Giáo án Buổi 1 – Lớp 4 - Tuần 17 - GV: Nguyễn Thị Hảo - Trường Tiểu học B Xuân Vinh

Giáo án Buổi 1 – Lớp 4 - Tuần 17 - GV: Nguyễn Thị Hảo - Trường Tiểu học B Xuân Vinh

TẬP ĐỌC

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I) MỤC TIÊU:

 - Biết đọc với giọng nhẹ nhàng chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời các nhân vật: (Chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

 - Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh,đáng yêu.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

II. ĐỒ DÙNG:

 -Tranh minh họa SGK

III. CÁC HĐ DẠY - HỌC

A. KT bài cũ:

 - 4 HS đọc bài: Trong quán ăn "Ba cá bống"

 ? Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lý thú?

 - Gọi HS khác nhận xét bổ sung.

 - GV nhận xét cho điểm.

 

doc 25 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi 1 – Lớp 4 - Tuần 17 - GV: Nguyễn Thị Hảo - Trường Tiểu học B Xuân Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Chàocờ
 Tập trung học sinh chào cờ.
tập đọc
Rất nhiều mặt trăng
I) Mục tiêu:
 	- Biết đọc với giọng nhẹ nhàng chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời các nhân vật: (Chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
	- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh,đáng yêu.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
II. Đồ dùng: 
	-Tranh minh họa SGK
III. Các HĐ dạy - học
A. KT bài cũ:
 - 4 HS đọc bài: Trong quán ăn "Ba cá bống"
	? em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lý thú?
 - Gọi HS khác nhận xét bổ sung.
 - GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. GT bài:
2. Tìm hiểu bài:
a, luyện đọc :
? Bài đọc chia làm ? đoạn?
- Đọc nối tiếp: GV sửa lỗi kết hợp giải nghĩa từ. Vời
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài :
? Chuyện gì đã xảu ra với cô công chúa?
? Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? 
? Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?
? Các vị đại thần các nhà KH nói vời nhà vua ntn về đòi hỏi của công chúa?
? Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
? ND chính của đoạn 1 là gì?
? Nhà vua than phiền với ai?
? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?
? Đoạn 2 cho em biết điều gì?
? Sau khi biết rõ công chúa muốn có " mặt trăng" theo ý nàng, chú hề đã làm gì?
? Thái độ của công chúa ntn khi nhận được món quà đó?
? Nội dung chính của đoạn 3 là gì?
? Câu chuyện rất nhiều mặt trăng cho em biết điều gì?
? Nêu ND chính của bài?
c.HDHS đọc diễn cảm:
? Nhận xét giọng đọc của 3 bạn?
- HDHS đọc diễn cảm đọc đúng các câu hỏi, nghỉ đúnhtự nhiên giữa câu dài- HDHS đọc diễn cảm đoạn"Thế là chú hề...Tất nhiên là vàng rồi."
3. Củng cố - dặn dò:
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
3 đọan
Đ1: Từ đầu... Của nhà vua.
Đ2: Tiếp bằng vàng rồi
Đ3: Phần còn lại.
- 9 em đọc.
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc bài
- 1 HS đọc đọan 1, Lớp ĐT.
- Cô bị ốm nặng.
- Công chúa muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có đợc mặt trăng
- ....Với tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến đẻ bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Họ nói rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được
- Vì mặt trăng ở rất xa, và to gấp hàng nghìn lần đất nớc của nhà vua.
* ý 1: Công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.
- HS đọc đoạn 2.
- ....chú hề.
- Chú hề cho rằng trớc hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng ntn đã . Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn. 
- Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa. Mặt trăng treo ngang ngọn cây.Mặt trăng được làm bằng vàng.
ý 2: ý nghĩ về mặt trăng của nàng công chúa.
- 1 HS đọc đoạn 3
- Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn,... đeo vào cổ.
- Công chúa thấy mặt trăng thì sung sướng ra khỏi giường bệnh chạy tung tăng khắp vườn.
ý 3: Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một" mặt trăng" nh cô mong muốn . 
- Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của TE khác với suy nghĩ của ngời lớn.
*ND: Cách suy nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
- 3HS đọc phân vai( người dẫn chuyện, chú hề, công chúa)
- HS nêu
- Đọc phân vai 
