Giáo án Buổi 1 - Quyển 2 - Lớp 4 - Giáo viên: Vũ Thị Ninh - Trường Tiểu học Hạ Long

Giáo án Buổi 1 - Quyển 2 - Lớp 4 - Giáo viên: Vũ Thị Ninh - Trường Tiểu học Hạ Long

TẬP ĐỌC

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đọc toàn bài

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

-Đọc đúng một số các từ:An-đrây-ca, nấc lên, nức nở.

2. Hiểu nghĩa các từ trong bài

 - Hiểu nội dung cây chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm thương yêu và ý thức trách nhiệm với người dân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II. LÊN LỚP

A. Bài cũ (3-5)

 - 2 HS HTL bài Gà trống và cáo +TLCH ( Thành ,Đức )

 

doc 126 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi 1 - Quyển 2 - Lớp 4 - Giáo viên: Vũ Thị Ninh - Trường Tiểu học Hạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
 Ngày soạn: 18/9/2009
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tập đọc 
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
I. Mục đích, yêu cầu
1. Đọc toàn bài 
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
-Đọc đúng một số các từ:An-đrây-ca, nấc lên, nức nở..
2. Hiểu nghĩa các từ trong bài
	- Hiểu nội dung cây chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm thương yêu và ý thức trách nhiệm với người dân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. Lên lớp
A. Bài cũ (3-5’)
	- 2 HS HTL bài Gà trống và cáo +TLCH ( Thành ,Đức )
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Luyện đọc (11’)
	- Giáo viên chia bài: 2 đoạn, cho HS đọc nối tiếp (2 lần)
	+Lần 1: Sửa phát âm
	+Lần 2: Đọc thầm chú giải+giải nghĩa từ khó.
	+ HS luyện đọc theo bàn.
	- 1-2 HS đọc toàn bài
	- GV đọc mẫu.
3. Tìm hiểu bài (10’)
- HS đọc thầm đoạn 1
? Câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
? Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của An-đrây-ca như thế nào?
? An-đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
* HS đọc tiếp đoạn 2
? Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
? An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
? Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
? Nêu ý chính của toàn bài?
1. Trên đường An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông.
- An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng ông bà và mẹ. ông đang ốm rất nặng.
- An-đrây-ca nhanh nhẹ đi ngay.
- An-đrây-ca được các bạn đang chơi bóng rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
2. Sự dằn vặt của An -đrây - ca
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. ông đã qua đời.
- An-đrây-ca khóc và cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.
. . .
- yêu thương ông, không tha thứ cho mình... 
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm (12 ')
- 2 HS đọc nối tiếp bài. 
- 3 Gv đọc phân vai.
? Nêu cách đọc của từng nhân vật?
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất theo tiêu chí sau:
+ Đọc đã trôi chẩy chưa?
+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?
+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?
3. Củng cố: (3')
? Đặt lại tên của chuyện theo ý nghĩa của chuyện.
? Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca.
Chính tả : nghe -viết
Người viết truyện thật thà
 I. Mục tiêu
	- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng truyến ngắn “Người viết truyện thật thà”
	- Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
	- Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có chứa âm đầu s/x.
II. Đồ dùng dạy học
	- VBT, từ điển.
	- Tờ phiếu khổ to ghi nội dung bài 3a.
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ (3-5’)
	- GV nhận xét bài giờ trước. 
	- Viết từ sai.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’) Người viết truyện thật thà
2. Hướng dẫn Hs nghe- viết : (15 ' )
	- GV đọc bài viết.
	- Cả lớp đọc thầm ghi nhớ từ dễ viết sai.
	- GV nhắc nhở HS cách trình bày.
	- GV đọc HS viết.
	- Soát lỗi-sửa lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập (14 ' )
Bài tập 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- HS làm bài tập
+ Chia làm 4 đội thi tiếp sức
- Chữa bài tập
Nhận xét
- Tìm các từ láy
+ Có tiếng chứa âm s: sàn sàn, san sát, sanh sánh. . .
+ Từ láy có tiếng chứa âm s: xa xa, xam xám, xám xịt
4. Củng cố, dặn dò : ( 3 ' )
