Giáo án Buổi 02 - Tuần 8 - Lớp 4

Giáo án Buổi 02 - Tuần 8 - Lớp 4

Tiết1: Toán :

 ÔN TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ

I. Mục tiêu : Giúp HS :

- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- Luyện giải toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.

II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ kẻ cột như BT 1; Bảng con.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động 1: Củng cố về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.(3)

- 2 HS viết công thức và nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số bằng hai cách.

Hoạt động 2: Củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.( 30)

Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Gv treo bảng phụ, gọi 4 Hs lên làm,nhận xét, chốt kết quả đúng.

Tổng hai số 87 176 809 1364

Hiệu hai số 13 34 165 218

 Số lớn 50 105 487 791

 Số bé 37 71 322 573

 

doc 10 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi 02 - Tuần 8 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 8:
 Thứ 3 ngày 6 tháng 10 năm 2009
Tiết1: Toán :
 ÔN Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Luyện giải toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ kẻ cột như BT 1; Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Củng cố về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.(3’)
- 2 HS viết công thức và nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số bằng hai cách.
Hoạt động 2: Củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.( 30’)
Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Gv treo bảng phụ, gọi 4 Hs lên làm,nhận xét, chốt kết quả đúng.
Tổng hai số
87
176
809
1364
Hiệu hai số
13
34
165
218
 Số lớn
50
105
487
791
 Số bé
37
71
322
573
Bài 2. Cho HS làm bảng con, đọc đáp án đúng.
GV chốt đáp án đúng là:B. 13 con
Bài 3. Cho HS làm bảng con, đọc đáp án đúng.
GV chốt đáp án đúng là:A. 65 l
Bài 4. Cho HS làm bảng con, đọc đáp án đúng.
GV chốt đáp án đúng là:C.391
Bài 5. Cho HS làm bảng con, đọc đáp án đúng.
GV chốt đáp án đúng là:B. 9 tuổi.
Bài 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S.
a. S b. Đ c. Đ d. S
Bài 7. Cho HS làm bảng con, đọc đáp án đúng.
GV chốt đáp án đúng là:B. 39 bạn.
Bài 8. Cho HS làm bảng con, đọc đáp án đúng.
GV chốt đáp án đúng là:C. 131 l.
Hoạt động nối tiếp: (2’)GV chốt lại 2 cách giải bài toán tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó; nhận xét tiết học dặn HS về nhà ôn bài.
Tiết 3: Luyện từ và câu : 
 Ôn: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
I. Mục tiêu:	
1 Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài.	 
2. Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: ( 5’)Củng cố cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
- HS lên bảng viết, cả lớp viết vở nháp một số tên riêng : 
 Nga Sơn, Bát Tràng, Thăng Long
 Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Minh Triết
- Cả lớp và GV nhận xét. 
B. Bài mới: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 8: Tên nước nào dưới đây viết sai quy tắc ? 
Hs nêu lại quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài .HS lựa chọn câu trả lời.
GV nhận xét và chốt lời giải đúng.Câu: B.Xin Ga Po và C. Đông Ti-mo
GV y/c HS viết lại tên cho đúng( Xin-ga-po; Đông-ti-mo)
Bài tập 9: Gọi HS đoc yêu cầu và nội dung.- Yêu cầu HS thảo luận, nêu kết quả vào bảng nhóm.
GV chốt câu đúng: A.Nen Xơn Man Đê La.
GV y/c HS viết lại tên cho đúng( Nen-xơn Man-đê-la)
Bài tập 10: Gvy/c Hs đọc nội dung bài tập ; Tổ chức cho HS thi viết tên người, tên địa lý nước ngoài có trong đoạn văn.
Lớp viết nháp, nhận xét kết quả của các bạn chơi 
Gv nhận xét, Kết luận: Xi-bia; On-ga; A-lếch-xan-đrơ; Vla-đi-mia .
3. Củng cố, dặn dò: Về nhà ôn bài và học bài, ghi nhớ cách viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài.
 Thứ 4 ngày 7 tháng 10 năm 2009
Tiết 2: Toán : 
 Luyện tập 
I. Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố cách giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng con; bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1(33’) - Củng cố về giải toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 sốđó.
Bài 1: Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng là: 325 và 99
Gv cho Hs nêu lại cách tìm số bé, số lớn.HS làm bảng con, 1 em lên làm trên bảng.
Gv nhận xét, chốt kết quả đúng: 
Số bé là:(325-99):2 = 113; Số lớn là:113+99 = 212
GV chốt kiến thức: Củng cố kĩ năng tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
 Bài 2: ( Bài 1-VBT)- GV y/ cầu HS đọc đề bài 
Cho lớp làm VBT, sau đó gọi một số em nêu phép tính và kết quả
GV nhận xét, chốt kết quả đúng:
Câu a: Số bé là:( 73-29 ) : 2 = 22;
Câu b: Số lớn là( 95+47) : 2 = 71
Bài 3: ( Bài 2-VBT)- - GV y/cầu HS đọc đề bài.Cho 1 em lên giải bài toán, lớp làm VBT
- GV nhận xét cho điểm HS 
Bài giải:
Số mét vải hoa cửa hàng có là:
( 360 - 40) : 2 = 160 (m)
Đáp số: 160 m
* GV chốt kiến thức: Củng cố về cách giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 4: ( Bài 3-VBT)Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 2tấn 500kg = .kg b. 3 giờ 10 phút = phút
 2yến 6kg = kg 4 giờ 30 phút = phút
. 2tạ 40kg = .kg 1 giờ 5 phút = phút
Hoạt động nối tiếp(2’)
GV chốt lại cách giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu, cách đổi số đo khối lượng, số đo thời gian.
Dặn dò HS về ôn bài. 
Tiết 3: Luyện đọc: 
 Ôn hai bài tập đọc tuần 8
I. Mục tiêu:
 1. Củng cố cho HS cách đoc hai bài tập đọc :Nếu chúng mình có phép lạ và bài Đôi giày ba ta màu xanh. Biết đọc diễn cảm các bài với giọng hồn nhiên, vui tươi thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về một tương lai tốt đẹp.
 2. Hiểu ý nghĩa của hai bài tập đọc.Làm đúng các bài tập trong vở bài tập .
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết các điều ước.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài 1: (17’) Nếu chúng mình có phép lạ 
a,Luyện đọc.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc bài.
- HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.GV nhận xét ghi điểm .
b, Tìm hiểu bài:
1. Mỗi khổ thơ đều nói lên một điều ước của các bạn nhỏ, điều ước ấy là gì?
a, Khổ thơ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
b, Khổ thơ 1: Ước trở thành người lớn để làm việc.
c, Khổ thơ 1: Ước không còn mùa đông.
d, Khổ thơ 1: Ước không còn chiến tranh.
2. Tại sao các bạn nhỏ ước " Hoá trái bom thành trái ngon"?
 Đáp án đúng là: C. Vì các bạn nhỏ mong muốn thế giới hoà bình và vui tươi. 
3. Nêu ước mơ của em và nói rõ vì sao?
* HS tiếp nối nhau nói về ước mơ của mình và trình bày lí do tại sao mình lại có ước mơ đó.
- GV nhận xét và tuyên dương những em có ước mơ cao đẹp.
Bài 2. (17’) Đôi giày ba ta màu xanh 
a,Luyện đọc.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc bài.
- HS thi đọc cá nhân trước lớp.GV nhận xét ghi điểm .
b, Tìm hiểu bài: GV cho hs làm bài cá nhân sau đó đọc bài làm các bạn khác nhận xét bổ sung.
Câu11.Ngày bé tác giả thích điều gì?
Đáp án đúng là: C. Thích có đôi giày ba ta màu xanh.
Câu12. Vì sao tác giả mua đôi giày ba ta màu xanh cho Lái?
Đáp án đúng là: D Vì tất cả các ý trên.
GV nhận xét chốt lời giải đúng. 
Câu13. Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. Tiếp nối nhau nêu câu bày tỏ niềm vui của mình.
* HS khác nhận xét . GV khen ngợi những em có câu văn hay.
IV. Củng cố, dặn dò: (1’)Về nhà ôn bài và đọc bài
Thứ 5 ngày 8 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Toán 
 ÔN Góc nhọn, góc tù, góc bẹt 
I. Mục tiêu : 
Giúp HS : - Có biểu tượng về góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
 - Biết dùng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II. Đồ dùng dạy học : 
Bảng phụ vẽ sẵn các góc: góc nhọn,góc tù, góc bẹt( BT 1 SGK); Ê ke, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:(5’) Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép tính. (Chữa BT5 của tiết trước) 
- GV nhận xét cho điểm HS.
Hoạt động 2: Ôn về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.(28’).
