Giáo án Buổi 2 - Lớp 4 - Tuần 16 đến 31

Giáo án Buổi 2 - Lớp 4 - Tuần 16 đến 31

Toán:

Ôn luyện

I. Mục tiêu:

- Ôn về cách chia cho số cho số có hai chữ số.

- Rèn luyện cho HS biết cách chia, áp dụng vào làm tính và giải toán.

II. Các họat động dạy - học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

2. Bài mới:

*Hoạt động 1:

+Bài 1: Đặt tính rồi tính

a) 984 : 41; b) 851 : 37

- GV nhận xét, chữa bài.

+Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

a) Tìm x: 986 : x = 17

A. x = 58

C. x = 85 B. x = 68

D. x= 59

 

doc 75 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi 2 - Lớp 4 - Tuần 16 đến 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Chiều thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Toán:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Ôn về cách chia cho số cho số có hai chữ số.
- Rèn luyện cho HS biết cách chia, áp dụng vào làm tính và giải toán.
II. Các họat động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: (kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1:
+Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 984 : 41; b) 851 : 37
- GV nhận xét, chữa bài.
+Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Tìm x: 986 : x = 17
A. x = 58
C. x = 85
B. x = 68
D. x= 59
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào bảng con, hai HS chữa bài trên bảng.
984 41
164 24
 0
851 37
111 23
 0
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào nháp.
- Hai HS chữa bài bảng lớp.
a) Khoanh vào chữ A.
b) Khoanh vào chữ C.
b) Có 630 vận động viên tham gia đồng diễn thể dục được xếp thầnh 18 hàng đều nhau. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu vận động viên?
A. 25 vận động viên
C. 35 vận động viên
B. 45 vận động viên
D. 53 vận động viên
- GV nhận xét, giúp HS chữa bài.
*Hoạt động 2:
+Bài 3: (T61)
- GV đọc bài tập.
- Ghi TT lên bảng
- GV nhận xét, giúp HS chữa bài.
+Bài 4:
 Tóm tắt:
Mỗi gói: 75g mì
3 kg 500g mì: đóng được nhiều nhất ... gói mì? Thừa ... g mì sợi?
- GV thu bài chấm, nhận xét, chữa bài.
- HS đọc bài theo TT.
- phân tích bài toán, nêu cách giải.
- Làm bài vào vở, một HS chữa bài bảng lớp.
 Bài giải
Số ngày sửa đường là:
 8 + 9 = 17 (ngày)
TB mỗi ngày đội đó sửa được số mét đường là: 
(1632 + 2295) : 17 = 231 (mét đường)
 Đáp số: 321 mét đường
- Lớp nhận xét, đối chiếu bài.
- HS đọc bài theo TT.
- Nêu cách giải. Làm bài vào vở.
- Một HS chữa bài bảng lớp.
 Bài giải
 3kg 500g = 3500g
 Thực hiện phép chia ta có:
 3500 : 75 = 46 (dư 50)
Vậy với 3kg 500g mì sợi thì đóng được nhiều nhất 46 gói mì và còn thừa 50g mì sợi.
 Đáp số: 46 gói, thừa 50 gói.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ, nhắc HS về nhà ôn bài.
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Luyện viết đoạn hai bài Cánh diều tuổi thơ. Rèn luyện kĩ năng trình bày bài cho HS.
- Giúp HS mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi. Rèn cho HS biết thêm một số từ ngữ về trò chơi.
II. Các họat động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: (kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Luyện viết chính tả.
- GV đọc đoạn viết một lần.
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào?
- Phải biết hoa những chữ nào? Vì sao?
- Tìm trong đoạn viết những từ hay viết sai?
- GV đọc đọc một số từ hay viết sai chính tả.
- GV quan sát, chỉnh sửa.
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài viết.
- GV đọc chính tả.
- GV quan sát, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế.
- Đọc lại toàn bài viết.
- GV thu chấm một số bài.
- Nhận xét, chữa lỗi sai cơ bản.
*Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi.
- HS đọc thầm SGK.
- Một HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS viết bảng con.
- HS nghe, nhớ viết bài.
- HS tự soát lỗi chính tả.
 +Bài 1: Điền thêm các nội dung thích hợp vào các định nghĩa sau:
Đưa con diều lên không trung rồi điều khiển nó bay theo ý muốn của mình là trò chơi: Thả diều.
Hai người cầm hai đầu dây quay tròn từ trên xuống dưới, một người nhảy vào sao cho không bị vướng vào dây gọi là trò chơi: Nhảy dây.
Mọi người đi trốn sau đó người bịt mắt được mở mắt và đi tìm những người đi trốn gọi là trò chơi: Trốn tìm.
- GV nhận xét, giúp HS chữa bài.
- Những trò chơi nào có hại mà trẻ em không nên chơi?
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Ba HS điền từ nối tiếp trên bảng.
- Lớp nhận xét
- HS đọc lại toàn bài.
- HS trả lời.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GVnhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ, nhắc HS về nhà ôn bài.
Chiều thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009
Toán:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục giúp HS củng cố về chia cho số có hai chữ số.
- Rèn cho HS biết cách thực hiện phép chia, áp dụng vào làm tính và giải toán có liên quan đến phép chia.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: (kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1:
+Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 408 : 12
340 : 13
b) 5704 : 46
1790 : 38
c) 18088:34
 45200:53
- GV nhận xét, chữa bài.
+Bài 2: Tìm x
a) X x 36 = 1692
1316 : x = 282 : 6
57 x X = 8664 : 4
X : 98 = 75
- GV nhận xét, giúp HS chữa bài.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
*Hoạt động 2:
+Bài 3:
 Tóm tắt:
20 phút đầu: 16 km
1 giờ 5 phút sau: 55 km 400m
TB mỗi phút: ... m?
- GV thu bài chấm, nhận xét, giúp HS chữa bài.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Làm lần lượt từng phép tính vào nháp.
- HS chữa bài nối tiếp trên bảng.
408 12
 48 34
 0
340 13
080 26
 2
5704 46
110 124
 184
 0
1790 38
0270 47
 04
18088 34
 108 532
 068
 00
45200 53
 280 852
 150
 44
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào nháp.
- HS chữa bài trên bảng.
X x 36 = 1692
X = 1692 : 36
X = 47
1316 : x = 282 : 6
1316 : x = 47
X = 1316 : 47
X = 28
57 x X = 8664 : 4
57 x X = 2166
X = 2166 : 57
X = 38
X : 98 = 75
X = 75 x 98
X = 7350
- Một số HS trả lời.
- HS đọc bài theo TT.
- Nêu cách giải.
- Làm bài vào vở. Một HS chữa bài bảng lớp.
- Lớp nhận xét, đối chiếu bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ, nhắc HS về nhà ôn bài.
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Giúp HS dựa vào dàn ý bài tả chiếc áo em mặc hôm nay, viết một đoạn văn ngắn tả chiếc áo.
- Rèn cho HS biết cách trình bày bài văn gồm ba phần ró ràng.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: (kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Ra đề bài
- GV chép đề bài lên bảng.
- Đọc đề một lượt.
- Đề bài yêu cầu làm gì?
- Là chiếc áo nào?
- yêu cầu một số HS đọc lại dàn ý chi tiết tả chiếc áo em mặc hôm nay đã làm ở giờ trước.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài văn.
*Hoạt động 2: Học sinh làm bài
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
- Yêu cầu HS xem lại bài viết.
- GV nhận xét, giúp HS bình chọn bài hay.
- Thu chấm, nhận xét chung.
- Một số HS đọc lại đề bài, lớp đọc thầm.
- Tả chiếc áo.
- Chiếc áo em mặc hôm nay.
- Một số HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở.
- HS xem lại bài.
- Một số HS đọc bài trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ, nhắc Hs về nhà ôn bài.