	- Nhận xét tiết học, chấm 7 bài nhận xét bài viết của HS.
	- BTVN: BT 3(b)
 Toán
 : Luyện tập
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
	- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.
	- Thực hành lập biểu đồ.
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ (3-5’)
 - GV treo biểu đồ
- Yêu cầu HS đọc số liệu ghi trên biểu đồ “Số chuột 4 thôn đã diệt được”.
 ( Hiếu, Hạnh ,Nam )
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
 Luyện tập
2. Thực hành (30-33’)
* Bài tập 1: Dựa vào biểu đồ dưới đây hãy trả lời các câu hỏi sau:
Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
- HS đọc đề bài
? Biểu đồ loại gì?
? Biểu đồ về điều gì?
- 2 HS làm bảng
- Chữa bài:
+ Giải thích cách làm?
+ Nhận xét đúng sai.
+ Đối chiếu kết quả.
a) Tuần 1 bán được số mét vải hoa là:
100 x 2 = 200 (m)
b) Tuần 3 bán được số mét vải hoa là:
100 x 1 = 100 (m)
c) Cả 4 tuần bán được số mét vải hoa là:
200 + 100 x 3 + 100 + 100 = 700 (m)
* GV chốt: HS biết cách đọc và tính các số liệu trên biểu đồ.
* Bài tập 2: Biểu đồ dưới dây nói về số ngàyốc mưa trong ba tháng của năm 2004 ở một huyện miền núi:
- HS nêu yêu cầu
? Biểu đồ hình gì?
? Dựa vào đâu để tính số ngày mưa từng tháng?
- Một HS lên bảng làm bài.
- Chưa bài: 
+ Giải thích cách làm?
+ Nhận xét đúng sai.
+ Đổi chéo vở kiểm tra.
- Khoanh vào câu trả lời đúng
- Hình cột
- Dựa vào các cột và vạch chỉ số ngày
a) Khoang vào B. 15 ngày.
b) Khoanh vào B. 36 ngày
c) Khoanh vào C. 12 ngày
* Gv chốt: HS biết quan sát và đọc số liệu trên biểu đồ hình cột.
3. Củng cố, dặn dò : (3 ' )
 ? Để tìm hiểu thông tin trên biểu đồ con cần nắm được điều gì tờ biểu đồ
- Nhận xét tiết học, giao BTVN.
	.......................................................................................
An toàn giao thông
Bài4:Lựa chọn đường đi an toàn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS biết giải thích và so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường an toàn đến trường.
2. Kĩ năng:
- Biết lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường.
- Biết phân tích được lí do an toàn hay không an toàn.
3. Thái độ:
Có ý thức thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi xa hơn
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:(1phút)
Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Các hoạt động:( 15 phút)
a) Hoạt động 1: Ôn bài trước.
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức đi xe đạp an toàn.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 3 nhóm. Giáo viên yêu cầu các nhóm bốc câu hỏi để thảo luận.
? Em muốn đi ra đường bằng xe đạp , để đảm bảo an toàn em phải có những điều kiện gì?
? Khi đi xe đạp ra đường em cần thực hiện tốt những qui định gì để đảm bảo an toàn?
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Xe đạp phải tốt (các ốc vít phải chặt, lắc xe đạp không bị lung lay)
- Có đủ phanh, đèn, chuông.
- Có đủ chắn bùn, chắn xích.
- Là xe của trẻ em có vành nhỏ dưới 650mm
- Đi bên phải, sát lề đường.
- Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường
* Kết luận: Nhắc lại các qui định khi đi xe đạp trên đường đã học.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường an toàn:
* Mục tiêu:
- Hiểu được con đường như thế noà là đảm bảo an toàn.
- Có ý thức và biết chọn con đường an toàn đi học hay đi chơi.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm phát một bảng nhóm.
- Các nhóm thảo lậu và khi vào bảng theo yêu cầu:
? Theo em con đường như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn đối với người đi bộ và đi xe đạp?
- Các nhóm kẻ bảng và trình bày:
Điều kiện con đường an toàn
Điều kiện con đường kém an toàn
* Kết luận: Nêu những điều kiện đảm bảo cho con đường an toàn.
c) Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đến trường:
- HS vận dụng kiến thức phần trên tự chọn cho mình con đường an toàn để đến trường.
- HS nối tiếp nêu con đường đến trường của mình.
3. Củng cố:( 10phút)
- Cho HS vẽ về con đường an toàn đến trường mà mình đã chọn.
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 19/9/2009
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 22 tháng 9 năm 2009
luyện từ và câu
Danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục tiêu
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