a. GV cho HS vẽ vào bảng con 1 góc nhọn, 1góc tù, 1góc bẹt.
b. Luyện tập, thực hành.
Bài 13. Cho HS làm vở, đọc đáp án đúng.
GV chốt đáp án đúng là: B. Góc đỉnh N.
Bài 14. Đúng ghi Đ, sai ghi S.
a. Đ b. Đ c. S 
Bài 15. Cho HS thảo luận theo cặp, đọc đáp án đúng.
GV chốt đáp án đúng là:
 	a. 2 góc vuông. b.2 góc nhọn.
 c. 1 góc tù.	 d. 1 góc bẹt.
Bài 16. GV cho HS làm bài vở, đọc bài làm.
GV chốt đáp án đúng là: C. 6
Hoạt động nối tiếp:(2’) Yêucầu HS nhắc lại đặc điểm các góc vừa học.
Tiết 2: Luyện viết: 
 Bài 9
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS viết đúng, biết cách trình bày đẹp bài 9 " Hạt mưa".
- HS biết cách viết bài theo kiểu chữ nghiêng nét thanh nét đậm.Viết đúng các chữ viết hoa có trong bài.
- Viết bài đúng cỡ chữ, mẫu chữ, đều khoảng cách.
 II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng mẫu chữ nghiêng.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.(1’)
2. Hướng dẫn cách viết.(32’)
a, Viết bảng con chữ hoa.
- GV cho HS mở vở luyện viết, 1 HS đọc to bài thơ, cả lớp nghe và quan sát các chữ viết hoa, kiểu chữ và nêu nhận xét.
- GV treo bảng chữ mẫu, HS quan sát.
- HS viết bảng con các chữ hoa: H, T, C, Q, V, D.
- GV nhận xét từng em về cách viết.
b, HD viết vở.
- GV viết mẫu lên bảng bốn câu thơ .
 Tôi ở trên trời
 Tôi rơi xuống đất
 Tưởng rằng tôi mất
 Chẳng hoá tôi không.
- GV cho HS nêu cách viết bài theo kiểu chữ nghiêng nét thanh nét đậm.
- HS viết bài vào vở. GV đi đến từng bàn giúp đỡ những em viết chưa đúng cỡ chữ, nét chữ chưa đẹp hoặc viết chưa đúng khoảng cách các con chữ.
- GV chấm bài nhận xét cách viết của từng em, sửa sai cho các em về tư thế chữ, nét chữ khoảng cách giữa các con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học
 - Dặn dò HS về nhà tập viết các chữ sai.
 Tiết 3: Luyện tập làm văn: 
 Luyện tập phát triển câu chuyện
I.Mục tiêu: 
Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện:
- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết cách sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ phóng to cốt truyện Vào nghề (SGK tr.72),vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Kiểm tra bài viết tiết trước -( 3’ )
-2 HS đọc lại 2 đoạn văn đã hoàn chỉnh theo y/c của tiết trước
 GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.( 1’)
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (SGK) vào vở ô li)- (33’)
Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào bản nhóm. Yêu cầu 1 HS lên sắp xếp các bảng nhóm theo đúng trình tự thời gian.
- HS thảo luận nhóm. Các nhóm trình bày. HS nhận xét, phát biểu theo cách mở đoạn của mình.
* Gọi HS nhận xét, phát biểu ý kiến.
* GV chốt kiến thức: Củng cố về cách viết câu mở đầu cho từng đoạn văn.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc toàn truyện và thảo luận theo cặp các câu hỏi trong SGK.
- HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp- GV nhận xét- chốt ý đúng .
* GV chốt kiến thức: Củng cốvề cách sắp xếp các đoạn văn theo trình tự thời gian, tác dụng của câu mở đoạn.
Bài 3: - Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. HS nháp bài. HS thi kể chuyện trước lớp
- GV và lớp nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò. (1’)
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài tập 1 vào vở 
Thứ 6 ngày 9 tháng 10 năm 2009
Tiết1: Luyện toán: 
 Ôn Hai đường thẳng vuông góc 
I. Mục tiêu : Giúp HS : 
- Củng cố về 2 đường thẳng vuông góc.
- Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc.
II. Đồ dùng dạy học : 
Bảng phụ vẽ sẵn các hình ở SGK ; Ê ke, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:( 3’) Củng cố về các góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
-3 HS lên bảng mỗi em vẽ và gọi tên một loại góc, nêu đặc điểm của loại góc đó . 
- Lớp và GV nhận xét cho điểm HS.
Hoạt động 2: Luyện tập ,thực hành(30’)
 Bài 1: GV vẽ lên bảng các hình vẽ SGK.
? Bài này yêu cầu ta làm gì? 
.- GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra, sau đó 2 HS nêu ý kiến. 
- GV nhận xét và cho điểm HS .