- Đọc theo cặp 
- Thi dọc diễn cảm
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay 
- Công chúa nhỏ rất đáng yêu.. Các vị đại thần các nhà KH không hiểu TE. Vhú hề rất thông minh. TE suy nghĩ khác ngời lớn.
 - Nhận xét giờ học. BTVN: Luyện đọc bài. CB bài : Rất nhiều mặt trăng ( tiếp)
 *HS khuyết tật chỉ cần đọc đúng.
Lịch sử
Ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu: 
Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi dầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII:Nước Văn Lang ,Âu Lạc ;hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập ;buổi đầu độc lập ;nước Đại Việt thời Lý,nước Đại Việt thời Trần.
II. Các HĐ dạy - học:
 1. KT bài cũ: KT 15' 
? ý trí quyết tâm tiêu diệt quân XL Mông - Nguyên của nhân dân Nhà Trần được thể hiện NTN?
 2. Bài mới: a) GT bài: Ghi đầu bài.
b) Ôn bài:
? Kể tên các giai đoạn lịch sử, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử các em đã học.
- HS trả lời.
- GV ghi bảng.
Giai đoạn lịch sử
1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước, giai đoạn bắt đầu từ 700 năm trước CN kéo dài đến năm 179 TCN?
2. Giai đoạn thứ hai là hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập, giai đoạn này bắt đầu từ năm 179 TCN đến năm 938.
3. Giai đoạn thứ 3 là buổi đầu độc lập từ năm 938 đến năm 1009.
4. Giai đoạn thứ 4 là nước Đại Việt thời Lí giai đoạn này bắt đầu từ năm 1009 đến năm 1226.
5. Giai đoạn thứ 5 là nước Đại Việt thưòi Trần từ năm 1226 đến 1400.
Sự kiện lịch sử
Nước Văn Lang ra đời.
Nước Âu Lạc ra đời.
Nước Âu Lạc rơi vào tay của Triệu Đà.
- Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại PK Phương Bắc.
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Chiến thắng Bạch Đằng
- Đinh Bộ Lĩnh
Dẹp loạn 12 xứ quân 
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống XL lần thứ nhất.
- Nhà Lí rời đô ra Thăng Long.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2
- Nhà Trần thành lập
- Cuộc kháng chiến chống quân XL Mông - Nguyên.
Nhân vật lịch sử
Vua Hùng
AN Dương Vương
- Hai Bà Trưng.
- Ngô Quyền.
- Đinh Bộ Lĩnh.
- Lê Đại Hành
 ( Lê Hoàn)
- Lí Thái Tổ.
 (Lí Công Uẩn)
- Lí Thường Kiệt
- Trần Hưng Đạo.
? Nêu nguyên nhân có trận Bạch Đằng?
? Nêu diễn biến của trận đánh?
? Kết quả?
? ý nghĩa của trận Bạch Đằng?
? Kể lại tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất?
? Em biết gì về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh?
? Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? 
? Đinh Bộ Lĩnh có công gì trong buổi dầu độc lập?
? Sau khi thống nhất đất nước DBL làm gì?
- Được tin kiều công Tiễn giết Dương Đinh Nghệ. Ngô Quyền đem quân ra đánh báo thù. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cớ đó, nhà Hán đem quân sang đánh nước ta. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và CB đón đánh quân Nam Hán.
- Mũi tiến công do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta. Ngô Quyền dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng ............... thất bại.
- Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
* Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của PK Phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho nhân dân.
- Triều diình lục đục, tranh giành nhau ngai vàng. Các thế lực cát cánh địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng, lập chính quyền riêng không phục tùng triều đình và đánh chiếm lẫn nhau. Đất nước bị chia cắt, làng mạc ruộng đồng bị tàn phá quân thù lăm le ngoài bờ cõi.
- Còn nhỏ ĐBL chơi với trẻ chăn trâu. Ông hay bắt trẻ khoanh tay làm kiệu ....... làm anh.
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viến, Ninh Bình. Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra có trí lớn.
- Đinh Bộ Lĩnh XD lực lượng ở vùng Hoa Lư, liên kết với 1 số sứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác. Được nhân dân ủng hộ ông đánh đâu thắng đó. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng Đế (Đinh Tiên Hoàng) đóng đô ở (Hoa Lư - Ninh Bình) đặt tên nước là Đại Cổ Việt niên hiệu Thái Bình.
? So sánh tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất 
 Thời gian
Các mặt
- Đất nước
- Tiều đình
- Đời sống của nhân dân
Trước khi thống nhất