- Nắm được qui tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng qui tắc đó vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long) ảnh Lê Lợi.
	- Phiếu viết nội dung bài 1.
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ (3-5’)
	? Thế nào là danh từ? -------------------------- ( huyền , đức ) 
	- Tìm 1 từ là danh từ chỉ hiện tượng, đặt câu với từ đó?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’) Danh từ chung và danh từ riêng
2. Nội dung bài
* Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc y/c bài.
- GV dán 2 tờ phiếu lên bảng.
- HS và GV nhận xét
- Chữa bài
(GV chỉ sông Cửu Long trên bản đồ Việt Nam)
* Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của từ.
Sông-Cửu Long
So sánh từ vua - Lê Lợi
GV giảng:
+ Những tên chung của một loại sự vật như: sông, vua được gọi là danh từ chung
+ Những tên riêng của sự vật nhất định như: Cửu Long, Lê Lợi được gọi là danh từ riêng.
Bài tập 3: 
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh so sánh cách viết
a với b
c với d
*. Nhận xét
- Tìm các từ có nghĩa
- 2 HS lên bảng làm
a- Sông
b- Cửu Long
c- Vua
d- Lê Lợi
- Nghĩa các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào?
+ Sông: tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn.
+ Cửu Long: tên riêng của một dòng sông.
- vua: Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
- Lê Lợi: Tên riêng của một vị vua.
- Cách viết các từ trên có gì khác nhau
- Tên chung của một dòng nước chảy tương đối lớn (sông) không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa.
- Tương tự “vua” không viết hoa. Lê Lợi viết hoa.
II. Ghi nhớ (SGK)
 - 2 học sinh nhắc lại.
III. Thực hành
* Bài tập 3: 
- GV chốt nội dung- ghi nhớ
- Học sinh nêu yêu cầu bài
- Học sinh làm bài
? Họ và tên các ban trong lớp là danh từ riên hay danh từ chung? Vì sao?
- Tìm các danh từ chung và riêng có trong đoạn văn sau:
- Danh từ chung: núi, dòng, sông, dãy, mặt sông, ánh, nắng, đường, dãy nhà, trái, phải, giữa, trước.
- Danh từ riêng: Chung, Lan, Thiên Nhẫn Trác, Đại Hục, Bác Hồ.
- Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em.
- 4 em lên bảng viết.
+ Họ và tên người là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể. Danh từ riêng phải viết hoa.
Viết hoa cả Họ, tên, tên đệm.
- 2 em nêu ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò:(3’)
	? Con hãy lấy ví dụ về 1 danh từ chung và 1 danh từ riêng( 2Hs ) - Lên bảng viết
- GV chốt nội dung bài.
- Nhận xét tiết học , nhắc HS học bài. 
	............................................ ... lớp theo đội hình:
 * * * * * *
 * * * * * * H1 
 * * * * * * 
Đội hình trò chơi: 
- Đội hình ôn tập: Như hình 1.
- Cả lớp tập
- Đội hình nghe giảng:
* * * * * * *
 * * * * * * *
 x (H3)
* * * * * * * 
 * * * * * * *
- Chạy chậm thả lỏng hít thở sâu, tích cực
Ngày giảng: Thứ tư ngày tháng năm 2007
Kể chuyện
Ôn tập (tiết 4)
I. Mục tiêu
- Hệ thống hoá và hiểu thêm các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học.
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ kẻ sẵn bài 1, 2.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn ôn tập:	
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm, trình bày bài.
- Mỗi nhóm cử 5 HS chơi trò chơi: Thi tiếp sức.
- Các nhóm đọc từ của mình đã viết.
- Nhận xét, chốt bài:
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ
Từ cùng nghĩa: thương người, nhân hậu, đùm bọc, đoàn kết, bao dung, ủng hộ, bênh vực, cưu mang, nâng đỡ..
Từ cùng nghĩa: Trung thực, trung thành, thẳng tính, ngay thật, thật thà, thực bụng, chính trực, tự trọng,.
ước mơ, mong muốn, ước vọng, mơ tưởng, ước ao.
Từ trái nghĩa: độc ác, hà hiếp, đánh đập, ác nghiệt, bất hoà, lục đục, tàn bạo,
Từ trái nghĩa: dối trá, lừa bịp, bịp bợm, gian ngoan,.
* Bài 2: 
- Hs đọc yêu cầu.
- Thảo luận trong nhóm lớn tìm các câu tục ngữ, thành ngữ nói về ba chủ điểm đã học.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt các câu tục ngữ, Một HS đọc lại toàn bộ các câu tục ngư trên bảng.
- ở hiền gặp lành; Một cây làm chẳng lên non ..; Trâu buộc ghét trâu ăn; Dữ như cọp.
- Thẳng như ruột ngựa; thuốc đắng dã tật; cây ngay không sợ chết đứng; giấy rách phải giữ lấy lề; Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cầu được ước thấy; Ước sao được vậy; Ước của trái mùa; Đứng núi này trông núi nọ.