* GV chốt kiến thức: Củng cố về nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình.
 A B
 D C
- GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.(AB và AD, DAvà DC, CD và CB, BC và BA )
Bài 3: - Cho HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- HS dùng ê ke kiểm tra báo cáo kết quả trước lớp. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra nhau. 
- Gọi HS trình bày bài làm. GV nhận xét cho điểm HS. 
Bài 4: - Cho HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
GV vẽ hình như SGK lên bảng .HS tự làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài vủa bạn trên bảng.
* GV chốt đáp án đúng là: a. AB và AD, DAvà DC.
 b. CD và CB, BC và BA
Hoạt động nối tiếp:( 2’)
- GV tổng kết giờ học,dặn dò HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Chính tả: Nghe – viết: 
Đôi giày ba ta màu xanh
I.Mục tiêu: 
 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn2 trong bài Đôi giày ba ta màu xanh.
2. Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi; iên/yên/iêng để điền vào ô trống hợp với nghĩa đã cho.
 II. Đồ dùng dạy học:	bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ: Viết từ có âm ch/tr (3’)
– Giáo viên đọc: trung thu, chung kết, trao quà, chao liệng
-HS viết bảng con- Gv nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.(1’)
2. Hướng dẫn nghe viết. (20’)
- GV đọc đoạn văn cần viết, Hs theo dõi đọc thầm
- Cho Hs luyện viết đúng: ngẩn ngơ, run run, ngọ nguậy....
- GV nhắc nhở HS chú ý cách trình bày 
- Trình bày đúng yêu cầu
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- GV đọc toàn bài cho học sinh soát.
- GV chấm chữa bài – nêu nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập :Phân biệt d/ r/ gi, iên/yên/iêng.(12’)
Bài 1: Viết các từ ngữ chứa vần đã cho.
Vần
Từ ngữ
iên
yên
iêng
Điện Biên, thu tiền, tiên tiến, liên miên, thiên nhiên....
yên ngựa, chim yến, yến thóc, yến tiệc...
chao nghiêng,siêng năng,bay liệng, thiêng liêng, lười biếng......
Bài 2. Nối tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành từ ngữ đúng.
* GV cho HS thảo luận theo cặp, sau đó HS trình bày kết quả thảo luận
* GV chốt lời giải đúng. dành dum, rành mạch, giành giật, ra trận, da thịt, gia đình.
Bài 3. yêu cầu HS đọc đề bài.
 GV cho HS thảo luận theo cặp, sau đó HS trình bày kết quả thảo luận
 * GV chốt lời giải đúng: Các từ viết sai là: a. riêng b. reo c. dảnh dang
GV cho HS sửa lại từ viết sai: a. giêng b. gieo c. rảnh rang.
4. Củng cố dặn dò.(2’)
- GV nhận xét giờ học, dặn HS ghi nhớ cách viết với d/ r/ gi.
- Về nhà chữa lại những từ viết sai.
Tiết 3: Luyện từ và câu : 
 ÔN Dấu ngoặc kép
I.Mục tiêu: Củng cố cho HS;
1.Về tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
2. Biết vận dụng những hiểu biết về dấu dấu ngoặc kép trong khi viết.
II. Đồ dùng dạy học:
 Vở bài tập trắc nghiệm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ(5’) Củng cố kĩ năng viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- GV đọc 3 tên người, tên địa lí nước ngoài.
- GV cho HS nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV nhận xét chung ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập(28’)
Bài tập 16 (trang 33): GV gọi HS đoc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp và tìm lời dẫn trực tiếp. 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trả lời. (đáp án đúng là A)
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
* GV chốt kiến thức: Tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn là: Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Bài tập 17 (trang 33): Yêu cầu HS làm vở. Tiếp nối nhau đọc bài làm.
- GV chốt lời giải đúng.
a. Người ta bảo: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Bà như thế chúng tôi hư sao được.
b. Bạch Thái Bưởi được người đương thời gọi là "Ông vua tàu thuỷ".
3. Củng cố bài:(2’) GV nhấn mạnh tác dụng của dấu ngoặc kép.
 Dặn dò HS về nhà ôn bài
Duyệt kế hoạch bài học 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA chieu Tuan8 lop4.doc