Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4

I/MỤC TIÊU.

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1 - 2 câu hỏi về ND bài học).

- Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu Học kỳ II của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng ND văn bản nghệ thuật).

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: "Người ta là hoa đất".

II. ĐỒ DÙNG

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 09 tuần đầu học SGK tập 2; bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: 1’

- Sĩ số 34; có mặt vắng mặt .

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 hs đọc bài “ Con sẻ” TLCH: 1;2 SGK

- Nhận xét- Cho điểm

3. Bài mới: 30’

 

doc 25 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn: 22/3/2013
Ngày giảng: Thứ hai ngày 25/3/2013
Tập đọc
Ôn tập (Tiết 1)
I/MỤC TIÊU.
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1 - 2 câu hỏi về ND bài học).
- Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu Học kỳ II của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng ND văn bản nghệ thuật).
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: "Người ta là hoa đất".
II. ĐỒ DÙNG
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 09 tuần đầu học SGK tập 2; bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Sĩ số 34; có mặtvắng mặt.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- 2 hs đọc bài “ Con sẻ” TLCH: 1;2 SGK
- Nhận xét- Cho điểm
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài.
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/3 số học sinh trong lớp).
Hình thức:
- GV gọi 5 học sinh lên một lượt, bốc thăm chọn bài; chuẩn bị 2 phút rồi lên đọc bài.
- Lần lượt học sinh đọc bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài :Bốn anh tài
+ Những chi tiết nào nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây?
- ...Nhỏ người nhưng một lúc ăn hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18, 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ.
Bài: Chuyện cổ tích về loài người
+ Sau khi trẻ con sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời?
-...Vì mắt trẻ con sáng lắm, nhưng chưa nhìn thấy gì nên cần có ánh sáng mặt trời để nhìn cho rõ mọi vật.
 Bài: Trống đồng Đông Sơn
+ Nêu ý chính của bài?
- Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc
Là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam
 Bài tập 2(SGK - 94)
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
-....là những bài có chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều có nội dung hoặc nói lên một điều gì đó.
+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất?
- Bốn anh tài
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 2 
- Cho HS làm bài theo nhóm đôi vào vở bài tập. GV phát phiếu cho 3 nhóm làm bài (7phút)
- Yc HS dán phiếu kết quả. GV và HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Truyện kể phải có người vật, tình tiết phù hợp với ND chủ điểm: những con người tài giỏi..
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Bốn anh tài
Ca ngợi SK, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa; trừ ác, cứu dân lành của 4 anh em Cẩu Khây
Cẩu Khây, Nắm tay đóng cọc, Lấy Tai Tát nước, Móng tay, yêu tinh, bà lão chăn bò.
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của nước nhà.
Trần Đại Nghĩa
4. Củng cố: 4’
- Nêu nội dung các bài tập đọc từ tuần 19-> 21?
- GV nhận xét giờ học
5. Chuẩn bị bài sau:1’
- Về ôn lại bài và chuẩn bị : Ôn tập tiết 2
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Toán
