Giáo án bổ sung lớp 4 - Tiết 49 đến tiết 52

Giáo án bổ sung lớp 4 - Tiết 49 đến tiết 52

Tập đọc(49): KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I.Mục tiêu:

 1.Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn- giọng kể khoan thai nhưng dõng

dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện.Đọc phân biệt lời các nhân vật( lời tên cướp biển cục

 cằn, hung dữ. Lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết,đầy sức mạnh)

 2.Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu

 với tên cướp biển hung hãn.Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.

II. Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 -Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 10 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bổ sung lớp 4 - Tiết 49 đến tiết 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc(49): khuất phục tên cướp biển
I.Mục tiêu:
 1.Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn- giọng kể khoan thai nhưng dõng
dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện.Đọc phân biệt lời các nhân vật( lời tên cướp biển cục 
 cằn, hung dữ. Lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết,đầy sức mạnh)
 2.Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu
 với tên cướp biển hung hãn.Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 -Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trũ 
A/Kiểm tra bài cũ:Đoàn thuyền đánh cá.
-2HS đọc thuộc bài, trả lời câu hỏi 3,4-đại ý bài.
GV nhận xét,ghi điểm.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu chủ điểm- Giới thiệu bài: Cho HS 
quan sát tranh minh hoạ chủ điểm
 -Tranh gồm những ai?
Đó là một số nhân vật anh hùng qua hai cuộc 
kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Em biết gì về 
các anh hùng này?
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc
Dân tộc ta có biết bao anh hùng quả cảm- Và cả
trong cuộc sống đời thường.Bài đọc hôm nay ta 
sẽ thấy được bác sĩ Ly đã dũng cảm khuất phục 
tên cướp biển như thế nào=> giới thiệu bài
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a.Luyện đọc:
*1 HS đọc toàn bài
*HS đọc tiếp nối
 -Lượt 1: 3 HS đọc kết hợp luyện đọc từ khó:
Sạm như gạch nung,trắng bệch, cục cằn, gườm
gườm, cúi gằm mặt. 
Luyện đọc đúng câu hỏi Có câm mồm không?
 Anh bảo tôi phải không?
 -Lượt 2: 3 HS đọc kết hợp đọc từ chú giải.
 -Lượt 3: 3 HS đọc,gọi HS nhận xét.
*HS đọc theo cặp.
*1 HS đọc toàn bài.
*GV đọc mẫu giọng rõ ràng , dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện. Nhấn giọng từ miêu 
tả vẻ hung dữ của tên cướp, vẻ oai nghiêm của
 bác sĩ. Đọc phân biệt lời 2 nhân vật.
 b.Tìm hiểu bài: 
+1HS đọc đoạn 1:
(?)Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể
 hiện qua những chi tiết nào?
 (?) ý 1 của bài.
Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển.
+GV chuyển ý,gọi HS đọc đoạn 2. 
(?)Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông
 là người như thế nào?
GVchốt ý:Ông là người nhân hậu, điềm đạm , 
nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối 
đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.
(?) Cặp câu tả trong bài khắc hoạ hai hình ảnh
đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?
(?) ý 2 của bài là gì?
Cuộc đối đầu giữa bác sĩ Ly và tên cướp biển.
+ GV chuyển ý,gọi HS đọc đoạn 3.
(?) Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp
 biển hung hãn? 
GV chốt ý:Bác sĩ cương quyết và bảo vệ lẽ phải