- Bị chia thành 12 vùng 
- Lục đục 
- Làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích.
Sau khi thống nhất
- đất nước quy về một mối.
- được T/c lại quy cue.
- Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng.
? Nhà Lí ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Vì sao Lí Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô?
? Lí Thái Tổ suy nghĩ thế nào mà QĐ rời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
? Thăng Long dưới thời Lí được XD như thế nào?
? Em biết Thăng Long còn có tên gọi nào khác?
- Năm 1005, Lê Đại Hành mất. Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình ........ Nhà Lí bắt đầu từ đây (1009).
- Vì đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất ruộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
- Cho con cháu đời sau XD cuộc sống ấm no.
- Xây dựng nhiều lâu dài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông tạo nên phố phường.
- Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Hà Nội, TP Hà Nội.
3. Tổng kết - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Ôn bài. Chuẩn bị giấy KT để giờ sau KT.
Toán
Luyện tập
I) Mục tiêu: Giúp HS :
	- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
	-Biết chia cho số có ba chữ số.
II) Các HĐ dạy - học:
1. KT bài cũ: ? Giờ trớc học bài gì?
	 - HS làm nháp, 2 HS lên bảng.
65 880 :216 = 30 ; 88 498 : 425 = 208 ( d 98)
2.Bài mới : - Giới thiệu bài
Bài1(T89)a :? Nêu y/c? - Làm vào vở, 2 HS lên bảng
54 322 346 25 275 108 86 679 214
 1972 157 0367 234 01079 405
 2422 0435 009
 000 003 
- Chấm 1 số bài
? Bài 1 củng cố KT gì?
Bài 3(T89) : Tóm tắt:
Diện tích HCN: 7 140m2
Chiều dài: 105m
a, Chiều rộng: .....m
- Chấm một số bài.
? Bài 3 củng cố KT gì?
3.Tổng kết- dặn dò: - Nhận xét giờ học. *HS khuyết tật làm bài tập 1 (a) .
- Đọc đề, PT đề, nêu KH giải.
 - Làm vào vở,1 HS lên bảng. 
 Bài giải:
a, Chiều rộng của cái sân bóng là:
 7 140 : 105 = 68(m)
 Đ/s: a, 68m
Đạo đức
 Yêu lao động(T2)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được lợi ích của lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
II. Tài liệu và phương tiện:
- SGK đạo đức 4 CB các BT 3- 6 (T26)
III. Các HĐ dạy - học:
1. KT bài cũ: ? Giờ trước học bài gì? Nêu ghi nhớ? 
2. Bài mới: GT bài:
* HĐ1: Làm việc nhóm đôi.
- GV nhận xét: Nhắc hs cần phải cố gắng, HT, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
- Trao đổi về nội dung.
- Trình bày trước lớp.
* HĐ2: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, vẽ tranh.
- Trình bày, GT bài viết,tranh các đã vẽ về 1 công việc mà các em yêu thích 
- 1 HS nêu y/c của BT 3
- 1 HS nêu y/c của BT 4
* GVKL : LĐ là vinh quang mọi người đều phải LĐ vì bản thân, GĐ vvà XH.
- Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng.
- HS giới thiệu.
- Lớp NX. 
- HS kể chuyện mà minhd sưu tầm được.
- Hs nêu.
 Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
* HĐ nối tiếp: Thực hiện ND mục " T ... .
- Chơi thi đua giữa các tổ.
- Đảm bảo an toàn khi chơi.
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * *
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 5
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.
II. Các HĐ dạy - học: 
1. KT bài cũ: ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?
 ? Thế nào là số chẵn, số lẻ?
2. Bài mới:
* GV HDHS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5.
- GV ghi bảng : 20 : 5 = 4 41 : 5 = 8 (dư 1)
 32 : 5 = 6 (dư 2) 44 : 5 = 8 (dư 4)
 30 : 5 = 6 25 : 5 = 8 
 37 : 5 = 7 (dư 2) 46 : 5 = 9 (dư 1)
 15 : 5 = 3 58 : 5 = 11(dư 3)
 19 : 5 = 3 (dư 4) 40 : 5 = 8 
 53 : 5 = 10 (dư 3) 35 : 5 = 7
? Nêu kết quả
? Nêu phép tính chia hết cho 5, phép tính không chia hết cho 5?
Phép tính chia cho 5
20 : 5 = 4
30 : 5 = 6
40 : 5 = 8
15 : 5 = 3
25 : 5 = 5
35 : 5 = 7
? Số nào chia hết cho 5?
? Các số chia hết cho 5 có đặc điểm gì?
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? 
* Chú ý: Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5.
? Em có NX gì về các số không chia hết cho 5?
* GV: Muốn biết một số có chia hết cho 5 không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải, nếu là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5.
? Nêu VD số chia hết cho 5?
- GV ghi bảng