- GV yêu cầu HS đặt câu và giỉa nghĩa các câu tục ngữ.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, trình bày miệng:
+ Dáu hai chấm: có tác dụng báo hiệu bộ phận sau nó là lời nói hoặc giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
+ Dấu ngoặc kép: Dãn lời nói trực tiếp của nhân vật hay câu văn được nhắc đến, hoặc chỉ những từ ngữ đặc biệt.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Địa lí
Thành phố Đà Lạt
I. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh biết:
- Vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ.
- Trình bày đặc điểm tiêu biểu của Đà Lạt.
- Dựa vào bản đồ, lược đồ và tài liệu tự tìm ra kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ địa lí Việt Nam.
Tranh ảnh về đà Lạt.
III. Hoạt động dạy học
A. bài cũ:
? Nêu các hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Thành phố Đà Lạt
2. Thành phố Đà Lạt nổi tiếng về rừng thông và thác nước:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- HS quan sát H1 SGK và trả lời các câu hỏi:
? Đà Lạt nằm ở trên cao nguyên nào?
? Đà Lạt nằm ở độ cao khgoảng bao nhiêu mét? Khí hậu như thế nào?
- Chỉ 2 điểm trong H1, 2 trên lược đồ H3 và mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt.
- GV nhận xét, củng cố.
- Cao nguyên Lâm Viên.
- ở độ cao khoảng: 1500m
- ở đây quanh năm khí hậu mát mẻ.
- HS quan sát.
- Một HS trình bày mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt.
3. Đà Lạt là thành phố du lịch và nghỉ mát:
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Tại sao Đà Lạt lại được chọn là nơi du lịch?
? Nêu các công trình phục vụ cho du lịch?
? Kể tên một số khách sạn?
- Nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát H2, 3 và trả lời các câu hỏi thảo luận:
- Vì Đà Lạt có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ
- Thác Cam Ly, hồ Than Thở, .
4. Củng cố:
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gv nhận xét tiết học.
Kỹ thuật
Thêu lướt vặt hình hàng rào đơn giản
I. Mục tiêu
Học sinh biết vận dụng kỹ thuật thêu lướt vặn để thêu hàng rào đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
- Kim, chỉ, khung thêu, kéo
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Thêu lướt vặt hình hàng rào đơn giản
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- GV đưa mẫu thêu lướt vạt hình hàng rao cho HS quan sát.
? Em có nhận xét gì hình hàng rào được thêu?
- Được thêu bằng mũi thêu lượt vặn.
- Thêu 2 đường ngang và 3 đường dọc.
b) Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV hướng dẫn cách sử dụng khung thêu.
? Hãy nêu tác dụng của khung thêu?
- GV giới thiệu khung thêu và cách sử dụng.
? Đọc SGK và nêu các bước của thêu lướt vặn hàng rào?
- Làm cho mặt vải căng đều, đường thêu không bị dúm.
- HS quan sát H1:
+ Kẻ hàng rào.
+ Thêu mũi thêu lướt vạn.
- 1 HS lên bảng thực hành theo các bước đã nêu.
c) Hoạt động 3: HS thực hành thêu:
- HS thực hành thêu, GV quan sát sửa sai.
- Nhận xét.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Ngày giảng: Thứ năm ngày tháng năm 2007
Tập đọc
Ôn tập (tiết 5)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng.
- Hệ thống một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung, nhân vật, cách đọc.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu ghi tên bài tập đọc.
Bảng phụ ghi bài tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng:
Kiểm tra số HS còn lại.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu tên bài tập đọc dựa vào mục lục.
- Chia lớp thành 5 nhóm thực hiện yêu cầu bài vào giấy khổ lớn.
- Các nhóm dán bài làm lên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu tên bài tập đọc và truyện kể.
- HS trao đổi làm nhóm bàn.
- 1 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Khoa học
Nước có những tính chất gì?
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật, hoà tan một số chất.
II. Đồ dùng dạy học
- Cốc thuỷ tinh, chai, bình.
- Tấm kính, bông, muối, đường, cát.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
Nước có những tính chất gì?
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước:
* Mục tiêu: 
- Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất của nước.