nên đã khuất phục được tên cướp biển- tên cướp 
cũng có thể sợ bác sĩ đưa ra toà, nhưng hắn phải
 khuất phục trước hếtbởi sức mạnhcủa một người trong tay không có vũ khí nhưng vẫn khiến hắn 
phải nể sợ.
(?) ý 3 của bài?
Tên cướp biển bị khuất phục.
-Đại ý của bài?
*Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly
trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung 
hãn.Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến 
thắng sự hung ác, bạo ngược.
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
*3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
*GV hướng dẫn, đọc mẫu đoạn luyện diễn cảm:
“Chúa tàu trừng mắt . .phiên toà sắp tới.”
nhấn giọng:trừng mắt, câm mồm, điềm tĩnh, 
“phải”, tống anh, dữ dội, đứng phắt, rút soạt
 dao ra, lăm lăm, đâm, dõng dạc, quả quyết,
 quyết, treo cổ.
*HS luyện đọc phân vai.
*HS thi đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét,GV cho điểm.
Cho HS nhận xét, chọn bạn đọc mỗi vai tốt
Cho 3 HS đọc lại đoạn vừa luyện
D. Củng cố-Dặn dò:
-Truyện đọc giúp em hiểu ra điều gì?
Về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân.
GV tổng kết bài-Nhận xét tiết học.
Bài sau:Bài thơ về tiêủ đội xe không kính.
2HS đọc,trả lời câu hỏi.
HS nhận xét bạn đọc.
HS quan sát tranh
..anh Nguyễn Văn Trỗi,
chị Võ Thị Sáu, anh Kim
Đồng, anh Nguyễn Bá
 Ngọc
HS kể về các anh hùng
-1HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối:
Đ1:3 dòng đầu
Đ2:Một lầnphiên toà 
sắp tới.
Đ3:phần còn lại
- 3HS đọc
- 3HS đọc
- HS đọc nhóm đôi
-1 HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc đoạn
- HS trả lời
-HS nêu
-HS lặp lại
-1 HS đọc đoạn
HS trả lời
-HS lắng nghe
HS trả lời
-HS nêu
-HS lặp lại
-HS đọc đoạn
HS chọn ý đúng
HS nêu
HS nêu
HS lặp lại
-3 HS đọc nối tiếp
HS lắng nghe
HS luyện nhóm ba
3-5 HS thi đọc
HS nêu nhận xét, bình 
chọn
-3 HS đọc
..phải đấu tranh với cái
 xấu, cái ác.
..sức mạnh tinh thần của
một con người chính 
nghĩa, quả cảm có thể 
làm một đối thủ hung 
hãn phải khiếp sợ, khuất 
phục
Tập đọc(t.50): Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
I.Mục tiêu:
1.Đọc lưu loát bài thơ.Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc vui, hóm 
hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm kháng
 chiến chống Mỹ, cứu nước.
2.Hiểu các từ ngữ ..
Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh độc đáo của nhừng chiếc xe không kính vì bom giật
 bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những 
năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
 3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài thơ.
Bảng phụ ghi đoạn thơ luyện diễn cảm.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: Khuất phục tên cướp biển.
 -3 HS đọc theo lối phân vai, trả lời câu hỏi;
 Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung
 hãn?
+Truyện đọc giúp em hiểu ra điều gì?
GV nhận xét, ghi điểm.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài 
 -Bài thơ về tiểu đội xe không kính sẽ giúp các em hiểu rõ 
hơn những khó khăn nguy hiểm trên đường ra trận và tinh thần 
dũng cảm, lạc quan của những chú bộ đội lái xe. 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a.Luyện đọc:
*1 HS đọc toàn bài
*HS đọc tiếp nối
 -Lượt 1: 4 HS đọc 4 khổ thơ kết hợp luyện đọc
từ:cài xoa mắt đắng, mưa tuôn, mưa xối
 nghỉ hơi đúng:
Không có kính/ không phải vì xe không có kính
Nhìn thấy gió/ vào xoa mắt đắng
Thấy con đường/ chạy thẳng vào tim
 -Lượt 2: 4HS đọc kết hợp nêu chú giải từ tiểu
