Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Thể dục

TẬP HỌP HÀNG NGANG , DÓNG HÀNG , ĐIỂM SỐ ,

ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI ,

ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP

TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”

I. MỤC TIÊU :

 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Tập họp hàng ngang , dàn hàng , điểm số , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp . Yêu cầu tập họp và dàn hàng nhanh , không xô đẩy , chen lấn nhau ; đi đều không sai nhịp , đến chỗ vòng tương đối đều và đẹp ; biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp .

 - Trò chơi “ Kết bạn ” . Yêu cầu tập trung chú ý , phản xạ nhanh , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình .

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :

 1. Địa điểm : Sân trường .

 2. Phương tiện : Còi .

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :

 

doc 26 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Tuần 6
 Thứ ba ngày 7 tháng10 năm 2008
Thể dục 
TẬP HỌP HÀNG NGANG , DÓNG HÀNG , ĐIỂM SỐ ,
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI ,
ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP
TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Tập họp hàng ngang , dàn hàng , điểm số , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp . Yêu cầu tập họp và dàn hàng nhanh , không xô đẩy , chen lấn nhau ; đi đều không sai nhịp , đến chỗ vòng tương đối đều và đẹp ; biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp .
	- Trò chơi “ Kết bạn ” . Yêu cầu tập trung chú ý , phản xạ nhanh , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chơi trò chơi Diệt các con vật có hại : 1 – 2 phút .
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đội hình đội ngũ : 10 – 12 phút .
- Oân tập họp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , đi đều vòng phải , vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp : 
+ Chia tổ tập luyện .
+ Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ .
+ Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua giữa các tổ .
+ Cả lớp tập để củng cố : 2 – 3 phút .
b) Trò chơi “Kết bạn” : 7 – 8 phút .
- Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi 
- Quan sát , nhận xét , xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết .
Hoạt động lớp , nhóm .
+ Tổ trưởng điều khiển tổ mình tập luyện : 4 – 5 phút .
+ Tập họp cả lớp , từng tổ thi đua trình diễn : 3 – 4 phút .
- 1 tổ lên chơi thử .
- Cả lớp cùng chơi .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp : 1 – 2 phút .
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS ôn tập , củng cố về : Viết , đọc , so sánh các số tự nhiên ; Đơn vị đo khối lượng và Đơn vị đo thời gian ; Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ , về số trung bình cộng .
	- Làm thành thạo các bài tập liên quan đến những kiến thức kể trên .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập chung .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố về viết , đọc , so sánh số tự nhiên và đơn vị đo khối lượng 
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Có thể hỏi thêm về số liền trước , liền sau  
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
Hoạt động 2 : Củng cố về biểu đồ , số trung bình cộng , đơn vị đo thời gian .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
- Bài 5 : 
Hoạt động lớp .
- Dựa vào biểu đồ để viết tiếp vào chỗ chấm :
a) Khối Ba có 3 lớp : 3A , 3B , 3C .
b) Lớp 3A có 18 bạn giỏi Toán , lớp 3C có 21 bạn giỏi Toán .
c) Trong khối Ba , lớp 3B có nhiều bạn giỏi Toán nhất , lớp 3A có ít bạn giỏi Toán nhất .
d) Trung bình mỗi lớp Ba có 22 bạn giỏi Toán .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ XX .
b) Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI .
c) Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100 .
- Tự làm bài , GV tổ chức cho HS chữa bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại các nội dung vừa luyện tập .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập tiết 27 sách BT .
Chính tả 
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung truyện ngắn Người viết truyện thật thà .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng truyện ngắn trên . Biết tự phát hiện lỗi và sử lỗi trong bài chính tả . Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s / x hoặc thanh hỏi / thanh ngã .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vài tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT2 .
	- Từ điển để HS làm BT3 .
	- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 .
	- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Những hạt thóc giống .
	- 1 em đọc cho 2 bạn viết ở bảng , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ bắt đầu bằng l / n hoặc en / eng đã được luyện viết ở BT2 tiết trước .
	- 1 em đọc thuộc lòng câu đố ở BT3 , viết lên bảng lời giải đố .
 3. Bài mới : (27’) Người viết truyện thật thà .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
MT : Giúp HS nghe để viết đúng truyện ngắn .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Đọc toàn bài .
- Nhắc HS : Ghi tên bài vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li . Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm , xuống dòng , gạch đầu dòng . Viết tên riêng người nước ngoài theo đúng quy định .
- Đọc bài cho HS viết .
- Đọc lại bài một lượt .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
- 1 em đọc lại truyện .
- Cả lớp lắng nghe , suy nghĩ , nói về nội dung mẩu truyện . ( Ban-dắc là một nhà văn nổi tiếng thế giới , ông có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống lại là một người rất thật thà , không bao giờ biết nói dối )