Tuần 17
Chiều thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Toán: 
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về chia cho số có ba chữ số.
- Rèn cho HS biết cách chia, áp dụng vào làm tính và giải toán.
- GD: Tính cẩn thận trong học toán.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
1. Kiểm tra: (Kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1:
+Bài 1: Đặt tính rồi tính
6944 : 124 7744 : 203
8424 : 234 9475 : 326
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào nháp.
- Bốn HS chữa bài nối tiếp trên bảng.
6944 124
0744 56
 000
8424 234
1404 36
 000
7744 203
1654 38
 030
9475 326
2955 29
 021
+Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Kết quả tính 6850 x 132 : 143 là:
A. 904 200 	B. 904 155 	C. 903 750 	D. 454 200
b) Kết quả tính 12312 : (216 : 27) là:
A. 57 	B. 1593 	C. 1539 	D. 98496
- GV nhận xét, giúp HS chữa bài.
+Bài 3: Tính bằng hai cách
a) 8568 : (18 x 7)
b) 6200 : (248 : 8)
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
*Hoạt động 2: 
+Bài 4: 
- GV đọc đề bài, ghi TT bảng lớp:
 Diện tích: 14210m2
 Chiều dài: 145m
 Chu vi: ... ?
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào nháp.
- Hai HS chữa bài bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào nháp.
- Hai HS chữa bài trên bảng.
a) C1: 8568 : (18 x 7) = 8568 : 126
 = 68
 C2: 8568 : 18 : 7 = 476 : 7 = 68
b) C1: 6200 : (248 : 8) = 6200 : 31
 = 200
 C2: ....
- Lớp nhận xét, chữa bài. 
- HS đọc bài theo TT.
- Tự phân tích bài toán, nêu cách giải.
- Làm bài vào vở.
- Một HS chữa bài bảng lớp.
 Bài giải
 Chiều rộng khu đất là:
 14210 : 145 = 98 (m)
 Chu vi khu đất đó là:
 (145 x 98) : 2 = 7105 (m)
 Đáp số: 7105m
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ. Nhắc HS về nhà ôn bài.
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Luyện viết đoạn 2, 3 bài Kéo co. Yêu cầu HS trình bày bài viết rõ ràng.
- Luyện tập về câu hỏi.
- Rèn cho HS nắm chắc nội dung bài ôn.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: (Kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
*Hoạt động 1:
+Bài 1: Luyện viết đoạn 2, 3 bài Kéo co.
- GV đọc đoạn viết.
- Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn có giống nhau không? Em hãy nêu cách chơi kéo co ở từng làng?
- Trong đoạn viết có những chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa?
- Tìm những từ hay viết sai chính tả?
- GV đọc một số từ khó.
- GV quan sát, nhận xét, hướng dẫn HS chữa lỗi.
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài viết.
- GV đọc chính tả.
- GV quan sát, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế.
- Đọc lại toàn bài viết.
- Thu chấm một số bài.
- Nhận xét chung, chữa một số lỗi sai cơ bản.
- HS đọc thầm SGK.
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS luyện viết bảng con.
- HS viết chính tả.
- HS đổi vở soát lỗi.
*Hoạt động 2:
+Bài 2: Đọc đoạn văn sau:
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng cười nói ríu rít. bỗng các em dừng lại khi thấy cụ già ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Một em trai hỏi.
Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:
- Chắc là cụ bị ốm?
- Hay cụ đánh mất cái gì?
- Chúng mình thử hỏi xem đi!
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không a.?
 Theo Xu-khôm-lin-xki
Từ ngữ nào tạo ra sự lễ phép trong câu hỏi các em hỏi cụ già?
Từ ngữ tạo ra sự lễ phép là từ ngữ "Thưa cụ!".
Từ ngữ tạo ra sự lễ phép là từ ngữ "chúng cháu".
Từ ngữ tạo ra sự lễ phép là từ ngữ "giúp gì cụ"
Từ ngữ tạo ra sự lễ phép là từ ngữ "Thưa cụ!", "chúng cháu", "không ạ?"