 đội.
 -Lượt 3: 4 HS đọc,gọi HS nhận xét.
*HS đọc theo cặp.
*1 HS đọc toàn bài.
*GV đọc mẫu – nhập vai đọc với giọng của 
những chiến sĩ lái xe nói về bản thân mình.
Khổ 1: giọng đọc bình thản.
Khổ 2:Nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh đẹp.
Khổ 3: giọng vui.
Khổ 4: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 b.Tìm hiểu bài: 
+1HS đọc 3 khổ đầu:
-Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên
tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các
chiến sĩ lái xe?
+Đọc thầm khổ thơ 4:
-Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ
 được thể hiện trong những câu thơ nào?
-HS đọc thầm cả bài thơ trả lời câu hỏi:
+Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra 
trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ?
*GV: Đó là khí thế quyết chiến thắng Xẻ dọc Trường Sơn đi 
cứu nước của hậu phương lớn Miền Bắc trong thời kì 
chiến tranh chống đế quốc Mĩ. 
-Đại ý của bài?
Bài thơ ca ngợi tinh thần lạc quan, dũng cảm của 
các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chốngMĩ 
cứu nước 
C/Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
-Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
-Treo bảng phụ có hướng dẫn đoạn thơ cần đọc.
+Gv đọc mẫu đoạn thơ 
+Tổ chức học sinh đọc diễn cảm theo cặp 
+Tổ chức HS đọc diễn cảm trước lớp.
*4 HS đọc nối tiếp bài thơ.
*GV hướng dẫn, đọc mẫu đoạn luyện diễn cảm:
(đoạn 1, 3) nhấn giọng các từ:không phải, bom giật, bom rung, ung dung, nhìn trời, nhìn đất, nhìnthẳng, mưa tuôn, mưa xối 
như ngoài trời, trăm cây số, mau khô.
*HS luyện thuộc lòng.
*HS thi đọc thuộc lòng.
Lớp nhận xét,GV cho điểm.
D. Củng cố-Dặn dò:
-Qua hình ảnh đọc đáo chiếc xe tăng không kính tác giả
 muốn ca ngợi điều gì?
GV tổng kết bài-Nhận xét tiết học.
Về nhà: Học thuộc bài thơ.
Bài sau:Thắng biển.
3HS đọc,trả lời câu hỏi.
HS nhận xét bạn đọc.
HS quan sát tranh
-1 HS đọc toàn bài.
-4 HS đọc tiếp nối 4 khổ
- 4 HS đọc
- 4 HS đọc
- HS đọc nhóm đôi
-1 HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe.
HS trả lời
HS trả lời
-Bom giật, bom rung, kính
vỡ đi rồi, Ung dung buồng 
lái ta ngồi, nhìn đất nhìn ...
-Gặp bạn suốt dọc đường đi 
tới, bắt tay qua cửa kính vỡ 
rồi...
-Các chú bộ đội lái xe rất
 vất vả, rất dũng cảm.
-HS nêu
-HS lặp lại
-4HS đọc nối tiếp
HS lắng nghe
HS luyện thuộc lòng
3-5 HS thi đọc
-tinh thần dũng cảm, lạc
 quan của các chiến sĩ trong những năm tháng chống 
Mĩ cứu nước.
 Tập đọc(51): thắng biển.
I.Mục đích, yêu cầu:
 1.Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng 
 ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượnh thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, 
 sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích. 
 2.Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người
 trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên lành.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.ổn định
B.Kiểm tra bài cũ:Bài thơ về tiểu đội xe không 
kính.
2HS đọc thuộc bài, trả lời câu hỏi 1,3-đại ý bài.
GV nhận xét,ghi điểm.
C.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ cảnh gì?
 Lòng dũng cảm của con người không chỉ được 
bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, 
trong đấu tranh vì lẽ phải mà còn bộc lộ trong 
cuộc đấu tranh chống thiên tai. Bài văn Thắng
 biển sẽ khắc hoạ rõ nét điều đó.
 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a.Luyện đọc:
*1 HS đọc toàn bài
*HS đọc tiếp nối
