Giáo án Buổi 02 - Lớp 4 - Tuần 27

Giáo án Buổi 02 - Lớp 4 - Tuần 27

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU:

 - Giúp HS nắm vững cách rút gọn phân số.

- HS nhận biết được phân số bằng nhau.

- Biết giải bài toán có liên quan đến phân số.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn HS luyện tập:

Bài 1. Tìm các cặp phân số bằng nhau trong các phân số sau : ; ; ; ; ;

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV gợi ý HS rút gọn các phân số để tìm các cặp phân số bằng nhau.

- HS làm bài tập 1 vào vở.

- Gọi HS lên bảng chữa bài, một số HS nêu miệng kết quả.

- HS khác nhận xét, GV chữa bài.

 

doc 8 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi 02 - Lớp 4 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nắm vững cách rút gọn phân số.
- HS nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có liên quan đến phân số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1. Tìm các cặp phân số bằng nhau trong các phân số sau : ;;;;;
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
GV gợi ý HS rút gọn các phân số để tìm các cặp phân số bằng nhau.
 HS làm bài tập 1 vào vở.
Gọi HS lên bảng chữa bài, một số HS nêu miệng kết quả..
HS khác nhận xét, GV chữa bài. 
 Kết quả: = ; = ; = 
 Bài 2. Một cửa hàng bán xi măng. Buổi sáng bán 2500 kg xi măng, buổi chiều bán được bằng số xi măng bán buổi sáng thì còn lại 1500 kg xi măng. Hỏi lúc đầu cửa hàng có mấy tấn xi măng ?
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm.
- GV nhận xét, chữa bài. 
Bài giải
 Số kg gam xi măng buổi chiều bán được là :
2500 x = 2000 ( kg)
Số kg xi măng lúc đầu cửa hàng có là :
2500 + 2000 + 1500 = 6000 (kg)
Đổi 6000 kg = 6 tấn
 Đáp số : 6 tấn xi măng
3.Củng cố , dặn dò:
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại các bài tập.
*************************************************************************
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
I.MỤC TIÊU:
-Học sinh thuộc lời bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn”.
-Tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa.
- Học sinh mạnh dạn ca hát và tham gia biểu diễn trước lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Bảng phụ viết sẵn lời bài hát“Chú voi con ở Bản Đôn”.
Một số động tác phụ họa bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Giới thiệu bài, ghi bảng.
 2.Hướng dẫn học sinh ôn tập bài hát.
Hoạt động 1.
-Giáo viên cho cả lớp hát bài “Chú voi con ở Bản Đôn”và vỗ tay theo nhịp.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh.
- Học sinh hát và thực hiện sửa sai.
Hoạt động 2.
Hướng dẫn học sinh hát bài hát kết hợp động tác phụ họa.
-Một số học sinh xung phong lên bảng hát và thực hiện các động tác phụ họa.
-Giáo viên nhận xét, góp ý thêm cho học sinh.
3.Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét,tuyên dương học sinh có ý thức học tập tốt.
 - Dặn học sinh về nhà luyện hát thuần thục bài hát và tập các động tác phụ họa cho nhuần nhuyễn.
*********************************************************************
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP : CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm chắc đặc điểm của câu khiến.
- Hiểu tác dụng của câu khiến.
- Xác định được câu khiến trong văn cảnh.
- Biết đặt câu khiến phù hợp yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	A/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu khiến dùng để làm gì?
- Làm thế nào để nhận biết câu khiến trong văn cảnh?
 (2 HS trả lời, GV nhận xét cho điểm)
	B/ Dạybài mới:
	1, Giới thiệu bài, ghi bảng:
	2, Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau:
