Giáo án An toàn giao thông Lớp 5 - Bài 1 đến 5

Giáo án An toàn giao thông Lớp 5 - Bài 1 đến 5

Bài 2

KỸ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN

I-MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Học sinh biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ.

- Học sinh biết cách lên, xuống xe vàdừng, đỗ xe an toàn trên đường phố.

2. Kĩ năng : Học sinh thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến).

- Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp (có thể điều khiển tốc độ vòng tránh xe ô tô và các phương tiện khác và tránh các nguy hiểm khác trên đường).

- Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.

3. Thái độ: Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/02/2022 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông Lớp 5 - Bài 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .. /./ 20
 Ngày dạy : .. /../ 200 
Bài 1 
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU:
-Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học.
- Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới.
2. Kĩ năng: Giải thích sự cần thiết của biển báo giao thông.
- Có thể mô tả lại các biển báo hiệu đó bằng lời hoặc bàng hình vẽ. Để nói cho những người khác biết về nội dung của các biển báo hiệu giao thông.
3. Thái độ:Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đường.
II. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG:
1. Ôân nội dung, ý nghĩa của những biển báo hiệu giao thông đã học.
 Biển báo cấm: 101, 102, 112, 110a, 122.Biển báo nguy hiểm: 204, 208, 209, 210, 211, 233.Biển hiệu lệnh: 301 ( a, b, d, e), 303, 304, 305.Biển chỉ dẫn: 423 (a, b), 424a, 434, 443.
2 Học các biển báo hiệu giao thông mới (10biển).
- 110 a, 123 (a, b), 207(a), 224, 226, 227, 426, 430, 436.(Tuỳ theo địa phương, nơi học sinh sống. Giáo viên có thể lựa chọn giảm bớt số biển báo hiệu mà địa phương không thấy có).
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : Chuẩn bị trước câu hỏi cho học sinh để học sinh phỏng vấn người khác về các biển báo hiệu giao thông 
- 2 bộ biển báo, gồm các biển báo đã học, 1 bộ tên của các biển báo hiệu đó.
 - Phiếu học tập (dùng cho hoạt động 4).
2. Học sinh : Quan sát 2 biển báo hiệu gần nhà, theo dõi xem có bao nhiêu người chấp hành theo hiệu lệnh của biển báo. Hỏi một số người ở gần biển báo hiệu (những người sống ở gần đó), xem họ có biết biển báo hiệu đó không, họ có nghĩ rằng biển báo hiệu đó là cần thiết ở vị trí đó không?
-Tại sao có người tuân theo và có người không tuân theo các biển báo hiệu.
-Các điều luật liên quan:
-Điều 13 – khoản 2,3; Điều 15 – khoản 1, 2; Điều 22 – khoản 3; Điều 22 – khoản 3; Điều 29 – khoản 3 (Luật GTĐB).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn dịnh : Ổn định tư thế ngồi học .
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên 
a .Mục tiêu :
-HS có ý thức quan tân đến biển báo hiệu giao thông khi đi đường
-HS hiểu sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông để bảo ATGT 
b .Cách tiến hành .
-Một bạn đóng vai phóng viên hỏi :
H:Ở gần nhà bạn có những biển báo hiệu nào ?
H :Những biển báo đó được đặt ở đâu ? 
H:Những người có nhà ở gần biển báo đó có biết nội dung của biển báo đó không ?
H:Theo bạn việc không tuân theo như vậy có thể xảy ra hậu quả nào không ?
H:Theo bạn nên làm thế nào để mọi người thực hiện theo lệnh của biển báo hiệu giao thông?
c .Kết luận : Muốn phòng tránh tai nạn giao thông , mọi người cần có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông .
Hoạt động 2 : Ôn lại các biển báo đã học .
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm : Chọn khoảng 4 nhóm , mỗi nhóm 4-5 em . Giao cho mỗi nhóm 5 biển báo nhiệu khác nhau .
- GV viết tên 4 nhóm biển báo hiệu trên bảng .