Tiết 136: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS củng cố kỹ năng: Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.
- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi.
II. ĐỒ DÙNG
- SGK: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Hãy nêu lại các điểm của hình thoi?
- Chữa bài tập 2;3 VBT
- Nhận xét cho điểm
2. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài:1’ GV nêu mục đích - yêu cầu.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:29’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1 (144)
Bài 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và quan sát hình và nhận xét, ghi kết quả vào ...
- Giáo viên nhận xét.
HS đọc yêu cầu bài tập và quan sát hình và nhận xét, ghi kết quả”
Đúng ghi Đ, sai ghi S.
A
B
C
D
Đ
ĐDDD
 a. Hình chữ nhật ABCD có 2 cặp cạnh đối diện//
 b. Bằng nhau
ĐDDD
 c. Có 4 góc vuông
SDDD
 d. Có các cạnh bằng nhau.
+ Hình chữ nhật ABCD có những đặc điểm gì?
 - Hình chữ nhật ABCD có 2 cặp cạnh 
đối diện// và bằng nhau, có 4 góc vuông
+ Bài tập ôn lại những kiến thức nào?
- ...Đặc điểm HCN
Bài 2(144)
Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- GV treo bảng phụ.
- HS đọc yêu cầu và nghe phổ biến luật chơi
- Gv phổ biến luật chơi "Tiếp sức"- 2 nhóm (2 HS/1 nhóm) lên bảng thi điền nhanh, đúng kết quả vào ‡
- Lớp cổ vũ và nhận xét kết quả.
Q
P
R
S
- HS chơi theo nhóm
S
a)
Đ
b)
Đ
c)
Đ
d)
+ Hình thoi có những đặc điểm gì?
- ...2 cặp cạnh đối diện song song và 4 cạnh bằng nhau.
Bài 3 (145)
Bài 3. Khoanh vào chữ.
- Gọi Học sinh đọc đề bài
- 2 h/s
+ Bài tập y/c gì?
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Thảo luận nhóm 2 người (2')
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. Lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận, nêu KQ, giải thích cách làm:
Hình có S lớn nhất là
A. Hình vuông (25cm2)
- Giải thích cách làm?
Vì 25cm2= 5 x 5(cm2)
+ Diện tích của từng hình được tính bằng cách nào?
S ( HV) = a x a
S ( HCN) = a x b
S ( HBH) = a x h
S ( Hthoi) = m xn : 2 
+ Bài tập ôn kiến thức nào?
- Tính diện tích các hình
Bài 4 (145)
Bài 4 (145)
- Gọi HS đọc bài toán và tóm tắt
- HS đọc bài toán và tóm tắt
+Bài toán cho biết, hỏi gì?
 P ( HCN) : 56 m ; a: 18 m
S....?
+ Muốn tính S hình CN, cần phải biết những gì?
- ....Biết chiều rộng
- Gọi HS làm bài, 2 HS lên bảng giải bài toán
- Cho HS nhận xét, GV chốt kết quả
Bài giải
Nửa chu vi hình CN là
56 : 2 = 28(m)
Chiều rộng hình CN là 
28 - 18 = 10(m)
Diện tích hình CN là
18 x 10 = 180(m2)
 Đáp số: 180m2 
+ Từ chu vi hình CN và chiều dài đã biết, ta tìm chiều rộng như thế nào?
 b = S : a
+ Diện tích hình CN được tính như thế nào?
 S = a x b
4. Củng cố : 4’
- Nêu công thức tính chu vi các hình đã học?
- Muốn tính diện tích hcn, h thoi ta làm ntn?
5. Chuẩn bị bài sau:1’
- VN ôn bài, làm bài tập ở VBT 
IV. RÚT KINH NGHIỆM .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ngày soạn: 23/3/2013
Ngày giảng: Thứ ba ngày 26/3/2013
Tập đọc
Ôn tập (tiết 2)
 Nghe - viết: Hoa giấy
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả hoa giấy
- Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ cho bài tập 1; Phiếu học tập cho BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:1’
- Sĩ số 34; có mặtvắng mặt.
2. KTBC: 4’
- 2 HS nêu kết qủa BT2 (giờ ôn tập tiết 1)
3. Bài mới: 31'
a. Giới thiệu bài : "Hoa giấy". nghe - viết
b. Dạy bài mới: 30’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hướng dẫn viết chính tả: 17’
- Giáo viên đọc bài viết trong SGK(95)
- Học sinh theo dõi trong SGK