- HS nêu GV ghi bảng.
Phép tính chia cho 5 có dư
41 : 5 = 8 (dư 1)
32 : 5 = 6 (dư 2)
53 : 5 = 10 (dư 3)
44 : 5 = 8 (dư 4)
46 : 5 = 9 (dư 1)
37 : 5 = 7 (dư 2)
58 : 5 = 11 (dư 3)
19 : 5 = 3 (dư 4)
- 20, 30, 40, 15, 25, 35.
- Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0, 5.
- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
- HS nhắc lại.
- Các chữ số tận cùng là 1, 2, 3, 4, 7, 9 là chữ số không phải là 0, 5.
- 120, 85 .......
3. Luyện tập:
Bài 1(T96): ? Nêu yêu cầu? - Làm vào vở.
a) Số chia hết cho 5: 35, 660, 3000, 945.
b) Số không chia hết cho 5: 8, 57, 467, 5553.
? Giải thích tại sao em biết là số chia hết, không chia hết cho 5?
Bài 4 (T96): ? Nêu yêu cầu?
a) Số nào vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2:
Tìm số chia hết cho 5 trước và số chia hết cho 2 trong những số đó.
? Số nào vừa không chia hết cho 5 vừa không chia hết 2?
- Làm vào vở.
a) 660, 3000
b) 35, 945
- 57
4. Tổng kết - dặn dò:
 Trò chơi: Tìm số nhanh
Tìm 1 số chia hết cho 5 Cô chỉ bất kì 1 bạn nào bạn đó phải nói ngay kết quả. Bạn sau không nói lại số bạn trước đã nói.
- Nhận xét: Học thuộc dấu hiệu chia hết cho 5.
*HS khuyết tật làm được bài tập 1.
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn
 miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, ND miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.(BT 1);viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài ,đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2,BT3).
II. Đồ dùng: 
- 1 số kiểu bài mẫu cặp sách của học sinh
III. Các HĐ dạy học:
A. KT bài cũ: Đọc ghi nhớ bài đoạn văn trong văn miêu tả đồ vật 
 B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài mới:
2. HDHS luyện tập:
 Bài 1(T172):
* GV chốt
- 1 HS đọc ND, lớp đọc thầm cả bài.
- TL, trả lời câu hỏi, NX bổ sung
a) Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài.
b) Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của cái cặp.
Đoạn 2: Tả quai cặp và quai đeo.
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của cái cặp.
c) ND miêu tả được báo hiệu bằng câu mở đoạn:
Đoạn 1: Đó là chiếc cặp màu đỏ tươi.
Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ.....
Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn.
Bài 2(T173)
- GV nhắc:
Đề bài y/c các em viết một đoạn văn (không phải cả bài) miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong). Em nên viết dựa theo gợi ý a, b, c.
- GV nhận xét, chọn bài làm tốt đọc chậm cho h/s nghe.
Bài 3(T173): ? Nêu y/c?
- Viết 1 đoạn văn tả bên trong không tả bên ngoài chiếc cặp của mình.
- NX, đọc đoạn văn viết hay
- 1 HS đọc y/c và gợi ý.
- Nghe.
- Đặt cặp trước mặt, tập viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của cái cặp theo gợi ý a, b, c.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn
- Nhận xét.
- Q/s bên trong cặp dựa vào gợi ý viết bài.
- Đọc bài, NX bổ sung
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học : Viết lại 2 đoạn văn trong BT 2,3 (T173).
 *HS khuyết tật làm bài tập 1,2. 
Địa lí
Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu: Nội dung ôn tập:
-Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên ,địa hình ,khí hậu ,sông ngòi ;dân tộc trang phục ,và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn ,Tây Nguyên ,trung du Bắc Bộ ,đồng bằng Bắc Bộ .
II. Chuẩn bị: HS ôn bài
III. Các HĐ dạy - học:
1. KT bài cũ: 	KT 15'
? Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta?
2. Bài mới:
a) GT bài: Ghi đầu bài
b) Ôn bài:
? Kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ?
?Đỉnh núi Phan-xi-păng nằm trên dãy núi nào? độ cao?m so với mực nước biển?
? Nêu đặc điểm của dãy HLS?
? Những nơi cao ở HLS có khí hậu NTN?
? Sa Pa có điều kiện gì để trở thành khu du lịch nghỉ mát?
? Người dân HLS làm những nghề gì? Nghề nào là chính?
? Nêu 1 số cây trồng ở HLS?
? Nêu 1 số nghề thủ công ở HLS?
? Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? ở độ cao bao nhiêu mét?
? Đà lạt có khí hậu NTN?
? Mô tả cảnh đẹp ở Đà Lạt?
? Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
? Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh?
? Kể tên 1 số loại rau, hoa, quả ở Đà Lạt?
? Tại sao Đà Lạt có nhiều loại rau quả xứ lạnh?