	a)Vừa nói, bác vừa cúi xuống vơ một nắm mạ trên bờ ruộng. Bác nhìn các xã viên cười cởi mở:
	-Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời đến đây thi cấy với tôi nào!
	Nguyễn Hoàng Giang
	b)Cá sấu đang nằm thoi thóp trên đường tưởng như sắp chết khô đến nơi mất! Trông thấy một bác nông dân kéo một chiếc xe chở đồ đi tới, cá sấu liền giả bộ khóc lóc van xin:
	-Ông hãy làm phúc chở giùm con đến chỗ đầm sâu ở bên kia núi.
	Truyện cổ Lào
	c)Vừa nói, Cuội vừa chỉ đàn vịt trời giữa hồ. Thấy đàn vịt đông như kiến cỏ, con vỗ cánh, con ngụp đầu bơi lội, máu tham nổi lên, lão quan lang gạ Cuội:
	-Anh bán đàn vịt kia cho tôi!
	Truyện dân gian Mường
- GV nêu yêu cầu.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc những đoạn văn.
-Cho HS trao đổi nhóm đôi để tìm câu khiến.
- HS trả lời, GV nhận xét chốt lại ý đúng.
 Bài 2: Tìm và ghi lại các câu khiến trong các bài tập đọc đã học sau đây: Trong quán ăn “Ba cá bống”, Khuất phục tên cướp biển, Ga-vrốt ngoài chiến lũy.
-GV nêu yêu cầu.
-HS nối tiếp nhau đọc 3 bài Tập đọc.
-HS lần lượt tìm các câu khiến có trong 3 bài Tập đọc.
- GV ghi nhanh lên bảng.
 Bài 3: Hãy đặt 3 câu khiến tương ứng với các tình huống sau:
	a)Mượn bạn một cuốn truyện tranh.
	b)Nhờ chị lấy hộ cốc nước.
	c)Xin bố mẹ cho về quê thăm ông bà nhân dịp nghỉ hè.
- GV nêu lần lượt từng tình huống, HS nói miệng nhiều câu khác nhau.
-GV nhận xét, khen những em có câu văn hay dễ nghe.
	VD:
	*Bạn cho mình mượn cuốn truyện tranh này một lúc nhé!
	*Chị ơi, cho em xin một cốc nước nào!
	*Bố mẹ cho con về quê thăm ông bà mấy ngày nhé!
	3, Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm lại những bài vừa làm miệng vào vở.
******************************************
Hoạt dộng ngoài giờ
GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS biết được một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
- HS hiểu bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH :
1. Giáo viên giới thiệu một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
Một số quyền của trẻ em : Điều 2, Điều 3, Điều 7, điều 8, Điều 11.
Bổn phận của trẻ em
GV chia nhóm 4, giao nhiệm vụ thảo luận.
HS các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận ( Điều 13 )
 2. Củng cố, dặn dò :
 - GV tóm tắt nội dung bài.
 - Dặn HS về thực hiện bổn phận của mình đối với gia đình , nhà trường, gia đình và xã hội.
************************************************************************
Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP : DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nắm vững cách tính diện tích hình thoi.
- Gây hứng thú học toán cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A
C
D
1/Giới thiệu bài. B
2/Hướng dẫn HS luyện tập: 
 Bài 1. Cho hình thoi ABCD : 
 a)Kẻ hai đường chéo và viết tên hai đường chéo đó.
 b)Cho biết : AC = m và BD = n . Viết công thức tính diện tích (S)của hình thoi.
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
GV cho HS làm bài tập 1 vào vở.
Gọi 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách làm.
HS khác nhận xét, GV chữa bài. 
 Bài 2. Tính diện tích hình thoi EGHK biết EH = 6 cm và GK = 3 cm. 
 G
E
H
K
1 HS nêu đề bài.
GV cho HS làm bài tập 2 vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
 - HS khác nhận xét,
 - GV chấm một số bài, nhận xét, chữa chung. ( Đáp số : 9 cm2 )
 Bài 3. Tính diện tích hình thoi rồi viết kết quả vào ô trống :
Hình thoi
(1)
(2)
(3)
Độ dài các đường chéo
18 cm
15 cm
3 dm
24 dm
2m 4cm
1m 5cm
Diện tích
135 cm2
360 dm2
10710 cm2
GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
HS tự tính diện tích hình thoi rồi điền kết quả vào ô trống.