Biển báo cấm
Biển báo nguy hiểm
Biển hiệu lệnh
Biển chỉ dẫn
- Khi GV hô bắt đầu , mỗi nhóm 1 em cầm biển lên xếp biển báo đang cầm váo đúng nhóm biển gắn ở trên bảng . Làm xong về chỗ , em thứ hai của nhóm thực hiện tiếp rồi các em còn lại trong nhóm .
* Kết luận : Khi gặp biển báo hiệu nguy hiểm này , ta phải căn cứ vào nội dung biển hiệu để đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra .
H : Những biển báo hiệu giao thông thường được đặt ở đâu ? Nhằm mục đích gì?
GV chốt :
Tác dụng của biển báo hiệu chỉ dẫn là cung cấp thông tin cần thiết trên đường cho người đi đường biết .
Hoạt động 3 : Luyện tập 
* Gắn tên 10 biển ở vị trí khác nhau 
+ Yêu cầu từng HS lên gắn nbiển nào đúng tên biển đó .
H : Em hãy nhắc lại hình dáng , màu sắc nội dung của 2 biển báo trong số các biển báo này ?
* Làm phiếu nbài tập , khuyến khích HS vẽ (vẽ màu )
H : Vẽ 2 biển báo hiệu mà em nhớ , có ghi tên biển báo ?
- GV nhận xét – chữa cho HS .
 4. Củng cố : 
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ SGK /7
- Nhận xét tiết học .
 5. Dặn dò : Ôn lại kiến thức đã học .
- HS trả lời .
- HS nêu .
- HS trả lời .
+ Dễ xảy ra tai nạn giao thông .
+ Nhắc nhở mọi người hiểu ý nghĩa của biển báo hiệu và thực hiện .
- HS nghe và nắm yêu cầu của GV .
- Các nhóm thực hiện .
- Cả lớp theo dõi => nhận xét .
+ Đặt ở bên lề đường , để cho người đi đường biết nếu có nhu cầu .
- HS nhắc lại .
- HS khác quan sát => nhận xét .
- HS trả lời .
- HS thực hiện vẽ .
- HS trưng bày sản phẩm của mình – lớp nhận xét .
- HS nhắc lại ghi nhớ .
******************************************************************************
Ngày soạn : .. /./ 2006
 Ngày dạy : .. /../ 2006 Bài 2 
KỸ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I-MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Học sinh biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ.
- Học sinh biết cách lên, xuống xe vàdừng, đỗ xe an toàn trên đường phố.
2. Kĩ năng : Học sinh thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến).
- Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp (có thể điều khiển tốc độ vòng tránh xe ô tô và các phương tiện khác và tránh các nguy hiểm khác trên đường).
- Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
3. Thái độ: Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.
II -NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG: 
Những quy định đối với người đi xe đạp, để đảm bảo an toàn.
- Ở đường một chiều, xe không có động cơ đi ở bên phải đường, xe có động cơ đi ở bên trái đường.
- Ở cả đường một chiều và hai chiều, xe đạp đi ở phía bên phải đường hoặc đi vào làn đường dành riêng cho xe thô sơ.
- Khi đổi hướng (hoặc đổi làn xe), xe đạp phải giơ tay xin tay xin đường.
- Không đổi hướng bất ngờ trên đường. Khi muốn rẽ, từ trước nơi đường giao nhau, người đi xe đạp phải đi chậm lại, chuyển hướng xe sang làn đườnggần với chiều rẽ của mình (theo mũi tên kẻ trên đường), giơ tay xin đường rồi mới rẽ.
- Khi rẻ, đổi hướng, xe đạp phải nhường đường cho người đi bộ, cho những người đi xe đạp khác đang đi trên đường và những xe đi ngược chiều.
- Khi qua đường giao nhau, nơi đường giao nhau không có vòng xuyến, xe đạp phải nhường đường cho những xe đi tới từ bên phải.
- Nơi đường giao nhau có vòng xuyến, xe đạp phải nhường đường cho những xe đạp tới từ bên trái.
- Người đi xe đạp không được chở hàng cồng kềnh, gây cản trở giao thông.