+ Tại sao hoa có tên là hoa giấy?
+ Vì cánh hoa mỏng
+ Hoa đẹp như thế nào?
+ Hoa nhiều màu: Đỏ, tím, da cam, trắng..
- Cho HS quan sát tranh về hoa giấy
- Cho Học sinh gấp SGK, nghe Giáo viên đọc từng câu rõ ràng và viết bài
- Giáo viên bao quát lớp, uốn nắn HS
- Giáo viên đọc cho HS soát bài một lần
- Thu bài viết và chấm 5 - 10 bài tại lớp -> nhận xét bài
- Học sinh viết bài
- HS đổi chéo vở đê soát lỗi cho bạn
Luyện tập 12’ Đặt câu
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- 2 h/s
+ Bài tập y/c gì?
- Đặt câu kể theo yêu cầu
+ Từng yêu cầu ứng với kiểu câu nào đã học?
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
- Cho HS đặt câu vào VBT. Giáo viên phát phiếu cho 3 HS làm bài
- Gọi HS dán kết quả lên bảng. Lớp nhận xét kết quả
- Lần lượt HS đọc kết quả BT. GV bổ sung, chốt kết quả
- HS đặt câu vào VBT, 3 HS làm bài phiếu.
- HS dán kết quả lên bảng. Lớp nhận xét kết quả
- Lần lượt HS đọc kết quả BT. 
a) Kể về các hoạt động (Ai làm gì?)
VD: Em cùng Lan đọc truyện. Bạn Hằng lau bảng lớp. Bạn Long đá cầu
b) Tả về các bạn trong lớp (Ai thế nào?)
VD: Tuấn nghịch ngầm, thông minh. Đức hay giúp đỡ bạn bè; Hoa dịu dàng, cẩn thân
c) Giới thiệu về từng bạn (Ai là gì?)
VD: bạn Hương là tổ trưởng Tổ 2. Bạn Giang là người ngồi cạnh em. Bạn Dung rất nhát.
 Kết luận: 3 kiểu câu kể (bên) đều có tác dụng riêng trong từng trường hợp. HS cần chú ý sử dụng linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh.
4. Củng cố :4’
- Phân biệt 3 kiểu câu kể Ai làgì? Ai thế nào? Ai là gì?
- GV nhận xét giờ học
5. Chuẩn bị bài sau:1’
- Về làm lại BT2 vào vở. Chuẩn bị cho giờ học sau
IV. RÚT KINH NGHIỆM .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Toán
Tiết 137. Giới thiệu tỉ số
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số của hai số
- Biết đọc, viết tỉ số của hai số, biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ; SGK phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra b ... Xem lại ND các bài học trước và lập bảng theo mẫu.
Định nghĩa
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
-CN TLCH: Ai (con gì)
- VNTLCH: làm gì?
- VN là ĐT cụm ĐT
- CN TLCH: Ai (con gì, cái gì?)
- VN TLCH: Thế nào?
- VN là TT, ĐT, cụm TT, cụm ĐT
- CN TLCH: Ai (cái gì, con gì)
- VNTLCH : Là gì?
- VN thường là ĐT, cụm ĐT
Ví dụ
- Các cụ già nhặt cỏ đốt lá
- Bên đường, cây cối xanh um.
- H. Anh là một học sinh giỏi ở lớp 4A.
Bài 2(98)
- Gọi HSđọc yêu cầu nội dung bài tập.
+ Mỗi câu trong đoạn văn đó thuộc kiểu câu nào?
+ Tác dụng của mỗi kiểu câu kể đó?
- Lớp và giáo viên nhận xét
+ Bài tập ôn về KT' nào ? 3 kiểu câu kể đó có td giống nhau được không? tại sao?
Bài 2. Nêu tác dụng.
- Học sinh đọc.
 - HS theo nhóm đôi cùng thảo luận.
- Lần lượt HS lên bảng điền kết quả vào bảng.
C1: Ai là gì? - TD: giới thiệu người vật " tôi"
C2: Ai làm gì? - TD: kể các hoạt động của người vật tôi.
C3: Ai thế nào? - TD: kể về đặc điểm, trạng thái của buổi chiều
Bài 3(98)
- Gọi Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên gợi ý: Từng kiểu câu nào sẽ được dùng vào mục đích ra sao?
- Lớp và giáo viên nhận xét bài, chữa bài
- Chỉ rõ từng kiểu câu kể trong đoạn văn đó?
+ Tác dụng của câu đó? xác định CN - VN?
Bài 3. Viết đoạn văn có sử dụng 3 kiểu câu đó.
- Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh viết bài vào vở. 2HS lên bảng viết bài
- 3-5 HS dưới lớp đọc kết quả bài tập.
- Bác sĩ Ly là người rất bình tĩnh, điềm đạm....mặc dù tên cướp hung hăng doạ nạt, ông từ tốn giải thích cho hắn hiểu. Cuối cùng, bác sĩ đã khuất phục được tên cướp.