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm đoạn văn.
- Làm bài vào nháp.
- Một em làm trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- Một số HS nhắc lại từ ngữ tạo ra sự lễ phép trong câu các em hỏi cụ già.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài học.
-  ... ày liên tục đổi mùa, tạo nên phong cảnh rất lạ) 
 * GV chốt bài: Qua ngòi bút miêu tả thật sắc sảo và tài tình của tác giả, ta hình dung được về cảnh đẹp của Sa pa , Thấy được sự thay đổi mùa ngay trong ngày của khí hậu nơi đây thật là phong phú . 
 - Y/C HS nhắc lại nội dung của bài Tập đọc này .
* Hoạt động 2: Luyện viết:
+Bài1: Nghe - viết : 1 đoạn trong bài đường đi Sa Pa.
 - GV nêu y/c bài viết : 
 + Nghe để viết đoạn văn bản .
 + Cần viết đúng chính tả .
 - GV đọc bài viết, HS viết bài vào vở.
 + HS viết xong, đổi chéo vở để soát lỗi cho nhau .
+Bài2: Phân biệt : r/d/ gi .
 Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu tr/ ch để hoàn chỉnh đoạn thơ sau :
 Mặt rúc bụi .
 Buổi .về nghe mát
 Bò ra sông uống nước
 Thấy bóng mình ngỡ ai.
 - Phạm Hổ - 
- HS làm bài và đọc bài làm của mình .
3. Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Chiều thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010
Toán:
Ôn luyện
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
 - Ôn luyện về giải bài toán : “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
- Rèn cho HS nắm chắc nội dung bài, vận dụng vào làm đúng bài tập.
- Giáo dục tính cẩn thận, chu đáo khi học toán.
II.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
 - Y/C HS giải bài toán sau : Tìm hai số. Biết tổng của hai số là 96. Nếu giảm số thứ nhất đi 7 lần thì được số thứ hai . 
- Một HS làm bảng lớp, lớp làm bài vào nháp.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
2. Bài mới:
- Y/c 1HS nhắc lại các bước giải dạng toán : Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó .
- Hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
+Bài1: Hiệu của hai số là 36. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó . 
Giải
 Số thứ nhất là: 36 : (8 -5) x 8 = 96
 Số thứ 2 là: 96 – 36 = 60
 Đáp số: 96 ; 60
+Bài2: Năm nay, em kém chị 8 tuổi và tuổi em bằng tuổi chị . Hỏi năm nay chị bao nhiêu tuổi ?
 Giải
 Hiệu số phần bằng nhau là: 5 -3 = 2( phần)
 Năm nay tuổi chị là: (8 : 2) x 5 = 20(tuổi)
 Đáp số: 20 tuổi
+Bài3: Bố cao hơn con 68cm. Tỉ số giữa chiều cao của bố và chiều cao của con là 5 : 3. Tính chiều cao của bố .
 Giải
 Hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 3 = 2( phần)
 Chiều cao của bố là: 68 : 2 x 5 = 170( cm)
 Đáp số : 170 cm
+Bài4: Năm nay tuổi bố hơn tuổi con là 52 tuổi. Như vậy tuổi bố gấp 5 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người?
 Giải
 Hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 1 = 4( phần)
 Tuổi con sẽ là: 52 : 4 x 1 = 13 (Tuổi)
 Tuổi bố sẽ là: 13 x 5 = 65( Tuổi)
 Đáp số: Bố 65 tuổi ; con 13 tuổi . 
3. Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
- Nhắc HS về nhà ôn bài.
Tiếng việt
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn tập, hệ thống hoá vốn từ thuộc các chủ đề : Du lịch - Thám hiểm .
 - Luyện tập tóm tắt tin tức .
II.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra :
 - Y/C HS nêu tên một số từ thuộc chủ đề : Thám hiểm - du lịch . Đặt một câu kể Ai là gì ? với một trong các từ vừa tìm được đó .
- Một số HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
2. Bài mới :
*HĐ1: Mở rộng vốn từ : Thám hiểm - du lịch .
+ Bài1: Cho các từ sau: Du lịch, du học, du kích, du canh, du cư, du khách, du kí, du ngoạ, du mục, du xuân 