*Các điều luật liên quan : Điều 13 – Khoản 2, 3; Điều 15 – Khoản 1 ,2; Điều 22 – Khoản 3; Điều 22 – Khoản 3; Điều 29 – Khoản 3 (Luật GTĐB)
III-CHUẨN BỊ:
*Giáo viên : Tạo một mô hình (hoặc sa bàn) đường phố có những đường sau:
+ Một đường hai chiều, mỗi chiễu có 2, 3 làn xe;
+ Hai đường phụ đi vào đường chính;
+ Một ngã tư không có vòng xuyến;
+ Một ngã năm , ngã sáu có vòng xuyến;
+Vạch kẻ đường để phân chia đường.
+ Những mũi tên kẻ trên đường chỉ hướng xe đi.
GV chuẩn bị những ô tô, xe máy, xe đạp, đèn tín hiệu giao thông (có thể bằng giấy màu) có thể di chuyển được trên mô hình (Xem hình vẽ mô hình A kèm theo).
IV-CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn
a) Mục tiêu: Biết cách điều khiển xe an toàn trên đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến).
b) Tiến hành: Giáo viên giới thiệu:
-GV giới thiệu mô hình một đoạn đường phố. 
-GV đặt các loại xe bằng giấy trên mô hình, gọi 1-2 HS chỉ trên sa bàn trình bày cách đi xe đạp từ một điểm này đến một điểm khác.
-GV hỏi về cách đi xe đạp với các tình huống khác nhau (chỉ trân mô hình A), yêu cầu từng học sinh trả lời chỉ trên mô hình (hoặc sa bàn)
H : Để rẽ trái (từ điểm A đến điểm N) người đi xe đạp phải đi như thế nào?
H : Người đi xe đạp nên đi như thế nào từ điểm O đến điểm D (từ một đường phụ sang đường chính) mà ở ngã tư không có đèn tín hiệu giao thông?
H : Người đi xe đạp đi như thế nào từ điểm D đến điểm E hoặc điểm I?
H : Khi rẽ ở một đường giao nhau (từ điểm A đến điểm N) ai được quyền ưu tiên đi trước? (người đi xe đạp, các xe đi chiều ngược lại hay là người đi bộ qua đường?).
H : Người đi xe đạp nên đi qua vòng xuyến (từ điểm A đến điểm K) như thế nào?
H : Người đi xe đạp đi như thế nào từ điểm A đến điểm M?
H : Xe đạp nên đi vòng và vượt qua một xe đang đỗ (Ô tô P) ở phía làn xe bên phải như thế nào?
H : Khi đi xe đạp trên đường quốc lộ có rất nhiều xe chạy, muốn rẽ trái, người đi xe đạp phải đi như thế nào?
c) Kết luận (ghi nhớ)
* Các em đã học và nắm được cách đi xe đạp trên đường có những tình huống khác nhau. Chúng ta cần nhở để khi lên lớp trên, đủ tuổi ta có the åđi xe đạp ra ngoài đường mà không sợ đi sai Luật GTĐB.
Hoạt động 2 : Thực hành trên sân trường.
a) Mục tiêu:Học sinh thể hiện được cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến).
b) Cách tiến hành: Giáo viên chuẩn bị kẻ sẵn trên sân trường một đoạn ngã tư, trên đường có vạch kẻ phân làn đường (đường 2 chiều) và chia làn xe chạy (3 làn xe, 2 làn xe ô tô và 1 làn xe thô sơ). Đường cắt ngang chỉ có một vạch chia 2 làn đường (đường nhỏ hơn). Nếu  ... An không có điện thoại thì sao?)
- A: Nhưng nhà tớ lại chưa có điên thoại.
- B: Vậy thì cậu gọi điện thoại về nhà ai ở gần nhà cậu, nhờ báo tin cho bố mẹ cậu biết.
- A: Hàng xóm nhà tớ có điện thoại đâý, nhưng tớ lại không biết số điện thoại nhà họ. Thế mới chán chứ!