3. Củng cố: 2’
- Hãy nêu định nghĩa của 3 câu kể vừa ôn.
- Nhận xét tiết học
4. Dặn dò: 2'
- Dặn HS về ôn lại các dạng BT tương tự trong bài học
 - Chuẩn bị cho giờ học sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Chính tả
 Ôn tập (tiết 7)
I. MỤC TIÊU
- KT đọc hiểu- LTVC.
- Rèn luyện cho HS các kỹ năng đọc hiểu; các kiến thức về LTVC
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu kiểm tra.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Sĩ số 34; có mặtvắng mặt.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 1 HS trả lời miệng BT2.
- 1 HS trả lời miệng BT3 giờ trước.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài : 1’
b. Nội dung bài: (29’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Làm bài KT: (15-20’) 
- GV phát đề
- GV chú ý HS Dựa vào ND bài đọc "Chiếc lá", chọn ý đúng trong các câu trả lời (ở phần B)
- HS đọc đề và tự giác làm bài
- GV bao quát lớp
- GV thu bài
c. GV cùng HS lần lượt chữa bài: (8’)
Câu 1: C (chim sâu, bông hoa và chiếc lá)
Câu 2: B (Vì lá đem lại sự sống cho cây)
Câu 3: D (Hãy biết quý trọng những người bình thường)
Câu 4: C (Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá)
Câu 5: C (Nhỏ bé)
Câu 6: C (Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến)
Câu 7: A ( Có cả 3 kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?)
Câu 8: B (Cuộc đời tôi)
d. Biểu điểm
- Từ câu 1- câu 6: Mỗi câu đúng được 1 điểm.
- Từ câu 7- câu 8: Mỗi câu đúng được 2 điểm.
4. Củng cố kiến thức :(4’)
- Nêu các loại câu đã học, trong các loại câu đó lại có những kiểu câu nào?
- Nhận xét giờ học.
5. Chuẩn bị bài sau : 1’
- Chuẩn bị cho bài sau. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ngày soạn: 27/3/2013
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 30/3/2013
Tập làm văn
Ôn tập (tiết 8)
I. MỤC TIÊU
- HS nhớ viết 3 khổ thơ đầu bài thơ: “ Đoàn thuyền đánh cá”
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học để viết một bài văn hoàn chỉnh miêu tả cây cối
- HS biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, màu sắc, có cảm xúc
- Bài viết tự nhiên, sáng tạo, bố cục rõ ràng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Sĩ số 34; có mặtvắng mặt.
2. Kiểm tra bài cũ: (1’)
- Kiểm tra ĐDHT của HS
3. Bài mới: (34’)
a. Giới thiệu bài : 1’
b. Nội dung bài: (33’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần chính tả:(12-15’) Nhớ viết : Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ đầu)
- Gọi HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu của bài viết
- HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu
 "Mặt rời xuống biển như hòn lửa
...Nuôi lớn đời ta tự thuở nào"
+ Vẻ đẹp của biển được thể hiện qua hình ảnh nào?
- .....Hình ảnh :
 "Mặt rời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
+ Mỗi khổ thơ gồm mấy dòng? Số chữ trong một dòng
- ...Mỗi khổ thơ có 4 dòng, mỗi dòng có 7 chữ.
- GV đọc mẫu bài viết một lần. HS nghe và nhận xét cách viết một số từ khó trong bài
- HS nghe và nhận xét cách viết một số từ khó trong bài. 
- Từ khó: căng buồm, biển đông lặng, dệt biển, gõ thuyền, nuôi lớn...
- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn viết bài(15')
- Hs viết bài.
- GV thu bài HS, chấm 7 - 10 tại lớp và nhận xét kết quả.
Phần Tập làm văn:(20 - 23’)
- Giáo viên treo bảng phụ ghi đề bài
- 1 HS đọc to các đề.
1) Hãy tả một cây bóng mát ở trường em
2) Tả cây ăn quả trong vườn nhà em
3) Hãy tả lại cây hoa mà em thích.
+ Em chọn đề bài nào?
- Trả lời
- Yêu cầu HS lập dàn ý cho bài văn (cho đầy đủ từng phần)
- Cả lớp viết bài vào VBT