? Người dân ở ĐBBB làm nghề gì?
? Kể tên 1 số cây trồng và vật nuôi chính ở ĐBBB?
? Vì sao lúa được trồng nhiều ở Bắc Bộ?
? Nêu các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo?
? Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
? Kể tên 1 số rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB?
? Kể tên làng nghề thủ công nổi tiếng ở ĐBBB?
? Kể tên 1 số nghề thủ công ở ĐBBB?
? Nêu quy trình SX ra 1 sản phẩm gốm?
? Chợ phiên ở ĐBBB có đặc điểm gì?
* Chỉ bản đồ vị trí của dãy HLS, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ? Nêu đặc điểm của từng vùng?
- Dãy HLS
- Dãy sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Đỉnh Phan-xipăng nằm trên dãy HLS. Độ cao 3143m
- HLS là 1 trong những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta chạy dài khoàng 180 km, trải rộng gần 30 km. Là dãy núi cao, độ sâu, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Có đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta.
- ......lạnh quanh năm, nhất là vào những tháng mùa đông, đôi khi có tuyết rơi. Từ độ cao 2000 đến 2500m thường mưa nhiều. Từ độ cao 2500m trở lên, khí hậu càng lạnh, gió thổi mạnh. Trên các đỉnh núi mây mù bao phủ quanh năm.
- Người dân HLS làm nghề trồng trọt, nghề thủ công, nghề khai thác khoáng sản.
- Nghề chính là nghề trônhgf trọt.
- Lúa, ngô, chè, lanh, bông, mận, đào, 
lê,.......
- Dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc,.........
- Đà Lạt nằm trên coa nguyên Lâm Viên ở độ cao trên 1000m.
- Mát mẻ.
- Hồ Xuân Hương.....vườn hoa, rừng thông.... thác Cam-Li, Pơ-ren........
- Không khí trong lành, mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp. Đà Lạt là thành phố nghỉ mát du lịch từ hơn 100 năm nay.
- Có nhiều loại rau quả xứ lạnh. Rau được trồng với diện tích lớn. Quanh năm rau ở Đà Lạt được chở đi cung cấp cho nhiều nơi........
- Rau su hào, bắp cải.........
- Hoa hồng, lan, cúc, lay ơn..........
- Quả dâu tây,..........
- Khí hậu mát mẻ.
- Trồng trọt, chăn nuôi nghề thủ công.
- Cây lúa
- Lợn, gà, vịt.
Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên ĐBBB ........... cả nước.
- Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, CS lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc.
- Khó khăn: Nếu rét quá lúa và một số cây trồng khác sẽ bị chết.
- Thuận lợi: Trồng thêm cây vụ đông.....
- Su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua....
- Làng Vạn Phú (Hà Tây) chuyên dệt lụa. Gốm sứ Bát Tràng.....
- Dệt lụa, gốm sứ.....
- Nhào đất vad tạo dáng cho gốm.
- Phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm, các sản phẩm gốm.
- Là nơi diễn ra hoạt động buôn bán tấp nập. Hàng hóa ở chợ chủ là các sản phảm xuất tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ cho sản xuất vad đời sống.
3. Tổng kết - dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
 - Ôn bài cho tốt. CB giấy KT để giờ sau làm bài KT cuối kì I.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 -Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
II. Các HĐ dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2? Nêu VD số chia hết cho 2? Số không chia hết cho 2?
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? Nêu VD số chia hết cho 5? Số không chia hết cho 5?
2. Thực hành:
Bài 1(T96): ? Nêu y/c? - HS nêu miệng
 a) Số chia hết cho 2: 4568, 66814, 2050, 3576, 900. 
 b) Số chia hết cho 5: 2050, 900, 2355.
 ? Tại sao em chọn số đó?
Bài 2(96): ? Nêu y/c?
- HS làm vào vở.
- 2 h/s lên bảng
 a) Viết 3 số có 3 chữ số chia hết cho 2: 452, 346, 850.
 b) Viết 3 số có 3 chữ số chia hết cho 5: 155, 645, 940.
Bài 3(T96): ? Nêu y/c? - Làm vào vở, 1 h/s lê bảng.
 a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 480, 2000, 9010.
 b) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5: 296, 324.
 c) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2: 345, 3995.
 ? Vì sao em chọn số đó?
4. Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số nào?
3. Tổng kết dặn dò:
 - Nhận xét giờ học
- .............là chữ số 0
*HS khuyết tật làm bài tập 1,2.
Khoa học
Kiểm tra cuối học kì I
(Đã kiểm tra của phòng giáo dục)
Kí xác nhận của ban giám hiệu
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17(6).doc