 Xếp các từ thành hai nhóm :
a) Các từ có tiếng du có nghĩa là “đi chơi” .
 M : Du lịch, 
b) Các từ có tiếng du có nghĩa là “không cố định” .
 M: Du cư, 
- HS làm vào nháp
- Một số em đọc bài nối tiếp, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
+ Bài2: Du ngoạn có nghĩa là đi chơi ngắm cảnh . Em hãy đặt câu với từ du ngoạn.
- HS làm bài miệng nối tiếp.
- Lớp nhận xét.
+ Bài3. Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. Em hãy đặt câu với từ thám hiểm .
 + HS làm bài, trình bày bài, chữa bài . 
*HĐ2: Luyện tập tóm tắt tin tức . 
+ Bài1 : Hãy đặt tên và tóm tắt tin sau bằng 1-2 câu. 
 Nhân dịp lễ công bố Năm du lịch Nghệ An, tối nay đúng 7giờ 30 phút tại Câu lạc bộ Lao Động thành phố Vinh có chương trình biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ hài nổi tiếng, được mọi người mến mộ như Minh Vượng, Quang Thắng, Xuân Hinh, Vân Dung, với giá vé hợp lý : Người lớn 20 000d/1 người, trẻ em 10 000đ/1 người. Chỉ có duy nhất một tối nay. Mời các bạn đến thưởng thức.
- HS nêu yêu cầu bài tập. Làm bài vào nháp.
- Một số em nêu bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài; nêu bài đúng, yêu cầu một số HS nhắc lại.
+ Bài2: Để viết được một tin về kì thi học sinh giỏi quốc tế, em phải nêu được những thông tin nào ? Hãy đặt ra những câu hỏi mà bản tin của em cần giải đáp .
+ HS làm bài vào vở, GV theo sát, gợi ý cho HS còn lúng túng, chữa bài. 
3. Củng cố – dặn dò : 
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
- Nhắc HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Tuần 31
Chiều thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
Toán
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc số, viết số, viết chữ số thành tổng theo các hàng đơn vị
- Rèn luyện kĩ năng xác định giá trị của chữ số trong 1 số
II. Các hoạt động dạy học:
*Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu)
Đọc số
Viết số
Số gồm có
Mười tám nghìn không trăm bảy mươI hai
18072
1 chục nghìn, 8 nghìn, 7 chục, 2 đơn vị
Một trăm bảy mươi nghìn ba trăm chín mươi tư
900871
7 triệu, 5 trăm nghìn, 1 nghìn, 8 trăm, 2 chục
Hai trăm linh tư triệu bảy trăm linh năm nghìn sáu trăm
- Gọi HS nêu yc
- GVHD mẫu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, chữa bài
*Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Số 70 508 có thể viết thành: A. 70000 + 500 + 50 + 8
	B. 70000 + 50 + 8
	C. 70000 + 500 + 8
	D. 7000 + 500 + 8
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 1 số HS đọc kết quả
- GV nhận xét, chữa bài
*Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu)
Trong số 18 072 645, chữ số 4 ở hàng chục, lớp đơn vị
	 chữ số 8 ở hàng , lớp .
 chữ số 0 ở hàng ., lớp 
 chữ số 6 ở hàng ., lớp 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GVHD mẫu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng điền vào chỗ chấm
- Gv nhận xét, chữa bài
- Yêu cầu HS đổi vở KT chéo
*Bài 4:Ghi giá trị của chữ số 3 trong mỗi số ở bảng sau(theo mẫu)
Số
736
1365
51713
103679
3900270
Giá trị của chữ số 3
30
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GVHD mẫu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Gv nhận xét, chữa bài
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ
- Dặn HS về ôn bài
Tiếng Việt
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Rèn luyện kĩ năng xác định trạng ngữ trong câu 
- Rèn luyện kĩ năng thêm trạng ngữ cho câu
- Rèn luyện kĩ năng đặt câu có trạng ngữ 
II. Các hoạt động dạy học : 
1. Kiểm tra: (Kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