- GV quan sát lớp nhận xét, kèm cặp HS
- Thu bài viết của HS
4. Củng cố: (4’)
- Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, nội dung từng phần?
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 1’
- Chuẩn bị cho bài sau. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Toán
 Tiết 140 : Luyện tập
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Rèn kỹ năng giải bài toán: " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó"
- Giúp HS biết nhận dạng đề, phân tích đề, tìm đúng các bước giải toán,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
 -Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số, ta cần làm như thế nào?
 - Nhận xét - Ghi điểm 
2. Bài mới (30’)
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Hướng dẫn luyện tập (29’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1
- Gọi HS đọc bài toán và tóm tắt
+ Bài toán hỏi gì? đã cho biết gì?
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt và giải BToán. - - Cả lớp làm vào vở
- Cho HS nhận xét, góp ý
+ Tỉ số trong bài toán là bao nhiêu? ý nghĩa?
KL: Từ tỉ số và tổng hai số, ta có sơ đồ đoạn thẳng => từ đó giải Bài toán
Bài 2 
- Gọi HS đọc đề bài và nhận xét
+ Số bạn trai bằng nửa số bạn gái có ý nghĩa như thế nào? 
+ Dạng bài toán? các bước giải?
- Cho HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng thực hiện giải bài toán
- Lớp nhận xét, bổ sung
 + Số bạn trai, bạn gái được tìm như thế nào?
- Yêu cầu HS đổi chéo vở và kiểm tra
Bài 3 
- Gọi HS đọc đề bài và tóm tắt
+ Bài toán cho biết, hỏi gì?
 + Tỉ số của bài toán được tìm như thế nào?
- Cho cả lớp làm bài. 1HS lên bảng giải bài toán
- Gọi HS nhận xét, góp ý bài bạn
+Dạng bài tập. Tại sao phải tìm tỉ số trong bài?
Bài 4
- Yc HS đọc yêu cầu bài toán và nhìn sơ đồ rồi nêu bài toán.
- Gọi 2 HS lên bảng thi giải toán nhanh. Cả lớp làm bài
- Cho HS nhận xét bài bạn, sửa bài, GV chốt kết quả.
- 2 HS đọc to bài giải đúng.
 Bài 1: Bài toán
- HS đọc và tóm tắt
- 1 HS lên bảng tóm tắt và giải. Cả lớp làm vào vở
- HS nhận xét”
Ta có sơ đồ:
28m
? m
? m
Đoạn 1
Đoạn 2:
Tổng só phần bằng nhau: 3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn 1 dài là: 28: 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn 2 dài là: 28 - 21 = 7(m)
Đáp số: 21m; 7m
Bài 2: 
- HS đọc đề bài và nhận xét
 - HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng thực hiện giải bài toán
- Lớp nhận xét, bổ sung
 - Vẽ sơ đồ
 - Tìm tổng số phần bằng nhau
 - Tìm số bạn trai, số bạn gái
? bạn
12 bạn
Số bạn trai:
? bạn
Số bạn gái
Tổng số phần bằng nhau: 1 + 2 = 3 (phần)
Số bạn trai là: 12 : 3 = 4 (bạn)
Số bạn gái là: 12 - 4 = 8 (bạn)
Đáp số: 4 bạn trai
 8 bạn gái .
Bài 3:
- HS đọc đề bài và tóm tắt
- Cả lớp làm bài. 1HS lên bảng giải bài toán
- HS nhận xét, góp ý bài bạn
? 
? 
Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé:
72
Số lớn:
Số bé
Tổng số phần bằng nhau: 
 5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là: 72 : 6 = 12 
Số lớn là: 72 - 12 = 60
Đáp số:Số bé : 12; Số lớn : 60
Bài 4:
- HS đọc và nêu bài toán.
- 2 HS lên bảng thi giải toán nhanh. Cả lớp làm bài
- HS nhận xét bài bạn, sửa bài.
- 2 HS đọc to bài giải đúng
Tổng số phần bằng nhau: 
 1 + 4 = 5 (l)
Thùng 1 có số lít xăng là: 
 180: 5 x 1 = 36 (l)
Thùng 2 có số lít xăng là: 
 180 - 36 = 144 (l)
 Đáp số: 36 l; 144 l
4. Củng cố: (4’)
- Bài học ôn tập những kiến thức nào?
- Gv hệ thống bài – Nhận xét chung.
5. Dặn dò:(1’)
- VN làm bài ( VBT ) . Chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an boi duong HS gioi.doc