- B: Thôi thế cậu đi với tớ sang nhà bạn tớ ở cùng phố, tớ mượn cho cậu một chiếc xe đạp có đủ đén chiếu sang, đèn phản quang để đi về, mai đi học cậu đem đến đây đổi lại xe. Thế được chưa?
- A: Oâi thế thì tuyệt quá! Tớ cảm ơn cậu nhiều.
Hoạt động 2: Lập phương án thực hiện ATGT.
a) Mục tiêu: Nhằm làm cho các vận dụng kiến thức đã học để xây dựng phương án phòng tránh TNGT cho bản thân và các bạn trong lớp.
- Tập hợp cho học sinh ý thức quan tâm đến sự an toàn của bản than và của bạn bè.
b) Cách thực hiện.Bước 1: Lập phương án thực hiện ATGT 
Chia lớp thành 3 nhóm
Nhóm 1 gồm các em tự đi xe đạp đến trường lập phương án “Đi xe đạp an toàn”
Nhóm 2 gồm các em được cha mẹ đưa đến lớp bằng xe đạp, xe máy, lập phương án “Ngồi trên xe máy an toàn”
Nhóm 3 gồm các em nhà ở gần trường đi bộ đến trường, lập phương án “Con đường đi đến trường an toàn”
Phương án bao gồm các phần:
- Điều tra khảo sát;
- Giải pháp (Biện pháp khắc phục);
- Duy trì tổ chức thực hiện (Kiểm tra).
Bước 2: trình bày phương án tại lớp.
Ví dụ phương án “Đi xe đạp an toàn”
Nội dung trình bày.
* Khảo sát, điều tra.
- Thống kê có bao nhiêu bạn đi xe đạp, bao nhiêu chiếc có chất lượng tốt, bảo đảm an toàn, bao chiếc chưa bảo đảm an toàn? Cụ thể: Cỡ xe, phanh (thắng), săm, lốp, đèn, chuông ..
- Có bao nhiêu bạn đi xe thành thạo? Có bao nhiêu bạn mới tập đi?
- Có bao nhiêu bạn chưa nắm vựng điều Luật qui định đối với người đi xe đạp?  
* Kế hoạch, biện pháp thực hiện.
Bao gồm các việc: Xe đạp nào chưa bảo đảm an toàn, phải được sửa chữa (Đề nghị bố mẹ cho tiền sửa chữa); Bạn nào đi xe đạp của bố mẹ (xe đạp người lớn) phải tìm cách khắc phục. Ví dụ: Hỏi ý kiến bố mẹ xem có thể mua cho bạn chiếc xe đạp phù hợp hay không, hoặc phải hạ cọc yên xuống thấp nhất.
- Bàn nào đi xe đạp chưa vững phải tổ chức tập đi và kiểm tra lại.
- Bàn nào chưa nắm vững quy định đối với người đi xe đạp trên đường phải cử người giúp đỡ học lại Luật GTĐB và kiểm tra lại.
* Tổ chức thực hiện.Lên kế hoạch thời gian thực hiện cho từng việc và phân công người thực hiện, người kiểm tra.
Ví dụ: Lập một biểu như sau:
Nội dung công việc
Số lượng
Phân công
Điều kiện thực hiện
Thời gian
1. Sửa chữa xe đạp
2. Điều chỉnh cỡ xe.
2 chiếc
2 chiếc
Bạn A , B
Bạn C, D
Xin tiền sửa
Gặp bố mẹ bạn đề xuất ý kiến
Ngày, tháng
3. Học Luật đi đường.
4. Kiểm tra Luật GT
3 bạn
3 bạn
Các bạn 
T, N, Q
Mời cô giáo giúp như trên
Ngày, tháng
5. Tổ chức tập đi xe
6. Kiểm tra đi xe
3 bạn
3 bạn
Các bạn 
H, I, K
Buổi chiều tan học 
Mời cô TPT giúp
Ngày, tháng
Với các nhóm 2 và 3 cũng thực hiện tương tự như vậy.