- Cả lớp đọc thầm lại truyện , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày truyện .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : 
+ Nhắc HS : Sửa tất cả các lỗi có trong bài , không phải chỉ sửa lỗi âm đầu s / x hoặc hỏi / ngã .
+ Phát riêng phiếu cho một số em viết bài mắc lỗi chính tả .
+ Mời những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp .
+ Chấm , chữa 7 – 10 bài .
+ Nhận xét chung .
- Bài 3 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT , chọn bài cho HS .
+ Giải thích thêm qua mẫu .
+ Phát phiếu và từ điển cho các nhóm thi tìm nhanh từ láy .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc nội dung bài tập , cả lớp đọc thầm lại để biết cách ghi lỗi và sửa lỗi .
- Tự đọc bài , phát hiện lỗi và sửa lỗi chính tả trong bài của mình thoe mẫu SGK . 
- Từng cặp HS đổi bài cho nhau để sửa chéo .
- 1 em đọc yêu cầu BT , cả lớp theo dõi .
- 1 em nhắc lại kiến thức đã học về từ láy để vận dụng giải BT này .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm thắng cuộc .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS tính trung thực , thật thà .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai . Chuẩn bị bản đồ có tên các quận , huyện , thị xã , danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em .
Luyện từ và câu 
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng . Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế .
	- Tìm được các danh từ chung , danh từ riêng có trong đoạn văn . Viết hoa đúng quy tắc các danh từ riêng .
	- Giáo dục HS yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ tự nhiên VN . Tranh ảnh Lê Lợi .
	- Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần Nhận xét ) .
	- Một số phiếu viết nội dung BT1 ( phần Luyện tập ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Danh từ .
	- 1 em nhắc lại ghi nhớ , sau đó làm lại BT1 .
	- 1 em làm lại BT2 .
 3. Bài mới : (27’) Danh từ chung và danh từ riêng .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu của bài .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét . 
MT : Giúp HS nhận biết về danh từ chung , danh từ riêng ; nắm cách viết hoa danh từ riêng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Bài 1 : 
+ Dán 2 tờ phiếu lên bảng , mời 2 em lên bảng làm bài .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 : 
+ Dùng phiếu đã ghi lời giải đúng để hướng dẫn HS trả lời đúng .
+ Nói : 
@ Những tên chung của một loại sự vật như : sông , vua được gọi là danh từ chung .
@ Những tên riêng của một sự vật nhất định như : Cửu Long , Lê Lợi được gọi là danh từ riêng .
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT , cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp .
- Đọc yêu cầu BT , cả lớp đọc thầm , so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ , trả lời câu hỏi .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , so sánh cách viết các từ trên có gì khác nhau . 
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 2 , 3 em đọc ghi  ... (1’)
	- Làm các bài tập tiết 30 sách BT .
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU :
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm : Trung thực – Tự trọng .
- Sử dụng những từ đã học để đặt câu , chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực .
	- Giáo dục HS có lòng trung thực , tính tự trọng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1,2,3 .
	- Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Danh từ chung và danh từ riêng .
	- Kiểm tra 2 em đồng thời lên bảng lớp :
	+ 1 em viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ dùng .
	+ 1 em viết 5 danh từ riêng là tên riêng của người , sự vật xung quanh .
 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Nêu yêu cầu đề bài .
+ Phát phiếu cho 3 , 4 em .
- Bài 2 : 
+ Phát phiếu cho 3 , 4 em .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc thầm đoạn văn rồi làm bài vào vở .
- Những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu đề bài , suy nghĩ , làm bài cá nhân . Có thể dùng Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để hiểu đúng nghĩa của từ .
- Những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
+ Nói : Các em đã biết nghĩa của các từ trung thành , trung hậu , trung nghĩa , trung thực , trung kiên . Nếu chưa rõ nghĩa của các từ trung bình , trung thu , trung tâm , các em nên sử dụng từ điển .
+ Phát phiếu cho 3 , 4 em .
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Làm việc cá nhân .
- Phát biểu .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Nêu yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , đặt câu .
- Các nhóm thi tiếp sức . Từng thành viên trong nhóm tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt với 1 từ . Nhóm nào tiếp nối nhau liên tục , đặt được nhiều câu đúng sẽ thắng cuộc .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có lòng trung thực , tính tự trọng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà viết lại 2 , 3 câu văn vừa đặt ở BT4 .
Tập làm văn 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung , ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu .
- Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh , nắm được cốt truyện , phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện .
	- Yêu thích tạo dựng đoạn văn kể chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 6 tranh minh họa truyện trong SGK phóng to , có lời dưới mỗi tranh .
	- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng BT2 .
	- Bảng viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh 2 , 3 , 4 , 5 , 6 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Đoạn văn trong bài văn kể chuyện .
	- 1 em đọc lại ghi nhớ .
	- 1 em làm lại BT phần Luyện tập .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện .
 a) Giới thiệu bài :
	Tiết học này , các em sẽ tiếp tục luyện tập xây dựng từng đoạn văn KC để hoàn chỉnh một câu chuyện . 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Dựa vào tranh , kể lại cốt truyện .
MT : Giúp HS dựa vào tranh kể lại được cốt truyện Ba lưỡi rìu .
PP : Thực hành , đàm thoại , trực quan .
- Dán lên bảng lớp 6 tranh minh họa phóng to truyện Ba lưỡi rìu theo đúng thứ tự . 
- Nói : Đây là câu chuyện Ba lưỡi rìu gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh họa , mỗi tranh kể về một sự việc .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc nội dung bài , phần lời dưới mỗi tranh , giải nghĩa từ tiều phu .
- Quan sát tranh , đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện , trả lời các câu hỏi sau :
+ Truyện có mấy nhân vật ? ( 2 nhân vật : chàng tiều phu , cụ già )
+ Nội dung truyện nói về điều gì ? ( Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà , trung thực qua những lưỡi rìu )
- 6 em nối tiếp nhau , mỗi em nhìn 1 tranh đọc câu dẫn giải dưới tranh .
- 2 em dựa vào tranh và dẫn giải dưới tranh thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu .
Hoạt động 2 : Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện .
MT : Giúp HS phát triển được cốt truyện thành một đoạn văn kể chuyện .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Nói : Để phát triển ý thành một đoạn văn KC , các em cần quan sát kĩ từng tranh , hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì , nói gì , ngoại hình của nhân vật thế nào , chiếc rìu trong tranh là rìu sắt , rìu vàng hay rìu bạc .
- Hướng dẫn làm mẫu theo tranh 1 :
+ Cả lớp quan sát tranh 1 , đọc gợi ý dưới tranh , suy nghĩ , trả lời các câu hỏi theo gợi ý a , b . 
+ Nhận xét , chốt lại bằng cách dán bảng tờ phiếu đã trả lời câu hỏi .
- Dán bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn .
Hoạt động lớp , cá nhân , nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung BT2 , cả lớp đọc thầm .
+ Phát biểu ý kiến .
+ Vài em giỏi nhìn phiếu , tập xây dựng đoạn văn 
+ Lớp nhận xét .
- Thực hành phát triển ý , xây dựng đoạn văn KC :
+ Làm việc cá nhân , quan sát lần lượt từng tranh 2 , 3, 4 , 5 , 6 , suy nghĩ , tìm ý cho các đoạn văn .
+ Phát biểu ý kiến về từng tranh .
- Kể chuyện theo cặp , phát triển ý , xây dựng từng đoạn văn .
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn , kể toàn truyện .
 4. Củng cố : (3’)
	- Yêu cầu 1 , 2 em nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học :
	+ Quan sát tranh , đọc gợi ý trong tranh để nắm cốt truyện .
	+ Phát triển ý dưới mõi tranh thành một đoạn truyện bằng cách cụ thể hóa hành động , lời nói , ngoại hình của nhân vật .
	+ Liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh .
 5. Dặn dò : (1’) 
	- Nhận xét tiết học , biểu dương những em xây dựng tốt đoạn văn .
	- Khuyến khích HS về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp . 
Địa lí 
TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU :
	- HS biết : Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên VN 
	- Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên . Dựa vào lược đồ , bản đồ , bảng số liệu , tranh ảnh để tìm ra kiến thức .
	- Tự hào đất nước ta giàu đẹp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Trung du Bắc Bộ .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Tây Nguyên .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm vị trí và đặc điểm địa hình của vùng Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Chỉ vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ và nói : Tây Nguyên là vùng đất cao , rộng lớn , gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau .
Hoạt động lớp .
- Chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ hình 1 SGK và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam .
- 1 em lên bảng chỉ trên bản đồ và cũng đọc tên các cao nguyên theo thứ tự trên .
- Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 , xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Chia lớp thành 4 nhóm , phát cho mỗi nhóm một số tranh , ảnh và tư liệu về một cao nguyên .
- Sửa chữa , bổ sung các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận : Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên mà nhóm mình được phân công .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp , kết hợp với việc minh họa tranh , ảnh :
+ Đắc Lắc là cao nguyên thấp nhất vùng Tây Nguyên , bề mặt khá bằng phẳng , nhiều sông suối và đồng cỏ ; đây là nơi đất đai phì nhiêu nhất , đông dân nhất .
+ Kon Tum là cao nguyên rộng lớn , bề mặt khá bằng phẳng , có chỗ giống như đồng bằng . Trước đây , toàn vùng được phủ rừng rậm nhiệt đới nhưng hiện nay rừng còn rất ít , chủ yếu là các loại cỏ .
+ Di Linh là cao nguyên gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông , bề mặt tương đối bằng phẳng được phủ một lớp đất đỏ ba dan dày tuy không phì nhiêu bằng Đắc Lắc . Mùa khô ở đây không khắc nghiệt lắm , vẫn có mưa ngay cả trong những tháng hạn nhất nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh .
+ Lâm Viên là cao nguyên có địa hình phức tạp , nhiều núi cao , thung lũng sâu , sông và suối có nhiều thác ghềnh . Ở đây có khí hậu mát quanh năm .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về khí hậu ở Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
Hoạt động cá nhân .
- Dựa vào mục 2 và bảng số liệu SGK , từng em trả lời các câu hỏi sau :
+ Ở Buôn Ma Thuột có mùa mưa vào những tháng nào ?
+ Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa ? Kể ra .
+ Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên .
 4. Củng cố : (3’)
	- Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của Tây Nguyên .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 06.doc