liền trong phạm vi thị xã, thành phố. 
 b. Đường sắt và đặc điểm của đường sắt. 
- Học sinh quan sát hình 2/SGK và cho học sinh kể các nhà có đường sắt đi qua. 
- Học sinh phát biểu- giáo viên chốt lại ý chính. 
 c. Đường thuỷ và giao thông đường thuỷ. 
- Học sinh kể tên và nói đường thuỷ là loại đường gì?
- Học sinh trả lời câu hỏi 3/SGK. 
- Giáo viên chốt lại ý chính. 
 d. Đường không. 
- Học sinh phát biểu và trả lời thế nào là đường không?
- Giáo viên chốt lại: Đường không với các đường bay trong nước và đường bay quốc tế để chở hành khách và hàng hoá ở nước ta có sân bay lớn nhất như: Tân Sơn Nhất, Nội Bài. 
 3. Củng cố:
- Nước ta có những loại đường giao thông nào?
- Để phòng tránh tai nạn giao thông các em phải làm gì?
Bài 2: Các loại phương tiện giao thông và tác dụng
của chúng. 
 I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được về các phương tiện giao thông và tác dụng của một số phương tiện giao thông. 
- Giáo dục học sinh biết cách phòng tránh tai nạn do các phương tiện giao thông gây ra. 
 II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh các phương tiện giao thông (Giáo viên và học sinh)
 III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:
Giáo viên hỏi: kể tên các loại đường giao thông ở nước ta?
- Em cần làm gì để giữ an toàn giao thông?
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu: Để phục vụ cho đời sống con người đã sáng chế ra các phương tiện giao thông. Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu. 
 b. Hoạt động 1:
 Các phương tiện giao thông:
- Giáo viên đưa hình các phương tiện giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không) giáo viên chỉ vào tranh và hỏi học sinh từ hình 1 đến hình 8. 
 Câu hỏi: + Phương tiện đó có tên là gì?>
 + Phương tiện đó có đặc điểm gì về cấu tạo và vận chuyển, nó chạy bằng gì? Chạy ở đâu?
 + Phương tiện đó dùng để làm gì? (chở người, vận chuyển hàng hoa, đồ vật . . )
 Giáo viên kết luận: Các phương tiện giao thông đường bộ như xe máy, ôtô. 
 Cách đề phòng tai nạn giao thông gây ra: 
 Giáo viên nêu câu hỏi: Khi điều khiển phương tiện chúng ta phải làm gì? (nắm được tính năng của xe đạp: xe có 2 bánh đạp bằng chân vì thế phải giữ thăng bằng khi điều khiển) phải đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp. 
- Khi đi trên các phương tiện giao thông (ôtô, tàu hoả, tàu thủy. ) phải như thế nào? (phải chấp hành nội qui định cho hành khách khi đi trên phương tiện đó. Ví dụ: khi xe đang chạythì không được thò đầu ra ngoìa, không chen lấn khi lên xuống. 
- Khi đi bộ trên đường vận chuyển của các phương tiện phải như thế nào? (phải chấp hành qui định với người đi bộ khi đi trên đường phố pải đi trên vỉa hè không đi dưới lòng đường)
- Khi chơi đùa các em phải chú ý điều gì? (không chơi đùa chạy nhảy, đi dưới lòng đường)
 3. Củng cố:
- Kể tên các phương tiện giao thông mà em biết. 
- Các em phải làm gì để phòng tránh các phương tiện giao thông. 
Bài 3: Những qui định về trật tự an toàn giao thông đường bộ. 
 I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những qui định chính trong luật giao thông về người đi bộ và người đi xe đạp trên đường
- Hiểu rõ tác hại của việc không thực hiện đúng các qui định 
- Giáo dục học sinh có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ và giúp học sinh không đồng tình với những hành vi sai trái với qui định đã học. 
 II. Chuẩn bị:
 Học sinh và giáo viên sưu tầm tranh ảnh, mô hình và vật thật để minh hoạ. 
 III. các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:
- Người đi bộ trên đường phải đi như thế nào cho đúng qui định an toàn giao thông?
- Người đi xe đạp trên đường cần thực hiện những qui định về an toàn giao thông như thế nào?
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ở lớp 1, 2, 3 các em đã được biết một số điều cần thực hiện khi đi bộ, đi xe đạp trên đường bộ. bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn, 9dầy đủ hơn, đầy đủ hơn những qui định đi trên đường bộ đối với người đi bộ và đi xe đạp. 
 b. Học bài mới:
 Hoạt đông 1:
 Khi đi bộ:
- Khi đi bộ phải đi về bên nào của lề đường? Nếu đường có vỉa hè thì phải như thế nào? (Đi về bên phải, nếu đường có vỉa hè phải đi trên vỉa hè , khôngđược đi dưới lòng đường)
- Khi có tín hiệu đèn em cần chấp hành như thế nào? (đèn xanh được phép đi, đèn vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu; đèn đỏ cấm đi. )
 Khi đi xe đạp:
- Giáo viên cho học sinh trao đổi nhóm 4:bhọc sinh đại diện nhóm trình bày. (Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn, không đi vào đường ngược chiều, không đi trên hè phố, vườn hoa, công viên, không lạng lách, đánh võng, không được phóng nhanh vượt ẩu. 