- Phân biệt nước và các chất lỏng khác.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhópm nhỏ (4 HS), các nhóm quan sát cốc nước và cốc sữa rồi thảo luận theo câu hỏi sau:
? Cốc nào là nước? Cốc nào là sữa? Vì sao em biết?
- HS có thể sử dụng tất cả các giác quan.
- Đại diện các nhóm trình bày (GV ghi bảng)
- HS nêu tính chất của nước.
* Kết luận: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
b) Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước:
* Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu khái quát hình dạng nhất định.
- Biết dự đoán nêu cách tiến hành làm thí nghiệm tìm hình dạng của nước.
* Cách tiến hành:
- Các nhóm lấy chai, lọ, bình đã chuẩn bị làm thí nghiệm.
- GV làm thí nghiệm, HS quan sát làm theo.
? Khi thay đổi vị trí của chai, hình dạng của nước có thay đổi không?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
c) Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
* Mục tiêu:
- Biết làm thí nghiệm để biết nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía.
- Nêu được ứng dụng của nước.
* Cách tiến hành:
- Các nhóm lấy tấm kính.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
* Kết luận: SGK
? Nêu ứng dụng tính chất của nước?
-> Lợp mái nhà, làm máng nước.
d) Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm và không thấm của nước qua một số vật.
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm phát hiện ra nước thấm qua hoặc không thấm qua một số vật.
* Cách tiến hành:
- GV nêu nhiệm vụ cho HS.
- HS thảo luận nhóm bàn tìm ra cách làm thí nghiệm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nêu ứng dụng.
+ Làm áo mưa, lọc nước.
* Kết luận: Nước thấm qua một số vật.
g) Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất.
* Mục tiêu: Thí nghiệm làm nổi bật tính chất này.
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Báo cáo kết quả thí nghiệm.
* Kết luận: SGK.
3. Củng cố:
HS đọc mục bạn cần biết SGK.
Nhận xét tiết học	.
Tập làm văn
Ôn tập (tiết 6)
I. Mục tiêu
- xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình đã học.
- Tìm được các từ đơn, láy, ghép, động từ, danh từ.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn mô hình âm tiết.
Phiếu viết bài tập 2, 3, 4.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1, 2:
- Hai HS đọc nối tiếp bài tập 1, 2.
- HS làm vở bài tập, một số làm phiếu, dán lên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- HS xem lại các bài từ đơn, từ ghép, từ láy.
? Thế nào là từ đơn? (chỉ gồm có một tiếng)
? Thế nào là từ láy? (Có âm, vần giống nhau)
? Thế nào là từ ghép? (ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau)
- HS trình bày trên bảng phụ.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
* Bài 4: 
- HS đọc yêu cầu.
- HS xem lại bài động từ, danh từ.
? Thế nào là danh từ? (Chỉ sự vật)
? Thế nào là động từ? (Chỉ hoạt động, trạng thái)
- Phát phiếu HS làm bài.
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
 Thể dục
Ôn 5 động tác đã học
Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức.
I/ Mục tiêu.
- Ôn 5 động tác đã học.
- Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
II/ Địa điểm phương tiện.
- Sân trường sạch , đảm bảo an toàn.
- Còi. dụng cụ cho trò chơi.
III/ Hoạt động dạy học.
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu.
- Chạy theo hàng dọc quanh sân.
- Xoay các khớp
- Trò chơi: Kết đoàn.
B. Phần cơ bản:
a) Bài thể dục phát triển:
- Ôn 5 động tác đã học.
+ Gv hô và tập mẫu.
+ Gv hô, HS tập, GV quan sát sửa sai cho HS.
+ Tổ chức các tổ tự tập luyện.
+ Các tổ thi đua.
a) Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
- GV nêu lại cách chơi, luật chơi.
- Một tổ chơi thử.
- Các tổ thi đua.
- GV quan sát nhận xét.
- GV làm trọng tài.
- Nhận xét tuyên dương đội thắng, đội thua nhẩy lò cò một vòng quanh sân
C. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét đánh giá kết quả tiết học.
6’
20’
15’
5’
5’
Lớp trưởng tập trung lớp theo đội hình:
 * * * * * *
 * * * * * * H1 
 * * * * * * 
- Đội hình ôn tập: Như hình 1.
- Cả lớp tập
Đội hình trò chơi: 4 hàng dọc.
- Chạy chậm thả lỏng hít thở sâu, tích cực
Ngày giảng: Thứ sáu ngày tháng năm 2007
sức.i văn.
 ? người đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện từ phải sang trái.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 6(4).doc