HS lần lượt lên bảng điền.
HS nhận xét, thống nhất kết quả.
GV cho HS đổi vở kiểm tra chéo.
 3/Củng cố , dặn dò:
 - GV hỏi HS cách tính diện tích hình thoi.
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt.
Dặn HS về xem lại các bài .
*****************************************
Hướng dẫn thực hành
Tập làm văn: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm chắc bố cục của bài văn miêu tả cây cối.
- Biết nhận xét những bài văn miêu tả cây cối để tìm ra những nét đặc sắc.
- Viết được bài văn miêu tả cây cối hoàn chỉnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
	A/ Kiểm tra bài cũ:
- Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần?
- Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy đoạn?
 (HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét cho điểm) 
	B/ Dạy bài mới:
	1, Giới thiệu bài, ghi bảng:
	2, Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
	*Yêu sao cái màu vàng nhạt của những cánh hoa li ti. Chúng tôi thường lượm những cái cánh to, dùng để làm dây chuyền...Khi thì gắn lên đầu, khi thì thắt quanh áo. Chơi chán, tôi và nó ngồi ăn đậu phộng, cười giòn tan... Thế rồi đùng một cái, gia đình tôi chuyển lên Đắc Lắc. Riêng tôi, tôi buồn vì phải xa cái xứ Bình Định đầy nóng bỏng này, nơi đã cất giấu những kỉ niệm thiêng liêng buồn vui của tôi. Nơi có những cây dừa với những bông hoa màu vàng nhạt cánh dày thân thương.
	Nguyễn Bá Lê Trinh
	 Đoạn văn trên có sự kết hợp miêu tả và kể chuyện. Em hãy viết một đoạn văn thân bài tả một cái cây em gắn bó có kết hợp tình tiết kể chuyện như vậy.
- HS khá đọc đoạn văn.
- Gv nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Chọn một vài bài hay đọc trước lớp.
 Bài 2: Đọc đoạn văn sau:
	*Chắc không phải chỉ là tự nhiên mà tác giả vô danh của truyện Tấm Cám cho cô Tấm từ trong quả thị chui ra. Người cô gái ấy chắc phải thơm lắm, vì quae rthị có màu đẹp thế, da thị căng thế, hương thị thơm thế. Hương thị thơm xa, thơm ngát, thơm như một loài hoa...cứ phảng phất mơ hồ suốt bao nhiêu năm tháng trong mùa thị và cả khi hết mùa quả chín. Câu chuyện được kể lên thì hương thị cứ thơm, thơm như cổ tích, thơm như ước muốn của nỗi lòng người mong cho cô gái kia sung sướng, mong cho hoàng tử gặp được nàng con gái têm trầu cách phượng, có giọng nói như chim Vàng Anh, mong con chim Vàng Anh thì có màu giống quả thị lắm lắm.
	 Băng Sơn
	Đoạn văn tả hương thị ở trên có sử dụng nhiều liên tưởng. Em hãy viết một đoạn văn miêu tả một loài cây trong sự liên tưởng tương tự.
- Thực hiện như bài tập1.
	3, Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa hoàn thành về nhà làm cho xong.
************************************************************************
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
Mĩ thuật
VẼ THEO MẪU
I,MỤC TIÊU:
- HS biết cách vẽ và vẽ được một vài cây.
- HS yêu mến và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Một số tranh ảnh về một số loài cây
 Hình gợi ý cách vẽ.
HS : Giấy vẽ, chì, màu, tẩy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu hình ảnh về cây.
HS quan sát, nhận xét đặc điểm của cây.
GV nhận xét, tóm tắt.
 Hoạt động 2: Cách vẽ cây
GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ.
- Gợi ý HS vẽ một cây hoặc nhiều cây.
Hoạt động 3: Thực hành
HS thực hành vẽ cây theo cảm nhận riêng.
GV quan sát chung, hướng dẫn HS còn lúng túng, nhắc HS tô màu vào bài vẽ.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài dán lên bảng.
HS xếp loại các bài theo ý thích.
GV khen ngợi, động viên HS.
 3. Dặn dò :
 Quan sát lọ hoa có trang trí.
Ban giám hiệu kí duyệt
	 Ngày/ ./ 2010	

Tài liệu đính kèm:

  • docBUOI 2 TUAN 27(2).doc