* Bài 1: Tìm, chép lại trạng ngữ trong các câu sau và nói rõ tác dụng của trang ngữ đó
1. Ngang trời, kêu một tiếng chuông
 Rừng xưa nổi gió, suối tuôn ào ào.
2. Do chăm chỉ học tập, bạn Hoà đã trở thành học sinh giỏi toàn diện.
3. Học sinh chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện không ngừng để mai sau trở thành những người hữu ích cho đất nước.
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
- Gv nhận xét, chữa bài
- Yêu cầu HS đổi vở KT
* Bài 2: Hãy thêm trạng ngữ vào các câu sau
1. Cô giáo say sưa giảng bài, học sinh chăm chú lắng nghe
2. Em và bạn HảI đI xem đá bóng.
3. Chúng em cố gắng học tập.
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
- GV chấm 1 số bài, nhận xét
- GV chữa bài trên bảng
* Bài 3: Hãy đặt 4 câu trong đó mỗi câu có trạng ngữ: chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài
- GV chấm 1 số bài, nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài trên bảng
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Dặn HS về ôn bài
Chiều thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2010
Toán
Ôn luyện
	I. Mục tiêu: Giúp HS
 - Rèn luyện kĩ năng nhận biết các số chia hết cho2, 3, 5, 9
 - Rèn kĩ năng giảI toán có lời văn cho HS
 II. các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra: (Kết hợp giờ học)
2. Bài mới:
* Bài1. Viết tiếp vào chỗ chấm:
Trong các số 615; 524; 1080; 2056; 9207; 10221; 31025:
a) Các số chia hết cho 2 là: .
 Các số chia hết cho 3 là: .
 Các số chia hết cho 5 là:..
 Các số chia hết cho 9 là:..
b) Các số chia hết cho cả 5 và 3 là:..
c) Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là:.
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
- Yêu cầu HS đổi vở KT
* Bài 2. Viết hai số, mỗi số có ba chữ số và:
a) Chia hết cho 2:..
 Chia hết cho 5:.
 Chia hết cho 3:.
 Chia hết cho 9:.
b) Vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5:
c) Chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2:
- GV nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trướccâu trả lời đúng.
Chữ số cần viết vào ô trống của 21Ê để được một số chia hết cho cả 2 và 3 là:
2
4
6
9
Yêu cầu HS làm bài
Gọi 1 số HS đọc kết quả
GV nhận xét, chữa bài
Với ba chữ số 0: 3: 5 hãy viết một số lẻ có ba chữ số( có cả ba chữ số đó) và chia hết cho 5:
Gọi HS đọc đề bài
Yêu cầu HS làm bài vào vở
Gọi 1 HS lên bảng làm bài
GV nhận xét, chữa bài
Lan có một số bánh ít hơn 30 và nhiều hơn 12 cái. nếu chia đều số bánh đó cho 2 bạn hoặc 5 bạn thi đều vừa hết. Hỏi Lan có bao nhiêu cái bánh.
- Yêu cầu HS làm bài
- HS làm bài vào vở.
- GV thu bài chấm, nhận xét, chữa bài
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật
- Rèn kĩ năng nói trước tổ và trước lớp theo dàn ý đã chuẩn bị
II. Các hoạt động dạy học :
Kiểm tra: (Kết hợp giờ học)
Bài mới:
- GV nêu đề bài: Hãy tả đàn gà đang kiếm mồi
- Hướng dẫn HS tìm ý, lập dàn ý
* HDHS phân tích đề:
Gọi HS đọc đề bài
? Bài văn thuộc thể loại gì.
? Bài văn yêu cầu tả con vật gì.
 * HDHS lập dàn ý:
 a. Mở bài: giới thiệu về đàn gà, đàn gà đang kiếm mồi ở đâu? vào thời gian nào?
 b. Thân bài:
 - Tả hình dáng, hoạt động của gà mẹ
 + Lông gà màu gì?
 + Đầu gà, mỏ gà, mào gà có đặc điểm gì?
 + Đôi cánh gà có đặc điểm gì, cử động thế nào?
 + Đôi chân gà có đặc điểm gì?
 + Tả một vài hoạt động của gà mẹ
Tả hình dáng, hoạt động của gà con
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em với đàn gà
- GV yêu cầu HS lập dàn ý cho mình.
- Tổ chức cho HS nói trước tổ, trước lớp
- GV và HS nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an buoi 2 lop 4 cuc chuan.doc