 Khi sử dụng các phương tiện giao thông:
- Học sinh thảo luận nhóm đôi: đại diện nhóm trả lời (khi ngồi sau xe đạp, xe máy ngồi yên ở tư thế an toàn , không đùa giỡn, khi đi ôtô khách và xe lửa không chen lấn khi lên xuống, không đứng, nhồi búi bám ờ cửa ra vào, không ngồi trên nóc tàu và thành cửa sổ, không thò đầu, tay ra ngoài, khi xuống xe ở cửa phía phải xe và quan sát kĩ đường trước khi xuống xe. 
3. Củng cố dặn dò:
 Nêu qui định của người đi bộ và người đi xe đạp. 
Bài 3: Tiết 2: Biển báo – Vạch kẻ đèn hiệu giao thông. 
 I. Mục tiêu:
- Học sinh nhớ và hiểu được các loại biển báo hiệu thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày. 
- Giáo dục học sinh có thói quen chấp hành tốt về luật an toàn giao thông và giữ gìn và bảo vệ các loại biển báo hiệu. 
 II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: tranh vẽ hoặc mô hình các loại biển báo, vạch kẻ, đèn báo hiệu giao thông đường bộ. 
- Học sinh: sưu tầm tranh ảnh về các biển báo hiệu. 
 III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: giáo viên hỏi học sinh
 2. Bài mới:
 a. hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ:
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các loại biển báo hiệu:
+ Biển báo nguy hiểm. 
+ Biển báo cấm. 
+ Biển hiệu lệnh. 
+ Biển chỉ dẫn. 
+ Vạch kẻ đường. 
 b. Qui định về vạch kẻ trên đường. SGV/27
 c. Đèn hiệu giao thông: giáo viên cho học sinh xem tranh vẽ, 3 loại đèn màu tín hiệu: (có 3 loại đèn: xanh, vàng, đỏ)
- Theo thứ tự từ trên xuống: màu đỏ, màu vàng, màu xanh. 
Ý nghĩa của đèn tín hiệu:
+ Đèn xanh: cho phép đi. 
+ Đèn vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. 
+ Đèn đỏ: cấm đi
 3. Củng cố dặn dò:
- Hãy kể tên các loại biển báo giao thông đường bộ. 
- Nêu tên các loại đèn báo hiệu và nêu ý nghĩa của các loại đèn. 
- Em phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ các loại biển báo hiệu, vạch kẻ, đèn hiệu giao thông. 
Bài 4: Những qui định về trật tự, an toàn giao thông đường sắt, đường thuỷ. 
 I. Mục tiêu:
- Học sinh hiêuỉ được các qui định về trật tự an toàn giao thông đường sắt, đường thuỷ. 
- Biết các biển báo, biển cấm trong giao thông đường sắt và đường thuỷ. 
- Giaói dục học sinh có ý thức chấp hành luật lệ về an toàn giao thông đường sắt, đường thuỷ. 
 II. Đồ dùng dạy học:
Các biển báo, biển cấm về an toàn giao thông đường thuỷ, đường sắt. 
 III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:
- Nêu tầm quan trọng của các loại hình biển báo, vạch kẻ đường. 
- Khi tham gia giao thông gặp các bi6n3 báo câmk1 em phải làm gì?
Giáo viên nhận xét đánh giá. 
 2. Bài mới:
 a. Biển báo giao thông đường sắt:
- Giáo viên cho học sinh xem các biển báo cấm của đường sắt. 
+ Biển đường bộ giao nhau với đường sắt có rào chắn. (xem biển 210/bài 3)
- Đường bộ giao nhau với đường sắt không có rào chắn )biền 211/bài 3) 
 b. Những qui định về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ. 
- Giáo viên cho học sinh thaỉo luận nhóm đôi. 
- Học sinh đọc thông tin:1. 2. 3. 4. 5 SGK 135
 c. Các biển báo giao thông đường thuỷ:
- Biển báo hiệu cấm neo. 
- Biển báo hiệu cấm đậu. 
- Biển báo hiệu cấm buộc tàu thuyền. 
- Biển báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ. 
- Biển báo hiệu “Cấm quay trở tàu thuyền”. 
- Biển báo hiệu được phép đỗ dọc theo bờ. 
- Biển báo hiệu nơi tránh bão. 
Giáo viên kết luận: các em cần chấp hành các qui định theo biển báo an toàn giao thông đường thuỷ. 
 3. Củng cố dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của biển báo. 
- Em làm gì khi gặp biển báo này trên sông. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ATGT lop 4 ca nam.doc