Tại lớp có thể chỉ đủ thời gian cho một nhóm trình bày và các bạn bổ sung. Còn hai nhóm khác có thể tổ chức báo cáo vào buổi sinh hoạt lớp hoặc sinh hoạt đội.
V/. CỦNG CỐ:Gv nêu nhận xét về các hoạt động của học sinh, đánh giá ý thức học tập của các em. Đặt ra những nhiệm vụ phải làm lâu dài để đảm bảo an toàn giao thông.
Trò chơi xe đạp trên sa bàn:
 a) Mục tiêu: Biết cách điều khiển xe an toàn trên đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến)
 -Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp (có thể điều khiển tốc độ, vòng tránh xe ô tô và các phương tiện khác, chú ý và tránh các nguy hiểm khác trên đường.
 b) Cách tiến hành:GV giới thiệu:
Hôm nay chúng ta sẽ học các hành vi an toàn để phòng tránh tai nạn khi đi xe đạp. Chúng ta cùng quan sát mô hình A (GV đưa ra mô hình A cho cả lớp quan sát)
GV giới thiệu mô hình một đường phố, em nào có thể giải thích những vạch kẻ đường, mũi tên trên mô hình (hoặc sa bàn).
-GV đặt các loại xe bằng giấy hoặc đồ chơi trên mô hình, gọi một học sinh, gọi một học sinh chỉ trên sa bàn trình bày cách đi xe đạp từ một điểm này tới một điểm khác.
-Gv hỏi về cách đi xe đạp với các tình huống khác nhau (chỉ trên mô hình A), yêu cầu từng học sinh trả lời trên mô hình (hoặc sa bàn):
1) để rẽ trái (Từ điểm A đến điểm N) người đi xe đạp phải đi như thế nào?
 +Trả lời: Xe đạp luôn đi bên phải sát lề đường. Nhưng khi muốn rẽ trái, người đi xe đạp không nên đi đến tận đường giao nhau mới rẽ, mà nên giơ tay trái xin đường, chuyển sang làn xe bên trái khi đến sát đường giao nhau mới rẽ.
2) Người đi xe đạp nên đi như thế nào từ điểm O đến điểm D (từ một đường phụ sang đường chính) mà ở ngã tư không có đèn tín hiệu giao thông.
 +Trả lời: Đến ngã tư, người điều khiển phải đi chậm lại, quan sát cẩn thận các xe đến từ cả hai phía trên đường chính. Khi không có xe đi qua mới vượt nhanh qua đường để rẽ trái tới điễm D.
3) Người đi xe đạp đi như thế nào từ điểm D đến điểm E hoặc điểm I?
 +Trả lời: Đến điểm E, người đi xe đạp nên đi sát bên phải, giơ tay xin đường để báo hiệu là mình chuẩn bị rẽ phải. Khi muốn đổi hướng sang điểm I, người đi xe đạp giơ tay trái xin đường.
4) Khi rẽ ở một đường giao nhau ( từ điểm A đến điểm N) ai được quyền ưu tiên đi trước? (người đi xe đạp, các xe đi ngược lại hay là người đi bộ qua đường?)
 +Trả lời: Xe đạp nên đi chậm lại và nhường đường cho xe đi ngược chiều lại (từ M đến ô tô P) và người đi bộ ngang qua đường.
5) Người đi xe đạp nên đi qua vòng xuyến ( từ A đến điểm K) như thế nào?
 +Trả lời: Người đi se đạp phải nhường đường cho các xe đi đến từ bên trái và đi sát vào bên phải.
6)Người đi xe đạp đi như thế nào từ điểm A đến điểm M?
 +Trả lời: Người đi xe đạp không được đi xuyên qua vạch kẻ đường liền mà phải đi đến đường giao nhau và vòng theo hình chữ U qua vòng xuyến để đi đến điểm M.
7) Xe đạp nên đi vòng và vượt qua một xe đang đỗ (Ôtô P) ở phía làn xe bên phải như thế nào?
 +Trả lời: Người đi xe đạp giơ tay trái báo hiệu để đổi sang làn xe bên trái, đi vượt qua xe đỗ, giơ tay phải xin trở về làn đường bên phải.