-Lượt 1: 3 HS đọc kết hợp luyện đọc từ khó:
Sóng trào, giận dữ điên cuồng, khoác vai nhau,
quật, ngụp xuống. 
 -Lượt 2: 3 HS đọc kết hợp đọc từ chú giải.
 -Lượt 3: 3 HS đọc,gọi HS nhận xét.
*HS đọc theo cặp.
*1 HS đọc toàn bài.
*GV đọc mẫu
Đoạn 1: Câu đầu đọc chậm rãi, sau nhanh dần.
Đoạn 2: Giọng gấp gáp, căng thẳng nhấn giọng 
các tữ gợi tả, từ tượng thanh, tượng hình.
Đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp hơn, nhấn giọng 
từ ngữ:một tiếng reo to, ầm ầm, nhảy xuống,
 quật, hàng rào sống, ngụp xuống, trồi lên, cứng
 như sắt, cột chặt lấy, dẻo như chão, quấn chặt,
 như suối, sống lại,.. 
 b.Tìm hiểu bài: 
+1HS đọc đoạn 1:
(?)Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão
biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
(?)Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe
 doạ của cơn bão biển?
 (?) ý 1 của bài.
Sự đe doạ của cơn bão biển.
+GV chuyển ý,gọi HS đọc đoạn 2. 
(?)Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được
miêu tả như thế nào?
GVchốt ý: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão 
biển được miêu tả rất rõ nét, sinh động.Cơn bão 
có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi:như
 một đàn cá voi lớn, sóng trào qua nhừng cây vẹt
 cao nhất, vụt vào thân đê rào rào.Một bên là biển,
 là gió, trong ..
(?) ở đoạn 1và đoạn 2 tác giả đã sử dụng biện 
pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển
 cả?
**Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì?
( tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động, gây 
ấn tượng mạnh mẽ).
(?) ý 2 của bài là gì?
Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển.
+ GV chuyển ý,gọi HS đọc đoạn 3.
(?) Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng 
dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con 
người trước cơn bão biển? 
GV chốt ý:Cuộc chiến đấu với biển cả thật gay 
go, quyết liệt song với ý chí quyết tâm con người
đã chiến thắng.
(?) ý 3 của bài?
Với lòng dũng cảm con ngưòi đã chiến thắng.
-Đại ý của bài?
Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của
con người trong cuộc đấu tranh chống thiên 
tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
*3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
*GV hướng dẫn, đọc mẫu đoạn luyện diễn cảm:
“Một tiếng reo to . .sống lại.”
*HS luyện đọc nhóm đôi.
*HS thi đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét,GV cho điểm.
D. Củng cố-Dặn dò:
GV tổng kết bài-Nhận xét tiết học.
Bài sau:Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
2HS đọc,trả lời câu hỏi.
HS nhận xét bạn đọc.
HS quan sát tranh
-1HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối theo 3
 đoạn
- 3HS đọc
- 3HS đọc
- HS đọc nhóm đôi
-1 HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc đoạn
biển tấn công àbiển 
đe doạàngười thắng 
biển
..gió bắt đầu mạnh- nước
 biển càng dữ-biển cả 
muốn nuốt tươi..nhỏ bé.
-HS nêu
-HS lặp lại
-1 HS đọc đoạn
HS trả lời
-HS lắng nghe
HS trả lời:
-so sánh, nhân hoá
-HS nêu
-HS lặp lại
-HS đọc đoạn
hơn hai chục..mặn;họ
Ngụp xuống,sống lại.
HS nêu
HS nêu
HS lặp lại
3 HS đọc nối tiếp
HS lắng nghe
HS luyện nhóm đôi
3-5 HS thi đọc
HS nêu nhận xét
Tập đọc(52): ga-vrốt ngoài chiến luỹ. 
I.Mục đích, yêu cầu:
 1.Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng, lưu loát các tên riêng người nước ngoài, lời đối đáp giữa 
các nhân vật.
 Giọng đọc phù hợp với lời nói của từng nhân vật, với lời dẫn truyện; thể hiện được tình cảm 
 hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến luỹ. 
 2.Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.
 Truyện Những người khốn khổ (nếu có)
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.ổn định
B.Kiểm tra bài cũ:Thắng biển.
3 HS đọc thuộc bài, trả lời câu hỏi 2,4-đại ý bài.
GV nhận xét,ghi điểm.
C.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ cảnh gì?
 Ga-vrốt là nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm nổi
tiếng Những người khốn khổ của nhà văn Pháp 
Huy-gô.Bài đọc hôm nay là một trích đoạn của 
tác phẩm trên.
 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a.Luyện đọc:
*1 HS đọc toàn bài
*HS đọc tiếp nối
 -Lượt 1: 3 HS đọc kết hợp luyện đọc từ khó:
Ga-rốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc.
Luyện đọc các câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến 
có trong bài. 
 -Lượt 2: 3 HS đọc kết hợp đọc từ chú giải.
 -Lượt 3: 3 HS đọc,gọi HS nhận xét.
*HS đọc theo cặp.
*1 HS đọc toàn bài.
*GV đọc mẫu
 Giọng Ăng-giôn-ra bình tĩnh.
Giọng Cuốc-phây-rắc lúc đầu ngạc nhiên, lo lắng
Giọng Ga-vrốt bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch
Nhấn giọng mịt mù, nằm xuống, đứng thẳng lên,
 ẩn vào, phốc ra, tới lui, dốc cạn. 
 b.Tìm hiểu bài: 
+1HS đọc đoạn 1:
(?)Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
 (?) ý 1 của bài.
+GV chuyển ý,gọi HS đọc đoạn 2. 
(?)Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm
 của Ga-vrốt?
GVchốt ý: Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra 
ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới
làn mưa đạn của địch; Cuốc-phây-rắcgiục cậu 
quay vào chiến luỹ nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại 
nhặt đạn;Ga-rốt lúc ẩn lúc hiện dưới làn đạn; 
chơi trò ú tim với cái chết...
(?) ý 2 của bài là gì?
+ GV chuyển ý,gọi HS đọc đoạn 3.
(?) Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên
 thần? 
GV chốt ý:Hình ảnh Ga-vrốt bất chấp nguy hiểm len lỏi giữa chiến trường nhặt đạn cho nghĩa quân là
một hình ảnh rất đẹp, chú bé có phép như thiên 
thần, đạn giặc không đụng tới được.
(?) ý 3 của bài?
-Đại ý của bài?
Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
*4 HS đọc phân vai toàn bài.
*GV hướng dẫn, đọc mẫu đoạn luyện diễn cảm:
“Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn .ghê rợn.”
nhấn giọng nằm xuống,đứng lên, ẩn, phốc ra, tới, lui,dốc cạn,không rời, thiên thần, bắn,nhanh hơn
,ú tim, ghê rợn.
*HS luyện đọc nhóm đôi.
*HS thi đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét,GV cho điểm.
D. Củng cố-Dặn dò:
-Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-rốt?
GV tổng kết bài-Nhận xét tiết học.
Bài sau:Dù sao trái đất vẫn quay.
3HS đọc,trả lời câu hỏi.
HS nhận xét bạn đọc.
HS quan sát tranh
-1HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối 3đoạn
Đoạn 1:6 dòng đầu
Đoạn 2:Thì raGa-vrốt
nói.
Đoạn 3:Phần còn lại
- 3HS đọc
- 3HS đọc
- HS đọc nhóm đôi
-1 HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc đoạn
..nghĩa quân sắp hết đạn
nên ra ngoài chiến luỹ 
để nhặt đạn giúp nghĩa 
quân có đạn chiến đáu.
-HS nêu
-HS lặp lại
-1 HS đọc đoạn
HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS nêu
-HS lặp lại
-HS đọc đoạn
HS trả lời
HS nêu
HS nêu
HS lặp lại
4 HS đọc phân vai
HS lắng nghe
HS luyện nhóm đôi
3-5 HS thi đọc
HS nêu nhận xét
..là một cậu bé anh hùng
..khâm phục lòng dũng 
cảm của Ga-vrốt

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc.doc