8) Gv hỏi thêm (tuỳ thực tế địa phương): Khi đi xe đạp trên đường quốc lộ có rất nhiều xe chạy, muốn rẽ trái, người đi xe đạp, người đi xe đạp phải đi như thế nào?
 +Trả lời: Người đi xe đạp phải đi chậm lại, quan sát phía sau và trước mặt, nêú có nhiều xe ô tô đang chạy từ phía sau hoặc phía trước, phải dừng lại chờ, khi thấy xe còn ở xa mới vượt nhanh qua đường.
c) Kết luận (ghi nhớ)
* Các em đã học và nắm được cách đi xe đạp trên đường có những có tình huống khác nhau. Chúng ta cần nhớ để khi lên lớp trên, đủ tuổi ta có thể đi xe đạp ra ngoài đường mà không sợ đi sai Luật GTĐB.
Hoạt động 2: THực hành trên sân trường.
 a) Mục tiêu:Hs thể hiện được cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến).
 b) Cách tiến hành:Gv chuẩn bị kẻ sẵn trên sân trường một đoạn ngã tư, trên đường có vạch kẻ phân làn đường (đường hai chiều) và chia làn xe chạy (3 làn xe, 2 làn xe ô tô và 1 làn xe thô sơ). Đường cắt ngang chỉ có một vạch chia hai làn đường (đường nhỏ hơn). Nếu có đèn tín hiệu giao thông đặt ở góc ngã tư đường.
Gv hỏi: - Em nào biết đi xe đạp?
Cô mời một em đi xe đạp đi đường chính rẽ vào đường phụ theo cả hai phía (rẽ trái và rẽ phải); Một em khác đi từ đường phụ rẽ ra đường chính cũng đi cả hai phía. Một em khác đi gặp đèn đỏ, đèn vàng  hoặc các tình huống như ở trên đã thể hiện trên sa bàn.
Các em quan sát bạn thực hiện và nhận xét.
Gv hỏi thêm: Tại sao lại giơ tay xin đường khi muốn rẽ hoặc thay đổi làn đường? 
+Trả lời :Nhờ đó những xe ở phía sau có thể biết em đang đi theo hướng nào để tránh.
H: Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải? 
 +Trả lời: Những xe có động cơ kích thước lớn và tốc độ cao đề đi ở làn đường bên trái. Khi muốn vượt xe khác, các xe phải đi về phía trái của xe đi chậm hơn. Do đó xe đạp cần đi ở làn đường bên phải để các xe khác không phải tránh xe đạp
c) Kết luận (ghi nhớ)
Điều cần nhớ khi đi xe đạp là:Luôn luôn đi ở phía tay phải, khi đổi hướng (muốn rẽ phải, rẽ trái) đều phải đi chậm quan sát và giơ tay xin đường.Không bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ, vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước. Đến ngã ba, ngã tư, nơi có tín hiệu GT phải đi theo hiệu lệnh của đèn.
V: CỦNG CỐ:
a) Mục tiêu:Nhắc nhở học sinh nếu đi xe đạp phải đi theo đúng quy định của Luật GTĐB.Xây dựng một số phương án đảm bảo an toàn khi đi xe đạp (đối với học sinh đi xe đạp đi học).
b) Cách tiến hành:Yêu cầu học sinhnhắc lại những quy định cơ bản đối với người đi xe đạp để đảm bảo ATGT. Nhắc học sinh nếu đi xe đạp trên đường phố các em thực hiện đúng những điều đã học.Yêu cầu những học sinh có xe đạp đi học làm bản “Phương án xử lý các tình huống giao thông khi đi học”
Cụ thể:
Trên đường từ nhà đến trường em phải đi qua những đường phố nào, có mấy ngã ba, ngã tư. Đi trên đường chính hay đường phụ?
Có chỗ ngoặc, (trái hay phải), có đi qua đoạn đường khó hay vật cản nào không?
Em hãy đề ra cách xử lý khi đi đường đối với từng đoạn đường nguy hiểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_lop_5_bai_1_den_5.doc